Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: S-300PMU-2

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300PMU-2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn S-300PMU-2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Azerbaijan lần đầu phô diễn sức mạnh của tổ hợp S-300PMU-2




Tại lễ diễu binh quân sự ở Baku diễn ra hôm 26/6 vào Ngày Lực lượng Vũ trang cũng như kỷ niệm 20 năm ngày độc lập của nước cộng hòa Azerbaijan, lần đầu tiên những tổ hợp tên lửa hiện đại S-300PMU-2 mua của Nga được phô diễn sức mạnh, hãng tin APA cho hay.

Theo Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga (TsAMTO), việc Nga cung cấp nhanh như vậy tổ hợp S-300PMU-2 cho Azerbaijan vì chúng đã có sẵn trong Lực lượng Vũ trang Nga, hoặc là đây là những hệ thống mới vốn được sản xuất để cung cấp cho Iran. Trong trường hợp sản xuất những tổ hợp này theo tiến độ bình thường thì việc cung cấp cho Azerbaijan (tính theo thời gian sản xuất) thì có thể được thực hiện sớm nhất vào năm 2012-2013.



Theo những thông tin không chính thức, hợp đồng cung cấp 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 đã được ký kết vào tháng 8/2010.

Ngoài S-300, tham gia cuộc diễu binh này, riêng lực lượng không quân của Azerbaijan đã điều động 35 máy bay trực thăng, 22 phản lực cơ chiến đấu cũng nhưng máy bay ném bom để tham gia màn biểu dương lực lượng.

Theo nguồn tin không chính thức, hợp đồng cung cấp cho Azerbaijan 24 trực thăng Mi-35M đã được ký vào năm 2010.

Nếu thông báo của hãng tin APA phù hợp với thực tế, có thể cho rằng lô trực thăng đầu tiên Mi-35M được cung cấp từ kho vũ khí có sẵn của Bộ Quốc phòng Nga. Tiến độ cung cấp Mi-35M cho Azerbaijan (tính theo ngày ký hợp đồng và thời gian sản xuất) – năm 2012-2014.

Đáng lưu ý trong buổi diễu binh quân sự là lời phát biểu của Tổng thống Azebaijan Ilham Aliyev. Trong bài diễn văn của mình, ông đã nêu bật tiềm năng và sức mạnh của quân đội nước này, đồng thời tuyên bố “nếu năm 2003, ngân sách quốc phòng của nước này là 160 triệu USD thì trong năm 2010 – 2,150 tỷ USD, và trong năm nay, con số này sẽ đạt 3,3 tỷ USD”.

Theo Tổng thống Ilham Aliyev, “ngân sách quốc phòng hiện nay của Azebaijan cao hơn 50% tổng ngân sách quốc gia Armenia”.

Tổng thống Ilham Aliyev cho biết đây là cuộc duyệt binh thứ 3 kể từ khi Azerbaijan tuyên bố độc lập vào đầu những năm 1990. Trước đó, vào năm 1992 và 2008, quân đội Azerbaijan cũng đã tổ chức hai cuộc diễu binh lớn nhưng quy mô không bằng lần này. Theo báo chí quốc tế, đây là cuộc diễn binh quân sự lớn nhất, hoàng tráng nhất trong lịch sử.

[Vitinfo news]


Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Thực lực quân sự của Libya



Bất ngờ với cuộc bạo loạn, thực tế ông Muammar Gaddafi đã không kịp chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, để duy trì vùng cấm bay, Mỹ, phương Tây và đồng minh sẽ phải chế áp hệ thống phòng không và hủy diệt không quân Libya vốn phần nào vẫn còn sức chiến đấu bất chấp cuộc bạo loạn trong nước.

Một chiến dịch như vậy cần không dưới mấy trăm máy bay tiến công của Không quân Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Còn ông Gaddafi có trong tay những lực lượng nào? Ông Gaddafi có thể chống chọi các kẻ thù của mình hay không?

Chỗ dựa của Gaddafi
Ngoài Lục quân, còn có 5 lữ đoàn Vệ binh Jamihiria, 1 lữ đoàn Cận vệ cách mạng và Lữ đoàn Vệ binh 32. Chính các đơn vị này cùng với 6 tiểu đoàn commando do các chuyên gia nước ngoài huấn luyện là những đơn vị có khả năng chiến đấu nhất và trung thành với ông Gaddafi. Các đơn vị này tuyển quân từ những người đồng hương và cùng bộ tộc với nhà lãnh đạo Libya. Lực lượng vệ sĩ riêng của Gaddafi, theo một số nguồn tin, là do các chuyên gia Nga và Belarus huấn luyện.

Trong các bản tin từ Libya, nhiều người thấy những binh lính da đen chiến đấu bên phía Gaddafi. Đó chính là các lính đánh thuê của lực lượng Lê dương Hồi giáo al-Failaka al-Islamiya (Islamic Legion hay Islamic Pan-African Legion) có quân số 7.000-15.000. Đó là những lính đánh thuê được trả lương rất cao, tuyển từ Chad, Nigeria, Mali, Sudan, có cả người Arab từ Ai Cập, Algeria, Tunisia, thậm chí từ Pakistan và nhiều nước khác. Họ cũng được chuyên gia nước ngoài huấn luyện.





Máy bay Tornado của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ không quân ở Lossiemouth ở Moray, phía Bắc Scotland tới căn cứ Akrotiri.(theo: báo đất việt)


Quân đội Libya
Quan điểm khác thường của ông Gaddafi về tổ chức nhà nước cũng thể hiện trong lĩnh vực quân sự. Libya giống như mọi nhà nước cũng có lực lượng vũ trang. Lực lượng này bao gồm bản thân quân đội và nhiều đơn vị quân sự và bán quân sự cấu thành cái gọi là lực lượng dân quân.

Quân đội Libya có gần 80.000 người và chiếm khoảng ½ là lính nghĩa vụ. Vũ khí chủ yếu là của Liên Xô, nhưng cũng có vũ khí của Czech, Pháp, Italia.

Về xe tăng, Libya có hơn 800 chiếc, trong đó có khoảng 200 Т-72М1, số còn lại là những xe tăng lạc hậu, ngoài ra còn có khoảng 1.300 đang được cất giữ.

Về tên lửa đường đạn chiến thuật, họ có tới 120 hệ thống đã cũ nhưng tin cậy là Elbrus (Scud) và Luna-M.

Quân đội Libya có rất nhiều pháo, đặc biệt là pháo phản lực.

Như vậy là quân đội Libya tuy nhỏ bé song lại không thiếu binh khí kỹ thuật. Nhưng phần lớn số vũ khí được lưu kho ở tình trạng không thuân thủ các quy định, tiêu chuẩn niêm cất và từ lâu không còn hoạt động được.

Ngoài ra, hiện chưa rõ bộ phận nào của quân đội còn trung thành với ông Gaddafi. Chắc chắn đó là các đơn vị đặc nhiệm và vệ binh do những sĩ quan đồng hương với “vị lãnh tụ cách mạng” chỉ huy.

Một bộ phận nhỏ các đơn vị quân đội thông thường nằm dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan cùng bộ tộc với phe nổi loạn đã chạy sang phía họ. Tham gia chiến đấu chống Gaddafi còn có các dân binh từ các tổ chức bán quân sự “Phòng vệ nhân dân địa phương” và “Đội dân binh vũ trang”

Nhiều khả năng, một bộ phận đáng kể quân đội chính quy vẫn chờ xem ai sẽ thắng và không chịu chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy.

Không quân và phòng không lạc hậu nhưng vẫn còn sức chiến đấu
Theo chuẩn mực của Phi châu, Không quân Libya khá mạnh và đông quân, nhưng được trang bị vũ khí lạc hậu. Ngoài ra, trình độ kỹ năng bay của nhiều phi công là rất kém do tính bừa bãi và thái độ coi thường công tác huấn luyện chiến đấu.

Tổng cộng, họ có hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có 7 máy bay ném bom tầm xa Tu-22B.

Lực lượng trực thăng có hơn 140 chiếc, trong đó có 35 trực thăng tiến công Mi-24.

Dĩ nhiên không phải toàn bộ số binh khí kỹ thuật này còn tốt và có thể bay, song chắc chắn là có 1/2 số máy bay có khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống phòng không Libya do các chuyên gia Liên Xô xây dựng và khá mạnh, nhưng lạc hậu. Lực lượng tiến công chủ lực là 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-200VE có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 250 km.

Ngoài ra, còn có 3 lữ đoàn tên lửa phòng không S-125 và 5 lữ tên lửa phòng không quá lạc hậu S-75. Các hệ thống tên lửa phòng không cơ động bao gồm các loại Kvadrat, Osa và Strela của Liên Xô và Crotale của Pháp, tổng cộng có hơn 100 hệ thống.

Gaddafi không kịp chuẩn bị cho chiến tranh
Gần đây, quân đội Libya đã có kế hoạch hiện đại hóa mạnh vũ khí trang bị. Gaddafi muốn mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1-2E, Tor-М2E và kể cả S-300PMU-2.

Không quân Libya muốn mua tới 20 tiêm kích tối tân Su-35, máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130.

Lục quân Libya dự định hiện đại hóa các xe tăng Т-72М1 lên mức gần với tăng Т-90S, cũng như mua xe tăng Т-90SA. Họ cũng đã đặt hàng 3 tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị tên lửa Uran-E và dự kiến đặt mua 2 tàu ngầm Projekt 636М Kilo.

Nhưng cuộc bạo loạn và những biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi cuộc bạo loạn nổ ra đã cản trở các kế hoạch này.

Lúc này, khi mà các cuộc không kích của kẻ thù đang đến gần, chắc ông Gaddafi phải hối tiếc về sự chậm trễ hiện đại hóa quân đội của ông.


(theo vietnamdefence news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang