Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Fukushima-1

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Fukushima-1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Fukushima-1. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Mây phóng xạ là gì?



[Vnexpress news] Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, tuy nhiên không phải ai cũng biết khái niệm cụ thể về nó.



Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. (Ảnh: paranoidnews.org)


Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử. Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng.
Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 28/3 cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

 Đối phó với tình hình ô nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản sắp ảnh hưởng tới Việt Nam, 3 bệnh viện đã được chuẩn bị để điều trị nhiễm phóng xạ đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trường hợp nếu có biểu hiện nghi vấn sẽ được chuyển tiếp đến các cơ sở y tế như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TƯ Quận đội 108, Viện Y học phóng xạ quân đội… kiểm tra nhiễm xạ trong.

Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân.

Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học.

Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14.

Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino).

Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ?

Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt.


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?



[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.




Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân.


Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản?

Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”.

Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét.

Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố.




Tuy vậy, tất cả các “bằng chứng” do tay blogger Trung Quốc nêu ra, khi xem xét kỹ, đều không thuyết phục. Cụ thể:

1. Sự xuất hiện xoáy nước:
Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa.

2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1:
Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu.

3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ:
Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ.

4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện:
Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản.

Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang