Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ - Pakistan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> UAV Mỹ có thể bị bắn hạ ở Pakistan



Pakistan sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái (UAV) nào của Mỹ nếu xâm phạm vào không phận của họ, một quan chức cấp cao Pakistan nói với NBC News hôm 10/12.

Theo chính sách quốc phòng mới của Pakistan, "Bất kỳ đối tượng nào xâm nhập vào không phận của chúng tôi, bao gồm cả UAV của Mỹ, sẽ được coi như một hành động thù địch và bị bắn rơi", một quan chức quân sự cấp cao Pakistan nói với NBC News.

Chính sách quốc phòng mới của Pakistan được thay đổi vài tuần sau khi một cuộc tấn công chết người của NATO vào một trạm kiểm soát quân sự Pakistan và giết chết 24 binh sĩ nước này.

Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, chính quyền của Pakistan đã lên tiếng phản đối kịch liệt và đòi Mỹ, NATO phải có lời xin lỗi và bồi thường cho họ, đồng thời ra lệnh tất cả các nhân viên Mỹ phải rời khỏi căn cứ quân sự này cũng như cắt đứt một trong những tuyến đường cung cấp chính của NATO đến Afghanistan, đi qua một phần lãnh thổ Pakistan.

Theo yêu cầu của phía Pakistan, hôm 11/12, 51 binh sỹ Mỹ đóng tại căn cứ không quân Shamasi đã dời tới một căn cứ quân sự khác ở sâu ở trong lãnh thổ Afghanistan, và sau đó, Lực lượng biên phòng quân đội Pakistan đã kiểm soát căn cứ không quân trên của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Các UAV Mỹ sẽ bị Pakistan tấn công nếu còn tiếp tục xâm phạm không phận của họ.

Để có thể thực hiện được mệnh lệnh nêu trên, Quân đội Pakistan vừa trang bị một số lượng tên lửa phòng không hiện đại cũng như radar phát hiện ở gần khu vực bị tấn công hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Căn cứ không quân Shamasi ở Pakistan đã được lực lượng quân đội Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động bí mật chống khủng bố, tấn công các chiến binh al-Qaeda, Taliban và mạng lưới Haqqani, bằng cách sử dụng các UAV mang tên lửa.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh các chiến dịch truy lùng và không kích các phần tử khủng bố bằng UAV.

Các quan chức Mỹ cho biết, các chiến dịch này đã tạo nên những thành công lớn trong việc tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Binladen và đẩy các nhóm chiến binh có liên quang với mạng lưới này vào thế phòng thủ.

Từ năm 2004, các UAV Mỹ đã thực hiện hơn 300 cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Pakistan và giết chết hàng trăm người nước này.

Trước đó, nhà chức trách Pakistan đã đe dọa sẽ trục xuất các nhân viên Mỹ đang đóng ở căn cứ Shamasi sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL đã tấn công giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden đang lẩn trốn ở gần Islamabad mà không thông báo trước cho các quan chức nước này.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> CIA lập căn cứ bí mật tại Yemen



Quan chức cấp cao CIA cho biết, CIA sẽ xây dựng một căn cứ không quân bí mật dùng để bố trí máy bay không người lái (UAV) tại vịnh Ba Tư.



UVA Reaper của Không quân Mỹ. Ảnh AFP

Theo kế hoạch, các UAV được bố trí tại căn cứ không quân mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống lại các tay súng Al-Qaeda tại Yemen và khi cần thiết có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các nước khác trong khu vực. Hiện nay, vị trí bố trí căn cứ mới của Mỹ tại vịnh Nam Tư chưa được tiết lộ.

Lí do Mỹ triển khai xây dựng căn cứ đặc biệt vì quan ngại nguy cơ đến từ phía các lực lượng chống Mỹ lên nắm chính quyền tại Yemen.


Trước đó, Chính phủ Yemen hiện hành do Tổng thống Ali Saleh Abulloy đứng đầu rất tích cực hợp tác với Mỹ chống khủng bố.

Năm 2009, Yemen đã cho phép Mỹ sử dụng UAV để tấn công vào các mục tiêu có liên quan đến Al-Qaeda trên lãnh thổ Yemen.

Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011 tại Yemen đã xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ. Những người tham gia biểu tình yêu cầu Tổng thống Saleh - người nắm chính quyền Yemen suốt 30 năm qua phải từ chức.

Vào tháng 5/2011, tại Yemen đã bắt đầu xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang giữa lực lượng nổi dậy và lực lượng ủng hộ tổng thống.

Ngày 3/6, Tổng thống Saleh đã bị thương do các vụ pháo kích vào dinh thự tổng thống tại thủ đô Sana. Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Saleh đã được chuyển đến Arab Saudi điều trị.

Pakistan là nơi lần đầu tiên mà Mỹ sử dụng rộng rãi các UAV để chống lại lực lượng khủng bố. Kết quả của các vụ không kích bằng UAV do Mỹ tiến hành đã tiêu diệt gần 1.400 tay súng, trong đó có cả những thành phần chủ chốt của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại Pakistan. Tuy nhiên, các báo cáo có ghi nhận những trường hợp UAV giết nhầm thường dân, gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Pakistan.


[BDV news]



Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Pakistan đồng ý trả xác trực thăng bí ẩn



Thượng nghị sỹ John F. Kerry cho biết Mỹ đã chính thức yêu cầu và Pakistan đồng ý sẽ trao trả phần đuôi chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị nạn trong cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden.

Động thái giảm căng thẳng quan hệ

Ông Kerry coi đây là một phần trong “một loạt những bước đi cụ thể” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Thượng nghị sỹ Kerry nói rằng quan hệ của Mỹ với Pakistan đang ở trong “giai đoạn quan trọng” sau khi bin Laden bị giết và việc Pakistan trao trả cho phía Mỹ phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng là một trong những kết quả cụ thể nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Quan hệ hai nước đã tích tụ những căng thẳng từ lâu và trở nên tồi tệ sau khi đặc nhiệm Mỹ giết bin Laden trong thành phố quân sự của Pakistan.



Ông John Kerry trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo tại Pakistan.

Pakistan đã tự ái và diễu cợt hành động của Mỹ vì không được thông báo trước về cuộc tấn công, trong khi các quan chức Mỹ đã công khai đặt câu hỏi liệu các quan chức Pakistan có thông đồng với bin Laden.

Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những cáo buộc này, nói rằng việc ông đến Pakistan để "điều chỉnh lại" mối quan hệ, chứ không phải để phán xét xem Pakistan có chứa chấp khủng bố hay không. Ông cũng cho biết đã thảo luận một số điểm còn tranh cãi, bao gồm tin cáo buộc Pakistan đã hỗ trợ cho quân nổi dậy Afghanistan đóng trên đất của mình.

“Môi hở răng lạnh” dù còn nhiều mâu thuẫn

Trong mấy ngày qua, giới chức quân sự và dân sự Pakistan tỏ bất bình quanh vụ tấn công bin Laden, điều mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan. Quốc hội Pakistan cũng thông qua một nghị quyết lên án vụ đột kích, yêu cầu CIA chấm dứt các vụ không kich bằng UAV và dọa sẽ chấm dứt các tuyến đường tiếp tế của NATO qua đất Pakistan.

Vì vậy trong chuyến thăm, ông Kerry phải nhấn mạnh với lãnh đạo của Pakistan rằng bí mật xung quanh cuộc hành quân vào Abbottabad không phản ánh sự bất tín của Mỹ. Do suýt thất bại trong vụ bắt bin Laden ở Afghanistan năm 2001, Mỹ quyết định bằng bất kỳ giá nào cũng phải tránh tiết lộ trong lần này, thậm chí, chỉ một số quan chức cấp cao của Mỹ được thông báo trước về cuộc đột kích này.

Trong bản thuyên bố chung Kerry nói ông đảm bảo với phía Pakistan rằng Mỹ “không có ý đồ nào” về kho vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung cũng không đả động gì đến các cuộc không kích của máy bay không người lái mà Pakistan ngầm cho phép nhưng công khai phản đối.

Trong những ngày tới, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng sẽ đến thăm Islamabad để thảo luận “một lộ trình” mà kết quả sẽ quyết định cho chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Kerry loại bỏ khả năng quan hệ hai nước có thể bị đổ bể.

Ông Kerry cho rằng quan hệ Mỹ - Pakistan đi xuống là “con đường rất nguy hiểm cho mọi người – nguy hiểm cho Pakistan, nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ, nguy hiểm cho các dân tộc ở nước này và của khu vực này”.

Mỹ đang sử dụng Pakistan như trung gian tiếp tế chủ yếu cho Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Nếu cắt đứt quan hệ với Pakistan, Islamabad có thể sẽ bất ổn và kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó, Pakistan cần viện trợ của Mỹ giúp trang bị cho quân đội và chống đỡ nền kinh tế đang chao đảo của mình. Bất chấp tâm lý chống Mỹ đang lan rộng ở Pakistan, nước này vẫn muốn quan hệ với một siêu cường.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang