Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thượng viện Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng viện Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thượng viện Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Tranh chấp Biển Đông – điểm “nóng” trên thế giới




Tranh chấp lãnh hải trong khu vực biển Đông đang trở thành một trong những chủ đề “nóng” gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Philippines và Việt Nam đang muốn Mỹ bày tỏ sự ủng hộ một cách dứt khoát hơn để giúp chống lại những xâm phạm từ phía Trung Quốc.


Hôm 27/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua bản Nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý để phản đối các hành động của Trung Quốc. Đáp lại động thái này, tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai đã cảnh báo rằng: “Các bên liên quan đang thực sự đùa với lửa, và tôi hi vọng Mỹ sẽ không để lửa bén vào mình.”


Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho đến nay vẫn giữ vững quan điểm mà bà đã đưa ra ở hội nghị tháng 7 năm ngoái tại Hà Nội: Mỹ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp lãnh thổ, nhưng Mỹ muốn đóng vai trò trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình vì lợi ích của mình trong khu vực và ủng hộ tự do hàng hải. Vì Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng căng thẳng cho nên đã đến lúc cần phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã có chuyến thăm Washington để kêu gọi Mỹ thực hiện bản Hiệp ước phòng thủ tương trợ năm 1951 giữa 2 nước. Theo nội dung hiệp ước, trong trường hợp Philippines bị tấn công, Mỹ sẽ cố vấn và hành động trước những mối đe dọa phổ biến. Truyền thông Philippines đang lùng sục tin tức để cố gắng tìm hiểu xem liệu bà Clinton và Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas có giữ vững cam kết này của Washington hay không.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Philippines đang trở lại quỹ đạo của Mỹ. Trong thời gian gần đây, Manila dường như đang thách thức Bắc Kinh, như vụ dẫn độ các công dân Đài Loan về Trung Quốc mà không hề tham vấn ý kiến Đài Bắc. Người tiền nhiệm của Tổng thống Aquino là bà Aroyo đã từng phá hỏng những nỗ lực đàm phán của các quốc gia Đông Nam Á như một khối liên kết chống lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông, thay vào đó bà đã chọn giải pháp hoàn tất một thỏa thuận riêng với Trung Quốc vào cuối năm 2004 bằng cách hi sinh một số vùng đất tranh chấp để có thể tiếp tục xúc tiến thăm dò dầu khí chung với nước này.

Philippines đột ngột thay đổi thái độ từ nhượng bộ sang thách thức là kết quả của việc Trung Quốc đã đi quá xa trong vụ tranh chấp. Đặc biệt đáng báo động là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố tình gây rối trên lãnh thổ biển Đông. Các tàu quân sự của Trung Quốc dính líu đến hàng loạt vụ đụng độ ngay cả khi các nhà ngoại giao nước này lên tiếng kêu gọi hòa giải.

Mỹ và các đồng minh trong khu vực có hai mục tiêu chính. Thứ nhất là hoàn thiện Tuyên bố năm 2002 về ứng xử giữa các bên ở biển Đông – khu vực Trung Quốc thường xuyên vi phạm – thành một bộ luật ứng xử nghiêm ngặt hơn, trong đó quy định rõ các loại tàu và máy bay phải tuân theo quy tắc hành xử như thế nào. Bắc Kinh dường như đang phục hồi chính sách “khẳng định dần dần” theo cách biến biển Đông thành một cái hồ của Trung Quốc bằng việc đã rồi.

Mục tiêu thứ hai là yêu cầu Trung Quốc làm rõ cơ sở tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo và vùng biển thuộc khu vực lân cận ở biển Đông. Singapore – nước không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc – gần đây cũng đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh đưa ra những bằng chứng xác thực chứng minh chủ quyền của mình hơn là những động thái mập mờ hiện tại đang gây rất nhiều lo ngại trong cộng đồng hàng hải Quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc đang cố tình né tránh vấn đề này. Bắc Kinh có xu hướng ưu tiên đàm phán song phương với từng nước láng giềng ở Đông Nam Á, lợi dụng sức mạnh trội hơn về kinh tế và quân sự để gây áp lực buộc các nước trong khu vực phải nhượng bộ.

Hiện nay, khi các nước Đông Nam Á đã hợp nhất lại, sự can thiệp của Mỹ trở thành bước đệm quan trọng để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thuyết giáo hòa bình trong khi tàu thuyền của mình lại đi quấy rối tàu nước khác thì các nước Đông Nam Á sẽ tiến hành thắt chặt các thỏa thuận an ninh với Mỹ. Các tín hiệu từ Washington cho thấy Mỹ sẵn sàng trở thành đối tác cùng Đông Nam Á yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế hoạt động quân sự và ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

[Vitinfo news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Pakistan đồng ý trả xác trực thăng bí ẩn



Thượng nghị sỹ John F. Kerry cho biết Mỹ đã chính thức yêu cầu và Pakistan đồng ý sẽ trao trả phần đuôi chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị nạn trong cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden.

Động thái giảm căng thẳng quan hệ

Ông Kerry coi đây là một phần trong “một loạt những bước đi cụ thể” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Thượng nghị sỹ Kerry nói rằng quan hệ của Mỹ với Pakistan đang ở trong “giai đoạn quan trọng” sau khi bin Laden bị giết và việc Pakistan trao trả cho phía Mỹ phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng là một trong những kết quả cụ thể nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Quan hệ hai nước đã tích tụ những căng thẳng từ lâu và trở nên tồi tệ sau khi đặc nhiệm Mỹ giết bin Laden trong thành phố quân sự của Pakistan.



Ông John Kerry trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo tại Pakistan.

Pakistan đã tự ái và diễu cợt hành động của Mỹ vì không được thông báo trước về cuộc tấn công, trong khi các quan chức Mỹ đã công khai đặt câu hỏi liệu các quan chức Pakistan có thông đồng với bin Laden.

Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những cáo buộc này, nói rằng việc ông đến Pakistan để "điều chỉnh lại" mối quan hệ, chứ không phải để phán xét xem Pakistan có chứa chấp khủng bố hay không. Ông cũng cho biết đã thảo luận một số điểm còn tranh cãi, bao gồm tin cáo buộc Pakistan đã hỗ trợ cho quân nổi dậy Afghanistan đóng trên đất của mình.

“Môi hở răng lạnh” dù còn nhiều mâu thuẫn

Trong mấy ngày qua, giới chức quân sự và dân sự Pakistan tỏ bất bình quanh vụ tấn công bin Laden, điều mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan. Quốc hội Pakistan cũng thông qua một nghị quyết lên án vụ đột kích, yêu cầu CIA chấm dứt các vụ không kich bằng UAV và dọa sẽ chấm dứt các tuyến đường tiếp tế của NATO qua đất Pakistan.

Vì vậy trong chuyến thăm, ông Kerry phải nhấn mạnh với lãnh đạo của Pakistan rằng bí mật xung quanh cuộc hành quân vào Abbottabad không phản ánh sự bất tín của Mỹ. Do suýt thất bại trong vụ bắt bin Laden ở Afghanistan năm 2001, Mỹ quyết định bằng bất kỳ giá nào cũng phải tránh tiết lộ trong lần này, thậm chí, chỉ một số quan chức cấp cao của Mỹ được thông báo trước về cuộc đột kích này.

Trong bản thuyên bố chung Kerry nói ông đảm bảo với phía Pakistan rằng Mỹ “không có ý đồ nào” về kho vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung cũng không đả động gì đến các cuộc không kích của máy bay không người lái mà Pakistan ngầm cho phép nhưng công khai phản đối.

Trong những ngày tới, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng sẽ đến thăm Islamabad để thảo luận “một lộ trình” mà kết quả sẽ quyết định cho chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Kerry loại bỏ khả năng quan hệ hai nước có thể bị đổ bể.

Ông Kerry cho rằng quan hệ Mỹ - Pakistan đi xuống là “con đường rất nguy hiểm cho mọi người – nguy hiểm cho Pakistan, nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ, nguy hiểm cho các dân tộc ở nước này và của khu vực này”.

Mỹ đang sử dụng Pakistan như trung gian tiếp tế chủ yếu cho Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Nếu cắt đứt quan hệ với Pakistan, Islamabad có thể sẽ bất ổn và kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó, Pakistan cần viện trợ của Mỹ giúp trang bị cho quân đội và chống đỡ nền kinh tế đang chao đảo của mình. Bất chấp tâm lý chống Mỹ đang lan rộng ở Pakistan, nước này vẫn muốn quan hệ với một siêu cường.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Mỹ, Hàn sẵn sàng 'xử lý' Triều Tiên



[BDV news] Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích, Tướng Walter của Mỹ cho hay.

Tướng Walter Sharp, lãnh đạo lực lượng liên quân Mỹ, Hàn khẳng định trước Thượng viện Mỹ rằng, giới chức quân sự của Washington và Seoul đang tích cực trau dồi "kỹ năng" để có thể sẵn sàng đáp trả cũng như chặn đứng mọi động thái “gây sự” của Bình Nhưỡng.

“Chúng tôi đang thảo luận đến mọi khả năng khiêu khích của Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng gây hấn, Seoul sẽ lập tức đáp trả để tự vệ bởi chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mọi phương án”, ông Walter khẳng định.

Tướng Walter cũng nhấn mạnh, những cuộc tấn công mới đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc cũng như sự phát triển không ngừng trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ càng khiến cho liên minh giữa Washington và Seoul thêm gắn bó.

“Sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp liên minh Mỹ, Hàn có thể ngăn chặn một Triều Tiên hung hăng thích gây bất ổn cho khu vực và thế giới”, ông Walter quả quyết.



Mỹ, Hàn sẵn sàng đối phó Triều Tiên. Ảnh minh họa.


Bổ sung cho bài phát biểu của Tướng Walter, Ðô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Nhưỡng cho rằng, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đang khiến quốc gia này trở thành một mối đe dọa thực sự.

“Tôi nhất trí với quan điểm rằng, Bình Nhưỡng đang trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ”, ông Willard nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang hướng tới khả năng tấn công mục tiêu xuyên lục địa.

Ðô đốc Willard khẳng định, cộng đồng quốc tế đang ngày càng mất kiên nhẫn với thái độ thù địch và bất thường của Triều Tiên. “Vấn đề quan trọng bây giờ là Trung Quốc cần nhận thức rõ về việc thế giới không còn có thể chịu đựng và bỏ qua cho các hành động của Triều Tiên”, ông Wilard tuyên bố.

Cũng theo quan chức này, chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như chặn đứng nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực là một cuộc đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh.

Ông Willard cho rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc nên tập trung làm rõ vấn đề rằng, Hàn Quốc quá chán ngán với một Triều Tiên thích gây gổ.

“Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thay đổi. Seoul giờ không còn nhường nhịn mà ngậm ngùi nhìn Bình Nhưỡng khiêu khích. Cộng đồng quốc tế cũng vậy. Tất cả đều đã mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính vì vậy, Trung Quốc cần nhận thức rõ điều này để gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn”, đô đốc khẳng định.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang