Lần đầu tiên Quân đội Syria thể hiện với thế giới rằng họ đang hữu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont bằng một cuộc tập trận bắn đạn thật.
Theo kế hoạch huấn luyện trong năm 2011, Lực lượng Phòng không - Không quân và Hải quân Quân đội Syria tiến hành tiến hành cuộc tập trận qui mô lớn (chủ yếu là trên biển) hôm 20/12.
Nhiều tên lửa hiện đại, tàu chiến, cùng với các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, trực thăng tấn công, các đơn vị lính dù và các tổ hợp tên lửa phòng không đã tham gia cuộc tập trận này. Điểm nhấn của cuộc tập trận là sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont. Hình ảnh tên lửa Yakhont xuất hiện ở đoạn 1 phút 18 giây trong clip dưới đây: Mục đích của cuộc tập trận là kiểm tra khả năng tấn công máy bay, tiêu diệt tàu chiến và đẩy lùi mọi cuộc xâm lược của đối phương. Theo các chuyên gia quan sát, cuộc tập trận của Quân đội Syria cho thấy trình độ phối hợp tác chiến cao và sát với thực tế chiến đấu thật. Quân đội Syria cũng thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm tốt của họ trong việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các mục tiêu của đối phương. Phó Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Syria, Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Raja Dawood Abdullah đã ca ngợi kết quả tập trận, xác nhận khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Syria để bảo vệ đất nước của họ có thể chống lại bất kỳ sự xâm lược từ trên biển, trên bộ và trên không. Một số hình ảnh của cuộc diễn tập. ![]() Tổ hợp tên lửa phòng không SA-6 bảo vệ vùng trời Syria. ![]() Tên lửa phòng không dời bệ phóng. ![]() Chiến đấu cơ MiG-23 đang ném bom trên biển. ![]() Tên lửa chống tàu dời bệ phóng. ![]() Các sỹ quan Syria tham gia quan sát và chỉ huy cuộc tập trận. |
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
>> Dương oai bằng màn phóng tên lửa Yakhont
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
>> Top 10 vũ khí ấn tượng của phương Tây năm 2011
Với phương châm luôn đi trước thời đại năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng, xen lẫn bất ngờ trong việc phát triển các hệ thống vũ khí của phương Tây.
Tự động hóa cao, giảm phụ thuộc vào yếu tố con người là phương châm thiết kế của các hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất. Năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng trong việc phát triển các hệ thống vũ khí mới của phương Tây, từ những hệ thống vũ khí mang tầm chiến lược cho đến những vũ khí thông thường đều mang một phong cách mới. 1. Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome Ngay sau khi được triển khai hoạt động tại thành phố Beersheva hệ thống đánh chặn tên lửa và đạn pháo Iron Dome đã có màn trình diễn cực kỳ ấn tượng. Hệ thống đã đánh chặn thành công tới 90% tên lửa và đạn pháo bắn vào thành phố, một con số quá ấn tượng đối với một hệ thống vũ khí. ![]() Hệ thống đánh chặn Iron Dome đang được rất nhiều nước quan tâm trong đó có cả Mỹ. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome được thiết kế để chống lại mối hiểm họa tên lửa từ dải Gaza và Lebanon. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phản ứng nhanh Rafael, với sự giúp đỡ thiết kế của Mỹ. Được thiết kế để đánh chặn đạn pháo và tên lửa từ khoảng cách 4-70km. Tuy rằng, Iron Dome có đơn giá đắt khủng khiếp khoảng 50.000 USD cho mỗi quả tên lửa đánh chặn Tamir, song khả năng của hệ thống cho thấy rằng nó hoàn toàn đáng “đồng tiền bát gạo”. Theo kế hoạch, đến năm 2013, Israel sẽ triển khai 9 hệ thống Iron Dome nhằm bảo vệ cho các thành phố trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn pháo vào Israel. Lầu Năm Góc cũng lên kế hoạch tậu vài hệ thống này để bảo vệ các căn cứ quân sự của mình tại Iraq và Afghanistan. Sự phát triển của Iron Dome có sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ nên không có gì ngạc nhiên khi Mỹ muốn mua hệ thống này. Ngoài ra. Ấn Độ, Singapore cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đến hệ thống này. 2. Hệ thống tên lửa phòng không MEADS Hệ thống này là sản phẩm hợp tác chung giữa Mỹ, Đức và Italy, được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên không từ máy bay đến tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tên lửa đạn đạo liên lục địa. ![]() Hệ thống tên lửa phòng không MEADS được xem là đối trọng của S-400 Triumf. Tháng 3/2011, hệ thống MEADS đã tiến hành thử nghiệm sơ bộ tại căn cứ Pratica di Mare ở Italy . Ngày 25/11/2011, MEADS tiếp tục thử nghiệm thành công tại trường thử White Sands, bang New Mexico. Các xe phóng của hệ thống MEADS có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, mỗi xe phóng mang 8 tên lửa đối không. Được trang bị loại tên lửa đối không PAC-3 Missile Segment Enhancement (MSE) thế hệ mới Tên lửa PAC-3 MSE được trang bị một động cơ mạnh hơn, tăng cường lực đẩy, vây ổn định lớn hơn, thay đổi cấu trúc khí động học để tên lửa nhanh nhẹn hơn, phần mềm kiểm soát bay mới, cảm biến tinh vi hơn, áp dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi- đến- tiêu diệt) tiên tiến nhất thế giới. Hệ thống dẫn đường TVM (Track-via-missile, bám theo đạn) cũng được cải tiến đáng kể. Các sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi của tên lửa lên đến 50% so với tên lửa PAC-3 nguyên bản. Hệ thống MEADS được đánh giá là một đối trọng đối với hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. MEADS có khả năng bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó cho phép giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không, trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến. 3. Đạn pháo có điều khiển 76mm Các nhà phát triển vũ khí trên thế giới đã phát triển thành công các loại đạn pháo có điều khiển cỡ nòng từ 152-155mm. Tuy nhiên, năm 2011 lần đầu tiên hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Oto Melara của Italia đã chế tạo thành công đạn pháo có điều khiển cỡ nòng 76mm Việc phát triển đạn pháo có điều khiển mới cho phép biến đổi một loại vũ khí cổ điển thành vũ khí đa nhiệm hiện đại, cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu trên mặt nước, đất liền, trên không và chi viện hỏa lực như kiểu pháo binh truyền thống. Đạn pháo có điều khiển mới cho phép tăng tầm bắn lên đến 40km gấp đôi so với đạn pháo thông thường. Đạn pháo được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đang mang lại sự hồi sinh cho pháo binh trong chiến tranh hiện đại. 4. Hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon Tuy đây không phải là một hệ thống vũ khí mới nhưng sự ra đời của hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon đã tạo ra năng lực tác chiến mới cho các loại rocket không điều khiển. Quan trọng hơn cả, hệ thống này đã giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo được năng lực tác chiến, đây là yếu tố quan trọng khi áp lực cắt giảm ngân sách ngày càng đè nặng các quốc gia phương Tây. Talon là một hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động chi phí thấp, hệ thống dẫn hướng này có thể kết nối trực tiếp vào phía trước của các tên lửa không điều khiển 70 mm đang có rất nhiều trong kho của Mỹ và các đồng minh. Talon được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa tên lửa không có điều khiển và tên lửa chống tăng hạng nặng. Các tên lửa không điều khiển sau khi được trang bị bộ dẫn hướng laser bán chủ động này có thể tấn công các mục tiêu với xác suất không hề thua kém các tên lửa có điều khiển. Talon hoàn toàn tương thích với các định dạng laser đang được sử dụng trong không quân và lục quân. Hệ thống có khả năng sử dụng mà không đòi hỏi phải sửa đổi để phóng các tên lửa hiện có trong kho. 5. Áo choàng tàng hình cho xe tăng Tàng hình đang trở thành một xu hướng chủ đạo trong thiết kế vũ khí của các nước trên thế giới. Các nhà thiết kế gần như tìm đủ mọi cách để cho các hệ thống vũ khí của mình trở nên vô hình trước các loại khí tài trinh sát. ![]() Với Adaptiv những chiếc xe tăng Anh sẽ trở nên vô hình với các khí tài trinh sát ảnh nhiệt. Ngay cả xe tăng các nhà thiết kế cũng tìm cách để cho nó có khả năng tàng hình. Hãng BAE System của Anh đã phát triển thành công một loại áo choàng tàng hình cho phép xe tăng hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Áo choàng tàng hình này có tên gọi là Adaptiv, lớp áo này có thể làm việc ở tần số tia hồng ngoại và nhiều tần số khác. Hệ thống này kết hợp các tấm kim loại hình lục giác có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng tạo ra một mô hình nhiệt tối ưu pha trộn với môi trường xung quanh. Ngoài ra, nó có thể bắt chước một chiếc xe khác hoặc hiển thị các thẻ nhận dạng, giảm nguy cơ bắn nhầm. Với áo choàng này, tương lai các xe tăng chiến đấu của Anh sẽ trở nên vô hình trước loại khí tải ảnh nhiệt, mang lại lợi thế lớn trong tác chiến, các xe tăng được trang bị loại áo choàng này có khả năng tung ra đòn tấn công trước khi bị đối phương phát hiện. 6. Vũ khí chùm laser điện tử Tháng 2/2011, Raytheon giới thiệu chương trình phát triển vũ khí chùm laser điện tử FEL được dự định trở thành lá chắn chủ chốt trên chiến hạm của Hải quân Mỹ. Chùm tia laser điện tử có bản chất là một chùm electron được gia tốc tới gần tốc độ ánh sáng, khi đi qua một bộ dao động từ trường ngang. Cơ chế hủy diệt của chùm tia FEL là sự kết hợp giữa cường độ ánh sáng với khả năng bắn phá của electron nhằm phá hủy mục tiêu. Thời gian để phá hủy mục tiêu cũng nhanh hơn thông qua việc điều chỉnh cường độ của chùm tia laser điện tử. Ứng dụng các thành tựu của các kim phun điện tử mới, làm cho chùm tia điện tử được duy trì trong thời gian lâu hơn, đồng nghĩa với cường độ của chùm tia laser điện tử sẽ mạnh hơn. Thời gian ngắt quãng giữa hai lần bắn cũng ngắn hơn so với laser thông thường. Tuy hệ thống đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng đây là một cột mốc quan trọng trong việc tạo ra một siêu vũ khí mới đủ khả năng tiêu diệt mọi tên lửa chống hạm nhắm vào tàu chiến Mỹ. 7. Siêu tàu khu trục F-125 của Đức Vốn có thế mạnh trọng việc phát triển các loại tàu ngầm, song Đức vẫn cho thấy họ có đủ khả năng để chế tạo các tàu khu trục đẳng cấp thế giới. Tháng 5/2011 nhà máy đóng tàu Blohm Voss đã tiến hành khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng hình đa chức năng F-125. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016. ![]() Tàu khu trục F-125 sẽ là đỉnh cao mới trong làng đóng tàu thế giới. F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong vòng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong vòng 4 tháng mỗi lần. Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng hình cho dù tải trọng tương đối lớn. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực với pháo hạm 127mm cải tiến, 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 hệ thống tên lửa đối không RIM-116 cùng với 10 súng máy phòng không 12,7mm được điều khiển tự động. Hệ thống điện tử trên tàu được đánh giá hàng đầu tại châu Âu, nổi bật là radar quét mạng pha điện tử TRS-4D, đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu. 8. Hệ thống số hóa FELIN cho bộ binh Tháng 2/2011, Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên có đơn vị bộ binh được số hóa hoàn toàn với hệ thống FELIN. FELIN là một module chiến đấu bộ binh tích hợp bao gồm: Một súng trường tấn công cải tiến FAMAS, một camera tích hợp kính ngắm quang điện tử không dây, một mũ bảo hiểm tích hợp thiết bị quan sát ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, hệ thống định vị toàn cầu GPS, màn hình số cầm tay, radio liên lạc, bộ vi xử lý trung tâm PEP, pin nhiên liệu, quần áo chống đạn tích hợp. Tất cả được kết nối với nhau thông qua mạng cục bộ không dây. ![]() FELIN mở đường cho cuộc cách mạng số hóa bộ binh trong tương lai. Với các thiết bị điện tử tích hợp, FELIN cung cấp một năng lực tác chiến hoàn toàn mới, đặc biệt trong điều kiện tác chiến đô thị, các hoạt động chống khủng bố, giải cứu con tin, đột nhập các cơ sở, căn cứ quan trọng của đối phương. FELIN không bị hạn chế về khả năng quan sát bất cứ ngày đêm hay trong các điều kiện bị che khuất bởi các bức tường, hay các vật cản khác. Với sự trợ giúp của thiết quan sát mục tiêu ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser. Súng trường FAMAS có khả năng mở rộng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400-600m trong điều kiện đêm tối, trên 1.000m trong điều kiện ban ngày. Hiệu quả tiệu diệt mục tiệu đạt 100% ở cự ly 400m, 70% ở cự ly 600m. Ngay sau khi được trình làng, hệ thống FELIN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của quân đội nhiều nước trên thế giới. FELIN là sản phẩm của Tập đoàn An Ninh và Quốc phòng Sagem, Pháp. 9. Trực thăng bí ẩn Chiến dịch tiêu diệt bin Laden có lẽ đã trở nên hoàn hảo hơn nếu không có 1 trong 4 chiếc trực thăng tham gia chiến dịch bị rơi, mặc dù lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã phá hủy chiếc trực thăng, song những gì còn lại của nó cũng khiến cả thế giới phải tò mò Cho dù bin Laden đã bị tiêu diệt, song báo chí thế giới đã tốn không ít giấy mực để tìm hiểu về chiếc trực thăng bí ẩn bị rơi trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng này. Danh tín của chiếc trực thăng này đến này vẫn không được công bố, một số cho rằng nó là một biến thể của trực thăng MH-60 Black Hawk nhưng nếu đem so với những chiếc Black Hawk vẫn được quân đội Mỹ sử dụng hoàn toàn không giống nhau. Phần còn lại của chiếc trực thăng không phù hợp với bất kỳ loại trực thăng nào từng được biết đến. Điều đó cho thấy rằng Lầu Năm Góc có rất nhiều chương trình phát triển vũ khí chưa bao giờ được công bố. h Những hệ thống vũ khí bí mật này chỉ được sử dụng cho những chiến dịch đặc biệt, thông tin về chúng chỉ được tiết lộ nếu không may gặp sự cố. 10- UAV RQ-170 Sentinel Nếu không gặp sự cố và rơi xuống lãnh thổ Iran, Sentinel vẫn là một ẩn số đối với thế giới. Sự phát triển của loại siêu UAV này chỉ được nghe loáng thoáng qua các chuyến bay thử nghiệm hồi năm 2009. ![]() Mỹ đang đau đầu với chiếc RQ-170 đang nằm trong tay Iran. Với chính sách bảo mật thông tin chặt chẻ, mọi thứ liên quan đến chương trình phát triển siêu UAV nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, ngày 8/12 mọi sự chú ý trên thế giới đổ dồn về Iran khi quốc gia này công bố đoạn video về một loại UAV được cho là RQ-170 bị họ bắt giữ RQ-170 Sentinel được thiết kế là một loại UAV do thám tàng hình cao cấp, nhiều khả năng nó sẽ được vũ trang để thực hiện các phi vụ tấn công bí mật. Chiếc Sentinel được trang bị các công nghệ điện tử hàng không hiện đại bậc nhất thế giới. Thông số kỹ thuật của Sentinel vẫn là một ẩn số, song chiếc UAV này đang thu hút sự chú ý đặc biệt của thế giới. Trong khi đó Mỹ đang lo ngại những công nghệ tối tân của mình bị tiết lộ, những quốc gia thân thiện với Iran đang mong muốn được “chiêm ngưỡng” siêu phẩm của nền khoa học công nghệ Mỹ. Sự kiện RQ-170 khiến thế giới tiếp tục phải sửng sốt trước sự phát triển của các hệ thống vũ khí Mỹ. Còn bao nhiêu hệ thống vũ khí bí ẩn khác nữa đang được Mỹ phát triển? Đến bao giờ những hệ thống vũ khí này mới được công bố nếu nó không gặp sự cố và rơi xuống. |
>> Trung Quốc góp phần làm nhà máy ngư lôi Kyrgyzstan hồi sinh?
Trung Quốc và Ấn Độ đặt hàng đã cứu sống nhà máy ngư lôi Dastain của Kyrgyzstan, trong khi đó Nga muốn mua lượng lớn cổ phần.
Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul (Kyrgyzstan) hiện là một trong những đối tượng trọng điểm mua sắm của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga.
Nhưng, là doanh nghiệp duy nhất có khả năng sản xuất trong số các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng tương tự, nhà máy này trước đây từng cận kề phá sản, mãi đến sau khi có đơn đặt hàng của Trung Quốc và Ấn Độ, nhà máy này mới “cải tử hoàn sinh”. ![]() Tờ “Kanwa Defense Review” Canada cho biết, quan chức cấp cao của Tổng cục Xuất nhập khẩu Trang bị quân sự Kazakhstan (KASPEX) tiết lộ, năm 1998, họ đã độc lập xuất khẩu cho Trung Quốc 40 quả ngư lôi hạng nặng tốc độ cao Blizzard. Báo Nga cho biết, Liên Xô cũ từng có 3-4 nhà máy sản xuất vũ khí ngư lôi của Hải quân. Nhưng, sau khi Liên Xô giải thể, chỉ có nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul của Kyrgyzstan giữ được khả năng sản xuất, đã phát triển đến ngày nay, trở thành nhà máy có khả năng sản xuất ngư lôi duy nhất trong các nước Liên Xô cũ. Trong thời kỳ Liên Xô, bình quân mỗi năm nhà máy này sản xuất 400 quả ngư lôi, nhưng khả năng sản xuất hiện tại chỉ bằng 1/4 trước kia, hàng năm sản xuất 30-40 quả ngư lôi. Một quả ngư lôi có giá bán là 1 triệu USD. Linh kiện được sản xuất tại Nga, cuối cùng được tập trung lắp ráp tại nhà máy ngư lôi Dastain. Ngoài ngư lôi, nhà máy này còn sản xuất vật dụng hàng ngày. Nhà máy có diện tích 24 héc-ta, có 1 trại hè cho trẻ em, 1 trường học nội trú, 4 trường mẫu giáo. ![]() Ngư lôi Blizzard có tốc độ khoảng 200 hải lý/giờ, gấp 5-6 lần ngư lôi bình thường, đặc biệt phù hợp với tấn công các tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay. Sau khi được xuất xưởng, sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng đường sắt. Khi đó có 8.000 công nhân. Tất cả cán bộ đều phải chịu sự kiểm tra của cơ quan tình báo KGB, ký thỏa thuận bảo mật. Sau khi Liên Xô tan rã, nhà máy ngư lôi Dastain rơi vào một hoàn cảnh rất khó khăn. Từ năm 1993, cơ bản không có bất cứ đơn đặt hàng nào, số lượng công nhân giảm mạnh xuống còn 2.000 người. Vào thời điểm đó, tất cả các nhà máy của Kyrgyzstan đều đối mặt với tình trạng khó khăn này, rất nhiều nhà máy đã liên tiếp bị đóng cửa, bán đổ bán tháo. ![]() Tờ “Kanwa Defense Review” còn cho biết, năm 2003, các công ty Trung Quốc và Nga đã thiết kế lại ngư lôi hạng nặng Blizzard-E phiên bản Trung Quốc. Cũng trong năm, đã đạt được kết quả mang tính giai đoạn. Loại ngư lôi này có tốc độ tới 90-100 m/s, dài 8,2 m, nặng 2.700 kg, trọng lượng đầu đạn 210 kg, tầm phóng lớn hơn 7 km. Sau khi dùng hết ngư lôi dự trữ sản xuất trước năm 1993, Nga bắt đầu quan tâm trở lại đối với sản phẩm của nhà máy ngư lôi Dastain của Kyrgyzstan, mức độ quan tâm ngày càng tăng lên. Từ năm 2007, doanh nhân Nga đã thành lập một công ty đặc biệt, bắt đầu mua với giá cao các tài sản của nhà máy ngư lôi trong tay tư nhân của Kyrgyzstan, nhanh chóng làm cho cổ phần sở hữu nhà nước của Kyrgyzstan của nhà máy này giảm xuống còn 36%. ![]() Đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ngư lôi tốc độ cao, tầm phóng xa trên thế giới thuộc về ngư lôi Oxygen Type 93. Đây là một loại ngư lôi cỡ lớn có đường kính 61 cm, tốc độ tối đa 50 hải lý/giờ, tầm phóng tối đa 20 km; loại có tốc độ 36 hải lý/giờ thì có tầm phóng tối đa 40 km. Trong các ngư lôi hiện đang được biên chế, ngư lôi Mk50 của Hải quân Mỹ là có tốc độ cao nhất, lên tới 60-70 hải lý/giờ. Nhưng, tốc độ ngư lôi Blizzard của Nga lên tới 200 hải lý/giờ, là loại ngư lôi siêu tốc. Sau khi lên nhậm chức giám đốc nhà máy này, Xiershaofu (dịch âm) đã tiến hành cải tổ doanh nghiệp, phát hành lại cổ phiếu, làm cho cổ phần nhà nước tăng lên 48%. Từ năm 2008, hai bên Nga-Kyrgyzstan bắt đầu đàm phán thủ tục mua bán, sau khi trải qua nhiều lần đàm phán, chính phủ Chudinov của Kyrgyzstan và Nga đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng 48% cổ phần nhà máy ngư lôi, điều kiện là Nga giảm nợ 190 triệu USD cho Kyrgyzstan. Nhưng thỏa thuận này không được thực hiện ngay lập tức, khi lên nắm quyền, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã không tuân thủ lời hứa. Sau khi thay đổi chính quyền, hai bên Nga-Kyrgyzstan tiếp tục đàm phán, chính phủ Atambayev và chính phủ Putin đã đạt được thỏa thuận, chuyển nhượng 48% cổ phần, điều kiện tương tự là giảm nợ. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng không được thực hiện. Một là do bên trong khu vực nhà máy đang xây dựng trung tâm thương mại và cửa hàng. Hai là Nga lo ngại nhà máy ngư lôi Dastain bị phía Kyrgyzstan quốc hữu hóa. Hơn nữa, phía Kyrgyzstan còn muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia NATO. ![]() Ngư lôi Blizzard sử dụng động cơ tên lửa tạo ra nhiều lỗ bọt khí ở đầu ngư lôi, làm cho ngư lôi hoàn toàn bị lỗ bao quanh, lực cản của nước giảm mạnh, từ đó đạt tốc độ rất cao. Một số chuyên gia Kyrgyzstan cho rằng, phía Kyrgyzstan cần giữ lại nhà máy ngư lôi độc nhất vô nhị, không thể chuyển nhượng cho Nga. Nhưng, cựu lãnh đạo nhà máy này, hiện là nghị sĩ Rakhmonov của Kyrgyzstan cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia NATO cơ bản không cần sản phẩm của nhà máy ngư lôi Dastain, vì vậy không thể hợp tác với họ. Kyrgyzstan chỉ có thể duy trì hợp tác liên tục với Nga, nếu không 10 năm sau, nhà máy lại có thể bị đóng cửa. Ông cho rằng, tiến bộ công nghệ của nhà máy không thể trì trệ, hải quân hiện đại cần có vũ khí trang bị ngày càng mới. Trong 10 năm tới, vũ khí do nhà máy ngư lôi Dastain sản xuất có thể không còn cần cho bất cứ ai. Hơn nữa, toàn bộ linh kiện cần cho sản xuất ngư lôi của nhà máy đều đến từ Nga, chỉ có hợp tác với Nga mới có thể “đi được xa”. Ngoài ra, không chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, nhà máy ngư lôi Dastain – Issyk-Kul còn cần phải phát triển thị trường tiêu thụ mới. ![]() Ngư lôi Blizzard nặng 2,7 tấn, đường kính 533 mm, dài 8,2 m, được phóng bởi ống phóng ngư lôi thông thường, tốc độ dưới nước là 100 m/s (khoảng 200 hải lý/giờ), tầm phóng hiệu quả là 6 – 12 km. Nó có thể tấn công tàu ngầm đang chạy với tốc độ 50 hải lý/giờ ở độ sâu 400 m, có khả năng công phá rất lớn. ![]() Xung quanh động cơ tên lửa chính trên trục trung tâm phía sau của ngư lôi có 8 vòi phun nhỏ. ![]() ![]() Sau thập niên 1980, việc thiết kế, phát triển ngư lôi của Trung Quốc đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm công nghệ của phương Tây. Trong hình là ngư lôi hạng nhẹ MK-50 do Mỹ chế tạo. ![]() ![]() Việc thiết kế và chế tạo ngư lôi dẫn đường kiểu mới có độ khó cao hơn tên lửa. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của phương Tây, thông qua tự nghiên cứu phát triển trong nhiều năm, Trung Quốc đã phát triển được nhiều ngư lôi dẫn đường kiểu mới. Trong hình là ngư lôi MU90 của Pháp, thuộc một trong những ngư lôi hạng nhẹ tiên tiến nhất của phương Tây. ![]() ![]() Ngư lôi hạng nặng trang bị cho tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. ![]() Ngư lôi hạng nặng tiên tiến nhất của Hải quân Trung Quốc. ![]() Một loại ngư lôi hạng trung của Hải quân Trung Quốc. ![]() Ngư lôi hạng trung của Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm dưới nước. ![]() Tàu ngầm Trung Quốc trang bị nhiều loại ngư lôi khác nhau. Trong hình là tàu ngầm nội địa Trung Quốc 039 trang bị ngư lôi hạng nặng nội địa. ![]() Tàu ngầm lớp Kilo trang bị ngư lôi hạng nặng nhập khẩu. ![]() Binh sĩ Hải quân Trung Quốc chuẩn bị đưa ngư lôi kiểu cũ vào tàu ngầm 033. ![]() Kho ngư lôi kiểu cũ của Hải quân Trung Quốc. |
>> Tên lửa Delilah của Israel
Tên lửa Delilah là tên lửa phục vụ trong Không quân Israel, có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên lửa Delilah (Delilah - một nhân vật trong Kinh Thánh) do tập đoàn công nghiệp quân sự Israel chế tạo, bắt đầu được đưa vào phục vụ trong quân đội Israel vào cuối năm 1980.
Năm 1995, Flight International cho biết rằng Trung Quốc đã cung cấp kinh phí cho Israel để phát triển một loại tên lửa hành trình phóng từ không trung dựa trên công nghệ tên lửa Delilah của nước này, nhằm phá hủy hệ thống radar đối phương. Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng trở thành khách hàng đầu tiên cho loại tên lửa mới này. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận. ![]() Tên lửa Delilah Tên lửa Delilah đóng một vai trò rất quan trọng trong Không lực Israel, nó có thể làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường và tạo ra ưu thế lớn khi tác chiến trên không. ![]() ![]() Do có trọng lượng nhẹ, thiết kế mô-đun nhỏ gọn, Delilah có thể trang bị các đầu đạn khác nhau và được lắp đặt trên các loại trực thăng UH-60A, SH-60B, chiến đấu cơ F-16 hay dàn phóng tên lửa mặt đất MLRS. Cũng giống như các tên lửa hành trình hay máy bay không người lái, tên lửa do thám/tấn công Delilah được quân đội Israel sử dụng để phát hiện, do thám và tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay), mặt đất (xe tăng, xe bọc thép, công sự, trận địa…) và mặt nước (tàu, thuyền). Delilah có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu ở cự ly 16 km hoặc xa hơn từ những vị trí phóng được che khuất, cho phép ngắm chính xác và nhanh chóng tấn công các mục tiêu bọc thép hoặc không bọc thép, cơ động hoặc cố định trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm và ở các cự ly khác nhau. ![]() Trước khi lao vào mục tiêu với tốc độ cận âm, toạ độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của Delilah và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu do đó Delilah có thể đạt đến độ chính xác trong phạm vi một vài mét. Tên lửa Delilah có các biến thể Delilah-GL (Ground Launched), Delilah – HL (Helicopter Launched), Delilah - AL (Air Launched), Delilah – SL (Sea Launched). Tên lửa Delilah-GL: ![]() ![]() Phóng từ: MLRS Tốc độ: Mach 0,3-0,7 Độ cao tối đa: 8.500 m Độ chính xác: nhỏ hơn một mét Trọng lượng: 250 kg Chiều dài: 3,31 m Sải cánh: 1,15 m Đường kính: 0,33 m Tầm bắn tối đa: 250 km Tên lửa Delilah - AL ![]() ![]() Được phóng từ chiến đấu cơ F-16 Trọng lượng: 187 kg Chiều dài: 2,71 m Sải cánh: 1,15 m Tầm bắn tối đa: 250 km Tên lửa Delilah - HL ![]() Được phóng từ trực thăng UH-60A, SH-60B Tốc độ: Mach 0,3-0,7 Độ cao: 8.500 m Độ chính xác: nhỏ hơn một mét Trọng lượng: 230 kg Chiều dài: 3,31 m Sải cánh: 1,15 m Đường kính: 0,33 m Tầm bắn tối đa: 250 km Tên lửa Delilah – SL ![]() Được phóng từ chiến hạm Tốc độ: Mach 0,3-0,7 Độ cao: 8.500 m Độ chính xác: nhỏ hơn một mét Trọng lượng: 230 kg Chiều dài: 3,31 m Sải cánh: 1,15 m Đường kính: 0,33 m Tầm bắn tối đa: 250 km |
Nhãn:
Tên lửa Delilah,
Tên lửa Israel
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên
Chủ tịch Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) là một trong những lãnh đạo bí ẩn và kín đáo nhất trên thế giới.![]() Chủ tịch Kim Jong-il Ông mất ngày 17/12/2011, thọ 69 tuổi. Thông tin về sự ra đi của ông đã được thông báo trên truyền hình quốc gia của CHDCND Triều Tiên. Là nhà cầm quyền cộng sản duy nhất theo chế độ cha truyền con nối, ông bị chỉ trích vì đe dọa ổn định trong khu vực bằng chính sách theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và thử các tên lửa tầm xa. Sau khi cha ông là Kim Nhật Thành mất (năm 1994), rất ít người biết đến Kim Jong-il. Trước đó, ông hầu như không xuất hiện trước công chúng. Giới truyền thông Hàn Quốc mô tả ông là một người tự phụ, với mái tóc chải phồng và hay đi đôi giày cao gót. Konstantin Pulikovsky - một phái viên của Nga từng đi cùng chuyến tàu với Chủ tịch Kim trong thời gian ông tới Nga - đã kể lại rằng, lãnh đạo Triều Tiên ăn tôm hùm mỗi ngày. Ông dùng bữa bằng đũa bạc. Mọi người cho rằng ông đã uống hết 10 cốc rượu trong kỳ hội nghị năm 2000 với người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Nhiều người nói rằng Chủ tịch Kim thích rượu cô-nhắc Hennessy VSOP. Người được tôn sùng ![]() Chủ tịch Kim Jong-il thời trẻ. Ảnh: Corbis Những người từng gặp Chủ tịch Kim kể lại rằng, ông là một người hiểu biết, và theo dõi các sự kiện quốc tế một cách sát sao. Chủ tịch Kim Jong-il đã có cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tại Bình Nhưỡng vào năm 2000. Bà cho rằng ông là người kiệm lời. Một số người khác lại cho rằng Chủ tịch Kim là người có đầu óc khôn ngoan, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để có thể củng cố được chế độ. Hình ảnh của Chủ tịch Kim tại Hàn Quốc được mô tả là một anh hùng, với sự tôn kính đặc biệt. Các quan chức Triều Tiên cho biết, ngày Chủ tịch Kim ra đời, có một hiện tượng thiện nhiên rất đặc biệt xảy ra: hai chiếc cầu vồng và một ngôi sao sáng cùng xuất hiện trên bầu trời. Họ cũng cho biết thêm, Chủ tịch Kim đã viết 6 vở nhạc kịch trong vòng 2 năm, và đã tạo dựng nên mộ trong những bước ngoặt quan trọng nhất của Bình Nhưỡng. Trên thực tế, theo các chuyên gia nước ngoài, Chủ tịch Kim Jong-il được sinh ra gần thành phố Khabarovsk của Nga - nơi nhóm du kích của Chủ tịch Kim Nhật Thành đã nhận được sự trợ giúp về mặt quân sự của Liên Xô. Sau đó, ông Kim Jong-il ở Trung Quốc trong thời gian chiến tranh Nam - Bắc Hàn. Cũng giống như các lãnh đạo khác của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-il đã tốt nghiệp Đại học Kim Il-sung. Năm 1975, ông được người dân tôn sùng và gọi là "Lãnh tụ mến yêu", và 5 năm sau, ông tham gia vào Ủy ban Trung ương của Đảng Công nhân Triều Tiên. Ông được giao trách nhiệm đặc biệt về nghệ thuật và văn hóa. Chủ tịch Kim Jong-il là người có tình yêu đặc biệt với phim ảnh. Có nguồn tin cho rằng ông đã sưu tập 20.000 bộ phim của Hollywood và thậm chí còn viết một cuốn sách về điện ảnh. Kinh tế và hàn gắn Năm 1991, ông được bầu làm chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Lúc đó, nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên đã rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và bị làm cho trầm trọng thêm bởi sự sụp đổ của Liên Xô - đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng. Thương mại gặp khó khăn, đất nước bị thiếu hụt nhiên liệu để duy trì hoạt động của các nhà máy và công sở. Thiên tai đã làm hỏng mùa màng và gây nên cái chết của rất nhiều người dân. Tình trạng khó khăn này còn kéo dài cho tới sau khi Kim Jong-il kế nhiệm cha là Chủ tịch Kim Nhật Thành vào năm 1994. Chủ tịch Kim Jong-il đã đưa đất nước vượt qua được khủng hoảng, cùng với sự trợ giúp quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ông cũng tới thăm Trung Quốc vài lần. Ông cũng thể hiện sự quan tâm tới cách mà Trung Quốc đưa các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa áp dụng vào nền kinh tế thị trường. Sau khi tới thăm Trung Quốc và Thượng Hải vào năm 2000, 2001, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm phương thức trên trong một quy mô nhỏ hẹp, với các doanh nghiệp tư nhân. Ông cũng có các động thái để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc. Vào tháng 6/2000, ông đã có cuộc gặp với lãnh đạo Hàn Quốc Kim Dae-jung trong hội nghị thượng đỉnh liên triều đầu tiên kể từ sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953, khiến hai miền nam, bắc bị chia cắt. ![]() Tên lửa và các tin đồn Vào tháng 8/2008, trên tạp chí của Nhật đưa tin Chủ tịch Triều Tiên đã qua đời từ năm 2003. Tờ báo trên cho rằng người xuất hiện trước công chúng chỉ là "người đóng thế". Một tháng sau đó, các nguồn tin tình báo của Mỹ tuyên bố rằng Chủ tịch Kim đã bị đột quỵ. Đây là lý do tại sao ông không thể xuất hiện trong cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đất nước. Người dân Triều Tiên than khóc Chủ tịch Kim Vào tháng 4/2009, các nhà cầm quyền của CHDCND Triều Tiên đã phát một đoạn băng ghi hình ghi lại cảnh Chủ tịch Kim đến thăm các nhà máy sản xuất trong thời gian từ tháng 11-12/2008. Tháng 8/2009, ông đã xuất hiện khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton bay tới Triều Tiên để đón hai nhà báo Mỹ bị bắt sau khi thâm nhập trái phép vào nước này hồi tháng 3. Chủ tịch Kim Jong-il đã đi theo đường lối của cha mình, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nguyên tắc nền tảng. Chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn gặp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế cũng như việc phát triển, thử nghiệm tiềm lực tên lửa tầm xa nhằm vào các thành phố của Mỹ. |
>> Iran đã làm cho tình báo phương Tây phải choáng váng
Nguồn tin tình báo châu Âu hôm 17/12 đã tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao'.
Theo nguồn tin tình báo châu Âu tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao' và "làm lú lẫn" hệ thống GPS của UAV để buộc nó hạ cánh nó.
Theo các quan chức Mỹ: Nếu Nga cung cấp cho Iran với các thiết bị gây nhiễu phức tạp, điều này đồng nghĩa là sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ khác cho các hệ thốn dẫn hướng vũ khí của họ. Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu vệ tinh? Một nguồn tin tình báo châu Âu tuyên bố Iran đã làm cho các cơ quan tình báo phương Tây thấy "choáng váng" khi họ đã làm "mù một vệ tinh gián điệp của CIA bằng một laser nổ chính xác cao", một thông tin mà chưa hề được báo cáo trước đó. Tờ 'The Christian Science Monitor' cho biết, sự cố này không được báo cáo, có thể người Iran đã được tiếp cận với công nghệ gây nhiễu, cho phép họ theo dõi, giám sát hệ thống dẫn hướng trên không đối với các phương tiện bay không người lái (UAV). ![]() Hình ảnh UAV RQ-170 của Mỹ bị Iran thu giữ Ông nói thêm rằng, Quốc hội nên chú ý nếu Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu, và họ có thể tấn công các hệ thống dẫn hướng cho tên lửa, máy bay, và hệ thống thông tin liên lạc và "vô hiệu hóa một loạt các hệ thống vũ khí của chúng ta". Gót chân Achilles (gót chân Asin) của máy bay không người lái Một kỹ sư giấu tên của Iran cho biết, họ đang cố gắng để giải mã những bí mật của các máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ, tuyên bố Iran quản lý tần số của thủ công, làm cho nó chuyển sang chế độ lái tự động và tiếp đất trên lãnh thổ Iran. Kỹ sư này cho rằng, gót chân Achilles của máy bay không người lái RQ-170 đó là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Ông giải thích rằng, bằng cách gây nhiễu hệ thống định vị GPS của UAV, buộc nó phải chuyển sang lái tự động, và bị mất kiểm soát. Theo kỹ sư này, Iran đã có thể gây nhiễu thông tin liên lạc sau khi tích lũy dữ liệu trên những máy bay không người lái khác của Mỹ bị bắn hạ ở Afganistan. Các chuyên gia Iran sau đó có thể lập trình lại dữ liệu GPS để làm cho UAV Mỹ tiếp đất ở Iran. Trì hoãn công bố hình ảnh của UAV RQ-170 Trong khi đó, bộ trưởng ngoại giao của Iran nói hôm 17/12 rằng, Iran cố tình trì hoãn thông báo công bố hình ảnh một máy bay do thám không người lái của Mỹ mà họ đang giữ mục đích kiểm tra phản ứng của Mỹ. ![]() Không quân Iran (ảnh minh hoạ) Các quan chức Mỹ hôm 16/12 tin rằng, UAV tàng hình Mỹ được trưng bày ở Iran đã bị rơi và vỡ thành nhiều mảnh và đã được Iran chắp vá trở lại để làm cho nó có vẻ không bị hư hại bởi tai nạn, theo The Wall Street Journal. 'Giống như một câu đố' Các quan chức Mỹ tin rằng Iran đã lắp ráp lại các máy bay không người lái và trưng bày nó, điều này đã khuấy lên một cuộc thảo luận giữa các nhà lập pháp Washington, những người đang bị chỉ trích vì UAV tinh vi của họ “không tự hủy” trong các trường hợp không mong muốn. Họ cũng cho rằng, UAV RQ-170 đã được Iran sơn lại để giấu đi các dấu vết thiệt hại của UAV. Điều đó được thể hiện qua màu sắc thực tế của RQ-170 là màu xám than chứ không phải màu trắng như hình ảnh xuất hiện trong đoạn video. Tehran nói rằng phi công điều khiển UAV của Mỹ đã mất kiểm soát, điều này đã làm tăng thêm những nghi ngờ giữa các quan chức Mỹ. Trong khi đó, CEO Google Eric Schmidt khẳng định rằng, Iran đã phát triển chiến tranh không gian mạng mà có thể gây nguy hiểm cho Mỹ trong tương lai. "Iran có tài năng “khác thường” trong chiến tranh không gian mạng mà chúng tôi không thể hiểu được", ông Schmidt cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 16/12. |
>> Robot tác chiến độc lập của Israel
Các nhà khoa học Israel đang phát triển hệ thống robot tác chiến độc lập, có khả năng giao tiếp với nhau để hỗ trợ các nhiệm vụ của Quân đội Israel (IDF).
Các chiến binh robot tác chiến độc lập sẽ không còn là hình ản trong phim khoa học viễn tưởng. Những hoạt cảnh như: robot có hình dạng rắn trườn giữa chướng ngại vật trong khi một chiếc xe ủi không người lái quét sạch bom mìn tự chế IED, các phương tiện bay tự động cất cánh làm nhiệm vụ giám sát hay những robot “bướm” với thiết kế phỏng sinh học bay vèo vèo trong không khí….đang được Israel tích cực phát triển và biến nó thành hiện thực.
Một báo cáo Quốc phòng của Israel đánh giá toàn diện và đề cao các phương tiện bay không người lái UAV do nước này chế tạo. Ngoài ra, các phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và trên bộ (UGV) thực hiện các nhiệm vụ của Hải quân và Lục quân cũng được Israel chú trọng phát triển. Một số loại phương tiện không người lái khác cũng tham gia tác chiến đô thị hay bảo vệ biên giới. Hiện nay, hầu hết các loại robot nội địa của Israel là sản phẩm hợp tác của Quân đội Israel (IDF), Cục quản lý Bộ Quốc Phòng về Phát triển Vũ khí và Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công ty quốc phòng và các học viện nghiên cứu hàng đầu Dưới đây là một số phương tiện không người lái phổ biến của Israel hiện nay: Một trong những thiết bị này, UGS Guardium (Hệ thống không người lái trên bộ) một chiếc xe tự hành tham gia hoạt động bảo vệ biên giới, là sản phẩm của Công ty G-nius, cùng thuộc sở hữu của Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Elbit Systems. Guardium được trang bị cảm biến có khả năng xác định khoảng cách xa /gần và truyền tải hình ảnh mà nó thu được ở dạng 3-D về trung tâm điều khiển. Trong hoạt động dân sự, Guardium được hoạt động trong Hệ thống an ninh của Sân bay quốc tế Ben Gurion. ![]() UGV Guardium là một trong số các phương tiện không người lái phổ biến trong hoạt động đảm bảo an ninh của Israel. Bên cạnh đó, thiết kế của UGV này còn để mở đường, nằm phục kích, tiến hành giám sát, cung cấp hậu cần và hỗ trợ sơ cứu y tế. ![]() AvantGuard được triển khai tại khu vực biên giới. Một chiếc xe tự hành khác mà G-nius phát triển là "AvantGuard". UGV này được thiết kế máy ảnh ở phía trước và sau để có tầm quan sát 360 độ. Một điểm sáng khác là "TALOS" (Phương tiện tuần tra tự động giám sát biên giới mặt đất), đảm bảo an ninh cho biên giới hoặc các khu vực rộng. Hiện nay IAI và Quỹ R&D châu Âu đang hợp tác phát triển và hoàn thiện TALOS. Một trong số tính năng kỳ vọng của TALOS là có thể nhận diện, định điểm, quét và theo dõi các phương tiện hay người đáng ngờ xâm phạm biên giới. Robot tác chiến môi trường đô thị Hai tập đoàn, Elbit Systems và Galileo Motion Instruments của Israel đang phát triển ViPeR, một loại robot có tính cơ động, linh hoạt, thông minh phục vụ hoạt động chiến đấu trong đô thị. Với trọng lượng 12 kg đảm bảo một người lính cũng có thể mang vác trên chiến trường, VIPeR có thể leo càu thang, vượt qua nhiều dạng chướng ngại vật để có thể thực hiện nhiều dạng nhiệm vụ. Robot này có thể vận hành liền trong 8 giờ. VIPeR được lắp camera để truyền hình ảnh thời gian thực khi hoạt động. Một điểm tiên tiến ở robot này nó có thể chiến đấu bằng phóng lựu đạn hay tiểu liên. Elbit cũng đã sản xuất một biến thể nhỏ hơn là Mini Viper với trọng lượng chỉ có 3,5 kg. UGV này có thể được dùng để tác chiến trong đô thị. Thậm chí, nó có thể di chuyển trong các kênh mương, đường hầm với các nhiệm vụ ghi ảnh. ![]() VIPeR là một trong số các robot tác chiến nhiều ưu điểm của Israel trong môi trường đô thị. Một loại robot khác là Eye-Drive có thể đặt vừa trong áo chiến đấu của người lính. Ban đầu, nó được sử dụng trong quá trình trả đũa của Israel ở Dải Gaza trong tháng 1/2009 (Chiến dịch Cast Lead). Robot này chỉ nặng 3 kg và được trang bị tới 6 máy ảnh nhằm chụp và sau đó xử lý, cung cấp các bức ảnh toàn cảnh (panorama) cho trung tâm hoặc nhóm chiến đấu. Eye-Drive còn được trang bị một khẩu súng để kích nổ bom, mìn tự chế IED hoặc đối phó với các đối tượng đáng ngờ. Tương tự Eye-Drive, một nhà sản xuất robot khác là ODF Optronics phát triển Eye-Ball, là một robot có hình dạng của một quả lựu đạn với trọng lượng 500 gr, có khả năng truyền hình ảnh chất lượng cao. ODF Optronics đang kết hợp với Công ty Công nghệ Remington (Mỹ) để bán Eye-Ball bên ngoài lãnh thổ Israel. Bộ Quốc phòng Israel đã thiết lập các quỹ đầu tư cho Khoa Khoa học Máy tính của ĐH Bar-Ilan để phát triển thuật toán nhằm cung cấp cho robot khả năng mang các “gói” dữ liệu để có thể tự động thực hiện việc tuần tra hay cảnh báo kẻ thù xâm nhập. Các robot được lập trình để phát triển tùy vào khu vực hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người và có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ cuộc xung đột nào. Israel cũng tập trung vào phát triển hoạt động robot hoạt động bày đàn có dạng giống côn trùng. Với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn robot xâm nhập vào khu vực nhất định và đưa ra quyết định tập thể. |
>> Trung Quốc sở hữu tới 1.200 máy bay thế hệ thứ ba
Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi phát triển mạnh mẽ nhờ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến.
Trang mạng “Link” Nga cho biết, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu bắt tay loại bỏ dòng máy bay chiến đấu J-7 cũ ra khỏi lực lượng tuyến 1.
Có nguồn tin cho biết, máy bay có tính năng tác chiến khá yếu J-7 sẽ dần dần “nghỉ hưu” trong vài năm tới. ![]() Máy bay chiến đấu J-7III của không quân Đại quân khu Bắc Kinh Báo Nga cho hay, sở dĩ quân đội Trung Quốc quyết định chuyển J-7 cho lực lượng tuyến 2, chủ yếu là do trong những năm gần đây có rất nhiều máy bay chiến đấu mới được bàn giao cho Không quân Trung Quốc. Thống kê cho thấy, trong 4 năm gần đây, tổng số máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba trang bị cho Không quân Trung Quốc gồm J-10, J-11 (sao chép Su-27SK), Su-27, Su-30 và J-8F từ 500 chiếc đã tăng lên tới 1.200 chiếc. Đồng thời, số lượng máy bay chiến đấu J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô cũ) và J-7 đang ngày càng giảm xuống. Bốn năm trước, số lượng trang bị của hai loại máy bay này còn lên tới gần 2.000 chiếc. ![]() Máy bay J-10B của Không quân Trung Quốc Báo Nga cho rằng, một nguyên nhân khác thúc đẩy quân đội Trung Quốc đưa J-7 sang lực lượng tuyến 2 là sự thay đổi của kế hoạch đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc. Căn cứ vào kế hoạch này, trọng điểm đào tạo phi công là để họ có thể lái may bay chiến đấu hiện đại hơn. Ngoài ra, một mục đích khác của kế hoạch này là nâng… lên 40% (quá trình này cần 5 – 7 năm). Điều cần chỉ ra là, tuổi thọ hoạt động của máy bay chiến đấu J-7 hiện nay của Không quân Trung Quốc sẽ chỉ còn duy trì được vài năm. ![]() Máy bay chiến đấu J-11 Báo Nga cho biết, Trung Quốc hiện vẫn là nước trang bị nhiều nhất dòng máy bay chiến đấu J-7 (MiG-21). Đồng thời, các doanh nghiệp hàng không Trung Quốc còn đang tiếp tục xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu này cho các nước đang phát triển. Theo thống kê, trong 60 năm qua, Liên Xô cũ và Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng hơn 10.000 máy bay chiến đấu dòng MiG-21 và J-7. ![]() Máy bay chiến đấu J-8F |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)