Ấn Độ sẽ xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo. Hệ thống tên lửa phòng không Prithvi của Ấn Độ Sau khi thành công trong các thử nghiệm gần đây, các quan chức Ấn Độ tin rằng hệ thống chống tên lửa của nước này đã sẵn sàng để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt. >> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang sử dụng hệ thống tên lửa đánh chặn hai tầng. Tầng thứ nhất là các tên lửa phòng không Prithvi (PAD) và được sử dụng để đánh chặn trên độ cao từ 50 đến 80 km. Tầng thứ hai gồm có các tên lửa phòng không AAD, được sử dụng cho độ cao thấp hơn (30 km). Hai hệ thống tên lửa kết hợp với một hệ thống radar Green Pine của Israel cung cấp có thể tiêu diệt những tên lửa đạn đạo có tầm xa tới 5.000 km. Điều này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng tự vệ trước các tên lửa của Pakistan và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay, Ấn Độ vẫn đang phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn thứ ba (PDV). Đó là một tên lửa siêu thanh có thể hạ các tên lửa ở độ cao trên 150 km. Ấn Độ là quốc gia thứ năm thực hiện tham vọng phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Mười năm trước, Ấn Độ đã nhập khẩu hai hệ thống radar chống tên lửa đan đạo Green Pine của Israel. Hệ thống vũ khí này đã được đưa vào sử dụng phục vụ hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ từ sáu năm trước đây sau khi thử nghiệm thành công Radar Green Pine của Israel Radar Green Pine ban đầu được thiết kế chế tạo làm “mắt thần” cho hệ thống chống tên lửa chống đạn đạo Arrow của Israel. Arrow được xây dựng trên cơ sở hợp tác với Mỹ, nhằm bảo vệ Israel trước những mối nguy hiểm của các tên lửa đạn đạo đến từ Iran và Syria. Ấn Độ cũng đã phát triển hệ thống radar Swordfish, trong đó có khả năng tương tự như hệ thống Green Pine và đã hoạt động trong hai năm. Swordfish là một phần của một hệ thống tích hợp dữ liệu từ vệ tinh và các nguồn khác để phát hiện và theo dõi các tên lửa. >> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc? Trên thực tế, các tên lửa đánh chặn và hệ thống điều khiển đều được thiết kế và chế tạo ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn có thể mua các công nghệ của Israel để tăng tốc độ phát triển của hệ thống phòng thủ. Ấn Độ muốn mua toàn bộ hệ thống Arrow của Israel, nhưng Mỹ từ chối cho phép Israel thực hiện hợp đồng này vì có liên quan đến rất nhiều công nghệ của Mỹ. Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AAD của Ấn Độ Mặc dù, hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) của Ấn Độ chỉ mới hoạt động trong vòng hai năm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất hàng loạt và họ đang đề nghị quốc hội chi tiền để bắt đầu xây dựng hệ thống bảo vệ New Delhi. Trong tình hình hiện nay, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ, Trung Quốc và Pakistan có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ mỏng manh của Ấn Độ bất cứ lúc nào, bằng cách bắn nhiều tên lửa cùng một lúc hơn so với mức độ xử lý có thể của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ. >> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Các tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân và sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu như để chúng chúng lọt qua “tường lửa”. Ấn Độ có thể mua công nghệ của Israel để đối phó. Tuy nhiên giá thành đắt đỏ cũng như các trở ngại về mặt công nghệ sẽ khiến việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng Ấn Độ phải tự sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa là cần thiết vào lúc này. |
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
>> Ấn Độ tự tin chế tạo lá chắn tên lửa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét