Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đảo Yeonpyeong

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo Yeonpyeong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảo Yeonpyeong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Cội nguồn những sự cố trên biển Hoàng Hải



Những sự cố đáng tiếc trên biển Hoàng Hải bắt nguồn từ cách giải quyết ranh giới không thỏa đáng trong lịch sử ở vùng biển này.



Lịch sử của sự tranh chấp tại Hoàng Hải



Những đội tàu chiến của cả hai miền Triều Tiên luôn tuần tiễu trên biển Hoàng Hải.


Các chuyên gia quân sự không ngạc nhiên khi những xung đột mới đây trên bán đảo Triều Tiên thường xảy trên tại vùng biển Hoàng Hải.

Cội nguồn của tranh chấp được bắt nguồn từ vị trí của “Đường giới hạn phía bắc”. Năm 1953, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Liên Hợp Quốc vẽ ra đường ranh giới trên biển nằm bám theo bờ biển của Triều Tiên. Đường giới hạn phía bắc kéo dài hơn 180 km, cách bờ biển 3 hải lý (5,5 km) về phía Nam.

Do chiến tranh vẫn chưa bao giờ kết thúc, đường giới hạn tạm thời này được duy trì tới ngày nay. Triều Tiên cho rằng “Đường giới hạn phía bắc là một sự ăn cướp trắng trợn và trái luật pháp do Mỹ đặt ra” đối với vùng biển thiêng liêng của quốc gia này.

Phía Triều Tiên nhiều lần đưa ra những ranh giới thay thế nhưng vấp phải sự từ chối từ Hàn Quốc.

Lợi ích kinh tế và quân sự

Cảng Haeju là một căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên.


“Đường ranh giới phía bắc” cho phép Hàn Quốc kiểm soát 5 hòn đảo nằm sát với bờ biển, đồng thời theo dõi cảng Haeju, cảng biển nước sâu duy nhất của Triều Tiên không bị đóng băng trong mùa đông.

Thế nhưng, nếu đường ranh giới bị đẩy lùi xuống phía nam, cảng Incheon – cảng biển lớn thứ 2 của Hàn Quốc lại bị đe dọa. Vì vậy Hàn Quốc luôn kịch liệt phản đối mọi nỗ lực thay đổi biên giới trên biển của Triều Tiên.

Vùng biển Hoàng Hải cũng là ngư trường quan trọng, đặc biệt đối với ngư dân Triều Tiên. Cua biển là nguồn thu chính của ngư dân Triều Tiên trên vùng biển này. Đáng tiếc, loài cua biển này có xu hướng di cư về phía Nam trong mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9.

Ngoài ra, đây cũng là một vùng biển thông thương nhộn nhịp với hàng đoàn tàu lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giải quyết tranh chấp bằng vũ lực

Nhiều tàu đánh cá của Hàn Quốc bị hải quân Triều Tiên bắt giữ.


Hoàng Hải luôn là điểm tranh chấp nóng bỏng của hai miền Triều Tiên trong suốt hơn 60 năm qua. Theo lực lượng cảnh sát trên biển của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắt giữ 36 tàu đánh cá trên vùng biển này vào những năm 1990.

Nhiều cuộc giao chiến giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng là sự kiện vào năm 1999 và 2002. Sau cuộc giao chiến trên biển năm 1999, hải quân Triều Tiên luôn tránh những cuộc đụng độ lớn do tụt hậu so với hải quân Hàn Quốc.


Hải quân Hàn Quốc hiện đại hơn nhiều so với Triều Tiên.


Năm 2009, một tàu của Triều Tiên đã bốc cháy khi đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Và trong năm, là sự kiện bắn chìm tàu chiến Cheonan và pháo kích đảo Yeonpyeong.

Hiện tại, tình hình giao tranh tại Hoàng Hải trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ khi Hàn Quốc quyết định thay đổi quy tắc giao chiến và chính sách trên biển. Thay vì hạn chế quân đồn trú tại 5 hòn đảo gần bờ biển Triều Tiên theo lộ trình cải tổ, sự tăng cường khả năng hiện diện quân sự của Hàn Quốc trên vùng biển này sẽ khiến thế giới nghẹt thở theo dõi những diến biến mới có thể xảy ra.


[BDV news]


>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Triều Tiên chuẩn bị tặng quà 'bất ngờ' cho Hàn Quốc?



[BDV news] Giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 nếu đàm phán liên Triều tiếp tục rơi vào bế tắc.

Theo những chuyên gia này, do bị “kìm kẹp” bởi hàng loạt lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và cuộc nã pháo lên hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc nên giờ Triều Tiên sử dụng đến chiến thuật “vừa đàm vừa đe”. Điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi đàm phán của mình. Nếu lời kêu gọi đó không nhận được những hồi đáp mà Triều Tiên cho là thỏa đáng thì khả năng nước này sử dụng đến biện pháp mạnh tay hơn nhằm đe dọa cộng động quốc tế là rất cao.

“Triều Tiên sẽ tìm mọi cách nhằm tái khởi động các vòng đàm phán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu quan hệ liên Triều không đạt được những bước tiến thiết thực và Mỹ không viện trợ lương thực thì Bình Nhưỡng sẽ sử dụng chiến lược ‘bên miệng hố chiến tranh’”, Yang Moo-jin, giáo sư tại ĐH Triều Tiên ở Thủ đô Seoul đánh giá.

Ông Yang nhấn mạnh, Triều Tiên có thể lại sử dụng các chiêu bài khiêu khích như tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa tầm xa hoặc thử hạt nhân lần 3 hay gần hơn là các hành động chọc giận trên biển Hoàng Hải.

Thời gian gần đây Bình Nhưỡng liên tục gợi ý đến khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định, nếu Triều Tiên không nhận trách nhiệm về vụ chìm tàu chiến và cuộc pháo kích hồi năm ngoái, đàm phán song phương “sẽ chẳng có nghĩa lý gì”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo, nếu Seoul tiếp tục lãng phí thời gian vào việc chờ đợi một lời xin lỗi chân thành thì Bình Nhưỡng sẽ mất kiên nhẫn mà “làm liều”.



Giới chuyên gia Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích như vụ khai hỏa vào hòn đảo Yeonpyeong.


“Nhiều nguồn tin cho thấy, Triều Tiên vừa quyết định sẽ tái khởi động các nỗ lực khiêu chiến vào năm sau, thời điểm quốc gia này đặt mục tiêu trở thành một quốc gia giàu mạnh”, Park Hyeong-jung, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thống nhất liên Triều cho hay.

Tỏ ra bi quan hơn, một số chuyên gia còn cho rằng, Seoul nên chuẩn bị các phương án đối phó với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

“Nhớ lại thời điểm trước khi xảy ra vụ chìm tàu chiến Cheonan, vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên đang chuẩn bị được tái khởi động. Sau đó, Bình Nhưỡng cũng nã pháo về phía đảo Yeonpyeong ngay trước khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố về việc nối lại đàm phán liên Triều. Vì vậy, sự sốt sắng hiện giờ của Bình Nhưỡng trong việc tái khởi động đàm phán cũng đáng để cảnh giác. Chúng ta cần chuẩn bị tốt cho mọi tình huống”, Yoon Deok-min, chuyên gia tại Viện nghiên cứu đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh.

Những lo ngại của các chuyên gia Hàn Quốc không phải không có cơ sở. Triều Tiên hôm qua lên tiếng cảnh báo nước này sẽ nổ súng nếu các nhà hoạt động Hàn Quốc rải truyền đơn qua biên giới trong tuần này.

“Các binh lính Triều Tiên bảo vệ dọc toàn bộ biên giới với Hàn Quốc sẵn sàng nổ súng chống lại cái mà ông gọi là chiến tranh tâm lý liều lĩnh”, một quan chức Triều Tiên tuyên bố.

Ngoài ra, quan chức này cũng tố cáo quân đội Hàn Quốc đem “những tổ chức bảo thủ xấu xa” đến đảo biên giới cho một phần của chiến tranh tâm lý.

Hàn Quốc phải dừng ngay lập tức chiến thuật này nếu như nước này không muốn “nhận được bài học tương tự” như vụ pháo kích hồi tháng 11/2010, ông này khẳng định.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang