Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Su-35BM

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-35BM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Su-35BM. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

>> Thực lực quân sự của Libya



Bất ngờ với cuộc bạo loạn, thực tế ông Muammar Gaddafi đã không kịp chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, để duy trì vùng cấm bay, Mỹ, phương Tây và đồng minh sẽ phải chế áp hệ thống phòng không và hủy diệt không quân Libya vốn phần nào vẫn còn sức chiến đấu bất chấp cuộc bạo loạn trong nước.

Một chiến dịch như vậy cần không dưới mấy trăm máy bay tiến công của Không quân Mỹ, phương Tây và đồng minh.

Còn ông Gaddafi có trong tay những lực lượng nào? Ông Gaddafi có thể chống chọi các kẻ thù của mình hay không?

Chỗ dựa của Gaddafi
Ngoài Lục quân, còn có 5 lữ đoàn Vệ binh Jamihiria, 1 lữ đoàn Cận vệ cách mạng và Lữ đoàn Vệ binh 32. Chính các đơn vị này cùng với 6 tiểu đoàn commando do các chuyên gia nước ngoài huấn luyện là những đơn vị có khả năng chiến đấu nhất và trung thành với ông Gaddafi. Các đơn vị này tuyển quân từ những người đồng hương và cùng bộ tộc với nhà lãnh đạo Libya. Lực lượng vệ sĩ riêng của Gaddafi, theo một số nguồn tin, là do các chuyên gia Nga và Belarus huấn luyện.

Trong các bản tin từ Libya, nhiều người thấy những binh lính da đen chiến đấu bên phía Gaddafi. Đó chính là các lính đánh thuê của lực lượng Lê dương Hồi giáo al-Failaka al-Islamiya (Islamic Legion hay Islamic Pan-African Legion) có quân số 7.000-15.000. Đó là những lính đánh thuê được trả lương rất cao, tuyển từ Chad, Nigeria, Mali, Sudan, có cả người Arab từ Ai Cập, Algeria, Tunisia, thậm chí từ Pakistan và nhiều nước khác. Họ cũng được chuyên gia nước ngoài huấn luyện.





Máy bay Tornado của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ không quân ở Lossiemouth ở Moray, phía Bắc Scotland tới căn cứ Akrotiri.(theo: báo đất việt)


Quân đội Libya
Quan điểm khác thường của ông Gaddafi về tổ chức nhà nước cũng thể hiện trong lĩnh vực quân sự. Libya giống như mọi nhà nước cũng có lực lượng vũ trang. Lực lượng này bao gồm bản thân quân đội và nhiều đơn vị quân sự và bán quân sự cấu thành cái gọi là lực lượng dân quân.

Quân đội Libya có gần 80.000 người và chiếm khoảng ½ là lính nghĩa vụ. Vũ khí chủ yếu là của Liên Xô, nhưng cũng có vũ khí của Czech, Pháp, Italia.

Về xe tăng, Libya có hơn 800 chiếc, trong đó có khoảng 200 Т-72М1, số còn lại là những xe tăng lạc hậu, ngoài ra còn có khoảng 1.300 đang được cất giữ.

Về tên lửa đường đạn chiến thuật, họ có tới 120 hệ thống đã cũ nhưng tin cậy là Elbrus (Scud) và Luna-M.

Quân đội Libya có rất nhiều pháo, đặc biệt là pháo phản lực.

Như vậy là quân đội Libya tuy nhỏ bé song lại không thiếu binh khí kỹ thuật. Nhưng phần lớn số vũ khí được lưu kho ở tình trạng không thuân thủ các quy định, tiêu chuẩn niêm cất và từ lâu không còn hoạt động được.

Ngoài ra, hiện chưa rõ bộ phận nào của quân đội còn trung thành với ông Gaddafi. Chắc chắn đó là các đơn vị đặc nhiệm và vệ binh do những sĩ quan đồng hương với “vị lãnh tụ cách mạng” chỉ huy.

Một bộ phận nhỏ các đơn vị quân đội thông thường nằm dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan cùng bộ tộc với phe nổi loạn đã chạy sang phía họ. Tham gia chiến đấu chống Gaddafi còn có các dân binh từ các tổ chức bán quân sự “Phòng vệ nhân dân địa phương” và “Đội dân binh vũ trang”

Nhiều khả năng, một bộ phận đáng kể quân đội chính quy vẫn chờ xem ai sẽ thắng và không chịu chấp hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy.

Không quân và phòng không lạc hậu nhưng vẫn còn sức chiến đấu
Theo chuẩn mực của Phi châu, Không quân Libya khá mạnh và đông quân, nhưng được trang bị vũ khí lạc hậu. Ngoài ra, trình độ kỹ năng bay của nhiều phi công là rất kém do tính bừa bãi và thái độ coi thường công tác huấn luyện chiến đấu.

Tổng cộng, họ có hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có 7 máy bay ném bom tầm xa Tu-22B.

Lực lượng trực thăng có hơn 140 chiếc, trong đó có 35 trực thăng tiến công Mi-24.

Dĩ nhiên không phải toàn bộ số binh khí kỹ thuật này còn tốt và có thể bay, song chắc chắn là có 1/2 số máy bay có khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống phòng không Libya do các chuyên gia Liên Xô xây dựng và khá mạnh, nhưng lạc hậu. Lực lượng tiến công chủ lực là 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-200VE có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 250 km.

Ngoài ra, còn có 3 lữ đoàn tên lửa phòng không S-125 và 5 lữ tên lửa phòng không quá lạc hậu S-75. Các hệ thống tên lửa phòng không cơ động bao gồm các loại Kvadrat, Osa và Strela của Liên Xô và Crotale của Pháp, tổng cộng có hơn 100 hệ thống.

Gaddafi không kịp chuẩn bị cho chiến tranh
Gần đây, quân đội Libya đã có kế hoạch hiện đại hóa mạnh vũ khí trang bị. Gaddafi muốn mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không Buk-М1-2E, Tor-М2E và kể cả S-300PMU-2.

Không quân Libya muốn mua tới 20 tiêm kích tối tân Su-35, máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130.

Lục quân Libya dự định hiện đại hóa các xe tăng Т-72М1 lên mức gần với tăng Т-90S, cũng như mua xe tăng Т-90SA. Họ cũng đã đặt hàng 3 tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị tên lửa Uran-E và dự kiến đặt mua 2 tàu ngầm Projekt 636М Kilo.

Nhưng cuộc bạo loạn và những biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi cuộc bạo loạn nổ ra đã cản trở các kế hoạch này.

Lúc này, khi mà các cuộc không kích của kẻ thù đang đến gần, chắc ông Gaddafi phải hối tiếc về sự chậm trễ hiện đại hóa quân đội của ông.


(theo vietnamdefence news )

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Su-35BM, ngôi sao trên bầu trời



Là máy bay tiêm kích (MBTK) thế hệ 4++, nhưng Su-35BM được coi là đối thủ tiềm tàng, thách thức các MBTK thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, trong khi đơn giá chỉ bằng 1/3 (30-38 triệu USD).

Máy bay tiêm kích đa năng, hạng nặng, siêu cơ động Su-35BM được sản xuất với mục tiêu giành ưu thế trên không khi tác chiến đơn lẻ hoặc theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Su-35BM có bề ngoài giống Su-27, tuổi thọ khai thác lên tới 6.000 giờ bay (30 năm). Su-35BM áp dụng công nghệ, vật liệu tàng hình để giảm độ bộc lộ với radar sóng cm (băng X) của đối phương ở bán cầu trước trong khu vực ±60°.

Hệ thống điều khiển siêu việt
Su-35BM được trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionics) hoàn toàn mới mà nòng cốt là hệ thống thông tin-điều khiển IUS dùng để liên kết về mặt chức năng, logic, thông tin và phần mềm các hệ thống trên khoang thành một hệ thống tích hợp thống nhất, bảo đảm sự tương tác giữa phi công và máy móc.



Su-35BM có hình dáng tương tự Su-27 nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn.

Hệ thống điều khiển vũ khí cho phép Su-35 sử dụng hầu hết các loại vũ khí của Không quân Nga, trừ bom và tên lửa hạng nặng dành riêng cho máy bay ném bom chiến lược. Cốt lõi của hệ thống điều khiển hoả lực của Su-35BM là radar mới với antenna mạng pha thụ động sóng cm (băng X) quét tia bằng điện tử Irbis-E, có thể phát hiện, bám và xác định toạ độ của các mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước trong mọi thời tiết.

Hệ thống điều khiển hoả lực và Irbis-E có thể phát hiện, bám tới 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không. Với Irbis-E, Su-35BM có thể đối phó với F-22 Raptor trong những điều kiện nhất định.

Một đặc trưng khác của MBTK thế hệ 5 trên Su-35BM là động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Đây là kiểu hiện đại hoá sâu của động cơ AL-31F, có sử dụng các công nghệ thế hệ 5, giúp máy bay có khả năng “siêu cơ động”, thậm chí sức cơ động có thể hơn cả F-22 vì động cơ của F-22 chỉ có thể di chuyển lên/xuống, còn 117S có thể di chuyển lên/xuống và phải/trái.


Động cơ 117S của Su-35BM có điều khiển vectơ lực đẩy.

Với trọng lượng và ở dải tốc độ - độ cao nhất định, Su-35BM có thể bay “siêu hành trình” (bay siêu âm mà không dùng chế độ tăng lực). Khả năng bay dài ở chế độ siêu âm là một dấu hiệu đặc trưng của MBTK thế hệ 5. Hiện chỉ có 2 máy bay sản xuất loạt có thể bay “siêu hành trình” là MiG-31 Foxhound và F-22A Raptor.

Hệ thống vũ khí tầm xa đáng gờm
Su-35 mang tối đa được 8.000 kg tải trọng chiến đấu lắp trên 12 điểm treo. Ngoài các vũ khí như ở Su-30МК, Su-35 còn được trang bị các loại vũ khí không-đối-không, không-đối-đất có điều khiển mới, kể cả các loại tầm xa.

Thành phần vũ khí có điều khiển không- đối- không gồm: các tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn radar chủ động, bán chủ động: R-27ER1 (8 quả), R-27ET1 và R-27EP1 (mỗi loại 4 quả), RVV-АЕ/R-77 (đến 12 quả, kể cả ụ treo kép lắp 4 tên lửa dưới thân), tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần R-73E (6 quả) (tổng cộng 34 tên lửa) và 5 tên lửa tầm siêu xa mới như K-100-1 có tầm bắn khủng khiếp... tới 400 km, có tốc độ 4.000 km/h, độ cao tác chiến 3-30.000 m.


Tên lửa không-đối-không tầm siêu xa K-100-1 trên mô hình Su-35.

Các loại tên lửa không-đối-đất có điều khiển gồm 25 tên lửa chống hạm, chống radar tầm trung và tầm xa: 6 tên lửa chống radar Kh-29TE dẫn bằng truyền hình và/hoặc Kh-29L dẫn bằng laser, 6 tên lửa chống hạm Kh-31A và/hoặc chống radar Kh-31P, 5 tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến mới Kh-59MK, 5 tên lửa chống radar tăng tầm Kh-58UShE, 3 tên lửa chống hạm tầm xa Club (3M-14AE/3M-54AE1) và 1 tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng tầm xa Kh-61 Yakhont-M tầm bắn 300 km. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang các bom điều khiển bằng truyền hình, laser, vệ tinh như ở Su-30MK và các bom có điều khiển mới, rocket và bom thông thường các loại. Su-35 còn có 1 pháo tự động cao tốc GSh-301 30 mm có cơ số đạn 150 viên.

Máy bay tiêm kích của tương lai?
Với tính năng vượt trội, Su-35BM được dự báo sẽ là một trong vài loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2006-2015 do Nga thông qua năm 2006, dự kiến sản xuất 182 Su-35BM cho Không quân Nga và xuất khẩu từ năm 2011-2020. Không quân Nga sẽ thành lập 2-3 trung đoàn tiêm kích Su-35 (60-80 máy bay+lực lượng dự bị). Một số công nghệ của Su-35 sẽ được dùng để hiện đại hoá Su-27, Su-30MKI, Su-33...


Su-35BM sẽ là một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Su-35BM sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi và Cận Đông. Nước đầu tiên có thể mua Su-35BM là Venezuela. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia đang sử dụng Su-27/Su-30 có thể sẽ đón nhận Su-35BM trong vài năm nữa. Ấn Độ ít khả năng mua Su-35BM vì họ đang hợp tác với Nga phát triển MBTK thế hệ 5 PAK FA. Định hướng xuất khẩu cho thấy Trung Quốc không được coi là khách hàng tiềm năng của Su-35BM.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang