Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: bang Virginia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn bang Virginia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bang Virginia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Obama theo dõi vụ Bin Laden như thế nào



Những tiến bộ trong công nghệ quân sự giúp Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức cao cấp Mỹ không bỏ lỡ giây nào trong điệp vụ tiêu diệt trùm mạng khủng bố Al-Qaeda, từ khoảng cách xa nhiều nghìn km.



Tập trung đông đủ tại Phòng tình huống nằm sâu bên trong Nhà Trắng, ông Obama cùng những phụ tá thân cận nhất theo dõi toàn bộ vụ tấn công tại Pakistan gần như theo "thời gian thực". Các thông tin thuyết minh cho chiến dịch được đích thân giám đốc CIA thực hiện.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ sử dụng những máy quay nhỏ gắn trên mũ, để truyền hình ảnh vụ tấn công về trung tâm chỉ huy của tổng thống Mỹ tại Washington và trụ sở Cục tình báo trung ương (CIA) tại Virginia. Khi họ rời các máy bay trực thăng để đột kích ngôi nhà của Bin Laden, các camera tối tân cũng bắt đầu hoạt động.




Toàn bộ quá trình hình ảnh được truyền từ thị trấn Abbotabad ở Pakistan về Phòng Tình huống ở Nhà Trắng để Tổng thống Obama có thể theo dõi. Đồ họa: Telegraph


Các hình ảnh được truyền đi từ những máy quay này tới đơn vị xử lý đặt trên một trong những chiếc trực thăng tham gia chiến dịch, khi ấy đang lượn vòng bên trên khu nhà của kẻ trùm sò Al-Qaeda. Sau đó, hình ảnh được truyền từ đây lên một vệ tinh của Mỹ, trước khi được đưa về Washington và Virginia.

Công nghệ truyền dẫn hình ảnh được phát triển cho mục đích quân sự vào năm 2008 này, hoạt động tương tự như cách mà Skype sử dụng cho hệ thống điện thoại Internet rất phổ biến hiện nay. Một phiên bản bảo mật cao của công nghệ này được Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ (USSOCOM) mua lại để sử dụng trong nhiều điệp vụ và cuộc tấn công tối mật ở Afghanistan.

Ban đầu, người ta cho rằng Tổng thống Obama theo dõi được các hình ảnh trực tiếp truyền về từ Pakistan. Tuy nhiên, Giám đốc CIA Leon Panetta sau đó xác nhận rằng có một độ trễ nhỏ trong việc truyền hình ảnh, và điều này góp phần làm tăng sự căng thẳng tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng và trụ sở CIA.

"Khi nhóm biệt kích bắt đầu tấn công khu nhà của Bin Laden, có một khoảng thời gian chừng 20 tới 25 phút chúng tôi thực sự không biết chính xác điều gì đang xảy ra ở đó. Đó là những giây phút căng thẳng vì phải chờ đợi thông tin. Nhưng cuối cùng Đô đốc William McRaven đã liên lạc và cho biết rằng ông nhận được mật danh Geronimo truyền đi từ nhóm biệt kích", giám đốc CIA kể lại.

Khi những người tại Nhà Trắng và trụ sở CIA được xem những hình ảnh chậm hơn ít phút so với những gì thực tế xảy ra qua các màn hình lớn, một không khí căng thẳng và hồi hộp bao trùm. Tổng thống Obama ngồi gần màn hình, với một bộ đồ bình thường và đôi mắt chăm chú theo dõi mọi diễn biến. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton thậm chí còn hồi hộp hơn, khi đưa tay lên che nửa mặt trong suốt thời gian xem những hình ảnh được truyền về từ một nơi cách xa tới hơn 11.000 km.

Giám đốc CIA Panetta bình luận trực tiếp chiến dịch tiêu diệt bin Laden từ tổng hành dinh tại Langley, Virginia. Ông sử dụng mật danh Geronimo để chỉ trùm khủng bố. Khi Bin Laden bị tiêu diệt với một viên đạn găm vào phía trên mắt trái, Panetta xác nhận "Geronimo EKIA", có nghĩa là "Geronimo, kẻ thù vừa bị tiêu diệt trong khi kháng cự".


Tổng thống Obama và những người thân cận theo dõi các hình ảnh được truyền về từ Pakistan. Ảnh: Telegraph


Sau khi chiến dịch hoàn tất, việc Tổng thống Obama trực tiếp theo dõi từng diễn biến tại Pakistan từ Nhà Trắng mới được báo chí loan báo. Thực tế là để có 40 phút tấn công chóng vánh và hiệu quả, người Mỹ đã phải chuẩn bị vô cùng công phu.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ nhận được lệnh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ để lùng bắt một mục tiêu mang mật danh Geronimo (theo tên chiến binh thổ dân Mỹ huyền thoại). Họ thậm chí đã tiến hành hai cuộc tập dượt với một hình nộm giống hệt Bin Laden trong một căn cứ quân sự.

Tổng cộng có 79 lính biệt kích SEAL tinh nhuệ nhất được điều động tham gia điệp vụ tại Pakistan, cùng với 4 trực thăng, trong đó có hai chiếc làm nhiệm vụ hỗ trợ. Nhóm biệt kích trú tại một căn cứ của Mỹ tại Jalalabad, Afghanistan, và chỉ vượt qua biên giới để vào Pakistan vào buổi tối theo giờ địa phương.

Cuộc đột kích chóng vánh đã tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden cùng một số người khác làm nhiệm vụ bảo vệ y. Trong một phát biểu sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Mỹ Obama nói: "Công lý đã được thực thi". Để có được câu nói ngắn gọn này, Mỹ đã sử dụng những công nghệ tối tân nhất hiện nay và hơn một thập kỷ kiên trì theo dấu Osama bin Laden.

[Vnexpress news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> “Đột nhập” căn cứ hải quân lớn nhất thế giới



Thành phố Norfolk, bang Virginia, Mỹ tự hào vì là quê hương của căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ và cũng là căn cứ hải quân lớn nhất trên thế giới.

“Ngự” trên diện tích rộng khoảng 1.720 hécta, căn cứ Hải quân Norfolk chiếm khu bến cảng dài khoảng 6km và khu bến tàu-cầu tàu trải dài trên 11km trên bán đảo Hampton Roads, thường được biết đến với cái tên Swell’s Point.

Đây là căn cứ hải quân lớn nhất thế giới, phục vụ cho 75 con tàu và 134 máy bay dọc theo 14 bến tàu và 11 nhà chứa máy bay, và là nơi tập trung đông nhất các lực lượng của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ của căn cứ này là hỗ trợ và sẵn sàng cho các hoạt động tiếp tế hậu cần cho Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Nơi đây cung cấp các hải cảng, các sân bay, phi đội bay, các dịch vụ phục vụ cuộc sống của nhân viên quân sự và những dịch vụ quản lý nhân sự.



“Dàn” tàu chiến neo đậu ở các bến cảng của Norfolk.

Căn cứ Norfolk là nơi neo đậu của các tàu sân bay, tàu tuần dương, khu trục lớn-nhỏ, các tàu đổ bộ, tàu ngầm, tàu tiếp viện quân nhu, các máy bay. Các phục vụ trên cảng chịu trách nhiệm kiểm soát hơn 3.100 lượt tàu thuyền ra vào mỗi năm.

Về hoạt động trên không, mỗi năm có hơn 100.000 chuyến bay bắt đầu từ đây, tức là trung bình mỗi ngày có 255 chuyến bay cất cánh - hay cứ 6 phút một chuyến. Hơn 150.000 hành khách và 264.000 tấn thư từ và hàng hóa khởi hành mỗi năm trên các chuyến bay của Bộ chỉ huy Hàng không Lưu động hay trên các chuyến bay thuê từ sân bay của Căn cứ Hải quân Norfolk.


Cứ 6 phút có một chuyến cất cánh từ Norfolk.

Đây cũng là trung tâm hậu cần của Hải quân Mỹ phục vụ các hoạt động chiến trường của Bộ Tư lệnh Trung tâm và châu Âu, và cả đến vùng Caribbean.

Đầu thế kỷ 20, các sĩ quan hải quân cấp cao Mỹ đã thống nhất rằng khu vực này là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động hải quân. Sau khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I tháng 4/1917, Bộ Hải quân Mỹ đã quyết định mua lại vùng đất này - bắt đầu chỉ là 192 hécta, và dành 16, triệu USD với tham vọng nhanh chóng biến đây thành căn cứ hải quân có một không hai trên thế giới.


Căn cứ Hải quân Norfolk những ngày đầu xây dựng…


… và dần trở thành căn cứ hải quân lớn nhất.

Điều đặc biệt là có tua du lịch thăm thú căn cứ này phục vụ cho các phó thường dân. Chỉ cần 45 phút khởi hành từ Trung tâm Thông tin và Du lịch Hải quân đặt ở 9079 Hampton, đích thân người của lực lượng hải quân sẽ lái xe bus đưa du khách thăm thú các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tấn công đổ bộ.

Tua này cũng đưa du khách đến những ngôi nhà lịch sử có từ thời Jamestown Exposition năm 1907. Đây được coi là vùng đất lịch sử của Mỹ, nơi năm 1907 từng diễn ra lễ kỷ niệm rất lớn 300 năm ngày thành lập khu định cư vĩnh viễn đầu tiên của người Anh ở châu Mỹ (năm 1607).


Phiên bản Tòa nhà hành chính của Pennsylvania ở Norfolk.

Có tới 21 bang đã xây dựng những tòa nhà hành chính bang kỷ niệm lịch sử của họ với miền đất này. Tòa nhà hành chính của Pennsylvania lớn bằng 2/3 phiên bản thật của Hội trường Độc lập, là một trong những ngôi nhà thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đây. Tuy nhiên, du khách sẽ không được phép lên thăm tàu chiến.

(vitinfo news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang