Nếu như SM-3 là sự vươn tầm tác chiến ra ngoài bầu khí quyển, SM-6 chính là sự hoàn thiện cho năng lực tác chiến ở mọi góc độ, mọi cự ly của Mỹ.
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2) Đi tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Bất chấp những khó khăn hiện tại về kinh tế, nước này vẫn không tiếc tiền trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển các hệ thống vũ khí mới. Sự phát triển của tên lửa SM-3 chưa hoàn thiện song Mỹ đã bắt tay phát triển một thế hệ tên lửa đánh chặn mới để đối phó với mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm mới và máy bay bên trong bầu khí quyển. RIM-174 SM-6 Quá trình phát triển SM-3 đã mở ra khả năng đánh chặn ngoài tầng khí quyển, tuy nhiên, Mỹ cần một loại tên lửa mới để hóa giải những mối hiểm họa đến từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu, đặc biệt là các tên lửa chống tàu siêu âm hiện đại trong không gian. Đó là cơ sở cho sự ra đời của tên lửa SM-6 ERAM (Standard Extended Range Active Missile), mở rộng tiêu chuẩn hóa phạm vi hoạt động của tên lửa. Thực tế, tên lửa tiêu chuẩn SM-2 đang đảm đương nhiệm vụ hóa giải mối đe dọa từ máy bay, tên lửa chống tàu gặp nhiều hạn chế trong việc đối phó với những tên lửa chống tàu hiện đại. SM-2 không đủ tinh vi và cơ chế hoạt động của nó không đủ mạnh để hóa giải những mục tiêu nhanh nhẹn. Tên lửa SM-6 có hình dáng khí động học giống với tên lửa RIM-156B SM-2ER. Hải quân Mỹ đã xúc tiến chương trình phát triển ER-AAW (Extended Range- Anti-air Warface) hay còn gọi là mở rộng phạm vi chống tác chiến đường không. Kết quả của chương trình là sự ra đời của RIM-174 SM-6. Thực tế đây là một sự phát triển mở rộng tiếp theo của chương trình RIM-156B đã bị hủy bỏ trước đó. RIM-174 kết hợp tên lửa RIM-156B với radar chủ động của tên lửa không đối không AIM-120C-7AMRAAM. Việc bổ sung thêm radar chủ động giúp tên lửa đối phó hiệu quả hơn với những mục tiêu tốc độ cao ,vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực. Sự kết hợp tên lửa SM-2 với radar chủ động của AIM-120C, cùng với những nâng cấp trong công nghệ điều khiển mang lại năng lực tác chiến hoàn toàn mới. Với tên lửa SM-6 các tàu Aegis có thể tấn công các máy bay ở cự ly trên 300km, trước khi chúng có thể khởi động tên lửa chống tàu tấn công các tàu chiến của Mỹ. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động Tên lửa SM-6 có cấu tạo khí động học giống với tên lửa SM-2 RIM-156B, sử dụng động cơ chính Mk-104 nhiên liệu rắn và động cơ đẩy phụ Mk-72 thuộc loại động cơ điều khiển vector lực đẩy, . SM-6 được trang bị radar chủ động tương tự như tên lửa không đối không AIM-120C-7, tuy nhiên radar của SM-6 có đường kính lớn hơn 342,9mm, so với 177,8mm của tên lửa AIM-120C-7. Tên lửa SM-6 được dẫn hướng thông qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu sau khi rời ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ, tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu phóng, giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính. Sự ra đời của SM-6 đã hoàn thiện năng lực tác chiến ở mọi góc độ và mọi cự ly của Hải quân Mỹ (Ảnh minh họa) Giai đoạn thứ hai, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu Aegis, giai đoạn cuối tên lửa kích hoạt radar chủ động để tấn công mục tiêu. Tên lửa được trang bị đầu nổ phân mảnh Mk-125 cho phép đánh chặn hiệu quả các mục tiêu. SM-6 được thiết kế hoạt động theo nguyên tắc “bắn-quên”, cho phép tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tham chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, SM-6 cung cấp khả năng phòng thủ vượt ngoài giới hạn đường chân trời, radar chủ động cho phép tên lửa tiếp tục truy theo mục tiêu ngay cả khi mục tiêu đã vượt ra ngoài tầm chiếu xạ của radar điều khiển hỏa lực. Tên lửa SM-6 còn cung cấp khả năng chống tác chiến đường không cả trên biển lẫn trên đất liền. Ngoài ra, nó còn có khả năng cung cấp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Sản xuất Chương trình ERAM được giới thiệu vào năm 2004 và Raytheon đã nhận được hợp đồng kéo dài 7 năm để phát triển và chứng minh khả năng của chương trình. SM-6 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2007. Tháng 5/2008, biến thể đầu tiên của SM-6 là RIM-174A đã đánh chặn thành công một máy bay không người lái. Raytheon đã nhận được hợp đồng trị giá 93 triệu USD để bắt đầu sản xuất quy mô thấp RIM-174A vào năm 2009. Tên lửa đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2010, các tên lửa RIM-174A đầu tiên đã được giao hàng vào tháng 3/2011. Tháng 7/2010, Raytheon tiếp tục nhận được hợp đồng mới trị giá 368 triệu USD kéo dài trong 3 năm để tiếp tục sản xuất SM-6. SM-6 sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho nhiệm vụ đối phó với mối đe dọa từ máy bay, UAV, tên lửa chống tàu của hệ thống Aegis, SM-6 cũng được dự định trang bị cho Hải quân Hoàng gia Australia. Thống số cơ bản: Dài 6,55 mét, sải cánh 1,57 mét, đường kính 340mm, 530mm với tầng đẩy phụ, trọng lượng 1500kg, tầm bắn trên 240km, tầm cao trên 33km, tốc độ Mach-3.5. Với 3 biến thể khác nhau, SM-2 tầm trung, SM-3 tầm cao và siêu cao, SM-6 tầm xa, Hải quân Mỹ đã xây dựng được một hệ thống phòng thủ chống máy bay, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo liên lục địa ở mọi góc độ và mọi cự ly. Điều đó cho phép Hải quân Mỹ tiếp tục duy trì thế thống trị trên mọi đại dương. |
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 3)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét