Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Sự dịch chuyển quân sự ở Guam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

>> Sự dịch chuyển quân sự ở Guam


Đầu thế kỷ 21, cùng với các mối lo ngại gia tăng tại khu vực Đông Á và Trung Đông, Mỹ tiếp tục đầu tư và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như triển khai quân tới Guam.


Triển khai lực lượng

Quá trình triển khai lực lượng tích cực của Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ năm 2000. Mỹ đã thành lập một Lực lượng Không quân Viễn chinh ở Guam cũng như gửi tới đây nhiều máy bay ném bom tàng hình B-2 để mở rộng lựa chọn trong việc chế ngự Triều Tiên. PACOM cũng được chấp thuận để triển khai tên lửa phòng không phóng từ tàu tới Guam lần đầu tiên vào tháng 8/2000.

Tàu ngầm và tàu sân bay: Đến đầu năm 2001, Hải quân Mỹ công bố kế hoạch cử 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân tới Guam để giảm thiểu thời gian di chuyển từ căn cứ lớn tới Hawaii như trước đây.

Lần lượt từ năm 2002 đến 2007, 3 tàu ngầm USS Buffalo, Houston và City of Corpus Christi được điều đến Guam, bảo đảm kế hoạch của Hải quân trong việc duy trì 60% tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương.

Đánh giá Quốc Phòng 4 năm một lần (QDR) 2006 kêu gọi tăng cường hiện diện của Mỹ nhiều hơn ở Thái Bình Dương với việc duy trì ít nhất 6 tàu sân bay và 60% số tàu ngầm.

Năm 2008, Hải quân xây dựng kế hoạch hiện đại hóa Cảng Apra để hỗ trợ cho tàu sân bay có thể cập cảng trong 3 tuần. Giữa năm 2010, 3 tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa dẫn đường (SSGN) là USS Michigan, Ohio và Florida đã hiện diện ở Guam.

QDR 2010 tiếp tục kêu gọi duy trì một lực lượng tàu sân bay từ 10-11 chiếc.





http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của tàu sân bay ở Guam cùng với việc hiện đại hóa cảng Apra để đón tàu. Trong ảnh là tàu sân bay USS Ronald Reagan tới thăm đảo.


Máy bay: Năm 2002, Bộ chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ công bố yêu cầu bổ sung máy bay chiến đấu cho căn cứ Guam như chiến đấu cơ F-22, máy bay vận tải C-17, máy bay ném bom và UAV Global Hawk.

Tháng 3/2003, Mỹ triển khai máy bay ném bom B-1 và B-52 từ căn cứ không quân ở Texas và Louisiana tới đây để chuẩn bị cho cuộc chiến ở Iraq.

Tháng 2/2004, những chiếc B-52 đầu tiên triển khai từ Căn cứ Minot ở Bắc Dakota tới căn cứ Andersen, mang theo 20 tên lửa phòng không thông thường phóng từ tàu AGM-86C/D trên mỗi chiếc cùng nhiều loại vũ khí tầm xa khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự hiện diện của pháo đài bay B-52 tại Guam đã bắt đầu từ các cuộc ném bom Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo đài bay B-52 và chiến đấu cơ F-16 Falcon


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay B-2 cũng được triển khai tới Guam.


Tháng 4/2005, máy bay ném bom B-2 được điều đến Andersen cùng chiến đấu cơ F-15 triển khai từ Idaho.

Tháng 5/2007, Không quân tuyên bố việc triển khai tạm thời 18 chiến đấu cơ F-16 trong vòng 4 tháng ở Guam. Mùa hè năm 2008, F-22 lại được điều tới Guam từ căn cứ ở Alaska.

Tính đến tháng 9/2010, căn cứ Andersen tiếp nhận thêm 3 chiếc Global Hawk RQ-4 để phục vụ cho Lực lượng Tác chiến Gián điệp, Giám sát (ISR).

Tháng 11/2010, Mỹ đã triển khai từ căn cứ không quân Minot, hơn 200 quân nhân gồm phi công và nhân viên bảo dưỡng cho 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 tới căn cứ Andersen. (>> chi tiết) Đây là hoạt động luân phiên lần đầu tiên của phi đội B-52 tại Guam kể từ chiến tranh Việt Nam, khi phi đội ném bom số 69 thay thế đội số 23 hiện tại.

Động thái duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom nằm trong chính sách của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trước các động thái gây hấn của chính quyền Bình Nhưỡng.

Chuyển quân từ Nhật Bản

Tháng 5/2006, Mỹ và Nhật đã ký kết Lộ trình chi tiết nhằm mở rộng hợp tác quân sự nhằm giải quyết vấn đề thay đổi lực lượng Mỹ tại Nhật Bản.

Theo đó, trụ sở chính của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến III và 8.000 lính sẽ chuyển từ Okinawa tới Guam, hoàn tất vào năm 2014.

Chi phí cho việc tái bố trí là 10, 27 tỷ USD với phần đóng góp của Nhật Bản lên tới 6,09 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở và hạ tầng ở Guam.

Tuy nhiên, đến 1/2009, Đô đốc Timothy Keating, lãnh đạo PACOM tuyên bố việc chuyển 8.000 lính Thủy quân Lục chiến bị trì hoãn và tốn kém hơn, nhưng hy vọng sẽ vẫn hoàn thành theo tiến độ.

Ngày 8/2 vừa qua, Mỹ và Nhật cũng thảo luận việc di dời 4.700 Thủy quân Lục chiến Mỹ từ căn cứ Futenma ở Okinawa đến đảo Guam.

Hiện đại hóa

Trong tình thế dịch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ buộc phải tăng cường lực lượng tiền phương tới khu vực và củng cố các liên minh quân sự thông qua các hoạt động hợp tác, tập trận. Dĩ nhiên, Guam trở thành ưu tiên hàng đầu trong danh mục đầu tư này.

Tháng 7/2010, Mỹ đầu tư một khoản tài chính trên 11 tỷ USD và tiến hành xây dựng lại căn cứ quân sự trên đảo Guam, dự kiến sẽ trở thành một "siêu căn cứ quân sự" vào năm 2014. Đây sẽ trở thành trung tâm sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Andersen và cảng Apra là trọng tâm của kế hoạch hiện đại hóa. Ảnh chụp Căn cứ Không quân Andersen từ trên cao.


Với vị trí chiến lược đặc biệt, khu căn cứ sẽ đóng vai trò là trung tâm điều động lực lượng linh hoạt trên toàn cầu của Mỹ, đảm bảo luôn sẵn sàng triển khai lực lượng tới bất kỳ nơi nào trong khu vực chỉ trong vài giờ với sự cơ động, tác chiến nhanh nhạy.

Đặc biệt, Mỹ hoàn toàn có thể phong tỏa, kiểm soát và kiềm chế toàn khu vực bằng các lực lượng có sẵn tại Guam. Kế hoạch xây dựng khu căn cứ mới sẽ nằm trên diện tích khổng lồ: 16.000 ha, chiếm 30 % diện tích mặt bằng đảo Guam.

Theo đó, các hạng mục chính của khu căn cứ sẽ gồm việc xây mới và sửa chữa cầu cảng đáp ứng sự ra vào của tàu sân bay, tổ hợp cảng chiến lược cho hoạt động Hải quân gồm cảng neo đậu tàu chiến lớn cho đến tàu tiến công hạng nhẹ, tàu vận tải, tàu đổ bộ cùng các khu huấn luyện trên bờ cho Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến; khu phức hợp trung tâm cung cấp cơ sở cho việc giám sát, tình báo, chỉ huy; các công trình phòng ngự chiến lược với hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến lược.

Những mối đe dọa

Trở thành vị trí chiến lược quan trọng của Mỹ tại Thái Bình Dương, Guam lại phải đối mặt với mặt trái của lợi thế đó: việc tăng cường quân sự tại đây lại đẩy cao nguy cơ trở thành mục tiêu chiến lược của khủng bố hay các lực lượng thù địch trong một vụ xung đột.

Trung Quốc và Triều Tiên đều có thể tiến hành những cuộc tấn công tên lửa, điều này làm dấy lên yêu cầu về khả năng phòng thủ tên lửa của Guam.

Thượng nghĩ sĩ James Webb từng nhấn mạnh: “Chừng nào Mỹ duy trì và tăng cường sự hiện diện và khả năng quân sự ở Guam, chính nó lại rơi vào sự nguy hiểm hơn bao giờ hết so với bất kỳ vùng nào khác của Mỹ.

Ví dụ điển hình, các chuyên gia tin rằng Trung Quốc đã triển khai được tên lửa đường đạn có thể phóng tới Guam, nơi là Trung Quốc coi là “Chuỗi đảo thứ 2” trong yêu cầu cần phải phá bỏ nhằm tiêu diệt khả năng của Mỹ.

Theo các tài liệu công bố, tên lửa đường đạn tầm trung DF-3A và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm mở rộng DH-10, tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D có thể tấn công Guam hay các đối tượng như tàu sân bay của Mỹ.

Tầm hoạt động của DH-21D ban đầu có thể là 1.500-2.000 km, trong khi biến thể cải tiến có thể mở rộng tới 3.000 km và vươn tới Guam.

Triều Tiên cũng là mối lo ngại với Mỹ. Theo Sách trắng Quốc phòng của Hàn Quốc công bố năm 2008, báo cáo nêu rằng Triều Tiên đã triển khai tên lửa đường đạn Taepodong-X với tầm hoạt động có thể vươn tới Guam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang