Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Arab Saudi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Arab Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Arab Saudi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Arab Saudi muốn phát triển vũ khí hạt nhân?



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei ShoArab Saudi sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân nếu Iran có được vũ khí đó.


Theo báo chí Anh, đó là lời cảnh báo đối với phương Tây do hoàng thân Turki al–Faisal, người được coi là sẽ giữ chức bộ trưởng Ngoại giao đưa ra trong tháng 6.

Hoàng thân Turki al–Faisal.


Các chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng tín hiệu do Turki al– Fêisal đưa ra là phản ứng trước tin tức từ Iran về việc nước này sẽ tăng công suất làm giàu nguyên liệu hạt nhân và vì sự mất ổn định trong khu vực.

Lời cảnh báo của hoàng thân Arab Saudi, Al– Fêisal, người đã từng đứng đầu cơ quan tình báo của Vương quốc được đưa ra trước một cử toạ hẹp. Vị hoàng thân này hôm 8/6 đã đến căn cứ không quân Anh Molsuort, nơi các chuyên gia của NATO thu thập và xử lý tin tức về Cận Đông và Địa Trung hải.

al–Faisal đã thông báo với các sĩ quan cao cấp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương rằng trong trường hợp Iran có bom nguyên tử có thể làm nổ ra xung đột hạt nhân trong khu vực.

Hoàng thân đã diễn tả một cách rất ngoại giao: Sự hiện diện của một vũ khí như vậy ở Iran chắc sẽ buộc Arab Saudi thực thi một chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khó mô tả và có thể bi đát.

Hoàng thân đã không giải thích chi tiết chính sách này nhưng hôm 30/6/2011, báo Guardian của Anh đã trích lời một quan chức cấp cao thân cận với Al– Fêisal cho rằng: “Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ bị buộc phải lấy đó làm gương”.

Arab Saudi do gia đình Al–Saud theo phái Suni điều hành, thường xuyên thể hiện sự lo ngại vì tình hình an ninh ở khu vực, nơi Iran theo phái Shia đòi nắm quyền quốc gia dẫn đầu.

Nếu tin vào thông tin của mạng WikiLeaks, Quốc vương Arab Saudi, Abdulla năm 2008 đã bí mật ám chỉ với Washington là tất cả các nước vùng Vịnh Persian sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân nếu Iran có được nó.

Liệu Riyadh có thực hiện sự cảnh báo của mình? Phương trình này có mấy ẩn số.

Đó là Iran, nước luôn khẳng định là chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Đó cũng là Israel, nước đã nhiều lần vô hiệu hoá nguy cơ hạt nhân tiềm tàng đối với nước mình bằng các đòn tấn công bằng không quân vào lãnh thổ các nước thù địch (Iraq năm 1981 và Sirya năm 2007). TelAviv coi Iran có vũ khí hạt nhân là nguy cơ đe doạ cho sự tồn tại của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã mấy năm nay luôn dẫn đầu cuộc vận động nhằm bóp chết chương trình hạt nhân của Iran bằng các biện pháp trừng phạt và không loại trừ phương án dùng vũ lực.

Dẫu sao cũng thấy rõ là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang ngày một tăng lên. Các trường hợp của Iraq, Iran, Triều Tiên, Libya cho thấy sự kiểm soát quốc tế đối với việc buôn bán các vật liệu và công nghệ hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu quả thấp.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng vấn đề khí hậu và sự thiếu hụt dự báo được của nhiên liệu hydrocacbon đang trở nên gay gắt định trước sự gia tăng mạnh mẽ năng lượng hạt nhân thế giới trong những thập niên tới, bao gồm cả việc phổ biến các công nghệ của chu trình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng hoá ra là tấm bình phong thuận lợi cho nhiều nước ở những vùng không ổn định triển khai các chương trình hạt nhân của mình.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Arab, Arab Saudi đã có kế hoạch đến năm 2030 xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân. Lý do chính thức là để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tổng giám đốc tập đoàn Các nguồn lực Công nghiệp Nguyên tử Andrei Cherkasenko của Nga tuyên bố với Báo Độc lập: “al–Faisal là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì đây là sự phổ biến tiềm tàng các công nghệ hạt nhân của thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã tạo ra một số lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều dân tộc và quan điểm nhưng có đủ tri thức để chế tạo bom nguyên tử”.

Theo ông, Vương quốc có nguồn tài chính dồi dào, về mặt lý thuyết, Arab Saudi hoàn toàn có khả năng chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý đồ thì cần phải có các cơ sở hoá học và làm giàu nguyên liệu hạt nhân mà sự xuất hiện của chúng ở Vương quốc này có thể bị cộng đồng quốc tế phát hiện.

Trong những điều kiện nhất định, cộng đồng này khả dĩ có thể ngăn cản sự phát triển nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Arab Saudi.

Về phần mình, trung tướng Ghennadi Evstafiyev, người từng tham gia thương lượng giải trừ quân bị Liên Xô – Mỹ giả định rằng, có thể, Riyadh sẽ nhờ Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho rằng, “Đã nhiều năm Arab Saudi có quan hệ tin cậy với Islamabad. Do vậy, không thể loại trừ là đã đạt được sự thoả thuận nào đó về vấn đề hạt nhân trong những năm 1970 khi Pakistan dưới quyền Zulfikar Ali Bhuto”.

Nhưng xem ra Riyadh kỳ vọng một cách vô ích vào Pakistan: Trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm chiếm lấy các mục tiêu hạt nhân của Pakistan.

Tuy nhiên, không thể xem xét tuyên bố của Riyadh tách rời khỏi diễn biến chung. Cách đây 10 ngày, Iran đã tiến hành một cuộc thử tên lửa lớn. Iran chuẩn bị phóng vệ tinh vào vũ trụ. Evstafiyev đánh giá việc phóng vệ tinh thành công chứng tỏ tấm bắn của tên lửa Iran đã tăng lên đáng kể.

Tương tự Iran dự kiến sẽ chuyển trung tâm làm giàu uranium từ Natanz sang địa điểm khác, nơi sẽ lắp đặt các máy ly tâm mạnh hơn.

Sau cùng, Arab Saudi cảm thấy khó chịu trước tình hình các chế độ trong thế giới Arab bị lật đổ. Ghennadi Evstafiyev kết luận: “Riyadh sẽ tăng sức ép chính trị và tinh thần đối với các đồng minh phương Tây của mình để họ phải khẳng định sự ủng hộ bất di bất dịch chế độ hiện nay ở Arab Saudi".


[BDV news]


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> CIA lập căn cứ bí mật tại Yemen



Quan chức cấp cao CIA cho biết, CIA sẽ xây dựng một căn cứ không quân bí mật dùng để bố trí máy bay không người lái (UAV) tại vịnh Ba Tư.



UVA Reaper của Không quân Mỹ. Ảnh AFP

Theo kế hoạch, các UAV được bố trí tại căn cứ không quân mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống lại các tay súng Al-Qaeda tại Yemen và khi cần thiết có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các nước khác trong khu vực. Hiện nay, vị trí bố trí căn cứ mới của Mỹ tại vịnh Nam Tư chưa được tiết lộ.

Lí do Mỹ triển khai xây dựng căn cứ đặc biệt vì quan ngại nguy cơ đến từ phía các lực lượng chống Mỹ lên nắm chính quyền tại Yemen.


Trước đó, Chính phủ Yemen hiện hành do Tổng thống Ali Saleh Abulloy đứng đầu rất tích cực hợp tác với Mỹ chống khủng bố.

Năm 2009, Yemen đã cho phép Mỹ sử dụng UAV để tấn công vào các mục tiêu có liên quan đến Al-Qaeda trên lãnh thổ Yemen.

Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011 tại Yemen đã xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ. Những người tham gia biểu tình yêu cầu Tổng thống Saleh - người nắm chính quyền Yemen suốt 30 năm qua phải từ chức.

Vào tháng 5/2011, tại Yemen đã bắt đầu xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang giữa lực lượng nổi dậy và lực lượng ủng hộ tổng thống.

Ngày 3/6, Tổng thống Saleh đã bị thương do các vụ pháo kích vào dinh thự tổng thống tại thủ đô Sana. Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Saleh đã được chuyển đến Arab Saudi điều trị.

Pakistan là nơi lần đầu tiên mà Mỹ sử dụng rộng rãi các UAV để chống lại lực lượng khủng bố. Kết quả của các vụ không kích bằng UAV do Mỹ tiến hành đã tiêu diệt gần 1.400 tay súng, trong đó có cả những thành phần chủ chốt của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại Pakistan. Tuy nhiên, các báo cáo có ghi nhận những trường hợp UAV giết nhầm thường dân, gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Pakistan.


[BDV news]



Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> 'Gia sản' của Osama bin Laden



Sau đây là hình ảnh Osama bin Laden, nhân vật lịch sử dám chống lại 2 siêu cường thế giới là Liên Xô và Mỹ, cũng là người gây nhiều tranh cãi về vai trò của mình trên thế giới.



Osama bin Laden, tên đầy đủ là Osama bin Mohammed bin Awad bin Laden, là một tín đồ Hồi giáo chính thống và là người sáng lập tổ chức vũ trang al-Qaeda.

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ông ta được thế giới biết đến như là trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới với hàng loạt vụ tấn công trên toàn thế giới, tiêu biểu là cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Osama bin Laden sinh ngày 10/3/1957, là con thứ 17 trong 52 người con của tỷ phú Mohamed bin Laden.

Ngay từ thời còn trẻ, Osama bin Laden đã chịu ảnh hưởng nặng của quan điểm Hồi giáo cực đoan và luôn có tư tưởng bài xích phương Tây. Năm 1979, khi Liên Xô tấn công Afghanistan, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống vương giả ở quê hương để tham gia lực lượng “thánh chiến” Mujahideen.

Từ đây, cuộc đời ông ta rẽ sang một con đường khác, trở thành tên trùm khủng bố quốc tế khét tiếng nhất thế giới suốt hàng chục năm qua.

Hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh tư liệu về cuộc đời của Osama bin Laden do hãng thông tấn BBC (Anh) cung cấp:






Cuối năm 1979, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở quê nhà để tới Afghanistan, tham gia vào lực lượng “thánh chiến” Mujahideen chống lại quân đội Liên Xô. Đây là cuộc chiến đầu tiên trong cuộc đời trùm khủng bố khét tiếng này.



Osama bin Laden đã cùng chiến hữu trong lực lượng Mujahideen chiến đấu đến cùng với Liên Xô và đã dành thắng lợi sau 10 năm.



Sau cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan, mối hận thù của ông ta chuyển từ Liên Xô sang Mỹ, khi Washington đưa 300.000 lính Mỹ (gồm cả nữ giới) tới đóng quân tại Arab Saudi, một trong hai thánh địa của người Hồi giáo. Đối với Bin Laden, hành động đó của nước Mỹ là một sự phỉ báng đối với thế giới Hồi giáo.



Trong những năm 1990, Osama bin Laden đã tham gia tổ chức hàng loạt cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới. Tiêu biểu trong đó là vụ đánh bom ở Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York năm 1993; vụ đánh bom bằng xe hơi tại thủ phủ Riyadh (Arab) năm 1995; vụ đánh bom bằng xe tải vào một doanh trại ở Arab khiến 19 lính Mỹ thiệt mạng vào năm 1996; và những cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998.



Năm 2001, cả thế giới đều biết Osama bin Laden là tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới khi tổ chức cuộc tấn công vào New York và Lầu Năm Góc vào ngày 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cũng là lời tuyên chiến chính thức của Bin Laden dành cho các nước phương Tây.



Dù lực lượng vũ trang Mỹ đã tiến đánh Afghanistan ngay từ cuối năm 2001, nhưng Bin Laden vẫn trốn thoát thành công qua biên giới Pakistan và lẩn trốn trong gần 10 năm.



Ở các nước Hồi giáo như Pakistan, nhiều người ủng hộ Osama bin Laden và xem ông là người chiến sỹ anh hùng dám chiến đấu chống lại Mỹ và Israel. Nhưng đối với các nước phương Tây, Osama bin Laden là đại diện cho cái ác, là tên khủng bố đã vấy máu hàng nghìn sinh linh vô tội.



Dù phải chạy trốn suốt 10 năm qua, nhưng Osama bin Laden vẫn thường xuất hiện thông qua những đoạn tin nhắn âm thanh hoặc các video để kêu gọi chống lại Mỹ và các đồng minh.



Những thông tin đầy bất ngờ về cái chết của Osama bin Laden vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đã dẫn tới những cuộc mít-tinh ăn mừng tự phát ngay ở bên ngoài Nhà Trắng và New York, Mỹ.



Các dấu mốc trong cuộc đời Bin Laden (Theo TTXVN, AFP).



[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang