Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: J-20

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn J-20. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn J-20. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Nghị sĩ Mỹ: TQ quyết cạnh tranh về sức mạnh quân sự với Mỹ



Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân, đầu tư vũ khí công nghệ cao, vươn ra đại dương, làm các tướng lĩnh hải quân Mỹ mất ngủ.

Ngày 12/9, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Buck McKeon cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ, tấn công hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ diễn ra hàng ngày.

Khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nghị sĩ Đảng Cộng hòa McKeon cho rằng: “Thực tế hiện nay là, Trung Quốc làm cho các tướng lĩnh hải quân của chúng ta "mất ngủ", không phải là không có nguyên nhân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương


Ông nói: “Tôi muốn hòa bình, tôi cầu nguyện cho hòa bình, nhưng chúng ta phải thông minh để duy trì hòa bình”.

Hiện nay, chính phủ Mỹ yêu cầu các bộ ngành đều phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu. Nhưng, McKeon chủ trương quốc phòng Mỹ cần tránh tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

McKeon chỉ ra, Ủy ban Quân sự do ông lãnh đạo gần đây đã nhận được báo cáo của quân đội Mỹ. Báo cáo này cảnh báo rằng, sức mạnh hải quân của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, đồng thời đầu tư cho vũ khí công nghệ cao, gia tăng khả năng vươn ra Thái Bình Dương và các khu vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tăng cường đầu tư cho vũ khí công nghệ cao như máy bay chiến đấu tàng hình J-20


AFP dẫn lời McKeon cho biết: “Báo cáo của Lầu Năm Góc đã mô tả là một nước đã ngang ngược làm liều do tăng trưởng về sức mạnh quân sự, bị choáng váng bởi sức mạnh kinh tế. Phía Trung Quốc xác nhận, do chúng ta hiện nay rơi vào khủng hoảng tài chính, họ đã có được một khâu đột phá”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Bắc Kinh lần đầu tiên tin rằng, họ có thể ngồi ngang hàng với Mỹ về quân sự. Trung Quốc đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình và tàu ngầm. Quy mô hải quân của họ lớn hơn chúng ta. Họ điều tàu chiến đến lãnh hải của đồng minh chúng ta”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc


Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện McKeon còn nói: “Quân đội Trung Quốc hàng ngày đều tấn công hệ thống máy tính của chính phủ chúng ta, đe dọa các nước bạn bè của chúng ta ở ven bờ Thái Bình Dương”.

“Bất kỳ nhà sử học thực sự nào cũng đều biết, việc phát triển sức mạnh quân sự quy mô lớn là diễu võ dương oai nói về vận mệnh dân tộc, sự kết hợp của chúng sẽ rất nguy hiểm”.

Trong cuối tháng này, McKeon có kế hoạch dẫn đầu một đoàn đại biểu Hạ viện Mỹ sang thăm Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?


Nga giúp phát triển J-20 để kiểm soát sức mạnh của TQ?

Các chuyên gia phân tích nói rằng, sự tương đồng giữa máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc và máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 mà Nga dự định chế tạo cho thấy nhiều khả năng Nga đã lặng lẽ giúp Trung Quốc trong lĩnh vực không quân để cạnh tranh với các cường quốc khác.

Máy bay tàng hình của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Một nguồn tin cấp cao gần gũi với Bộ quốc phòng Nga cho biết sự giống nhau của 2 loại máy bay này cho thấy công nghệ chế tạo máy bay tàng hình Mikoyan đã được sang tay cho các nhà thiết kế quốc phòng của Trung Quốc.

Quan chức này nói rằng “Dường như họ (người Trung Quốc) đã tiếp cận được…các tài liệu liên quan đến Mykoyan" – Loại máy bay Bộ quốc phòng Nga đã từ chối đặt hàng với nhà thiết kế.

Nguồn tin này không chắc chắn là việc chuyển giao công nghệ đó có theo con đường hợp pháp hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 MiG-1.44 của Mikoyan.


Bộ quốc phòng Trung Quốc đã từ chối không bình luận về tin này. Tổng công ty của Nga United Aircraft (UAC), cơ quan giám sát sản xuất của máy bay phản lực Mikoyan, phủ nhận bất kỳ chuyển giao công nghệ hay thiết kế nào cho Trung Quốc.

Còn các nhà phân tích thì cho rằng sự giúp đỡ của Nga với Trung Quốc có thể để giúp Nga kiểm soát được khả năng quốc phòng trong sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước láng giềng phía đông biên giới.

Cho đến nay chỉ có Mỹ là nước duy nhất có máy bay tiêm kích thế hệ 5 đang hoạt động. Nga đang cố gắng đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay tàng hình nguyên mẫu của mình trong 5 - 6 năm tới.

Việc Trung Quốc chế tạo được máy bay tàng hình như vậy sẽ đưa đất nước họ gia nhập một nhóm ưu tú các cường quốc quân sự trên thế giới, mặc dù các nhà phân tích nói sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện chiếc máy bay.

Nguồn tin cho biết các quan chức của Trung Quốc đã được mời đến thăm quan chiếc máy bay khi nó được đem ra triển lãm lần đầu tiên trong giai đoạn đầu khi Nga muốn chế tạo máy bay tàng hình để cạnh tranh với máy bay F-22 của Mỹ.

Kết cục, đối thủ là nhà thiết kế Sukhoi đã giành được hợp đồng thiết kế máy bay tàng hình cho Nga và Mikoyan 1.44 do công nghệ tránh radar không được như máy bay F-22 của Mỹ nên đã bị loại.

Quan hệ gữa Nga và Trung Quốc khá thân thiện. Tuy nhiên xét về mặt chi phí quân sự Nga còn kém xa Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh việc xây dựng khả năng phòng thủ ở khu vực Viễn Đông nhằm bảo vệ khu vực giàu tài nguyên là Siberia.

Đã có một thời Trung Quốc là bạn hàng lớn của Nga với các hợp đồng lớn mua xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu. Hiện Trung Quốc bắt đầu sản xuất được trang thiết bị cho mình và giảm mua hàng của Nga. Nhưng hai bên vẫn duy trì quan hệ quốc phòng.

Năm 2010, đại sứ Trung Quốc tại Nga được trích dẫn phát biểu rằng hợp tác quốc phòng với Nga đang vượt quá giới hạn mua bán vũ khí.

Trong cố gắng phát triển lực lượng hải quân nước xanh của mình, Trung Quốc đã mua lại chiếc tầu sân bay do Liên Xô cũ thiết kế của Ukraine để sửa chữa, cải tiến thành tàu sân bay đầu tiên của mình

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

>> Không quân Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực



Nhà phân tích quân sự Alexander Samsonov của Nga nhận định, chất lượng và tốc độ nâng cấp không quân Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Nga và khu vực.


Trung Quốc đang đầu tư phát triển tất cả các xu hướng trong tác chiến hàng không quân sự. Một số nhận định cho rằng, các máy bay trong biên chế Không quân Trung Quốc đa phần là lạc hậu thiếu khả năng hàng không chiến lược.

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng cần phải lưu tâm, đó là các nhà thiết kế của Trung Quốc không đứng yên. Họ làm việc một cách cật lực, cải tiến những sẵn có, tạo ra các mô hình mới dựa trên công nghệ của Nga và phương Tây.



Không quân Trung Quốc đang có tốc độ phát triển chóng mặt cả về con người và trang thiết bị.

Điển hình là gần đây, Trung Quốc đã cải tạo và hiện đại hóa thành công mẫu máy bay ném bom Tu-16 từ thời Liên Xô thành máy bay ném bom chiến lược H-6K,và đó là cơ sở quan trọng để Trung Quốc tạo ra một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới.

Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước chuyển mình quan trọng. Trong những năm 1970-1980, Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với Liên Xô trong phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo vệ lãnh thổ.

Bước qua những năm 1990, công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy vọt quan trọng. Dựa vào mẫu thiết kế Lavi của Israel để phát triển thành công tiêm kích J-10 đa nhiệm.

Cũng thời gian này, Bắc Kinh mua giấy phép sản xuất Su-27 từ Nga, để rồi sau khi sản xuất được 95 chiếc và đạt được những hiểu biết cơ bản đã ngưng gia hạn giấy phép để sao chép thành J-11B.

Trung Quốc đã xây dựng lực lượng không quân của mình thành lực lượng lớn thứ 2 thế giới về số lượng máy bay. Đến nay, Không quân Trung Quốc có hơn 3.000 máy bay chiến đấu và hỗ trợ các loại.

Năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm bảo vệ không phận, lực lượng này đã xây dựng cho mình khả năng tác chiến ở các vùng trời ngoài đất nước Trung Quốc.

Với tàu sân bay sắp được đưa vào sử dụng, Không quân Trung Quốc sẽ có thừa khả năng tác chiến tầm khu vực.



Bản đồ bố trí các sân bay quân sự của Trung Quốc.


Nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc

Theo nhận định của chuyên gia Alexander Samsonov, chuyên gia quân sự Nga, nhiệm vụ chủ yếu của Không quân Trung Quốc gồm:

- Bảo vệ biên giới, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga.

- Tạo ưu thế áp đảo trước không quân Đài Loan, trong trường hợp một quyết định chính trị nhằm “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ” bằng một giải pháp quân sự. Với nhiệm vụ này, Trung Quốc có thể đã hoàn thành, áp đảo Không quân Đài Loan cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Đạt được sự cân bằng tầm khu vực với Không quân Mỹ đang đồn trú trong khu vực, thậm chí và tạo được ưu thế trên không với lực lượng không quân hải quân Mỹ.

- Tạo được ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, đơn cử cho nhiệm vụ này là học theo Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến trên không với phi đội “kẻ xâm lược” mà đối thủ ở đây không ai khác chính là các máy bay Su-27.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển lượng và chất

Trong biên chế của lực lượng ném bom chiến lược, Không quân Trung Quốc có khoảng từ 80-120 chiếc máy bay ném bom H-6. Trung Quốc buộc phải nâng cấp số máy bay này, vì hiện tại chưa có mẫu nào có thể thay thế. Việc mua máy bay ném bom chiến lược từ nước ngoài gần như là điều không thể.

Trong năm 2006, Trung Quốc đã nâng cấp thành công biến thể H-6M, nâng tầm hoạt động và khả năng tác chiến. Gần đây, Trung Quốc đã giới thiệu tiếp một biến thể nâng cấp khác là H-6K. Những máy bay ném bom này có khả năng tác chiến đến vùng Viễn Đông, Siberi, Trung Á, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và quần đảo Phillipines.

Các máy bay ném bom này sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất ALCM DH-10 được phát triển từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Nga kết hợp với một số công nghệ của Mỹ. Tên lửa DH-10 được cho là có tầm bắn khoảng 1500km với sai số CEP khoảng 10-15 m.



Máy bay ném bom chiến lược H-6M với tên lửa hành trình ALCM DH-10.


Không chỉ vậy, nước này còn tăng gấp đôi số lượng máy bay ném bom chiến thuật JH-7, Trung Quốc cũng đã đầu tư rất lớn cho phát triển các máy bay không người lái UAV.

Trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2010, Trung Quốc đã trình làng hàng chục mẫu UAV mới. Điển hình là loại UAV vũ trang WJ-600, ngày 10/5/2011, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm thành công trực thăng không người lái V750.

Từ mẫu nghiên cứu T-10 của tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Trung Quốc đã sao chép và phát triển thành tiêm kích trên hạm J-15, được dự định sẽ sử dụng trên tàu sân bay Thi Lang sắp hoàn thành hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Nga.

Trung Quốc cũng đã tiến hành các thử nghiệm để xây dựng lực lượng tác chiến không gian. Đầu năm 2011,Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Long.



Sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm J-20 làm gia tăng mối lo lắng trong khu vực.

Gây xôn xao hơn cả là hoạt động phô diễn mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 dựa trên các hiểu biết về công nghệ tàng hình từ Nga và Mỹ.

Cùng với đó, nước này không ngừng mở rộng và xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng sân bay, hơn 400 sân bay cùng hầm trú ẩn cho máy bay, kho lưu trữ đạn dược, nhiên liệu trong lòng đất, thay thế các thiết bị liên lạc đầu cuối, nâng cấp năng lực kiểm soát không lưu, cung cấp khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo một số nguồn tin, mạng lưới hạ tầng cơ sở này có khả năng đáp ứng hoạt động tới 9.000 máy bay.

Alexander Samsonov cho rằng tốc độ phát triển chóng mặt của Không quân Trung Quốc là do các nguyên nhân sau: Không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phương hướng phát triển hợp lý, hoạt động gián điệp công nghiệp có kỹ năng nhộn nhịp khắp thế giới. Sao chép các công nghệ tiên tiến của Nga và các nước phương Tây bằng mọi giá để tạo ra các hệ thống vũ khí tối tân.

Tuy vậy, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu và phải đối mặt với một số khó khăn như: thiếu các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không hiện đại, năng lực tác chiến điện tử còn hạn chế; Không đủ số lượng các máy bay tiếp dầu trên không, đây là một trở ngại lớn cho các hoạt động tác chiến ở nước ngoài.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, năng lực phát hiện các mục tiêu bay thấp còn yếu, độ kháng nhiễu của các hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn còn yếu. Tuy nhiên, chắc chắn là người Trung Quốc không ngồi yên, họ liên tục nỗ lực làm việc để thu hẹp khoảng cách này.

Tốc độ gia tăng sức mạnh không quân nói riêng và sức mạnh quân sự Trung Quốc nói chung khiến nhiều quốc gia khác phải lo lắng. Với đường lối phát triển, xây dựng lực lượng như hiện tại chứa đựng nhiều mối nguy cơ với an ninh và ổn định trong khu vực, chuyên gia Alexander Samsonov nhận định.


[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Chuyến bay thử nghiệm thứ 5 của J-20



Trang mạng China-defence cho biết, mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã cất cánh lần thứ 5.


Sau khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào đầu năm 2011, J-20 đã thực hiện thêm 4 chuyến bay thử nghiệm khác. Mới đây những hình ảnh được cho là lần cất cánh thứ 5 của J-20 được rò rỉ trên các trang mạng Trung Quốc.



J-20 được kéo ra đường băng để chuẩn bị bay thử nghiệm.



Các kỹ sư đang tiến hành công tác kiểm tra cuối cùng trước khi cất cánh.



Tiến hành chạy đà trên đường băng, với động cơ đang sử dụng buồng đốt 2 lần. Động cơ cho tiêm kích này vẫn đang là đề tài cho nhiều sự đồn đoán.


Cất cánh và thu càng. Sự tiến triển của J-20 đang là mối quan tâm lớn của giới quân sự các nước trên thế giới, nhất là khu vực châu Á.


Hiện tại, các thử nghiệm của J-20 chỉ giới hạn ở việc kiểm tra khả năng khí động học và lực đẩy của động cơ.



Cấu hình khí động học J-20 nhìn từ dưới lên. Hai cánh mũi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tàng hình của chiếc máy bay này. Các máy bay tàng hình đã, đang được chế tạo trên thế giới đều không có cánh mũi. Các kỹ sư của Trung Quốc sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào là một ẩn số lớn.



Nhìn từ góc độ này cho thấy J-20 chính là bản sao khí động học của Dự án Mig-1.44 của Nga đã bị hủy bỏ.

[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> 'Khoảng trống' giữa J-11 tới J-20



Những cái tên J-10, J-11 và J-20 đã xuất hiện nhan nhản và tốn không ít giấy mực của báo chí, thế nhưng sự gián đoạn giữa chúng là những khoảng tối mà Trung Quốc không muốn nhắc đến.

Kể từ lúc ngành công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc chập chững những bước đầu tiên trong việc sản xuất máy bay chiến đấu, khi mày mò lắp ráp chiếc Zhong-0101- chiếc J-5 đầu tiên - từ phụ tùng máy bay Mig-17 được Liên Xô viện trợ, nước này chưa bao giờ để lại khoảng trống khi đặt tên cho những thế hệ máy bay chiến đấu của mình.

Công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc lần lượt cho ra: J-6 (bản sao Mig-19), J-7, J-8 (>> chi tiết) (bản sao, nâng cấp của Mig-21), J-9 (tiêm kích hạng nhẹ một động cơ phát triển dựa trên máy bay Mig-21, đã ngừng phát triển từ những năm 1980 để nhường chỗ cho việc nâng cấp máy bay J-8), J-10 (>> chi tiết) (máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của Trung Quốc tự sản xuất dựa trên thiết kế máy bay Lavi của Israel và F-16 họ nhận được từ Pakistan), J-11 (bản sao của Su-27SK). (>> chi tiết)

Tuy nhiên, kể từ J-11, bỗng dưng truyền thông Trung Quốc im ắng rồi nhảy phắt một bước tới việc công bố máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên với tên gọi J-20. Phải chăng họ đã từ bỏ truyền thống này để thể hiện một sự nhảy vọt? Thực tế không phải vậy, những mẫu J-12 cho đến J-19 đã và đang tồn tại, nhưng một số đã đi vào ngõ cụt, số khác đang được gấp rút hoàn thành, mang theo mình những kỳ vọng không kém "ngôi sao" J-20.

Bài viết dưới đây xin lần lượt điểm lại các mẫu máy bay ít được truyền thông Trung Quốc nhắc tới:

J-12

Đối với máy bay chiến đấu, việc yêu cầu cất/hạ canh trên đường băng ngắn luôn là một tiêu chí đáng để tiếp cận. Loại máy bay nào có khả năng cất/hạ cánh ở đường băng càng ngắn, càng có thể bố trí chiến đấu ở nhiều khu vực hơn, nhất là những đảo nhỏ không thể xây dựng được đường băng dài.

Vào đầu những năm 1970, Trung Quốc quyết tâm chế tạo ra một loại máy bay chiến đấu có khả năng cất/hạ cánh trên đường băng ngắn để thay thế cho máy bay Mig-19 đang sử dụng.

Do trình độ khoa học kỹ thuật thời đó chưa đủ để chế tạo ra những động cơ mạnh, các kỹ sư Trung Quốc buộc phải là giảm khối lượng máy bay đến mức tối đa. Từ quan điểm này, J-12 ra đời tại Nhà máy Công nghiệp Không quân Nam Xương.



J-12 tại sân bay trong một buổi thử nghiệm

Xuất phát từ quan điểm chế tạo, J-12 có thể được xem là một trong những máy bay chiến đấu phản lực nhẹ nhất thế giới với khối lượng rỗng chỉ có 3,2 tấn, khối lượng cất cánh thông thường 4,5 tấn, tối đa 5,3 tấn.

Được trang bị một động cơ Wopen WP-6 (bản sao của động cơ RD-9BF của Liên Xô), J-12 chỉ yêu cầu đường băng cất hạ cánh có độ dài dưới 500m, đây là một tiến bộ lớn khi so sánh với các máy bay cùng thời.



Số phận của loại máy bay J-12 khá đen đủi, nó đi thẳng từ phòng thiết kế đến bảo tàng

Tuy nhiên, với khả năng thể hiện quá yếu kém: Tốc độ tối đa chỉ đạt 1.300 km/h; bán kính tuần tiễu 688 km; bán kính chiến đấu 405 km, khối lượng vũ khí mang theo chỉ đạt hơn 1 tấn treo trên ba mấu treo vũ khí, kém xa J-7 (bản sao của Mig-21 được Trung Quốc sản xuất đại trà sau đó nên năm 1977), dự án sản xuất J-12 đã bị đình chỉ vĩnh viễn để nhường "vốn" đầu tư cho J-7 và J-8.

J-13

Tương tự J-12, J-13 cũng là một đề án sản xuất máy bay của Trung Quốc nhằm thay thế biên đội J-6 (Mig-19) cũ kỹ của nước này vào đầu những năm 1970. Tuy nhiên, J-12 được thiết kế tại Nam Xương còn J-13 là sản phẩm của Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.



Máy bay J-13 có thiết kế cửa hút gió hình bán cầu hẹp hai bên thân tương tự như Mirage F1 của Pháp

J-13 được thiết kế là máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ một động cơ. Ban đầu, J-13 có thiết kế tương tự như máy bay Mirage F1 của Pháp với hai cửa hút gió hai bên ép sát thân.

Tuy nhiên, đến đầu những năm 1980, khi máy bay thế hệ thứ 4 xuất hiện, đội ngũ thiết kế J-13 được đặt nhiệm vụ phải tạo ra mẫu máy bay có tính năng tương đương để khắc Mig-29 của Liên Xô hay F-16 của Mỹ.

Trong giai đoạn này, phiên bản J-13V ra đời với thiết kế cửa hút gió hình chữ nhật, phía dưới thân tương tự như máy bay J-10 ngày nay.



Máy bay J-13V (phía dưới) có cửa hút gió hình chữ nhật dưới thân tương tự J-10 ngày nay

J-13 có chiều dài 17,5m, sải cánh 10,4m và có khối lượng cất cánh là 11,66 tấn. Loại máy bay này có thể mang theo 4,5 tấn vũ khí trên các giá treo ở thân và cánh. Được trang bị động cơ WS-6, J-13 có thể đạt tốc độ 3.000 km/h (Mach 2,45) với tầm hoạt động lên tới 2.340 km.

Tuy nhiên, đến khi công việc thiết kế cơ bản hoàn thành, J-13 trở lên lỗi thời, do đó chương trình phát triển J-13 bị hủy bỏ để nhường chỗ cho loại máy bay hiện đại hơn là J-10 của Nhà máy Thành Đô.

Tuy vậy, một số thành quả thiết kế của J-13 vẫn được áp dụng cho các loại máy bay sau này của Trung Quốc như kiểu cửa hút gió (áp dụng cho J-10).

J-14

J-14 là một trong những bước đầu tiên của Trung Quốc nhằm chế tạo máy bay thế hệ thứ 5. Được coi là một thiết kế rất thành công, thiết kế của J-10B đã được Xưởng thiết kế của Thành Đô sử dụng lại, sửa đổi và nâng cấp để chế tạo ra một loại máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng, có hình dáng giảm thiểu phản xạ sóng radar.


Máy bay J-10B, nguyên mẫu dùng để để thiết kế J-14

Tuy J-14 thiết kế chủ yếu dựa trên J-10, nhưng người Trung Quốc còn thêm thắt một vài kiểu dáng và một số bộ phận của MiG 1.44 MFI (Nga). Phần thân máy bay phình to về phía đuôi để chứa khối động cơ của YF-23 Black Widow.

Toàn bộ phần thân trước của máy bay có thiết kế dẹt kiểu “mũi vịt” tương tự máy bay tiêm kích - ném bom Su-34 và các cửa khoang vũ khí, càng tiếp đất có hình răng cưa giống như F-22. Để giảm thiểu thể tích khoang chứa càng tiếp đất, các ống của càng tiếp đất có thể lồng vào nhau tương tự như Eurofighter Typhoon của châu Âu.

Cửa hút khí của J-14 được thiết kế dưới phần bụng của thân trước, chỗ lồi của cửa hút khí này cũng làm giảm thiểu khả năng phản xạ sóng radar khi sóng tới từ phía trước. Tuy nhiên, việc bố trí cửa hút khí của J-14 khiến luồng khí vào động cơ sẽ bị méo nếu một động cơ gặp sự cố. Điều này dẫn tới mất an toàn cho máy bay.


J-14 có nhiều đặc điểm thiết kế vay mượn các loại máy bay khác nhằm giảm thiểu phản xạ sóng radar

Về vũ khí, J-14 dự tính được trang bị một pháo 6 nòng cỡ 23 mm tương tự pháo GSh 6-23 được lắp trên MiG-31 hay Su-24. Các vũ khí khác được đặt trong hai khoang nhỏ hai bên thân và một khoang lớn dưới bụng gồm các tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, R-73 hay tên lửa tầm trung R-77, PL-12.

J-14 cũng được trang bị radar có khả năng bắt bám nhiều mục tiêu và hệ thống trinh sát quang điện tử FLIR, hồng ngoại IRST.

Buồng lái của J-14 cũng được thiết kế tối ưu với các thông số hiển thị trên các màn hình LCD đa chức năng (MFD). Kiểu thiết kế “bong bóng” của buồng lái cũng giúp tăng khả năng quan sát của phi công.

Ngoài ra, phi công J-14 còn được trang bị mũ bay tiên tiến với hệ thống hiển thị thông tin ngay trên mũ (HUD).


Hình vẽ tổng thể máy bay J-14

Từng xuất hiện trên báo chí vào khoảng năm 2006, nhưng đến thời điểm hiện tại các thông tin về J-14 đã mờ nhạt và gần như lãng quên. Khả năng lớn nhất là dự án này đã bị đình lại để Trung Quốc dồn toàn lực vào việc phát triển J-20 và các loại máy bay sử dụng trên tàu sân bay như J-15 hay J-18.

[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 cất cánh



Mẫu nghiên cứu thứ 2 của chiếc tiêm kích gây tranh cãi J-20 đã có chuyến bay thử nghiệm tiếp theo thành công.

Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu được cho là tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã tạo nên một làn sóng tranh cãi, bàn tán xôn xao trên các trang mạng quân sự.

mẫu nghiên cứu đầu tiên mang số hiệu 2001 đã có chuyến bay thử nghiệm kéo dài 18 phút trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 1/2011.

Kể từ đó đến nay, giới quân sự thế giới không ngừng theo dõi về sự phát triển của loại tiêm kích còn nhiều điều hoài nghi này.

Theo một thông tin được đăng tải bởi Military.globaltimes, các nhân chứng đã chứng kiến một chuyến bay khác của một mẫu tiêm kích được cho là J-20.

Chuyến bay được khởi hành lúc 4h25 và hạ cánh lúc 5h50 (giờ địa phương) ngày 17/4, tại sân bay thử nghiệm của Viện thiết kế máy bay Thành Đô, tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc.





Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 đang được kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh.


Xu Yongling một trong những phi công thử nghiệm hàng đầu của Trung Quốc cho biết Nếu chuyến bay thử nghiệm hôm Chủ Nhật là đúng sự thật, điều đó có nghĩa rằng J-20 đã tiến gần hơn tới việc sản xuất loạt.

“Cần có ít nhất từ 10-20 chuyến bay thử nghiệm từ chuyến bay thử đầu tiên để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống. Bao gồm sự ổn định về khí động học, chất lượng và hiệu suất của các chuyến bay. Toàn bộ quá trình này sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành” phi công Xu đã trao đổi như vậy với Globaltimes sáng ngày 19/4/2011.

Động cơ của J-20 vẫn là ẩn số
Đến thời điểm hiện tại, đã hơn 3 tháng trôi qua sau chuyến bay đầu tiên của J-20, loại động cơ cho tiêm kích này vẫn là một ẩn số. Điều đó tiếp tục là đề tài cho những sự đồn đoán về loại động cơ được trang bị cho J-20.


Động cơ WS-10 và các biến thế sau của nó vẫn chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để sử dụng cho tiêm kích thế 5.(ảnh China-defence)


Lin Zuoming, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC phát biểu trong buổi lễ rằng. Sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ máy bay mới với sự đột phá công nghệ trong phát triển động cơ đẩy.

“Đến năm 2015, các nghiên cứu và thiết kế của tất cả các mô hình chính sẽ được hoàn thành” Tổng giám đốc Lin đã phát biểu như vậy tại buổi lễ, ông cũng thừa nhận rằng, động cơ cho máy bay đang là một cái “nút cổ chai” đối với sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Tổng giám đốc Lin cho biết AVIC đã đầu tư số tiền 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) để phát triển một loại động cơ cho máy bay chiến đấu mới. Số tiền này tương đương với lợi nhuận năm 2010 của AVIC.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các dự án phát triển động cơ cho tiêm kích thế hệ 5, thì số tiền nêu trên chẳng thấm vào đâu. Hãng động cơ Pratt & Whitney của Mỹ đã phải chi tới 4 tỷ USD cho dự án phát triển động cơ F135 cho tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Với số tiền đầu tư khiếm tốn như vậy, cộng thêm với kết quả còn quá nhiều bất ổn của chương trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu như WS-10 cho làm xuất hiện một câu hỏi lớn: Liệu động cơ mới này có hội đủ các yếu tố của động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 hay không?

J-20 đã thực sự phát triển đầy đủ hay chỉ để quảng bá?
Một điều khá trùng hợp, các chuyến bay được công bố của J-20 đều trùng hợp hợp với các sự kiện lớn.

Chuyến bay thử nghiệm vừa qua trùng với một buổi lễ được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh vào hôm 18/4/2011, kỷ niệm 60 ngày truyền thống của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Trong khi chuyến bay đầu tiên diễn ra trong tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

J-20 đã thực sự được phát triển một cách đầy đủ hay chưa? Hay đây chỉ là động thái nhằm quãng bá cho sự phát triển lớn mạnh của công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là công nghiệp hàng không Trung Quốc.


Vẫn còn quá nhiều ẩn số xung quanh sự phát triển của J-20 và các mẫu tiêm kích khác như J-15, J-18 của Trung Quốc. Ảnh: China-defence


Thời gian gần đây rộ lên tin đồn về sự xuất hiện của một mẫu tiêm kích J-18. Mẫu tiêm kích này có khả năng cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.

Báo cáo cho biết, mẫu nghiên cứu J-18 có kiểu thiết kế tương tự như Su-33 của Nga, cánh máy bay có thể gập lại được. Điều này dẫn đến những liên tưởng đến việc loại máy bay này sẽ được sử dụng trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Ding Zhiyong, phát ngôn viên của AVIC đã bác bỏ thông tin cho rằng họ đang phát triển mẫu nghiên cứu của J-18.

Có thể nhận thấy rằng, thời gian qua, Trung Quốc liên tục công bố các mẫu thử nghiệm phát triển máy bay chiến đấu mới. Từ tiêm kích trên hạm J-15, đến tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20, rồi gần đây là tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18.

Thực hư của các chương trình phát triển này vẫn là một ẩn số lớn. Trung Quốc đã đạt được sự thành công ban đầu trong việc tạo ra sự lo lắng và quan ngại trong cộng đồng quốc tế về các chương trình phát triển vũ khí của họ.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang