Lặng lẽ âm thầm, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau, Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới.
Một cuộc hành quân huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm SEAL. Bất cứ nơi nào trên hành tinh, mỗi ngày đều có những người lính đặc biệt của lực lượng bí mật của Mỹ đang hoạt động. Lầu Năm Góc vẫn đang tiến hành các cuộc chiến có quy mô toàn cầu với kích thước và phạm vi chưa bao giờ được tiết lộ. Sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL găm một viên đạn hạ sát bin Laden, lực lượng bí mật nhất của Mỹ mới bất ngờ được tiết lộ. Đó chỉ là một điển hình nhỏ trong rất nhiều lực lượng đặc biệt của Mỹ được triển khai trên khắp thế giới và ở những nơi chiến trường khốc liệt như Iraq, Afghanistan, Yemen, Somalia. Mức độ ác liệt của các cuộc chiến này hoàn toàn chìm sâu trong bóng tối của sự im lặng và bí mật. Năm 2010, trong một báo cáo được đăng tải trên Washington Post của hai tác giả Karen DeYoung và Greg Jaffe cho biết: Mỹ đã triển khai lực lượng đặc biệt hoạt động ở hơn 75 quốc gia so với con số 60 quốc gia ở cuối nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Bush. Phát ngôn viên của lực lượng đặc biệt Mỹ, đại tá Tim Nye cho biết, đến cuối năm 2011, số lực lượng đặc biệt của Mỹ hoạt động tại các quốc gia sẽ lên con số 120 quốc gia, ông nói: “Chúng tôi đã làm rất nhiều những "chuyến du lịch đặc "biệt đến Iraq và Afghanistan”. Sự hiện diện của lực lượng đặc biệt Mỹ ở hơn 60% quốc gia trên thế giới cho thấy Lầu Năm Góc đang tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trên toàn thế giới. Gia tăng các hoạt động bí mật của quân đội Mọi chuyện có lẽ được bắt đầu từ cuộc tấn công giải cứu con tin Mỹ bị bắt cóc tại Iraq năm 1980. Cuộc tấn công đã thất bại nặng nề, 8 thành viên trong đội giải cứu con tin bị bắn hạ. Choáng váng trước thất bại này, năm 1987 Mỹ quyết định thành lập Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt (US Special Operations Command) viết tắt là SOCOM. Lực lượng này được xây dựng trên cơ sở những người lính đã từng tham gia các hoạt động đặc biệt tại chiến trường Việt Nam đang trong tình trạng "vô công rồi nghề". Sự ra đời của SOCOM đã mang lại cho họ một ngôi nhà mới, một khoản ngân sách ổn định, và một chỉ huy 4 sao hết lòng ủng hộ họ. Kể từ đó SOCOM đã phát triển thành một lực lượng kết hợp đáng ngạc nhiên, SOCOM là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị như Green Berets, Rangers của lục quân, Navy SEAL của hải quân, Bộ chỉ huy tác chiến đường không đặc biệt của không quân và Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt của thủy quân lục chiến. SOCOM được trang bị những khí tài quân sự tiên tiến nhất của quân đội Mỹ cùng với nhân lực là những quân nhân ưu tú được tuyển chọn rất gắt gao. Các thành viên của SOCOM đều phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt có một không hai trên thế giới, họ buộc phải hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra trước khi được đứng trong hàng ngũ của SOCOM. SOCOM được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn thuộc hàng tốt mật nhất của quân đội Mỹ. Họ thực hiện các hoạt động như ám sát, các cuộc tấn công tiêu diệt các phần tử khủng bố đặc biệt, trinh sát tầm xa, phân tích tình báo, huấn luyện cho quân đội nước ngoài, các hoạt động chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Lực lượng đặc nhiệm Delta trong một bài tập giải cứu con tin. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của SOCOM là thực hiện công tác chỉ huy các hoạt động chống khủng bố đặc biệt hay còn gọi là JSOC. JSOC là một lực lượng bí mật chuyên thực hiện công tác theo dõi và tiêu diệt các nghi can khủng bố. Báo cáo trực tiếp với Tổng thống Mỹ về danh sách các nghi can khủng bố được xem là mối hiểm họa đối với nước Mỹ. JSOC được phép thực hiện các hoạt động ngoài vòng pháp luật, chương trình ám sát được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm như SEAL hay Delta, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng là một phần trong các chiến dịch đặc biệt của CIA. Ngoài ra họ còn điều hành một mạng lưới các nhà tù bí mật được sử dụng làm nơi giam giữ và thẩm vấn các mục tiêu có giá trị cao. Tăng trưởng chóng mặt về nhân sự Nhân lực phục vụ trong SOCOM vào những năm 1990 khoảng 37.000 người, tuy nhiên hiện tại con số này đã tăng lên gần đến 60.000 người. 1/3 trong số họ là những nhân viên chuyên nghiệp của SOCOM, phần còn lại núp bóng dưới các lĩnh vực khác nhau. Theo định kỳ họ được lệnh luân chuyển để thực hiện nhiệm vụ dưới nhiều hình thức khác nhau, đó cũng là một cách để che đậy thân phận thực sự của họ. Ngân sách phân bổ cho SOCOM tăng trưởng theo cấp số nhân, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9. Từ 2,3 tỷ USD lên đến 6,3 tỷ USD. Nếu cộng thêm chi phí cho các hoạt động đặc biệt tại Iraq và Afghanistan con số này lên đến 9,8 tỷ USD. Cùng với đó, số lượng nhân viên được triển khai hoạt động tại nước ngoài cũng tăng lên đến 4 lần, các hoạt động được mở rộng hầu như khắp thế giới. Trung tướng Dennis Hejlik cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt của thủy quân lục chiến Mỹ cho biết. Trước năm 2006, số binh sỹ trong đơn vị mà ông quản lý và 2600 người, sau năm 2006 con số này đã tăng lên đến 5000 người. Cùng với số lực lượng SEAL có mặt trên chiến trường khoảng 5000-6000 người. Trong kế hoạch dài hạn, số lượng nhân viên sẽ tăng thêm 1000 người nữa. Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ gần đây, phó đô đốc William McRaven chỉ huy đặc biệt của JCOC, chính ông là người chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden cho biết. Tốc độ tăng trưởng nhân lực ổn định của SOCOM vào khoảng từ 3-5% mỗi năm, cùng với đó là sự tăng cường bổ sung các máy bay không người lái và xây dựng các cơ sở hoạt động đặc biệt. Phó Đô đốc McRaven tin tưởng rằng, mặc dù lực lượng quân đội thông thường được rút khỏi Iraq và Afghanistan, tuy nhiên lực lượng đặc biệt sẽ đảm đương vai trò tại đây. Trong một bài phát biểu tại Hội nghị các hoạt động đặc biệt hàng năm của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đô đốc Eric Olson, giám đốc chỉ huy các hoạt động đặc biệt đã chỉ vào một hình ảnh tổng hợp từ vệ tinh của thế giới vào ban đêm. Trước sự kiện 11/9/2001, vùng ánh sáng về đêm của hành tinh chủ yếu tập trung ở các nước công nghiệp Bắc bán cầu, đây được xem là vùng trọng điểm. Tuy nhiên trong một thập kỷ qua thế giới đã thay đổi nhiều, trọng tâm chiến lược của chúng tôi đã chuyển phần lớn xuống phía Nam, chúng ta đang đối phó với những mối đe dọa đang nỗi lên từ những nơi không có ánh đèn về đêm. |
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét