Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, quân Mỹ vẫn có thể tiến vào khu vực do Trung Quốc phong tỏa, nhưng trả giá đắt hơn. Tên lửa Đông Phong của quân đội Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ) Ngày 8/5, tờ “Thời báo châu Á” Hồng Kông có bài viết nhan đề “Lỗ hổng chiến lược ngăn cản khu vực của Trung Quốc”. Bài viết cho rằng, dư luận bên ngoài luôn có quan điểm cho rằng, khả năng tác chiến của Quân đội Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, có thể ngăn cản Mỹ ở ngoài ngàn dặm. >> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp “Chống can dự/ngăn cản khu vực” tức là lực lượng pháo binh duyên hải, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Quân đội Trung Quốc có thể ngăn chặn Mỹ triển khai nhanh chóng lực lượng ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ rốt cuộc lo ngại thế nào đối với vấn đề này? Tháng 4/2012, Mỹ tiến hành diễn tập quân sự tại Alaska đã đem đến một phần câu trả lời. Do cuộc diễn tập này được đặt trong hoàn cảnh tấn công tầm xa, rõ ràng mục tiêu là Trung Quốc. Từ giữa thập niên 1990, sau khi bị Clinton “làm nhục”, Quân đội Trung Quốc bắt đầu xây dựng học thuyết “chống can dự/ngăn cản khu vực”, trong đó vũ khí quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, cộng với vệ tinh Bắc Đẩu và vô số hệ thống vũ khí khác, Bắc Kinh còn có kho vũ khí hạt nhân. Khi sử dụng vũ khí thông thường tấn công Trung Quốc, Mỹ có thể gặp phải vấn đề. Chỉ có một bộ phận máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình, khiến cho hầu hết máy bay ném bom dễ bị hệ thống phòng không Trung Quốc tấn công. Ngoài ra, số lượng máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ không đến 200 chiếc, F-35 thì còn chưa sản xuất đủ. Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng, ưu thế của Mỹ trước Trung Quốc vẫn chưa mất đi. Oliver Braeuner, chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho rằng, quan điểm “khu vực chống can dự của Trung Quốc khó bị thâm nhập” bị thổi phồng quá mức, “Mỹ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”. Ông nói, đồng minh khu vực của Mỹ có thể thay thế một phần trách nhiệm. “Washington tái khẳng định cam kết đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng điều này hoàn toàn không chỉ là dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong tương lai, đồng minh khu vực của Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm an ninh lớn hơn”. Steve Tsang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc, Đại học Nottingham cho rằng, Bắc Kinh đã nhầm trong đánh giá khả năng chống can dự/ngăn cản khu vực của họ, “tên lửa chống hạm thực tế hoàn toàn không cực kỳ quan trọng như quan điểm của Bắc Kinh. Tàu chiến chủ lực như tàu sân bay bị phá hủy nghiêm trọng hoàn toàn không đủ để ngăn chặn quân Mỹ thực hiện ý chí chính trị của họ”. Mỹ đã có kế hoạch ứng phó với khả năng chống can dự của Quân đội Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ đang chơi trò mèo vờn chuột, cùng với sự biến đổi, phát triển của công nghệ, tình hình sẽ không ngừng thay đổi, “người thay đổi trò chơi sẽ không làm cho trò chơi kết thúc. Nếu Quân đội Trung Quốc có thể chứng minh tên lửa đạn đạo của họ chính xác, hiệu quả, Mỹ sẽ chỉ cần sử dụng chiến thuật và hệ thống vũ khí khác nhau để đáp trả, giảm rủi ro đến mức thấp nhất”. Tàu sân bay USS George Washington, hạt nhân của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. James Holmes, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, tác chiến ở vùng cấm ở Trung Quốc mặc dù có rủi ro, nhưng đối với quân Mỹ vẫn không được tính là hành động tự sát. Ông nói: “Họ vẫn coi điều này là một thách thức nghiêm trọng, hoàn toàn không phải do Trung Quốc hoặc Iran có thể phong tỏa một khu vực nào đó và ngăn chặn quân Mỹ tiến vào, mà là do phải trả giá đắt khi quân đội tiến vào những khu vực này”. Trừ phi các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẵn sàng trả giá, nếu không trong thời chiến không thể điều lực lượng đến khu vực đầy nguy cơ. Trung Quốc nhận định, tầm quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đối với Washington vượt cả Đài Loan. Biên đội tàu ngầm Trung Quốc. |
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
>> Hạm đội Thái Bình Dương hay Đài Loan quan trọng hơn ??
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét