Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Siêu tăng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu tăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Sức mạnh siêu tăng số 1 châu Á

Ngày 27/04 vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đầu đội mũ lính tăng, mình mặc quân phục rằn ri cưỡi trên xe tăng Type-10 của Nhật Bản đã khiến dư luận quan tâm chú ý. Các chuyên gia quân sự cho biết, loại xe tăng này có tính năng hết sức ưu việt, xếp hạng hàng đầu châu Á.

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?
>> Hành trình phát triển xe tăng của Ấn Độ

Type-10 là loại xe tăng chủ lực do Nhật Bản tự sản xuất, là sản phẩm của chuyển biến tư duy chiến lược quân sự, khởi nguồn từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Thời điểm đó, để ngăn chặn các cụm xe tăng mạnh của Liên Xô đổ bộ lên Hokkaido, Nhật Bản chú trọng phát triển loại xe tăng hạng nặng, thiên về phòng ngự, không có tính năng cơ động chiến lược là Type-90 (tải trọng trên 50 tấn).

Gần đây, tuy Nhật vẫn tuyên bố với cộng đồng quốc tế về chiến lược “phòng thủ để tự vệ” nhưng vẫn âm thầm phát triển một loại xe tăng có kích cỡ nhỏ hơn, trọng lượng thấp hơn nhưng trang bị, vũ khí cực kỳ hiện đại, có khả năng tấn công và tự bảo vệ rất mạnh là xe tăng Type-10. Điều này đã thể hiện rõ ràng sự chuyển mình trong tư duy chiến lược quân sự của họ.

Đầu thế kỷ 21, Nhật Bản bắt đầu tích cực theo đuổi một chiến lược quân sự hướng ngoại, nhấn mạnh mối đe dọa từ các phần tử khủng bố và lực lượng đặc nhiệm, tích cực tìm kiếm cơ hội để luyện quân bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, Nhật đã quyết tâm nghiên cứu, chế tạo thế hệ xe tăng chủ lực hiện đại Type-10 để làm “quả đấm chủ lực” của lực lượng lục quân.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Type 74 (trái) và Type 10 (phải) của Nhật Bản

Theo kế hoạch, Type-10 sẽ bổ sung và dần dần thay thế cho 2 thế hệ xe tăng Type-74 và Type-90 hiện đang sử dụng. Do bản “Hiến pháp Hòa bình”, trong một khoảng thời gian nhất định tới đây, Nhật Bản vẫn sẽ chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

Tuy nhiên, để đối phó với khả năng xảy ra xung đột quân sự với các nước xung quanh trong tương lai, Nhật Bản vẫn quyết định nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng xe tăng hiện có và nghiên cứu, phát triển thế hệ xe tăng mới bằng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, có khả năng hoàn thành tất cả các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trong và ngoài nước.

Type-10 là sản phẩm của Mitsubishi Heavy Industries, thuộc loại xe tăng chủ chiến nằm giữa thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4. Nó có trọng lượng không tải 43,25 tấn, đủ trang bị là 48 tấn; chiều dài 9,483m, rộng 3,24m, cao 2,3m; kíp lái gồm 3 người (chỉ huy, pháo thủ và lái xe).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh

Về vũ khí, Type-10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 do công ty Steel Works, Ltd của Nhật chế tạo. Ngoài ra nó còn được trang bị súng máy M2HB 12,7mm, súng máy 7,62mm Type 74. Type-10 có khả năng hành trình liên tục 440km mới phải tiếp dầu.

Hệ thống động lực của Type-10 sử dụng động cơ Diezen 4 thì, 8 xi-lanh V8 có lực đẩy 895kW (1200 hp) thế hệ mới nhất do Công ty MHI của Nhật chế tạo, giúp nó đạt vận tốc lên tới 70km/h ngay cả khi hành tiến phía trước hay giật lùi.

Type-10 có thể triển khai cơ động trên toàn phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, với trọng lượng nhỏ hơn các loại xe tăng chủ chiến của các quốc gia khác từ 8 - 15 tấn và động cơ cực mạnh, nó có thể tác chiến rất tốt trên các địa hình đồi núi, rừng rậm, đầm lầy, có thể chạy được trên tất cả các địa hình cầu cống, đường sá trên lãnh thổ Nhật Bản và phù hợp với mọi loại xe chở tăng cơ động.

Type-10 được chế tạo dựa trên những thành quả tiên tiến nhất của công nghệ điện tử và tự động hóa trong sản xuất xe tăng. Trên xe trang bị hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo C4I (Command, Control, Communications, Computers, & Intelligence), có thể tự động hóa việc kết nối và trao đổi thông tin giữa các xe tăng trong phân đội, nâng cao rất mạnh khả năng phối hợp tác chiến trên chiến trường.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 có hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Module

Hệ thống điều khiển hỏa lực của Type-10 có thể bảo đảm khả năng tiêu diệt mọi loại mục tiêu. Tính năng này kết hợp với thiết kế hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul giúp lớp áo giáp có trọng lượng nhẹ nhưng có khả năng chống đạn xuyên, đạn phá, đạn cháy đã nâng cao khả năng tự bảo vệ cho Type-10.

Một quan chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra, bất kể là khi đôi công với xe tăng địch hay lực lượng du kích sử dụng các phương tiện chống tăng, Type-10 đều thể hiện khả năng vượt trội, có thể xếp hạng “Xe tăng số 1 châu Á”.

Hiện nay, lực lượng lục quân Nhật Bản đã trang bị 39 chiếc xe tăng Type-10. Điều đáng ngạc nhiên là việc triển khai nhanh xe tăng Type-10 không chỉ dựa vào xe chuyên chở hoặc khả năng tự cơ động của nó, mà còn được triển khai trên tàu đổ bộ lớp Osumi. Điều này thể hiện rõ sự quyết tâm đột phá vào bản “Hiến pháp hòa bình” của Nhật Bản, để họ có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ.

Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản bắt đầu điều chuyển quân đội ra nước ngoài để nâng cao tầm ảnh hưởng. Sau khi bùng phát chiến tranh Iraq, lực lượng phòng vệ của Nhật đã cử một đơn vị đến miền nam Iraq tham gia vào công tác gìn giữ hòa bình, đơn vị này chỉ được trang bị một số xe thiết giáp hạng nhẹ kiểu bánh lốp 4x4 Komatsu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 được giới quân sự đánh giá là xe tăng số 1 châu Á

Loại xe chiến đấu bộ binh này được trang bị tháp pháo dạng bán khép kín và súng máy 12,7mm, rất phù hợp với nhiệm vụ tuần tiễu ở khu vực giao tranh có mức độ ác liệt thấp. Tuy Nhật Bản đã rút quân khỏi Iraq, Type-10 vẫn chưa được thử lửa ở trên chiến trường, nhưng việc họ tiếp tục gửi quân ra nước ngoài chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây.

Một khi lực lượng lục quân Nhật tham dự vào chiến trường có mức độ khốc liệt cao hơn, thường xuyên chịu sự uy hiếp của các loại bom, mìn, rocket hoặc pháo lựu đạn, các loại thiết giáp hạng nhẹ bánh lốp sẽ không đủ khả năng đối phó trong khi xe tăng Type-90 quá cồng kềnh và bất tiện.

Khi đó, chắc chắn loại xe tăng có trọng lượng nhẹ hơn, hỏa lực mạnh hơn như Type-10 sẽ thể hiện được tất cả các phẩm chất ưu việt của nó, thể hiện đúng tính chất là “quả đấm thép” của lục quân, khi đó mọi người sẽ thấy được Type-10 bộc lộ hết tính năng của “xe tăng số 1 châu Á”.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> T-90AM: Xe tăng thế hệ mới hay T-72 cải tiến lần thứ 18?



Bộ Quốc phòng Nga đã chấp thuận giải mật xe tăng T-90AM và UVZ sẽ giới thiệu xe tăng thế hệ mới này tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil diễn ra từ ngày 8-11.9.2011.

Đó là tiết lộ của ông Oleg Sienko, Tổng giám đốc Tập đoàn khoa học-sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng duy nhất của Nga hiện nay, hôm 7.4.2011. Vậy thực hư thế nào?




T-90 là xe tăng chủ lực tối tân nhất của quân đội Nga hiện nay


Không phải thế hệ mới!
Vài năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga thay đổi hẳn quan điểm mua sắm vũ khí khi mà nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) hùng mạnh một thời của Nga không thể đáp ứng nhu cầu của quân đội về các loại vũ khí công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại.

Nga không chỉ đã, đang và sẽ mua các vũ khí công nghệ cao như máy bay không người lái của Israel, tàu đổ bộ và pháo tàu của Pháp mà cả xe thiết giáp, pháo binh, vũ khí bộ binh vốn là thế mạnh của Nga qua các trường hợp mua xe ô tô bọc thép (của Italia), vỏ giáp (của Đức), pháo tàu (của Pháp), súng bắn tỉa, thậm chí, giới quân sự Nga đã nói đến sự hết thời của loại súng huyền thoại AK. Báo chí Nga còn bàn luận đến cả khả năng mua xe tăng Leopard của Đức hay Merkava của Israel thay cho T-90, mua súng Galil thay cho AK…


T-90S đang là mặt hàng bán chạy trên thị trường thế giới


Nga đang ở hoàn cảnh không thiếu tiền để mua vũ khí, song CNQP Nga không có khả năng đáp ứng các yêu cầu cả về chất lượng, số lượng, tiến độ...

Vì thế, việc giới quân sự Nga chỉ trích vũ khí nội địa và tìm cách mua sắm vũ khí phương Tây đi kèm chuyển giao công nghệ là một biện pháp gây áp lực đối với tổ hợp CNQP Nga buộc họ phải đổi mới, động não, đầu tư cho công nghệ vũ khí mới thay vì loanh quanh cải tiến vũ khí được phát triển, sản xuất từ thời Liên Xô.

Trong bối cảnh vũ khí Nga, xe tăng, xe bọc thép nói riêng bị các cấp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các tướng lĩnh quân đội Nga chê trách kịch liệt như thế, việc ông Sienko dán mác “xe tăng thế hệ mới” cho T-90AM cũng là điều dễ hiểu.

Một mặt, ông Oleg Sienko khẳng định: “Chúng tôi đang có một xe tăng thế hệ mới... Т-90АМ sẽ được giới thiệu tại triển lãm vũ khí ngày 8-11.9.2011”, song sau đó, ông lại nói gần như trái ngược rằng, “đây là sự hiện đại hóa rất sâu Т-90”.

Những câu nói đầy mâu thuẫn của ông Sienko cho thấy, T-90AM không hề là xe tăng thế hệ mới mà chỉ là biến thể mới nhất của T-90, vốn là T-72BM đổi tên sau màn trình diễn tệ hại của T-72 trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 mà thôi.





T-90AM có gì mới?
Cứ theo như lời ông Sienko, T-90AM thực ra là xe tăng Т-90A được UVZ nâng cấp theo tất cả các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga nêu ra vào tháng 12. 2009.

“Tại hội nghị năm 2009, chúng tôi đã nghe thấy nhiều lời chỉ trích của quân đội đối với chúng tôi, tôi cho rằng, sự chỉ trích là hoàn toàn công bằng. Họ đã chỉ ra những nhược điểm của xe tăng - đó là động cơ, hộp số, đạn pháo, khả năng quan sát vòng tròn và nhiều thứ khác, - ông Oleg Sienko nói. - Sau đó, chúng tôi đã lập một nhóm công tác và trong vòng 5 tháng đã khắc phục được tất cả các khiếm khuyết nêu ra - chúng tôi đã tăng công suất động cơ, chế tạo được nòng pháo đáp ứng các yêu cầu, chế tạo động cơ có công suất mạnh hơn 130 mã lực, tạo được khả năng quan sát toàn cảnh, chế tạo một ụ súng máy được bảo vệ hoàn toàn khác và nhiều thứ khác. Đó còn là một tổ hợp kỹ thuật-phần mềm có khả năng hiển thị bức tranh chiến trường hoàn toàn khác tới trưởng xe và mang lại những khả năng hoàn toàn khác, đó là máy nạp đạn tự động cải tiến và nhiều thứ, cho phép đưa xe tăng lên một trình độ mới”.


Hình ảnh được cho là của T-90AM/T-90M


Có thể tóm tắt là: đến nay ở T-90AM tất cả những điểm yếu mà Bộ Quốc phòng Nga nêu ra tháng 12.2009 như động cơ yếu, hộp số lạc hậu, nòng pháo hao mòn nhanh, súng máy thiếu sự bảo vệ, không có hệ thống quan sát toàn cảnh, máy nạp đạn tự động không phù hợp với loại đạn có uy lực mạnh hơn... đã được khắc phục. Chưa biết những cải tiến đó hiệu quả đến đâu, nhưng chỉ việc công suất động cơ chỉ tăng thêm 130 mã lực (động cơ của T-90A hiện có công suất 1.000 mã lực) cho thấy, T-90AM vẫn chỉ là “chú lùn” so với các xe tăng hiện đại khác về sức cơ động (Xe tăng M1 Abrams, Leopard 2, Merkava trang bị động cơ 1.500 mã lực, ngay các kiểu tăng T-84 của Ukraine cũng có động cơ 1.200 mã lực), đừng có trông mong có gì đột phá ở xe tăng này.

UVZ là hãng phát triển và sản xuất xe tăng duy nhất còn lại của Nga hiện nay, do nhà nước sở hữu 100% và là một trong những hãng sản xuất tăng lớn nhất thế giới.

Т-90 là tăng chủ lực của quân đội Nga, được phát triển từ giữa thập niên 1980 trên cơ sở hiện đại hóa Т-72B, ban đầu có ký hiệu Т-72BM, năm 1992 được nhận vào trang bị với tên Т-90 theo sắc lệnh của TT Nga Boris Yeltsin.

Xe có hệ thống động lực và bộ phận vận hành tương tự Т-72, nhưng có các trang thiết bị hiện đại hơn, hệ thống vũ khí có điều khiển tối tân và hệ thống bảo vệ mạnh hơn, trong đó có các hệ thống chế áp điện tử và phòng vệ tích cực.

Vũ khí của Т-90 gồm 1 pháo nòng trơn 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không NSVT 12,7 mm.


Chiến tranh ở Libya - màn quảng cáo tồi tệ của T-72 và xe tăng Nga


Khi bình luận thông tin về T-90AM, Trung tướng dự bị Yuri Kovalenko, cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục xe tăng-ô tô Bộ Quốc phòng Nga, người đã được giải thưởng về phát triển và đưa vào sử dụng Т-90 đánh giá, ưu điểm của Т-90 là tầm bắn của tên lửa có điều khiển trên Т-90 xa hơn gần 2 lần tầm bắn của các xe tăng nước ngoài, cho phép tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm hỏa lực của đối phương. Nhưng T-90 có điểm yếu là khả năng sống còn tương đối thấp do đạn pháo được bố trí trong khoang chiến đấu, không được cách ly với kíp xe nên khi đạn nổ sẽ phá hủy cả xe cùng kíp xe.

Theo tướng Kovalenko, các công trình sư của UVZ đã tìm ra các giải pháp xử lý các nhược điểm này. Họ đã nghiên cứu đưa đạn dược ra khỏi thân xe, ra khỏi khoang điều khiển, phát triển các cơ cấu nạp đạn cho phép bảo vệ kíp xe chống đạn pháo bị nổ, tìm ra một số biện pháp chống cháy nổ hiệu quả cho xe.

Ông khẳng định: “Về khả năng sống còn và khả năng bảo vệ, chúng ta hiện vượt trước các nước phương Tây - cả về hệ thống phòng vệ tích cực, chúng ta cũng đang đi trước, cả vỏ giáp phản ứng nổ lắp liền của chúng ta cũng hoàn thiện hơn và tin cậy hơn nhiều. Trong các vấn đề này, chúng ta có ưu thế đối với kẻ địch tiềm tàng”.

Ông Kovalenko cũng nói, “đến nay, tiềm năng hiện đại hóa Т-90 vẫn chưa hết” và cho biết: “Trình độ hiện tại của Viện thiết kế Ural cho phép làm tất cả những gì quân đội mong muốn. Người ta dọa chúng ta bằng các loại tăng Abrams và Leopard, nhưng chúng ta đang giữ thế quân bình với chúng”. Theo ông, “chỉ cần bổ sung đôi chút khả năng chỉ huy/điều khiển để làm sao bằng các khí tài điều khiển, chúng ta có thể phân phối các mục tiêu, giao nhiệm vụ rất nhanh để tiêu diệt các phương tiện hỏa lực đối phương. Nếu chúng ta đạt được, chúng ta sẽ tiến lên trình độ tiên tiến”.


Hình ảnh giả định của T-95 (tank-t-90.ru)


Mặc dù, báo chí Nga nói rằng, tất cả các tính năng của T-90AM vẫn được giữ bí mật và mặc dù ông giám đốc UVZ nói, Т-90АМ là “sự hiện đại hóa rất sâu Т-90, cho phép tiến về trước một bước so với tất cả các mẫu xe tăng hiện đại hiện có trên thế giới”, chúng ta hay chờ xem “danh có phù kỳ thực không”.

Bản thân ông Sienko cũng thành thật nói rằng, UVZ chẳng muốn hiện đại hóa cái đã được sản xuất 30 năm, còn bất cứ cái gì mới đều tốt hơn. Ông cũng khẳng định tuy đã “đẽo gọt” lại hoàn toàn Т-72, nhưng xe tăng này vẫn là xe tăng thế hệ trước.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều tướng lĩnh, công trình sư xe tăng Nga vẫn tiếc nuối dự án siêu xe tăng T-95 bị Bộ Quốc phòng Nga hủy bỏ.

Theo Tổng giám đốc UVZ Oleg Sienko thì Nga lẽ ra phải sản xuất xe tăng thế hệ mới từ ngày hôm qua.

Liên quan đến dự án Objekt-195 (T-95), ông Sienko đánh giá xe tăng này có tiềm năng khá tốt và có lẽ chúng tôi sẽ mạo hiểm hoàn thiện xe tăng này.


Hình ảnh được cho là của T-95 (tank-t-90.ru)


Màn quảng cáo thê thảm ở Libya


Sau các cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và thứ hai, đến lượt chiến tranh của NATO chống Libya hủy diệt danh tiếng của xe tăng Nga.









Xác những chiếc T-72, cha đẻ của T-90, cháy lăn lóc, tháp văng khắp nơi sẽ đặt ra nghi vấn đối với hiệu quả chiến đấu và khả năng sống còn của chính T-90.





Những hình ảnh này có buộc quân đội Nga trở lại với dự án phát triển xe tăng thế hệ mới và quân đội các nước xem xét lại vai trò của xe tăng trên chiến trường hiện đại?


[Tổng hợp]


>> 'Siêu tăng' T-95 bị chết yểu?



Giới quân sự Nga và thế giới từng kỳ vọng chứng kiến sự xuất hiện của “siêu tăng” T-95 tuy nhiên mong muốn này có thể không bao giờ thành hiện thực.

Tháng 12/2010, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Vladimir Popotkin thông báo: Quân đội Nga sẽ chấm dứt tài trợ cho dự án phát triển loại tăng chiến đấu chủ lực mới được biết đến với tên gọi T-95. Tuyên bố trên làm thất vọng toàn bộ giới quân sự Nga và thế giới.

Rất nhiều câu hỏi và sự hoài nghi, tại sao một dự án được ấp ủ gần hai thập kỷ qua bỗng dưng chấm dứt một cách khó hiểu. Trước đó, từng có những tin đồn loại “siêu tăng” này đã hoàn tất giai đoạn phát triển cuối cùng.



Chiếc xe tăng đang trùm bạt này được cho là chở mẫu nghiên cứu của T-95.


Nguồn gốc và kỳ vọng về T-95
Dự án phát triển T-95 được gọi là Objekt 775, được manh nha phát triển từ thời Liên Xô. Ban đầu, mẫu tăng mới này dự định đưa và sử dụng trong những năm 1995. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô khiến dòng vốn tài trợ cho dự án bị cắt đứt, dự án rơi vào tình trạng không xác định thời hạn.

Vào những năm 2000, Lục quân Nga đối mặt với tình trạng khủng hoảng xe tăng nghiêm trọng. Objekt 775 hay 195 được khởi động trở lại, cùng với đó là sự xuất hiện của giải pháp tạm thời T-90.

Theo dự kiến, sự xuất hiện của T-95 cùng với T-90 và những biến thể nâng cấp của T-80MU2 sẽ là nòng cốt cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Dự kiến, T-95 sẽ trải qua thử nghiệm và trang bị cho quân đội vào năm 2010.


Hình ảnh thực sự về T-95 vẫn chưa xuất hiện bao giờ.


Theo một số thông tin rò rỉ từ giới quân sự Nga, T-95 là mẫu thiết kế với nhiều tính năng vượt trội so với các loại tăng hiện có.

Tháp pháo được trang bị pháo với cỡ nòng lên đến 135mm (thậm chí, có thể là 152mm), tích hợp khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo, tháp pháo được điều khiển từ xa với cơ chế nạp đạn hoàn toàn tự động.

Được thiết kế theo kiểu phương Tây, tháp pháo có khả năng bảo vệ kíp xe trong trường hợp khối đạn dược bị kích nổ.

Giá xe thấp hơn tiêu chuẩn để tăng khả năng tàng hình, hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, dựa trên cơ chế tự động hóa cao.

T-95 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu các loại đạn chống tăng hiện đại, cùng với đó là hệ thống phòng vệ chủ động tối ưu.

T-95 được cho là có khối lượng đến 50 tấn, trang bị động cơ 1.800 mã lực, tốc độ tối đa lên đến 75km/giờ, kíp xe 3 người. Ở bên trong, buồng lái được thiết kế phù hợp với công thái học, tạo sự thoải mái cho kíp xe.

Giới quân sự Nga tự hào cho rằng T-95 sẽ là một loại “siêu tăng” không có đối thủ. Tuy nhiên, “siêu tăng” sẽ không bao giờ xuất hiện, hoặc nếu có sẽ là một mẫu thiết kế khác với mong đợi về T-95.

Nguyên nhân hủy bỏ dự án
Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: Ý tưởng về T-95 hay Objekt 775/195 ra đời hơn 2 thập kỷ. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại.

Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn.


Xe tăng dù hiện đại đến mấy cũng rất khó có cơ hội sống sót trước những loại trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống tăng như AH-64D Apache.


Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế.

Nếu biên chế T-95 trong Quân đội Nga cũng không thay đổi thực tế này. Khi đó, chế tạo hàng loạt T-95 sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90.

Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2.

Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang