Bài viết của Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ phân tích, đánh giá chi tiết chức năng, nhiệm vụ của 5 đơn vị mà tác giả gọi là “Năm con rồng” hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc . Trong thời đại mà sự phô trương lực lượng giữa các cường quốc diễn ra rất tinh vi, bảo vệ bờ biển có vai trò mới và quan trọng trên vũ đài thế giới. Khi Washington muốn thể hiện sự hối lỗi và muốn tiếp viện Gru-di-a đang bị bao vây mà không làm gia tăng căng thẳng vốn đã nóng bỏng ở quanh Hắc Hải, USCGC Dallas, một tàu tuần duyên lớn của Mỹ đã được phái đi.1 Xu hướng này đã trở nên rõ ràng từ lâu ở châu Á. Lần sử dụng các lực lượng chết người rộng rãi nhất của Tokyo sau chiến tranh thế giới II là hành động của lực lượng tuần duyên Nhật Bản chống lại một tàu thăm dò Bắc Hàn.2 Gần đây hơn, một tàu tuần duyên Nhật Bản đã đánh chìm một tàu cá Đài Loan trong một vụ va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư Đài đang tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông, châm ngòi cho những tranh chấp ngoại giao tương đối nghiêm trọng.3 Những lực lượng tuần duyên hùng mạnh nhất châu Á này đang đặt ra một tiền lệ xấu. Ví dụ, Ấn Độ đã thông báo một vụ mua máy bay chiến đấu dài hạn táo bạo phục vụ cho việc tuần tra biển vào mùa thu 2008.4 Đội tuần duyên đã được cải thiện của Hàn Quốc, trong khi đó, đã mời các phóng viên nước ngoài tiến hành một chuyến du lịch gần các đảo do Hàn Quốc quản lý nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền, làm cho chuyến tham quan mang ý nghĩa hiếu chiến.5 Với những thông tin trên, cùng với sự đồng thuận rộng rãi rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những hiện tượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến an ninh quốc tế trong thế kỷ 21, điều lạ lùng là cơ cấu tổ chức, khả năng, văn hóa dịch vụ hay triển vọng của lực lượng tuần duyên Trung Quốc này hầu như không được biết đến. Trong khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã thu hút đáng kể sự chú ý gần đây của giới học giả trong lĩnh vực này, những sự phát triển tương tự của Trung Quốc đã không được chú ý, mặc dù những tài liệu nguồn về vấn đề này ở Trung Quốc là rất dồi dào.6 Đáng chú ý là một chuyên gia hàng đầu về “phòng vệ biên giới” của Trung Quốc gần đây đã nhận định rằng công trình của ông “chỉ xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc bảo vệ biên giới đất liền của nước này…Những nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc phòng vệ biển.”7 Tất nhiên, các học giả cũng đã tương đối chú ý đến sự phát triển của hải quân Trung Quốc, và điều này là hoàn toàn hợp lý.8 Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự phát triển của hải quân Trung Quốc có xu hướng tập trung vào những tình huống tranh chấp xa bờ và căng thẳng, bao gồm những cuộc khai phá dưới biển và những cuộc tập trận đổ bộ, cũng như những tiềm năng trong tương lai với việc bảo vệ đường biển mở rộng, triển khai sức mạnh và răn đe hạt nhân. Một vụ việc được biết đến rộng rãi năm 2009 liên quan đến tàu do thám Mỹ và các tàu hải giám của Trung Quốc (cùng với các tàu đánh cá Trung Quốc) cũng đã làm rõ hơn sự hiểu biết về khả năng giám sát hàng hải phi quân sự của Trung Quốc. Nhìn chung, các vấn đề bảo vệ bờ biển và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cái được gọi là an ninh phi truyền thống đã không được xem xét đầy đủ trong bối cảnh hàng hải Trung Quốc. Nếu nhận thức của Trung Quốc về vấn đề quản lý và giám sát bờ biển, an ninh cảng, cướp biển, buôn lậu ma túy, bảo vệ môi trường, tìm kiếm và giải cứu tiếp tục ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc, hợp tác giữa các cường quốc biển Đông Á có thể cũng sẽ tiếp tục kém phát triển.9 Việc triển khai quân chưa từng có tiền lệ tháng 12 năm 2008 của hải quân Trung Quốc cùng với các lực lượng hải quân khác ở Vịnh Aden trong hoạt động chống cướp biển, không còn nghi ngờ gì nữa, là một bước tiến rõ rệt theo đúng hướng. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều có thể và nên được thực hiện để tìm ra điểm chung với Trung Quốc trong việc đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống. Ngày nay, Trung Quốc còn khá yếu trong lĩnh vực trung tâm cực kỳ quan trọng - sức mạnh hàng hải, là sự kết hợp giữa năng lực thương mại và sức mạnh quân sự cứng và liên quan đến quản lý hàng hải, tức là thực thi luật pháp của một quốc gia và đảm bảo “trật tự tốt đẹp” ngoài khơi của quốc gia đó.10 Mặc dù đã có những tiến bộ lớn lao trong thập kỷ vừa qua, các cơ quan cưỡng chế hàng hải Trung Quốc vẫn chia rẽ và tương đối yếu. Nhiều chuyên gia Trung Quốc đã miêu tả tình trạng này một cách khá châm biếm là có quá nhiều “những con rồng khuấy động biển cả.”11 Ở Đông Bắc Á, khả năng tuần tra hàng hải yếu của Trung Quốc là ngoại lệ, đặc biệt nếu đem so sánh với khả năng tuần duyên của Nhật Bản (hay ở ngoài khu vực là Mỹ). Thật vậy, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản gần đây đã được miêu tả là gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là hải quân thứ hai của Tokyo.12 Sự yếu kém tương đối của Trung Quốc trong lĩnh vực này là một điều bí ẩn và đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu của bài này. Tình trạng yếu kém tương đối này được nêu ở phần một của nghiên cứu. Phần hai lần lượt miêu tả và phân tích tình trạng hiện tại của năm bộ máy thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hàng hải ở Trung Quốc ngày nay. Phần ba đưa ra câu hỏi là các cơ quan này, và bất kỳ một lực lượng tuần duyên thống nhất nào của Trung Quốc trong tương lai, có mối quan hệ như thế nào đối với hải quân Trung Quốc. Trước khi đưa ra tác động và triển vọng, phần bốn sẽ đi sâu phân tích một loạt những lý giải vĩ mô cho sự yếu kém của các cơ quan tuần tra bờ biển Trung Quốc hiện nay. Phần năm phân tích các khả năng cho việc hợp tác an ninh hàng hải trong tương lai, bằng cách xem xét kỹ sự tham gia hàng hải dân sự Mỹ-Trung giữa các thực thể tuần duyên trong thập kỷ vừa qua. Phần cuối cùng làm rõ ba gợi ý chiến lược khả thi cho việc tăng cường khả năng tuần duyên của Trung Quốc. Toàn bộ nghiên cứu này dựa trên hàng trăm nguồn tài liệu tiếng Trung, các cuộc phỏng vấn tại Trung Quốc, và đặc biệt là một điều tra rất chi tiết và cực kỳ trung thực vào năm 2007 của giáo sư He Zhonglong và ba thành viên khác tại Học viện cảnh sát tuần tra biển Trung Quốc tại Ninh Ba.13 Sự phát triển đang diễn ra của các thực thể tuần duyên Trung Quốc thành những cơ quan quản lý hàng hải đồng bộ và hiệu quả đặt ra cả thách thức và cơ hội cho an ninh và ổn định ở Đông Á. Việc mở rộng khả năng sẽ tự nhiên dẫn đến sự thực thi chặt chẽ hơn các tuyên bố biển của Trung Quốc trước các nước láng giềng.14 Tuy nhiên, một kết quả triển vọng tốt đẹp hơn là việc tăng cường khả năng quản lý hàng hải của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh sẽ sẵn sàng ủng hộ các quy tắc an ninh và an toàn hàng hải như một “nhân tố hàng hải” đủ năng lực và thiết yếu. Sự yếu kém tương đối trong môi trường láng giềng mạnh Những yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc là nguồn tư liệu phong phú cho các nhà phân tích về biển Trung Quốc. Xem xét quy mô phát triển hàng hải của Trung Quốc, những nhà phân tích này cho rằng tiềm lực của lực lượng tuần duyên nước này là nhỏ bé và rời rạc. He Zhonglong và những cộng sự của ông viết: “Các lực lượng cảnh sát biển của chúng ta…không tương xứng với vị thế và hình ảnh của một siêu cường”.15 Ông và các tác giả nói thêm: “Hiện nay, trong hải đội của lực lượng tuần duyên, đa số là các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ hơn 500 tấn, và con số trực thăng hải vận càng cho thấy lực lượng này không đạt đến những yêu cầu của một lực lượng chấp pháp trên biển toàn diện”.16 Các giáo sư của Học viện Cảnh sát Biển Ninh Ba cũng khẳng định rằng tình hình hiện nay là không thể chấp nhận được: “Trung Quốc là quốc gia có dân số đông, và các nguồn tài nguyên trên đất liền của nước này là không đủ. Các đại dương có thể thay thế và bổ sung không gian cho đất liền, và đối với các nguồn tài nguyên thì biển cũng có trữ lượng tiềm năng khổng lồ cùng với ý nghĩa chiến lược.”17 Ngược lại, những cường quốc ở Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Mỹ và Nhật, duy trì các lực lượng tuần duyên rất mạnh. Các nhà phân tích hàng hải Trung Quốc ghi nhận đầy đủ và thấu hiểu thực tế so sánh bất lợi này. Quả thật, mức độ hiểu cặn kẽ của phía Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên Mỹ và Nhật là rất ấn tượng, điều này ngay lập tức gợi cho người ta đồng thời sự đố kỵ lẫn ngưỡng mộ.19 Ví dụ như, để minh họa cho sự yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, He Zhonglong đã chỉ ra rằng Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) được trang bị 250 máy bay các loại, trong khi phía Nhật có 75 máy bay. Các đơn vị tuần duyên Trung Quốc, với tiềm lực không quân trực thuộc kém phát triển hơn, chắc chắn không thể triển khai nhiều hơn 36 máy bay các loại.20 Máy bay rất quan trọng một mặt trong việc tuần tra tầm xa và mặt khác trong các nhiệm vụ cứu hộ phức tạp. Hơn nữa, những yêu cầu mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi lực lượng tuần duyên của một quốc gia phải duy trì các đơn vị không quân mạnh là rất lớn. Do đó, các con số kể trên phản ánh được khoảng cách rất lớn giữa lực lượng tuần duyên Trung Quốc và lực lượng tuần duyên của các quốc gia Thái Bình Dương khác, điều này được ghi nhận rõ ràng bởi các nghiên cứu của Học viện Ninh Ba.21 Bảng 1 minh họa rằng dù các đơn vị tuần duyên của CHND Trung Quốc (PRC) có tương đối nhiều tàu tuần tra loại nhỏ và rất nhỏ (dưới 1,500 tấn), Bắc Kinh vẫn có ít hơn cả Washington và Tokyo về số tàu loại vừa (1,500 – 3,000 tấn) và loại lớn (trên 3,500 tấn).22 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba chỉ thêm rằng Hàn Quốc (ROK) đã tiến hành thành công vào năm 1996 chiến dịch thống nhất các đơn vị chấp pháp trên biển riêng lẻ thành một Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc thống nhất, hùng mạnh theo mô hình của Mỹ và Nhật.23 Động lực để Bắc Kinh nâng cấp năng lực tuần duyên của mình rõ ràng liên quan đến mục tiêu chiến lược tổng thể của nước này là tăng cường tiềm lực hàng hải nói chung và do đó, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhanh của hải quân Trung Quốc. Quả thực, tác động của sáng kiến này đối với an ninh Đông Á là rất quan trọng và sẽ được phân tích ở phần kết luận của bài nghiên cứu này. Sắc thái trong các bài phân tích của Học viện Ninh Ba rõ ràng gợi cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố an ninh quốc gia trong tư tưởng của người Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên. Ví dụ, những tác giả của phân tích kể trên nhìn nhận rằng “ngày nay, tư duy có từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia… Vẫn có những thái độ thù địch”24. Xét đến vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, phân tích kể trên chỉ ra rằng: “Một mặt, Trung Quốc và 10 quốc gia thuộc khối ASEAN đã ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở Phnôm Pênh, [nhưng] ở mức độ nào đó, những gì đã diễn ra đó là chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng”25. Động cơ kể trên hoàn toàn không có gì bất ngờ và phù hợp trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang tồn tại mạnh mẽ trong giới trí thức Trung Quốc và trong các phân tích về chính sách nói chung. Tuy nhiên, một luồng tư tưởng lớn khác liên quan đến việc xây dựng tiềm lực tuần duyên của Trung Quốc đang tồn tại rõ rệt mà nhận thức rõ về quá trình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều giữa các quốc gia. Theo luồng tư tưởng này, cũng có thể tìm thấy rõ ràng và chi tiết trong phân tích của Học viện Ninh Ba, chúng ta có thể nhận thấy một khái niệm tinh tế và đáng khích lệ rằng lực lượng tuần duyên, dựa trên tính chất linh hoạt của nó, có thể hoạt động như một bước đệm giữa các lực lượng hải quân khác, hỗ trợ trong việc làm dịu đi tranh chấp giữa các quốc gia có thể xảy ra tại Đông Á. Theo dòng tư tưởng đó, khái niệm này càng được củng cố thêm, He Zhonglong và các cộng sự kết luận: “Mọi người sống với nhau trên cùng một hành tinh, và cùng đương đầu với những đe dọa chung, và có cùng những lợi ích chung”26. Một phân tích khác cũng chỉ ra tương tự rằng những mối quan hệ quốc tế mà các lực lượng tuần duyên khác đã gầy dựng được “rất nhiều lần thành công trong việc đẩy lùi các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia”.27 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba cuối cùng cũng chỉ ra nguyên nhân nằm ở yếu tố tổ chức khi giải thích các yếu kém của lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc. Như các tác giả của bản nghiên cứu viết: “Mô hình tổ chức quản lý trên biển của Trung Quốc là chưa lý tưởng. Trong khoảng thời gian rất lâu, đã tồn tại một tình trạng “nhóm rồng lũng đoạn vùng biển”: trong tất cả các tình huống, luôn có rất nhiều bên tham gia, mỗi bên có quyền lực riêng của mình, với thẩm quyền chồng chéo, cũng như những lỗ hổng rõ ràng. Về mặt bên trong, điều này gây ra những vấn đề trong việc thi hành pháp luật sao cho phù hợp, trong khi xét về bên ngoài, không thấy có sự thống nhất trong các nỗ lực. Kết quả là cho ra đời một lực lượng thụ động, yếu kém và không hiệu quả.28 Trong khi bản thân lý giải này đã là khá thuyết phục, bài phân tích sẽ xem xét thêm một số nguyên nhân tiềm năng của sự yếu kém này, bên cạnh việc nghiên cứu những triển vọng cho việc cải tổ, tiềm năng cho việc phát triển xa hơn nữa hợp tác quốc tế về an ninh biển, và các gợi ý mang tính chiến lược liên quan đến an ninh Đông Á. [Nghiencuubiendong news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Hoàng Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Hoàng Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Năm con rồng khuấy động biển cả (Kỳ 1)
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Cội nguồn những sự cố trên biển Hoàng Hải
Những sự cố đáng tiếc trên biển Hoàng Hải bắt nguồn từ cách giải quyết ranh giới không thỏa đáng trong lịch sử ở vùng biển này.
Lịch sử của sự tranh chấp tại Hoàng Hải Những đội tàu chiến của cả hai miền Triều Tiên luôn tuần tiễu trên biển Hoàng Hải. Các chuyên gia quân sự không ngạc nhiên khi những xung đột mới đây trên bán đảo Triều Tiên thường xảy trên tại vùng biển Hoàng Hải. Cội nguồn của tranh chấp được bắt nguồn từ vị trí của “Đường giới hạn phía bắc”. Năm 1953, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Liên Hợp Quốc vẽ ra đường ranh giới trên biển nằm bám theo bờ biển của Triều Tiên. Đường giới hạn phía bắc kéo dài hơn 180 km, cách bờ biển 3 hải lý (5,5 km) về phía Nam. Do chiến tranh vẫn chưa bao giờ kết thúc, đường giới hạn tạm thời này được duy trì tới ngày nay. Triều Tiên cho rằng “Đường giới hạn phía bắc là một sự ăn cướp trắng trợn và trái luật pháp do Mỹ đặt ra” đối với vùng biển thiêng liêng của quốc gia này. Phía Triều Tiên nhiều lần đưa ra những ranh giới thay thế nhưng vấp phải sự từ chối từ Hàn Quốc. Lợi ích kinh tế và quân sự Cảng Haeju là một căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên. “Đường ranh giới phía bắc” cho phép Hàn Quốc kiểm soát 5 hòn đảo nằm sát với bờ biển, đồng thời theo dõi cảng Haeju, cảng biển nước sâu duy nhất của Triều Tiên không bị đóng băng trong mùa đông. Thế nhưng, nếu đường ranh giới bị đẩy lùi xuống phía nam, cảng Incheon – cảng biển lớn thứ 2 của Hàn Quốc lại bị đe dọa. Vì vậy Hàn Quốc luôn kịch liệt phản đối mọi nỗ lực thay đổi biên giới trên biển của Triều Tiên. Vùng biển Hoàng Hải cũng là ngư trường quan trọng, đặc biệt đối với ngư dân Triều Tiên. Cua biển là nguồn thu chính của ngư dân Triều Tiên trên vùng biển này. Đáng tiếc, loài cua biển này có xu hướng di cư về phía Nam trong mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9. Ngoài ra, đây cũng là một vùng biển thông thương nhộn nhịp với hàng đoàn tàu lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc. Giải quyết tranh chấp bằng vũ lực Nhiều tàu đánh cá của Hàn Quốc bị hải quân Triều Tiên bắt giữ. Hoàng Hải luôn là điểm tranh chấp nóng bỏng của hai miền Triều Tiên trong suốt hơn 60 năm qua. Theo lực lượng cảnh sát trên biển của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắt giữ 36 tàu đánh cá trên vùng biển này vào những năm 1990. Nhiều cuộc giao chiến giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng là sự kiện vào năm 1999 và 2002. Sau cuộc giao chiến trên biển năm 1999, hải quân Triều Tiên luôn tránh những cuộc đụng độ lớn do tụt hậu so với hải quân Hàn Quốc. Hải quân Hàn Quốc hiện đại hơn nhiều so với Triều Tiên. Năm 2009, một tàu của Triều Tiên đã bốc cháy khi đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Và trong năm, là sự kiện bắn chìm tàu chiến Cheonan và pháo kích đảo Yeonpyeong. Hiện tại, tình hình giao tranh tại Hoàng Hải trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ khi Hàn Quốc quyết định thay đổi quy tắc giao chiến và chính sách trên biển. Thay vì hạn chế quân đồn trú tại 5 hòn đảo gần bờ biển Triều Tiên theo lộ trình cải tổ, sự tăng cường khả năng hiện diện quân sự của Hàn Quốc trên vùng biển này sẽ khiến thế giới nghẹt thở theo dõi những diến biến mới có thể xảy ra.
[BDV news]
|
Nhãn:
Biển Hoàng Hải,
Cảng Haeju,
Cảng Incheon,
Đảo Yeonpyeong,
Hải quân Hàn Quốc,
Hải quân Triều Tiên,
Mỹ,
Nam Hàn,
North Korean,
Quân đội Triều Tiên
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> Mỹ, Hàn tập trận chống đổ bộ
Trước những thông tin về việc Triều Tiên xây dựng căn cứ chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chống đổ bộ vào tháng 5.
Thông tin trên xuất phát từ việc Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đến Hàn Quốc để hội đàm với Tổng thống Lee Myung-Bak. Theo 2 hãng tin là SBS TV và Chosun, quân đội 2 bên sẽ tiến hành tập trận vào giữa tháng 5. Nguồn tin cho hay, phía Mỹ sẽ đưa cả trực thăng tấn công Apache vào cuộc tập trận. Về phía Hàn Quốc, khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ cùng tàu chiến, máy bay phản lực sẽ được điều động tham gia nhằm tăng cường khả năng chiến đấu chống lại tàu đệm hơi. Cuộc tập trận lẽ ra đã tiến hành từ tháng 3. Tuy nhiên, do trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản nên buộc phải hoãn lại. Phát ngôn viên quân đội Mỹ chưa khẳng định thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đúng, đây sẽ lần đầu tiên 2 nước tiến hành tập trận chung trên đảo Baengyeong, gần khu vực vành đai biển tranh chấp ở Hoàng Hải. Với tàu đệm hơi mới, Triều Tiên có thể đổ bộ vào Hàn Quốc trong vòng 30-40 phút. Vì thế, đây là nguy cơ tiềm tàng với an ninh Hàn Quốc. Động thái của 2 nước nhằm phản ứng với những thông tin tình báo của 2 nước thu được các ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang xây dựng một căn cứ quân sự để chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ tại khu vực Goampo, tỉnh Hwanghae, cách đảo Baeknyeong khoảng 50-60 km. Mỗi chiếc tàu đệm hơi, với chiều dài khoảng 34-40 m (gấp đôi chiều dài tàu đệm hơi hiện tại của Triều Tiên) có thể chở một trung đội di chuyển với tốc độ 90 km/h. Căn cứ Goampo có thể sản xuất khoảng 70 chiếc. Nếu hoàn thành, Quân đội Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong vòng 30-40 phút. Số lượng tàu đệm hơi này mà mối nguy hiểm cận kề với Hàn Quốc. Không chỉ có căn cứ quân sự ở Goampo, Triều Tiên hiện có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.
[BDV news]
|
Nhãn:
Biển Hoàng Hải,
Goampo,
Hải quân Mỹ,
Hàn Quốc,
Nam Hàn,
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton,
Nhật Bản,
North Korean,
Quân đội Triều Tiên,
Triều Tiên
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
>> Triều Tiên chuẩn bị tặng quà 'bất ngờ' cho Hàn Quốc?
[BDV news] Giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 nếu đàm phán liên Triều tiếp tục rơi vào bế tắc.
Theo những chuyên gia này, do bị “kìm kẹp” bởi hàng loạt lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và cuộc nã pháo lên hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc nên giờ Triều Tiên sử dụng đến chiến thuật “vừa đàm vừa đe”. Điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi đàm phán của mình. Nếu lời kêu gọi đó không nhận được những hồi đáp mà Triều Tiên cho là thỏa đáng thì khả năng nước này sử dụng đến biện pháp mạnh tay hơn nhằm đe dọa cộng động quốc tế là rất cao. “Triều Tiên sẽ tìm mọi cách nhằm tái khởi động các vòng đàm phán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu quan hệ liên Triều không đạt được những bước tiến thiết thực và Mỹ không viện trợ lương thực thì Bình Nhưỡng sẽ sử dụng chiến lược ‘bên miệng hố chiến tranh’”, Yang Moo-jin, giáo sư tại ĐH Triều Tiên ở Thủ đô Seoul đánh giá. Ông Yang nhấn mạnh, Triều Tiên có thể lại sử dụng các chiêu bài khiêu khích như tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa tầm xa hoặc thử hạt nhân lần 3 hay gần hơn là các hành động chọc giận trên biển Hoàng Hải. Thời gian gần đây Bình Nhưỡng liên tục gợi ý đến khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định, nếu Triều Tiên không nhận trách nhiệm về vụ chìm tàu chiến và cuộc pháo kích hồi năm ngoái, đàm phán song phương “sẽ chẳng có nghĩa lý gì”. Tuy nhiên, giới chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo, nếu Seoul tiếp tục lãng phí thời gian vào việc chờ đợi một lời xin lỗi chân thành thì Bình Nhưỡng sẽ mất kiên nhẫn mà “làm liều”. Giới chuyên gia Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích như vụ khai hỏa vào hòn đảo Yeonpyeong. “Nhiều nguồn tin cho thấy, Triều Tiên vừa quyết định sẽ tái khởi động các nỗ lực khiêu chiến vào năm sau, thời điểm quốc gia này đặt mục tiêu trở thành một quốc gia giàu mạnh”, Park Hyeong-jung, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thống nhất liên Triều cho hay. Tỏ ra bi quan hơn, một số chuyên gia còn cho rằng, Seoul nên chuẩn bị các phương án đối phó với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. “Nhớ lại thời điểm trước khi xảy ra vụ chìm tàu chiến Cheonan, vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên đang chuẩn bị được tái khởi động. Sau đó, Bình Nhưỡng cũng nã pháo về phía đảo Yeonpyeong ngay trước khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố về việc nối lại đàm phán liên Triều. Vì vậy, sự sốt sắng hiện giờ của Bình Nhưỡng trong việc tái khởi động đàm phán cũng đáng để cảnh giác. Chúng ta cần chuẩn bị tốt cho mọi tình huống”, Yoon Deok-min, chuyên gia tại Viện nghiên cứu đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh. Những lo ngại của các chuyên gia Hàn Quốc không phải không có cơ sở. Triều Tiên hôm qua lên tiếng cảnh báo nước này sẽ nổ súng nếu các nhà hoạt động Hàn Quốc rải truyền đơn qua biên giới trong tuần này. “Các binh lính Triều Tiên bảo vệ dọc toàn bộ biên giới với Hàn Quốc sẵn sàng nổ súng chống lại cái mà ông gọi là chiến tranh tâm lý liều lĩnh”, một quan chức Triều Tiên tuyên bố. Ngoài ra, quan chức này cũng tố cáo quân đội Hàn Quốc đem “những tổ chức bảo thủ xấu xa” đến đảo biên giới cho một phần của chiến tranh tâm lý. Hàn Quốc phải dừng ngay lập tức chiến thuật này nếu như nước này không muốn “nhận được bài học tương tự” như vụ pháo kích hồi tháng 11/2010, ông này khẳng định. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)