Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hiện đại hóa thế hệ 4++.
Su-35S sản xuất loạt bay thử lần đầu tiên (knaapo.ru) Su-35 sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại Công ty Sukhoi đã bắt đầu thử nghiệm bay cho tiêm kích đa năng Su-35S sản xuất loạt đầu tiên. Máy bay đã cất cánh từ sân bay của Liên hiệp sản xuất máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk trên sông Amur (KnAAPO). Trong vòng 1,5 giờ, máy bay đã thử các chế độ làm việc khác nhau của động cơ và hệ thống điều khiển, kiểm tra các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay. Kết quả thử nghiệm cho thấy các động cơ, các hệ thống và thiết bị đều hoạt động tốt. Người lái máy bay là phi công thử nghiệm công huân Nga Sergei Bogdan. Ông cũng là người lái mẫu chế thử Su-35 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19.2.2009. Sử dụng các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, Su-35 có ưu thế vượt trội so với các máy bay cùng loại (knaapo.ru) Lịch sử: - Do Viện thiết kế OKB Sukhoi phát triển dựa trên Su-27. - Chuyến bay đầu tiên: 1988. - Bắt đầu sản xuất loạt: 1995. - Nửa cuối thập niên 1990, chương trình bị đình hoãn. - Nối lại sản xuất (biến thể cải tiến): 2006. - Chuyến bay đầu tiên: 2008. - Biến thể dành cho Không quân Nga có ký hiệu Su-35S. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được 48 chiếc Su-35S. Máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35 - Thế hệ: 4++ - Tổ lái: 1 người. - Trọng lượng cất cánh tối đa: 34,5 tấn. - Tốc độ tối đa (ở độ cao lớn): 2.500 km/h. - Tầm bay: 3.600 km. - Trần bay thực tế: 18 km. - Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 21,9 x 5,9 x 14,7. Vũ khí: - Tải trọng chiến đấu: đến 8 tấn. - 12 điểm treo vũ khí. - 1 pháo 30 mm. - Các vũ khí không-đối-không và không-đối-diện có hiệu quả cao. Những đặc điểm chính: - Khả năng siêu cơ động. - Hệ thống thiết bị avionics dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển số. - Radar có tầm phát hiện xa, cho phép bám và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu hơn. - Động cơ có điều khiển vector lực kéo, công suất lớn. Độ bộc lộ radar nhỏ.
[VietnamDefence news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn vietnamdefence. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vietnamdefence. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
>> Tính năng của tiêm kích Su-35
Nhãn:
Công ty Sukhoi,
Dmitry Medvedev,
Không quân Nga,
Putin,
Sông Amur,
Thành phố Komsomolsk,
Tiêm kích thế hệ 4++,
Tiêm kích Su-35,
vietnamdefence,
Yuri Gagarin
Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011
>> Vũ khí “tia sét” trị ác mộng mìn tự tạo
[Vietnamdefence news] Bom mìn tự tạo (IEDs) là vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho lính Mỹ và liên quân tại Iraq và Afghanistan thời gian qua. Quân đội Mỹ đang đau đầu đối phó với mối đe dọa phi đối xứng này.
IEDs là ác mộng đối với binh lính Mỹ, NATO tại Iraq và Afghanistan (wired.com) Trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc và Tổng thống Mỹ đã trách móc các nhà báo về việc tiết lộ thông tin về một loại vũ khí thần diệu dùng để phá hủy các bom mìn tự tạo bằng sét nhân tạo. Năm 2006, TT Mỹ George Bush kêu ca việc các nhà báo đăng tải “thông tin chi tiết về các công nghệ chống mìn tự tạo mới” và rằng “chúng tôi không thể cho phép kẻ thù biết được những gì chúng tôi đang làm để không cho kẻ thù có được ưu thế”. Mặc dù vũ khí này chưa thể sử dụng chiến đấu và thất bại trong hàng loạt thử nghiệm, Mỹ tiếp tục chi tiền cho chương trình mật này. Các nhà thiết kế đã thuyết phục được Bộ Quốc phòng Mỹ chi 30 triệu USD để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “thiết bị vô hiệu hóa mìn tự tạo” JIN (Joint IED Neutralizer). JIN sử dụng các xung laser cực ngắn tạo ra trong không khí các kênh dẫn điện. Một dòng điện được đưa vào các kênh này và kích nổ mìn tự tạo từ khoảng cách an toàn. JIEDDO (Joint IED Defeat Organization), cơ quan chuyên trách về chống mối đe dọa mìn tự tạo (IEDs) của Lầu Năm góc cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự về công nghệ xử lý bom mìn bằng tia sét. Điều này thật lạ bởi vì cho đến lúc này, công nghệ này đã thất bại trong hàng loạt thử nghiệm. Các nhà khoa học tham gia các vụ thử đã nói rằng, thiết bị này sẽ vô dụng trong đất ẩm ướt và bụi. Một xe quân sự Mỹ trúng mìn tự tạo (wired.com) Năm 2006, JIN cũng đã được triển khai ở Afghanistan, nhưng các thử nghiệm thực chiến cũng thất bại thảm hại. Xe vận tải lắp JIN đã rất khó khăn khi chạy trên địa hình núi non, được bảo vệ kém, thậm chí có tin nói rằng, thiết bị còn “tự ý” phóng ra các tia sét, ngay cả khi công tắc trên bàn điều khiển đã ngắt. JIN đã không thể hoàn thành chức năng chính của nó vì để kích nổ bom mìn, người ta đã phải đưa thiết bị gần như sát vào thiết bị nổ, điều đó làm cho việc sử dụng JIN trở nên hầu như vô nghĩa. Tuy nhiên, việc tiết lộ về JIN đến nay không hề bị Lầu Năm góc chỉ trích, còn tiền thì tiếp tục được chi ra. JIEDDO, Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và các nhà đầu tư quốc gia đã chi tổng cộng gần 2 triệu USD để tích hợp JIN với dàn bánh xe phá mìn vốn đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Afghanistan. Sự kết hợp này được gọi là JOLLER và từ tháng 10.2010, USMC đã sử dụng thử “thiết bị kích nổ bằng tia sét” này. Hệ thống JOLLER của USMC (wired.com) Bức ảnh chụp vào tháng 5.2009 và được USMC giới thiệu cho thấy cấu tạo của JOLLER gồm thiết bị tạo tia sét giống như quả cầu của Nikola Tesla và một dàn bánh lăn phá mìn. Toàn bộ các thiết bị được lắp trên khung gầm một xe tải quân sự, máy phát được lắp trên thùng xe. Chắc chắn, thiết bị này sẽ lại bị các chuyên gia JIEDDO đang làm việc ở Afghanistan chỉ trích. Trước hết, đó là vì kíp xe và các thiết bị của xe không được bảo vệ đúng mức, còn kích nổ bom dưới quả cầu có lẽ sẽ làm hỏng cả hệ thống đắt tiền. Tuy vậy, những nhược điểm của JIN có lẽ đã được khắc phục nên giới quân sự Mỹ hy vọng thiết bị công nghệ cao dị kỳ này sẽ giải quyết được vấn đề mìn tự tạo mà phiến quân Afghanistan cài tới 1.300 quả/tháng. Hiểm họa bom mìn tự tạo là một đặc điểm chính của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Loại vũ khí tiêu hao gây khiếp đảm này đang được Taliban sử dụng hiệu quả chống lính Mỹ và NATO tại Afghanistan. Trong tháng 7, 8, 9.2010 tổng số vụ nổ bom tự tạo là 1.374-1.391 quả, so với tháng 6.2010 là 1.314 quả. Theo thống kê của Mỹ, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 1.063 vụ tấn công thành công bằng bom tự tạo nhằm vào lính Mỹ, liên quân, so với 820 vụ trong 8 tháng đầu năm 2009. Riêng trong tháng 11.2010, 1.508 quả bom tự tạo đã phát nổ, giết hại 24 lính Mỹ, NATO, lính chính phủ Afghanistan, làm bị thương 301 người; so với 1.415 quả trong tháng 10.2010, làm chết 52 lính và bị thương 297 người. Tháng 1.2011, có 1.344 quả bom bị phát hiện hoặc phát nổ ở Afghanistan. |
Nhãn:
Afghanistan,
Bom mìn tự tạo,
Bộ quốc phòng Mỹ,
công nghệ,
George Bush,
Hệ thống JOLLER,
liên quân NATO,
Quân đi Mỹ,
USA,
vietnamdefence,
Vũ khí “tia sét”
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?
[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.
Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân. Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản? Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”. Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét. Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố. 1. Sự xuất hiện xoáy nước: Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa. 2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1: Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu. 3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ: Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ. 4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện: Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản. Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất. |
Nhãn:
blogger,
Bộ Quốc phòng Nhật,
Fukushima-1,
IAEA,
Nga,
nguyên tử,
Nhật Bản,
sóng thần,
Tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan,
Tokyo,
trung quốc,
vietnamdefence
>> Tình báo Nga 'đi guốc trong bụng' NATO
[VietnamDefence news] Một quan chức cao cấp trong cơ quan tình báo Liên bang Nga tiết lộ họ nắm được kế hoạch tấn công trên bộ của NATO.
Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa. Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này. Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ. Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy. Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến. |
Nhãn:
Bộ quốc phòng Mỹ,
Gaddafi,
Liên bang Nga,
liên quân NATO,
liên xô,
Nga,
tên lửa,
Tháng 4,
vietnamdefence
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
>> Tướng tình báo Liên Xô nói về những bí mật quá khứ và hiện tại
Trung tướng N.S. Leonov, nguyên cục trưởng Cục Phân tích KGB, đánh giá về chủ nhân trang WikiLeaks Julian Assange, nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, Iran, Trung Quốc...
Trung tướng KGB N.S Leonov hiện nay Tướng Leonov: Tôi muốn sửa lại một chút, đó không phải là các gián điệp mà là những cán bộ tình báo của chúng ta, không phải là bị bại lộ mà là bị phản bội. Nhà nước đang làm đúng khi quan tâm đến những người này. Nếu không thì ai sẽ còn chịu làm việc trong tình báo đối ngoại? Vì ở đó người ta phải mạo hiểm cả mạng sống. Kẻ nào đã bán đứng Liên Xô? PV: Nikolai Sergeyevich, xin ông nói về sự đối đầu giữa CIA và KGB. Tại sao các ông đã chịu tổn thất? Tướng Leonov: Tổn thất cái gì? PV: Liên Xô ấy. Chẳng lẽ không phải là Mỹ đã chiến thắng các ông trong chiến tranh lạnh sao? Thậm chí họ còn có huy chương cho sự kiện này cơ mà … Tướng Leonov: KGB chẳng tổn thất gì. Liên Xô bị nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước bán đứng. Tôi với tư cách Cục trưởng Cục Phân tích KGB đã vô số lần báo cáo với Gorbachev là đường lối của ông ta đang dẫn tới sự sụp đổ. Bằng chứng cho điều đó là hàng chục, hàng trăm báo cáo của tôi mà kể cả hiện giờ vẫn được lưu giữ với dấu “Tuyệt mật”. Ở đó cũng có cả họ tên những điệp viên ảnh hưởng của Mỹ. Anh hãy tin là đó không chỉ có Yakovlev (Trưởng Ban Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) và Shevardnadze (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) đâu… PV: Thế thì tại sao KGB lại thụ động như thế trong tháng 8.1991? Tướng Leonov: Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP) là nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vãn tình hình của những con người thối nát với một tổng thống Liên Xô hoàn toàn thối nát. KGB cũng ở đó - nhưng vị thế nhỏ nhoi như chiếc nan hoa thứ bảy của cỗ xe. Trong những ngày đó, thậm chí tôi đã lệnh cho các sĩ quan dưới quyền giao nộp súng ngắn. Khi đó đã không thể cầm súng chống lại một đám đông sôi sục. Điều đó là vô nghĩa. Với một khẩu súng ngắn, anh có thể gây ra những chuyện khiến sẽ có những nạn nhân và chính anh vì thế cũng bị người ta xé xác. Tháng 8.1991 đòi hỏi ở chính quyền trí tuệ chứ không phải vũ lực. Nhưng ban lãnh đạo chính trị cấp cao đã chẳng có cái nọ lẫn cái kia. Tướng Nikolai Sergeyevich Leonov Trứng cá không phải là quả táo gây bất hòa. Iran và Trung Quốc với Nga không phải là kẻ thù PV: Những nguy cơ nào đang đe dọa nước Nga? Người ta nói tai họa sẽ đến từ phía Nam. Chúng ta có cần sự bảo vệ chống lại tên lửa của Iran không? Tướng Leonov: Tên lửa chiến lược Iran, hơn nữa lại là với đầu đạn hạt nhân là hoàn toàn không có. Nhưng người Mỹ kiên trì lôi kéo chúng ta vào cuộc xung đột với người Ba Tư. Thế nhưng chúng ta và người Iran có chung cái gì? Trứng cá đen biển Caspie chăng? Trứng cá giờ có còn thì cũng quá ít rồi. Nga luôn luôn hiểu rõ phương Đông Hồi giáo, còn ở Iran chúng tôi đã hoạt động từ lâu. Hãy nhớ lại lịch sử mà xem. Cuộc cách mạng ở Iran. Người Mỹ khi đó chỉ hiểu Hồi giáo lờ mờ nên đã quyết định chống lại và chém giết những người nổi dậy. Và họ đã giết hại 3 đến 5 ngàn người mỗi ngày trên đường phố Tehran! Nhưng sự việc kết thúc bằng việc quốc vương Iran bỏ chạy. Và điều đó xảy ra khi có mặt 30 ngàn cố vấn đủ loại của Mỹ ở nước này! Đối với CIA, đây là thảm họa to lớn nhất. PV: Hiện nay, quốc gia hùng mạnh nhất sau Mỹ là Trung Quốc. Thế còn tình báo Trung Quốc có mạnh không? Tướng Leonov: Tôi nghĩ rằng, tình báo Trung Quốc, cũng giống như các vận động viên Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic, đang đứng ở một trong những vị trí có giải. Đặc thù công việc với Trung Quốc là ở chỗ thông tin về nước này luôn thiếu hơn thông tin về các nước khác. Điều đó được lý giải là trong thời kỳ thành lập CHND Trung Hoa năm 1949-1951, lãnh đạo Liên Xô vì sự tốt bụng khó hiểu đã hạ lệnh giao cho lãnh đạo Trung Quốc toàn bộ lực lượng điệp viên của chúng ta mà tình báo của ta đã kỳ công xây dựng trên lãnh thổ Trung Quốc trong những năm dài chiến tranh với Nhật Bản và trong thời Thế chiến II. Đó là một lưới điệp báo cực kỳ rộng. Người ta đã đem cho đi mất. Không một điệp viên nào của chúng ta còn thấy được ánh sáng mặt trời nữa. Tất cả họ đã biến mất. Bởi vậy, trong thời kỳ sau chiến tranh, chúng ta không còn các nguồn tin ở Trung Quốc. Đây dĩ nhiên là một thảm kịch nghề nghiệp. Sau đó, tất nhiên là chúng ta đã nắm được, điều gì đang diễn ra sau cái chết của Mao Trạch Đông. Còn về tình hình sức khỏe của Người cầm lái vĩ đại thì chúng tôi theo rất sát, viết báo cáo từng ngày tình hình sức khỏe của ông ta. Xuất hiện Đặng Tiểu Bình. Với ví dụ là ông này thì rõ ràng là vai trò của cá nhân trong lịch sử không được phép xem nhẹ. Chúng tôi đã báo cáo cho ban lãnh đạo Liên Xô rằng, Trung Quốc “đã chuyển sang đường lối mới” trong phát triển kinh tế. Họ đã đưa ra những khẩu hiệu mới. Chẳng hạn, không quan trọng mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột. Nhưng ban lãnh đạo của chúng ta đã không muốn học hỏi kinh nghiệm của ông bạn láng giềng khổng lồ. PV: Liệu có chiến tranh với Trung Quốc không? Tướng Leonov: Theo quan điểm của tôi, trong tương lai gần chúng ta sẽ không công khai thù địch với Trung Quốc. Điều đó không nằm trong lợi ích của họ, cũng như của chúng ta. Bởi vì, trên thực tế, chúng ta là hai quốc gia tựa lưng vào nhau. Họ quay ra đại dương, ra khu vực Nam Á với cộng đồng người Hoa khổng lồ, quay sang Singapore, Malaysia, Philipinnes. Ở đó, họ có cùng một tôn giáo. Những chủng tộc giống nhau. Khí hậu. Tôi phản đối việc cổ súy thái độ bài Trung Quốc. Tiếng chuông báo động trên quảng trường Manezhnaya PV: Nhưng cũng có một thực tế khách quan. Trung Quốc có dân cư đông đúc, còn chúng ta có lãnh thổ rộng lớn. Liệu họ có đè bẹp chúng ta về nhân khẩu không? Tướng Leonov: Hiện nay, nước Nga không bị ai đe dọa một cách hiện thực, trừ chính người Nga. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những sự kiện mới đây trên quảng trưởng Manezhnaya. Đó là tiếng chuông nhỏ nghiêm túc đối với chính quyền. Đừng có đùa giỡn với các cộng đồng dân Kavkaz mà làm tổn hại dân tộc Nga. Những mâu thuẫn dân tộc có thể phá tan đất nước thành những mảnh nhỏ. Mối đe dọa từ bên trong hiện thực hơn mối đe dọa từ bên ngoài. Hiện thời, Nga có vũ khí hạt nhân. Nó có cả dầu mỏ và khí đốt. Những yếu tố đó dĩ nhiên không mang tính bất biến, nhưng nhờ chúng mà không ai, kể cả Trung Quốc, Mỹ, có khả năng lấn át nước Nga. Nhưng sau đó sẽ là cái gì? Sau 15-20 năm nữa? Từ năm 2012, các cô gái sinh sau năm 1991 sẽ bước vào lứa tuổi sinh con. Sự sụt giảm nhân số ở Nga sẽ đạt mức 1,5 triệu người/năm. Nếu sự việc sẽ cứ diễn ra tiếp như thế thì sẽ đến lúc khi mà cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ Trung Quốc, sẽ xâu xé các vùng lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Đã từng có những cuộc chiến tranh giành di sản của Tây Ban Nha, Áo-Hung. Tuy nhiên, để nói tất cả những điều đó sẽ diễn ta ở những hình thức tổ chức nào vào ngày hôm nay thì dĩ nhiên là khó. Nhưng sự biến đổi của Nhà nước Nga là không tránh khỏi. Về mặt kết cấu quốc gia-sắc tộc. Về mặt suy thoái các thiết chế khoa học-kinh tế. Quá trình này sẽ mất bao lâu? Tôi không biết. PV: Người ta nói rằng, quốc gia càng hùng mạnh, thì tình báo của nó càng giỏi. Vậy theo ông thì cơ quan tình báo nào là giỏi nhất? Tướng Leonov: Đối với tôi thì dĩ nhiên là tình báo Liên Xô. Chẳng gì thì tôi cũng đã làm việc ở đó từ năm 1958 đến năm 1991. Tôi dám khẳng định: ngay cả hồi đó chúng tôi cũng không thua kém CIA. Một việc dễ hiểu là từ giác độ kỹ thuật, người Mỹ luôn hơn chúng ta. CIA có micro tốt hơn, vệ tinh do thám tốt hơn, tình báo vô tuyến điện tốt hơn... Còn về tài chính thì chẳng còn gì để nói. Họ chi cho tình báo nhiều hơn chúng ta cả năm chục lần. Còn liên quan đến yếu tố con người thì ở đó có thể nói là chúng ta có ưu thế trước người Mỹ nhờ những phẩm chất thiên phú của con người Nga... Chính là yếu tố con người Nga. Trong ngành tình báo, có tiếng nói quyết định và chiếm đa số áp đảo là người Nga. Mà người Nga thì có một nét đặc biệt mà Leskov đã nhận thấy rõ trong chuyện ngắn Levsha. Nét tính cách này bộc lộ đặc biệt rõ thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Từ chẳng có gì, chúng ta đã có thể làm được tất cả. Chúng ta có những nhà phân tích siêu việt nhất. PV: Ông có thể nêu các ví dụ chứng minh không? Tướng Leonov: Được thôi, cuộc cách mạng Cuba. Người Mỹ đã nói: vớ vẩn, tay Fidel rậm râu nào đó ư, anh ta là cái gì đâu, rồi anh ta phải lê gối đến. Còn chúng tôi nêu ra một đánh giá hoàn toàn khác: Cách mạng Cuba là một hiện tượng rất có triển vọng và thú vị. Hồi đó, tôi đã quan hệ gần gũi với Che Guevara và nhận được những thông tin từ gốc nóng hổi. Còn Việt Nam?.. Cũng vậy. Người Mỹ có đặc điểm là dựa vào cho đến cùng những kết luận sai mà họ đi theo trong chính sách đối ngoại. Và họ làm điều đó cho đến khi chính sách đó bắt đầu có ảnh hưởng hủy hoại đối với chính nước Mỹ. Và tất cả là vì người Mỹ không có khả năng tư duy chiến lược khi nhúng mũi vào việc của các dân tộc khác. Nhân đây cũng nói là việc trao đổi thư từ của các nhà ngoại giao của họ mà Julian Assange đăng tải chứng minh rõ điều đó. PV: Xin chúc mừng ông, Nikolai Sergeyevich! Nhân kỷ niệm 90 năm tình báo Nga. |
Nhãn:
Bộ quốc phòng Mỹ,
CIA,
iran,
KGB,
liên xô,
Nga.Russia,
tình báo,
trung quốc,
USA,
vietnamdefence,
Wikileaks
>> Nga công bố thông số 'lá chắn biển' Bastion-P
Bộ quốc phòng Nga đã công bố các số liệu tính năng chi tiết của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P.
Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút. Mô hình cơ bản của một tổ hợp Fortress-P bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút. Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm. Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E. Đầu đạn của tên lửa sử dụng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont. Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar. Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp. |
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
>> Bán vũ khí: Chính sách chia để trị của Trung Quốc đối với Đông Nam Á
Trung Quốc tăng cường bán vũ khí sang Đông Nam Á. |
Nhãn:
đông nam á,
trung quốc,
vietnamdefence,
Vũ khí
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)