Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Triều Tiên

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn tập trận chống đổ bộ



Trước những thông tin về việc Triều Tiên xây dựng căn cứ chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ, Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chống đổ bộ vào tháng 5.

Thông tin trên xuất phát từ việc Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đến Hàn Quốc để hội đàm với Tổng thống Lee Myung-Bak. Theo 2 hãng tin là SBS TV và Chosun, quân đội 2 bên sẽ tiến hành tập trận vào giữa tháng 5.

Nguồn tin cho hay, phía Mỹ sẽ đưa cả trực thăng tấn công Apache vào cuộc tập trận. Về phía Hàn Quốc, khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ cùng tàu chiến, máy bay phản lực sẽ được điều động tham gia nhằm tăng cường khả năng chiến đấu chống lại tàu đệm hơi.

Cuộc tập trận lẽ ra đã tiến hành từ tháng 3. Tuy nhiên, do trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản nên buộc phải hoãn lại.

Phát ngôn viên quân đội Mỹ chưa khẳng định thông tin trên. Tuy nhiên, nếu đúng, đây sẽ lần đầu tiên 2 nước tiến hành tập trận chung trên đảo Baengyeong, gần khu vực vành đai biển tranh chấp ở Hoàng Hải.




Với tàu đệm hơi mới, Triều Tiên có thể đổ bộ vào Hàn Quốc trong vòng 30-40 phút. Vì thế, đây là nguy cơ tiềm tàng với an ninh Hàn Quốc.


Động thái của 2 nước nhằm phản ứng với những thông tin tình báo của 2 nước thu được các ảnh chụp vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đang xây dựng một căn cứ quân sự để chế tạo tàu đệm hơi đổ bộ tại khu vực Goampo, tỉnh Hwanghae, cách đảo Baeknyeong khoảng 50-60 km.

Mỗi chiếc tàu đệm hơi, với chiều dài khoảng 34-40 m (gấp đôi chiều dài tàu đệm hơi hiện tại của Triều Tiên) có thể chở một trung đội di chuyển với tốc độ 90 km/h.

Căn cứ Goampo có thể sản xuất khoảng 70 chiếc. Nếu hoàn thành, Quân đội Triều Tiên có thể đổ bộ vào 5 hòn đảo của Hàn Quốc, bao gồm cả Baeknyeong trong vòng 30-40 phút.

Số lượng tàu đệm hơi này mà mối nguy hiểm cận kề với Hàn Quốc. Không chỉ có căn cứ quân sự ở Goampo, Triều Tiên hiện có 130 tàu đệm hơi khác bố trí ven biển.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn sẵn sàng 'xử lý' Triều Tiên



[BDV news] Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích, Tướng Walter của Mỹ cho hay.

Tướng Walter Sharp, lãnh đạo lực lượng liên quân Mỹ, Hàn khẳng định trước Thượng viện Mỹ rằng, giới chức quân sự của Washington và Seoul đang tích cực trau dồi "kỹ năng" để có thể sẵn sàng đáp trả cũng như chặn đứng mọi động thái “gây sự” của Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đang thảo luận đến mọi khả năng khiêu khích của Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng gây hấn, Seoul sẽ lập tức đáp trả để tự vệ bởi chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mọi phương án”, ông Walter khẳng định.

Tướng Walter cũng nhấn mạnh, những cuộc tấn công mới đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc cũng như sự phát triển không ngừng trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ càng khiến cho liên minh giữa Washington và Seoul thêm gắn bó.

“Sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp liên minh Mỹ, Hàn có thể ngăn chặn một Triều Tiên hung hăng thích gây bất ổn cho khu vực và thế giới”, ông Walter quả quyết.



Mỹ, Hàn sẵn sàng đối phó Triều Tiên. Ảnh minh họa.


Bổ sung cho bài phát biểu của Tướng Walter, Ðô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Nhưỡng cho rằng, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đang khiến quốc gia này trở thành một mối đe dọa thực sự.

“Tôi nhất trí với quan điểm rằng, Bình Nhưỡng đang trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ”, ông Willard nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang hướng tới khả năng tấn công mục tiêu xuyên lục địa.

Ðô đốc Willard khẳng định, cộng đồng quốc tế đang ngày càng mất kiên nhẫn với thái độ thù địch và bất thường của Triều Tiên. “Vấn đề quan trọng bây giờ là Trung Quốc cần nhận thức rõ về việc thế giới không còn có thể chịu đựng và bỏ qua cho các hành động của Triều Tiên”, ông Wilard tuyên bố.

Cũng theo quan chức này, chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như chặn đứng nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực là một cuộc đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh.

Ông Willard cho rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc nên tập trung làm rõ vấn đề rằng, Hàn Quốc quá chán ngán với một Triều Tiên thích gây gổ.

“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thay đổi. Seoul giờ không còn nhường nhịn mà ngậm ngùi nhìn Bình Nhưỡng khiêu khích. Cộng đồng quốc tế cũng vậy. Tất cả đều đã mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính vì vậy, Trung Quốc cần nhận thức rõ điều này để gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn”, đô đốc khẳng định.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Người Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân



[ BDV news] Đa số người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân hoặc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 23/3.

Viện nghiên cứu chính sách ASAN đã tiến hành một cuộc khảo sát với người dân Hàn Quốc với hai ý tưởng được đưa ra: một là phát triển vũ khí hạt nhân trong nước, hai là triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ.

Kết quả cho thấy đối với việc phát triển vũ khí hạt nhân trong nước thì có tới 68,6% người dân ủng hộ việc phát triển bom nguyên tử, 28,9% phản đối ý tưởng phát triển vũ khí hạt nhân và 2,5% còn lại không đưa ra ý kiến của mình.

Đối với việc triển khai lại các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ có 67,3% ủng hộ ý kiến này, 30,1% phản đối, và 2,6% không bình luận gì. Cuộc khảo sát được thực hiện qua điện thoại với 1.000 người được mời tham gia trả lời.



Người dân Hàn Quốc mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân.

Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân nhưng một số chính trị gia bảo thủ đã kêu gọi một chương trình phát triển hạt nhân độc lập. Hay là tái triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ để đáp trả lại các hành động mà họ cho là khiêu khích của Triều Tiên.

Hiện tại, giới chức Hàn Quốc chưa có bình luận gì về kết quả của cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát này cũng không đại diện cho quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân.

Quân đội Mỹ đã rút toàn bộ tên lửa hạt nhân chiến thuật ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc vào năm 1991, khi hai miền Triều Tiên ký một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Trong chuyến thăm Seoul vào ngày 2/3, ông Robert Einhorn - cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại Giao về vấn đề không phổ biến và quản lý vũ khí hạt nhân đã loại trừ khả năng tái triển khai các tên lửa hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Hàn Quốc.

Việc Bình Nhưỡng tiết lộ và cho các quan chức của Mỹ thăm nhà máy làm giàu Uranium của họ vào tháng 10/2010 đã làm dấy lên mối lo ngại về vũ khí hạt nhân.

Mặc dù Bình Nhưỡng cho biết nhà máy làm giàu Uranium của họ để phục vụ cho mục đích hòa bình. Tuy nhiên các chuyên gia về hạt nhân cho biết, cơ sở này có thể gia tăng số lượng dự trữ plutonium để chế tạo bom nguyên tử.


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

>> Lộ diện Bạo Phong Hổ, xe tăng chủ lực mới của Triều Tiên



Từ tháng 5 -2010, những hình ảnh và video được phát hành từ Triều Tiên lần đầu tiên công khai cho thế giới thấy một vài hình ảnh về chiếc xe tăng nội địa tự chế tạo hiện đại nhất của nước này: xe tăng Bạo phong hổ.

Từ mong đợi đến thất vọng
Đầu những năm 1990, nhận thức về sự kém hiệu quả của các loại xe tăng đã cũ trong một cuộc chiến tranh tổng lực (tương tự như Chiến tranh vùng Vịnh), quân đội Triều Tiên lên kế hoạch phát triển loại xe tăng mới nhằm thay thế cho các xe tăng Thiên mã hổ đang dần lỗi thời của mình.



Trong thập niên 1990, Triều Tiên đã nhận ra sản xuất loại xe tăng hiện đại hơn Thiên Mã Hổ là việc làm tối cần thiết.

Suốt từ cuối thập niên 1990 cho đến nay, dù Bạo Phong Hổ được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng quanh nó vẫn có một bức màn che phủ khiến thế giới không khỏi tò mò.

Mặc dù được mong đợi là một bản nâng cấp toàn diện của xe tăng T-72 tương tự như Type-99 của Trung Quốc, nhưng Bạo Phong Hổ khiến các chuyên gia thất vọng khi có quá nhiều điểm cho thấy nó chỉ là bản thiết kế lại dựa trên thân xe T-62 kém hiện đại hơn, chỉ tương đương với Type-96.


Xe tăng Type-96G của Trung Quốc, được cho là có nhiều ảnh hưởng nhất đến thiết kế Bạo Phong Hổ.

Bạo Phong Hổ được Học viện Khoa học quốc phòng số 2 của Triều Tiên nghiên cứu thiết kế. Việc sản xuất các bộ phận chính của xe tăng này và khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện tại nhà máy Ryu-Kongsu trực thuộc Bộ Công nghiệp cơ khí số 2 nằm tại Sinhung, Hamgyong-namdo.

Ngoài ra các bộ phận khác của xe có thể được sản xuất tại toàn bộ các nhà máy khác trên cả nước. Một số các thiết bị điện tử công nghệ cao của Bạo Phong Hổ có thể được cung cấp trực tiếp từ Nga hoặc Trung Quốc.


Thiết kế Bạo Phong Hổ được cho là vẫn dựa chủ yếu trên kiểu xe tăng T-62 của Liên Xô cũ.

Những dự đoán qua ảnh
Tháp pháo của Bạo Phong Hổ tuy có kích cỡ tương đương như tháp pháo của T-62 nhưng được gia cố bằng một lớp giáp hình chữ V rất dày phía trước cùng nhiều tấm giáp nghiêng có thể tháo lắp được hai bên. Đây là cấu trúc tương tự như xe tăng Leopard 2A6 của Đức hay Type-99 của Trung Quốc.

Ngoài ra, phía sau tháp pháo của xe cũng được lắp thêm một khoang rộng, có thể được dùng để chứa phụ tùng, đạn dự trữ hay đơn giản là gia tăng thêm sự bảo vệ khi xe bị bắn từ phía sau.


Giáp trước của Bạo Phong Hổ được gia cố thêm lớp giáp dày hình chữ V.



Phía sau xe tăng Bạo Phong Hổ.


Từ các bức ảnh được cung cấp, các chuyên gia không thể nhận biết được chính xác cỡ pháo của Bạo Phong Hổ nhưng khả năng đó là mẫu pháo 2A20 cỡ nòng 115 mm vì nếu lắp pháo 2A46 125 mm thì không gian của tháp pháo xe T-62 sẽ không đảm bảo để loại pháo này có thể vận hành bình thường.

Dù vậy, Bạo Phong Hổ cho thấy nó có khả năng bắn mọi loại đạn từ đạn nổ phá (HE), đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG), đạn xuyên phá (HEAT) hay đạn thanh xuyên dưỡi cỡ nòng (APFSDS).

Nếu cấu tạo phía trong của pháo và tháp pháo Bạo Phong Hổ đúng như dự đoán, cơ số đạn tiêu chuẩn của nó sẽ có khoảng 40 viên tương tự như T-62 và có thể thêm một số ít nữa nếu khoang sau tháp pháo cũng được sử dụng để chứa đạn.

Bạo Phong Hổ cũng được trang bị một đại liên đồng trục cỡ nòng 7,62 mm và một súng máy phòng không KPV cỡ nòng 14,5 mm. Việc sử dụng súng máy phòng không ngoại cỡ (lớn hơn của các xe tăng Nga, Mỹ hay châu Âu thông thường là 12,7 mm) có thể lý giải vì đối thủ trực tiếp của Bạo Phong Hổ sẽ là các trực thăng tấn công của liên quân Mỹ - Hàn Quốc.

Dù KPV 14,5 mm có tầm bắn và sức công phá mạnh hơn nhiều so với các súng máy cỡ nòng 12,7 mm khác, nhưng xạ thủ vẫn phải chui ra phía ngoài để tác chiến cho thấy Bạo Phong Hổ rất bất lợi khi ở trong các tình huống thực chiến.

(bdv news)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Radar Triều Tiên 'bắt bài' máy bay tàng hình Mỹ



>> Triều Tiên triển khai tàu ngầm quái dị

Sau khi xảy ra vụ việc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bố trí các loại máy bay tàng hình tại khu vực này nhằm đối phó với Triều Tiên.


Theo tình báo quân sự của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bố trí tại khu vực giới tuyến giữa Hàn Quốc và Triều Tiên các loại radar đặc chủng nhằm mục đích theo dõi máy bay tàng hình của Mỹ.

Dẫn lời của người phụ trách tình báo liên minh Mỹ - Hàn, Triều Tiên đã cải tạo một số radar được nhập khẩu từ Nga, và bố trí tại khu vực giới tuyến của Hàn Quốc và Triều Tiên. Theo đó, các radar này sẽ xác định vị trí và tốc độ của máy bay.

Sau khi xảy ra xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, tàu sân bay George Washington và quân đội Mỹ đã cùng quân đội Hàn Quốc diễn tập, máy bay tàng hình F-22 cũng bay từ Nhật Bản sang để tham gia cuộc diễn tập này.

Đài truyền hình MBC cho biết, máy bay tàng hình F-22 Khi bay qua Triều Tiên đã bị các radar chống tàng hình của Triều Tiên phát hiện. Lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-il đã có nhiều thông tin về F-22, dựa vào hệ thống radar trên.


Hệ thống radar đi kèm của S-125. Ảnh minh họa

Chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng, thông tin Triều Tiên phát triển loại hình radar mới là đáng tin cậy. Bởi hàng tháng Triều Tiên thường công bố số lần máy bay trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc vi phạm vào lãnh thổ của Triều Tiên, điều này cho thấy khả năng theo dõi của radar Triều Tiên là rất cao.

Một chuyên gia phân tích Hàn Quốc cho biết, để không bị các radar của Triều Tiên phát hiện, trong lúc làm nhiệm vụ, máy bay tàng hình của Mỹ phải chấm dứt mọi liên lạc, hoặc là phải tắt hoàn toàn các loại radar trên không của mình. Điều này sẽ làm cho sức mạnh tác chiến bị giảm đáng kể.

Ngoài việc nghiên cứu các loại radar chống tàng hình mới, Triều Tiên còn phát triển một kỹ thuật tàng hình của riêng để đối phó với các lực lượng của Mỹ và Hàn Quốc.

Năm 2010, Quân đội Hàn Quốc đã thu thập được rất nhiều thông tin cho rằng, Triều Tiên sẽ trang bị cho tàu chiến, máy bay chiến đấu, các loại xe bọc thép khả năng hấp thụ sóng tàng hình của radar, tới 95%.

Tuy nhiên, cũng có nghi ngờ về khả năng phát hiện máy bay tàng hình của của Triều Tiên.

Nhật báo Trung ương Hàn Quốc cho biết, nếu như F-22 thâm nhập vào Triều Tiên thì các loại radar của Triều Tiên chỉ có thể phát hiện ra trong trường hợp cụ thể, tức là xảy ra xung đột, điều chưa hề diễn ra từ trước đến nay. F-22 phải ở trong cự li 20-30km thì các radar này mới có khả năng phát hiện, nguồn tin khẳng định.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang