Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin xuất hiện tại một triển lãm vũ khí và quảng bá cho xe tăng T-90 của nước này. Ảnh: Military.net

Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là niềm tự hào của Liên bang Xô Viết, là nơi đây tập trung tiềm năng trí tuệ và khoa học– kỹ thuật vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, từ sau biến cố chính trị 1991, hệ thống này đã chững lại, tích tụ nhiều vấn đề. Thậm chí, xét về tầm vĩ mô, hệ thống đã bỏ qua mấy chu trình hiện đại hoá trong 30 năm trở lại đây .

Do đó, một trong những chính sách quốc phòng – an ninh ưu tiên của tân Tổng thống Nga V. Putin là phải khắc phục hoàn toàn sự tụt hậu này. Giành lại sự dẫn đầu về công nghệ đối với toàn bộ phổ công nghệ quân sự cơ bản.

Theo tân Tổng thống Nga, các nhiệm vụ cần giải quyết tiên quyết là tăng lên nhiều lần việc cung cấp trang bị kỹ thuật hiện đại và thế hệ mới, hình thành việc nghiên cứu khoa học và công nghệ tiền tiến, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ đột biến để phát triển sản xuất các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh. Và, cuối cùng, xây dựng trên cơ sở công nghệ mới việc sản xuất các mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự có triển vọng.

Hợp tác quốc tế để kích thích phát triển

Ngày nay nước Nga đã gắn bó chặt chẽ vào hệ thống kinh tế thế giới và luôn mở cửa đối thoại với tất cả các đối tác, kể cả về các vấn đề quốc phòng và trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Song nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng ở nước ngoài nói chung không có nghĩa là Nga chuyển sang các mô hình vay mượn và từ bỏ dựa vào sức mình. Ngược lại, để phát triển kinh tế– xã hội ổn định và đảm bảo an ninh quốc gia, theo quan điểm của ông Putin, phải vừa tiếp thu tất cả những gì tốt nhất, tăng cường và ủng hộ sự độc lập khoa học và công nghệ quân sự của nước Nga.

Trong đó, mua trang bị kỹ thuật quân sự nước ngoài là “đề tài nhạy cảm”, vốn gây tranh cãi nhiều năm nay. Tuy nhiên, định hướng của nhà lãnh đạo mới của Nga là để nhanh chóng giải quyết những nhiệm vụ cấp bách trong lĩnh vực quốc phòng và, kích thích nhà sản xuất trong nước. “Không một thương vụ mua sắm vũ khí nào có thể thay cho việc sản xuất các loại vũ khí, mà chỉ có thể làm cơ sở để có được công nghệ và tri thức”, ông Putin cho biết. Điều này từng diễn ra trong lịch sử, khi mà các “họ” xe tăng của Liên Xô những năm 1930 được sản xuất ra trên cơ sở xe tăng Mỹ và Anh đưa đến sản phẩm cuối cùng là chiếc xe tăng tốt nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ hai T– 34.

OPK phải như bông hoa thu hút ong mật và tỏa hương, kết trái

Dường như, ông Putin không chấp nhận được một nền công nghiệp quốc phòng không có khả năng, “cứ bình tĩnh đuổi kịp ai đó”, mà phải thực hiện cú nhẩy, trở thành những nhà phát minh và sản xuất hàng đầu. Vì vậy, Tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang toàn Nga tuyên bố không chấp nhận việc Quân đội trở thành thị trường tiêu thụ các mẫu vũ khí, công nghệ và công trình nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm đã lạc hậu, được nhà nước trả tiền. Đó chính là nguyên nhân vì sao gần đây, Quân đội Nga đưa ra những yêu cầu khắc nghiệt đối với các xí nghiệp quốc phòng và phòng thiết kế.

Cũng giống như quan điểm xây dựng Quân đội Nga phải chăm lo cho đời sống quân nhân. Khi nói tới việc chấn hưng các nền sản xuất quốc phòng, ông Putin nhấn mạnh nhiều tới việc đầu tư đổi mới các tổ hợp công nghiệp nghiệp quốc phòng (OPK).
“Nhiệm vụ của chúng ta là không phải làm khánh kiệt, mà tăng lên nhiều lần tiềm lực kinh tế của đất nước, xây dựng một Quân đội, một OPK đủ khả năng đảm bảo chủ quyền, sự tôn trọng của các đối tác và nền hoà bình bền vững cho nước Nga. Chúng ta không bao giờ được phép mắc lại thảm hoạ năm 1941, khi mà sự không sẵn sàng đối phó với chiến tranh của nhà nước và quân đội đã phải trả bằng những hi sinh mất mát hết sức to lớn về sinh mạng con người”, ông Putin tuyên bố.

Theo đó, nhiệm vụ trong thời kỳ mới phải biến các OPK trở thành đầu tầu kéo theo sự phát triển của những ngành rất khác nhau: luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá chất, điện tử vô tuyến, toàn bộ các công nghệ thông tin và viễn thông, còn sự hiện diện của các tập thể này trên thị trường kết quả nghiên cứu thiết kế cho khu vực dân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bắn thử mẫu súng AK hiện đại của Nga. Ảnh: Deathandtaxesmag

Thế nhưng, sự phát triển OPK chỉ bằng sức lực của nhà nước hiện đã không hiệu quả, còn trong tương lai trung hạn sẽ là không thể về mặt kinh tế. Do đó, cần phải xúc tiến sự hợp tác nhà nước – tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, kể cả đơn giản hoá thủ tục thành lập những ngành sản xuất quốc phòng mới. Về vấn đề này, ông Putin có nhắc tới “lời giải Mỹ”, mà ở đó các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ và châu Âu đều không phải là công ty nhà nước. Ông Putin kỳ vọng, việc tổ chức sản xuất mang lại cuộc sống mới, làm tăng khả năng cạnh tranh của vũ khí Nga trên các thị trường vũ khí thế giới, tuy nhiên, phải có chế độ đặc biệt đối với các xí nghiệp tư nhân trong OPK gồm các yêu cầu bảo mật.

Trong hình dung của Tổng thống Nga, uy tín của các chuyên ngành kỹ thuật sẽ tăng lên dần, các xí nghiệp thuộc OPK sẽ là trung tâm thu hút thanh niên tài năng – giống như thời Xô Viết– đưa ra những khả năng rộng lớn cho việc thực hiện những ước vọng sáng tạo trong nhiên cứu thử nghiệm, trong khoa học và công nghệ.

Một trong những biện pháp hồi sinh nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh mà ông Putin đề cập là phải kiên quyết ngăn chặn tham nhũng trong công nghiệp quân sự và trong các lực lượng vũ trang, kiên trì nguyên tắc không để thoát khỏi bị trừng phạt. “Tham nhũng trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thực chất là phản bội tổ quốc”, ông Putin lên án mạnh mẽ.

Cụ thể, phải từ bỏ việc đấu thầu kín bởi sự bí mật thái quá đã dẫn đến giảm cạnh tranh, làm tăng giá sản phẩm quân sự, tạo ra siêu lợi nhuận không phải để hiện đại hoá sản xuất, mà rơi vào túi một số thương gia và quan chức riêng lẻ. Việc mua sắm trong lĩnh vực quốc phòng phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội, và việc trừng phạt vì sai phạm trong lĩnh vực đặt hàng quân sự nhà nước phải được xiết chặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang