Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.
Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc. Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì. Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”. Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD) Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định. Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng. Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị… Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á. Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil. Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này. Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ. Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị. Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.
[Xinhua news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Phi – Trung Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Phi – Trung Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?
Nhãn:
Bắc Phi – Trung Đông,
Bộ Tư lệnh châu Phi,
Châu Âu,
Châu Phi,
Chiến Tranh Thế Giới thứ 2,
EU,
Gaddafi,
Libya,
Liên hợp quốc,
liên quân NATO,
Mỹ,
trung quốc
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc 'bắt mạch' xung đột Campuchia - Thái Lan
Cuộc xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tiếp tục leo thang quanh hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai.
Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia Đông Nam Á của Trung Quốc, ông Tùng Thanh Khánh cho rằng ngoài những mâu thuẫn xung quanh các đền thờ, những tình trạng bất ổn ở Campuchia - Thái Lan trước cuộc bầu cử của hai nước cũng là một trong những lý do của sự xung đột. Cuộc xung đột quân sự giữa hai nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các người dân. Trong những ngày gần đây, để thoát khỏi tiếng súng, khoảng 25.000 người dân Thái Lan đã được sơ tán đến 6 nơi trú ẩn tạm thời. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, đạn pháo Thái đã bắn vào các ngôi làng cách biên giới Campuchia - Thái Lan khoảng 21 km điều này làm cho hàng ngàn hộ gia đình trong những ngôi làng này của Campuchia buộc phải sơ tán. Theo ước tính của ngành du lịch Thái Lan, xung đột biên giới gần đây đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD về thương mại. Đã có tổng cộng hơn 10 binh sĩ thiệt mạng và 43 người khác bị thương trong cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia gần đây. Ông Tùng Anh Khánh nói rằng, xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong tương lai có thể đi theo xu hướng những cuộc xung đột nhỏ tiếp diễn nhau. Chính phủ hai nước đều muốn lợi dụng các cuộc xung đột biên giới để giải quyết các bất ổn nội bộ và làm giảm áp lực lên chính quyền cai trị. Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi đang nóng lên từng ngày. Đặc biệt, tình hình tại Libya là tâm điểm chú ý của cả thế giới, các cuộc xung đột tại biên giới Thái Lan - Campuchia lại xảy ra. Điều này cho thấy, hai nước đều hy vọng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tới vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia. Ví dụ, xung đột Thái Lan và Campuchia xảy ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia có thể trở thành “chiến tranh” trong đại hội. Nhưng chính phủ hai nước không muốn đưa các cuộc xung đột nhỏ trở thành “chiến tranh”. Bởi hai nước đều không có khả năng, hoặc không có sự chuẩn bị về tâm lý, quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh và điều này cũng không phù hợp với sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực. Đối với tình hình hiện nay mà nói, Liên Hiệp Quốc và ASEAN không thể xoa dịu được ngay cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia. Giải pháp duy nhất là cả Thái Lan và Campuchia phải tiến hành đàm phán một cách bình tĩnh giải quyết các mâu thuẫn trong lịch sử giữa hai nước và cuộc xung đột thực tế.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bắc Phi – Trung Đông,
campuchia,
Đền Ta Muen Thom,
đông nam á,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN,
Libya,
Liên Hiệp Quốc,
Ta Kwai,
Thái Lan,
trung quốc,
việt nam
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
Năm 2010, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, trực diện và chưa ngã ngũ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa Washington và Bắc Kinh.
Một trong những điều khiến Mỹ lo lắng nhất trong những ngày này là số phận của trụ sở Hạm đội 5 đóng ở Bahrain. Thứ hai, sự hỗn loạn nếu tận dụng tốt sẽ là cơ hội để làm kiệt quệ, gây thiệt hại cho những đối thủ đã và đang đầu tư vào 2 khu vực này, nhưng không dựa trên những hợp đồng kinh tế mà chủ yếu dự vào mối quan hệ với nhà cầm quyền. Khi nhà cầm quyền bị hạ bệ thì các khoản đầu tư dường như mất trắng. Điển hình là Trung Quốc, nước không ngại vung tiền cho những dự án dầu lửa, đường sắt, cơ sở hạ tầng… ở lục địa đen. Thứ ba, xét về mặt chiến lược dài hạn, hỗn loạn cũng là cơ hội để sắp xếp lại bản đồ thế giới theo hướng phục vụ lợi ích quốc gia. Bộ máy ngoại giao, quân sự, tình báo Mỹ đang hoạt động ráo riết, từ vận động hành lang tại Liên hợp quốc tới NATO và các đồng mình khác để đưa ra những giải pháp và sự lựa chọn có lợi. Thậm chí cả bằng các chiến dịch quân sự nhằm đảm bảo một hậu Trung Đông và Bắc Phi thân Mỹ hay chí ít cũng là không thù địch với Mỹ. Hiện Mỹ đã điều 2 tàu chiến áp sát Lybia, sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự. Thứ tư, khá đặc biệt, từ những vụ xuống đường ở Bắc Phi – Trung Đông, sẽ có thêm công nghệ tạo chính biến, đảo chính mới. Đó là internet với mạng xã hội, blogs…mà Mỹ là chủ nhân sáng tạo ra. Mỹ đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Libya, chỉ chờ thời cơ thích hợp. Đây là điều Trung Quốc phải suy nghĩ, phần mềm tường lửa Vạn Lý Trường Thành chưa đủ sức để đấu với công nghệ tiên tiến của phương Tây. Đã có ý kiến cho rằng việc Đài VOA quyết định từ 1/10/2011 ngừng phát sóng các bản tin tiếng Trung là để tập trung cho chiến trường trên Internet, nơi có thể tiếp cận thanh niên, tri thức dễ dàng và rộng rãi hơn để tuyên truyền về những “giá trị Mỹ”. Có lẽ, trong tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc cạnh tranh về công nghệ internet và kiểm soát thông tin. Về cái mất của Mỹ, hiện chưa mấy rõ ràng, làn sóng xuống đường có thể vượt quá tầm kiểm soát của Washington và đe doạ những chế độ thân Mỹ như Bahrain. Hơn nữa, một số công ty Mỹ đầu tư tại đây có thể bị thiệt hại, nhưng sẽ không lớn bởi có những hợp đồng ràng buộc pháp lý. Cuối cùng, có lẽ một số đồng minh của Mỹ sẽ e ngại chơi với “chú Sam”, bởi từ vụ khủng hoảng này họ chợt nhận ra họ sẽ bị Washington bỏ rơi nếu không còn hữu dụng với nước Mỹ nữa (trường hợp cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak). Tất nhiên đây là điều phũ phàng nhưng nó luôn đúng trong quan hệ quốc tế, đó là “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”. Trung Quốc mất nhiều hơn được Về chính trị - ngoại giao, không gian phát triển của Trung Quốc rất có thể sẽ bị thu hẹp, do chậm chân, thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng chớp thời cơ như Mỹ. Ai cũng biết, gần đây Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi, nhiều học viện Khổng Tử đã được xây dựng và giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể tự hào bởi họ đã khai phá được một không gian phát triển đầy tiềm năng, trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc. Tuy nhiên, công sức bao năm qua đang phải đối mặt với nguy cơ bị quét sạch, theo kịch bản mà một nhà báo từng đề cập: Tình hình Bắc Phi - Trung Đông diễn biến theo hướng từ “ổn định” tới “bất ổn” và trở lại “ổn định” nhưng theo hướng thân Mỹ. Về kinh tế, bao năm nay các nhà đầu tư Trung Quốc đổ dồn về châu Phi với những giấc mơ trở thành tỷ phú. Họ đã hào phóng viện trợ để thiết lập quan hệ với giới cầm quyền, từ đó tìm kiếm những hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng… Trớ trêu thay, khi đang lên như diều gặp gió thì hỗn loạn chính trị ập tới, khiến họ đối mặt với nguy cơ trắng tay. Sắc đỏ Trung Quốc ở lục địa đen sẽ tàn phai trong cơn bão tố cách mạng? Theo số liệu thống kê, năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi, vốn đầu tư trực tiếp trên 9 tỷ USD và sẽ tăng lên 70% vào năm 2015. Chỉ riêng Lybia, nơi đang nổ ra nội chiến, thương mại song phương Trung Quốc – Lybia đạt 6,6 tỷ USD năm 2010, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đã đầu tư 5,2 tỷ USD và gần 40.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại quốc gia này. Vẫn biết rằng không có bài học nào là miễn phí, nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả có lẽ quá đắt. Cái được duy nhất của Trung Quốc có lẽ chính là bài học về quản lý đất nước. Tuy đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân phối thành quả phát triển, thất nghiệp…vẫn là điều nhức nhối. Những mầm bệnh của người khổng lồ vẫn đang âm ỉ. Bên cạnh đó, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ, Trung Quốc cần phải chú trọng hơn tới phát triển bền vững, chứ không phải là những con số tăng trưởng. Nhìn rộng ra thế giới Bất ổn tại Bắc Phi – Trung Đông và những cuộc cạnh tranh giành giật ảnh hưởng sẽ không chỉ tác động tới những quốc gia liên quan. Thế giới cũng sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trước mắt là về kinh tế khi giá dầu lên cao. Nguy hiểm hơn, những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế có thể sẽ ra đời, những hình thức can thiệp tinh vi mới có thể sẽ được áp dụng, và những quân bài mặc cả mới có thể sẽ xuất hiện trong tay các nước lớn. Tất cả báo hiệu một thời kỳ không mấy bình yên trên trường quốc tế.
)
|
Nhãn:
Algeria,
Bahrain,
Bắc Phi – Trung Đông,
iran,
Jordani,
Marocco,
Mỹ,
trung quốc,
Yemen
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)