Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> ‘Leopad 2A7+’ biến Trung Đông thành chảo lửa?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> ‘Leopad 2A7+’ biến Trung Đông thành chảo lửa?



Cuối tháng 6/2011, trong một cuộc họp kín Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã thông qua quyết định bán cho Arab Saudi hơn 200 xe tăng Leopad 2A7+.


Quyết định này đã bị chỉ trích gay gắt không chỉ từ phe đối lập trước hết là Đảng Đối lập Dân chủ Xã hội (SPD) và Đảng Xanh mà còn từ phía các thành viên của các Đảng cầm quyền CDU/CSU và FDP.

Như vậy, tương lai của hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD vẫn còn là một đám mây mù, tuy nhiên một trong các nguồn tin thân cận từ Chính phủ Arab Saudi cho biết, tối thiểu nước này sẽ nhận được 44 xe tăng từ Đức. Còn về phần mình, Chính phủ Đức hiếm khi đưa ra bình luận về sự kiện trên.

Mới đây, Tạp chí Spiegel cho hay Đức đã đồng ý bán cho Arab Saudi các xe tăng mới nhất của nước này Leopad 2A7+.

Tạp chí khẳng định, với việc thông qua hợp đồng, Chính phủ Đức đã từ bỏ chính sách vốn bị “trì trệ” kéo dài trong hàng chục năm gần đây (không cung cấp cho Hoàng gia Arab Saudi các loại vũ khí hạng nặng).




Mới đây, Chính phủ Đức đã quyết định bán hơn 200 xe tăng Leopard 2A7+ cho Arab Saudi

Quan hệ địa chính trị phức tạp

Riyadh quan tâm đến Leopard từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, Chính phủ Đức lúc đó, dưới sự cầm quyền của ông Helmut Schmidt đã từ chối cung cấp lô hàng này cho Arab Saudi một phần vì quan ngại cho “số phận” của Israel. Trong giai đoạn này, Arab Saudi có thái độ chống Nhà nước Do Thái.

Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, gia đình Hoàng gia Arab Saudi lo ngại, tinh thần cách mạng Hồi giáo dòng Shiite từ Iran sẽ tràn sang Arab Saudi, trọng tâm là khu vực phía đông, nơi đang tiến hành khai thác dầu mỏ.

Đồng thời, Mỹ cũng muốn có đồng minh thân cận mới cho mình tại khu vực Vịnh Ba Tư. Sự lựa chọn này chính là Arab Saudi. Chính vì vậy, 2 nước đã có mối quan hệ kinh tế và chính trị khá thân thiết chặt chẽ. Arab Saudinày chuyển nhượng dầu cho các Công ty Standard Oil và Texas Oil của Mỹ.



Quyết định bán xe tăng Leopard 2A7+ của Chính phủ Đức đang gây nhiều dư luận trái chiều


Đến năm 1980 ở Arab Saudi có khoảng 300.000 chuyên gia quân sự Mỹ. Quân đội nước này đã được hiện đại hóa đến tận gốc, các cơ sở hạ tầng quốc phòng được xây dựng. Năm 1981, Mỹ đã đồng ý bán cho Arab Saudi 5 máy bay cảnh báo sớm đường không AWACS trị giá 5,5 tỷ USD.

Trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh (năm 1990), theo yêu cầu của vua Fahd, 200.000 quân đội Mỹ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu đã được điều đến Arab Saudi. Những người truyền đạo ở Mecca viết rằng: “Iraq đánh chiếm Kuwait, Mỹ đánh chiếm Arab Saudi”.

Trong các điều kiện này, cần phải nhận thấy rằng Arab Saudi có khuynh hướng đối đầu với Israel là không thể. Ngược lại, Arab Saudi và Israel có kẻ thù chung là Iran và mối nguy cơ chung là dòng Shiite ở các nước Iran, Iraq và Hezbolla của Lebanon.

Tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn sau quyết định cuối cùng về việc Mỹ rút quân khỏi Iraq: Đất nước mà sau khi lật đổ Saddam Hussein đã đặt dưới sự kiểm soát của đa số người dòng Shiite, có thể chịu sự ảnh hưởng của Iran.

Chính trường Đức bất đồng vì hợp đồng bán Leopard

Về vấn đề này, nhiều nhà quan sát Đức nhận thấy, Arab Saudi cần các xe tăng mới không phải để chống lại Israel mà là phòng thủ trước mối nguy cơ tiềm tàng là Iran. Nếu xét đến sự cô lập và trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình phát triển hạt nhân của Iran thì “hành động” Đức bán hơn 200 xe tăng mới cho Arab Saudi được phương Tây coi là chính đáng và hợp pháp.

Việc phản đối có thể giải thích bằng các cuộc đấu tranh cụ thể giữa các Tập đoàn quốc phòng vì thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị Đức cho rằng, hiện nay chính phủ của họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tổng thư ký SPD, bà Andrea Nales tuyên bố rằng, hợp đồng cung cấp Leopad không có điều gì chung với chính sách đối ngoại trên cơ sở giá trị dân chủ. Theo lời bà, Arab Saudi đang ở tâm điểm khu vực có nguy cơ bùng nổ và “không nhất thiết phải mang que diêm cháy đặt cạnh thùng thuốc nổ”.

Chuyên gia phụ trách vấn đề đối ngoại thuộc SPD cho rằng, Đức không cần phải bán vũ khí (xe tăng) cho chế độ ở Arab Saudi bởi họ có thể sử dụng các cỗ máy tác chiến này chế áp các cuộc biểu tình của nhân dân.

Đồng Chủ tịch Đảng Xanh Claudia Roth gọi hợp đồng này “thảm họa” đối với chính sách đối ngoại của Đức. Chính vì vậy, Đảng SPD và Đảng Xanh đã yêu cầu cuộc điều trần quốc hội về vấn đề này.


Có thể nói rằng, vũ trang hóa cho Arab Saudi trước ngưỡng cửa có thể xảy ra cuộc xung đột quân sự với Iran là hết sức quan ngại ở Trung Đông


Trong Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel có nhiều người ủng hộ chống lại cáo buộc trên nhưng cũng có người lại im lặng.

Ngoại trưởng Đức Westerwelle tuyên bố, Hội đồng An ninh Liên bang (gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, những người đứng đầu các Bộ, Ngành…) đã xem xét hợp đồng với Arab Saudi khá khiêm túc và tính đến các vấn đề không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì trách nhiệm dân sự.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Stefan Seibert từ chối tiết lộ bất kỳ các chi tiết nào liên quan đến việc cung cấp Leopard cho Arab Saudi với những lý do riêng. Ông chỉ cho biết, thực hiện hợp đồng này Chính phủ Đức đã tính đến các lợi ích của Israel và hứa sẽ thông báo trong bản báo cáo thường niên về xuất khẩu vũ khí của chính phủ nếu hợp đồng này thành công.

Chính phủ và các nhà bình luận tranh cãi rất gay gắt với những quan điểm khác biệt. Lực lượng đối lập tỏ ra quan ngại cho an ninh của Israel, đồng thời cho rằng, việc cung cấp xe tăng cho Chính phủ Arab Saudi giúp nước này đối phó với “mùa xuân Arab” tại Bahrain, tiếp tay cho chính phủ Bahrrain đàn áp người biểu tình đòi thay đổi chính trị.

Hãng tin Reuters cho biết, những người đứng đầu phe CDU/CSU chiều ngày 4/7 đã tổ chức một cuộc họp kín bày tỏ quan điểm chống lại việc bán xe tăng cho Arab Saudi bởi họ cho rằng, vấn đề này cần phải phải tính đến nhân quyền.

Tuy nhiên, nhà bình luận Welt Clemens Wergin cho rằng, việc cung cấp xe tăng cho Arab Saudi có thể sẽ kìm hãm cuộc chạy đua hạt nhân tại Vịnh Ba Tư. “Có thể tránh được các cuộc chạy đua vũ trang nếu giúp Arab Saudi tiến hành chính sách đe dọa nhờ sự vượt trội áp đảo về các loại vũ khí thông thường”, nhà bình luận Clemens Wergin nói.

Cuối tháng 6/2011, Hoàng tử Turki al-Faisal ám chỉ Arab Saudi không thể cho phép mình thiếu các phương tiện kiềm chế các trường hợp Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trợ lý của Hoàng tử Turki al-Faisal trả lời phỏng vấn của báo The Guardian (Anh) nói: “Chúng tôi không cho phép nước mình lâm vào tình trạng thụ động, khi Iran có bom mà chúng tôi không có”.

Các đặc tính của Leopard 2A7+

Dài 10,97m, rộng 4m, cao 2,64m; Công suất động cơ: 1.500 mã lực; Vận tốc: 72km/h;
Phạm vi hoạt động: 450km; Vũ khí: pháo nòng trơn 120mm L55, súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu 40mm, súng máy đồng trục 7,62mm;
Cự ly tiêu diệt mục tiêu khi hành tiến: 2.500m; Kíp xe: 4 người;


[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang