“Tàu tấn công đổ bộ Type 081 sẽ có lượng choán nước 20.000 tấn, dài 210 m, rộng 30 m, dùng cho chiến tranh cục bộ trên biển ở biển Đông”. Tàu tấn công đổ bộ và tàu ngầm thông thường S-20 của Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm Quốc phòng Bangkok năm 2012. Gần đây, nhiều tờ báo, trang mạng của Trung Quốc đều đăng tải thông tin mà truyền thông nước này cho rằng được trích đăng từ tờ “Thế giới báo” bản tiếng Trung của Malaysia trong đó có đề cập rằng, tại “Triển lãm Quốc phòng-An ninh Bangkok năm 2012”, điều đáng chú ý nhất là, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra thị trường quốc tế tàu tấn công đổ bộ có đường băng nối thẳng lớp 20.000 tấn, còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Trước đây từng có tin cho biết, sau khi chế tạo xong tàu vận tải đổ bộ Type 071, Trung Quốc sẽ chế tạo vài chiếc tàu tấn công đổ bộ có đường băng thẳng Type 081. Nếu đây là tin đáng tin cậy, thì loại tàu sân bay trực thăng Trung Quốc tham gia triển lãm của Thái Lan lần này rất có thể chính là tàu Type 081. Trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Hải quân Cao Ly” có bài viết cho rằng, tàu vận tải đổ bộ Type 071 tuy tạm thời có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nhưng tính năng của nó lại khó có thể thích ứng với nhiệm vụ đổ bộ biển xa nặng nề của Trung Quốc trong tương lai. Chỉ có tàu đổ bộ lớn do Trung Quốc sản xuất, tương tự như tàu tấn công đổ bộ đường băng thẳng lớp Mistral của Pháp, sẽ có lợi rất nhiều cho Trung Quốc. Tàu Type 071 chỉ giải quyết vấn đề “có” Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mặc dù vị thế của tàu chiến đổ bộ khó sánh được với tàu sân bay, nhưng nhiệm vụ đổ bộ ngày càng nặng nề, lại làm cho loại tàu chiến này trở thành trọng điểm phát triển của các nước chủ yếu trên thế giới, hai nước Mỹ, Pháp chắc chắn là người xuất sắc trong lĩnh vực này. Trong đó, Mỹ với các tàu tấn công đổ bộ lớp Iwo Jim, lớp Tarawa và Wasp, cùng với Pháp với tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đã xác lập vị trí thống lĩnh của họ trong lĩnh vực này. Khi mọi người cho rằng hai nước Mỹ và Pháp sẽ thống trị trào lưu trong lĩnh vực tàu chiến đổ bộ, năm 2006, tàu vận tải đổ bộ Type 071 do Trung Quốc sản xuất đã hạ thủy, tính năng nổi trội của nó đã làm tăng thêm một đối thủ mạnh cho Mỹ, Pháp trong lĩnh vực tàu chiến đổ bộ. Nhưng, so với hai nước Mỹ, Pháp với lực lượng hải quân dày dặn kinh nghiệm, Trung Quốc vẫn khó có thể đuổi kịp trong ngắn hạn. Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc. Tàu vận tải đổ bộ 071 là tàu chiến đổ bộ cỡ lớn loại đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, chế tạo. Loại tàu chiến này hiện nay đã chế tạo xong, hạ thủy 4 chiếc. Về tính năng, tàu Type 071 rõ ràng ưu việt hơn tàu đổ bộ lớp Osumi của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Mặc dù khó nhìn thấy được những biểu hiện ưu việt của nó qua quá trình hộ tống, tàu Type 071 có khả năng đảm đương nhiệm vụ tác chiến của Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, nhưng về nhu cầu lâu dài của Hải quân Trung Quốc, tàu Type 071 chắc chắn vẫn còn rất nhiều bất cập. Thứ nhất, khả năng chi viện hỏa lực của tàu Type 071 không đủ Là tàu vận tải đổ bộ, nhiệm vụ chủ yếu của tàu Type 071 trong tác chiến đổ bộ là vận chuyển nhân viên và vật tư, nhưng khả năng chi viện hỏa lực tương đối có hạn của nó sẽ buộc Hải quân Trung Quốc phải đối mặt với nút cổ chai trong tác chiến đổ bộ. Vũ khí tấn công của tàu đổ bộ Type 071 chỉ có một pháo nòng đơn 76 mm và pháo có cỡ nòng nhỏ hơn khác. Khả năng tấn công hỏa lực yếu ớt như vậy chẳng thấm vào đâu so với trận địa bến bãi vững chắc của đối phương. Thứ hai, khả năng mang theo máy bay trực thăng của Type 071 có hạn Hiện nay, tàu vận tải đổ bộ Type 071 có thể đồng thời cất/hạ cánh 2 máy bay trực thăng Z-8 do Trung Quốc tự sản xuất. Loại máy bay trực thăng này là phiên bản sao chép máy bay trực thăng Super Frelon nhập của Pháp vào thập niên 1980. Cho dù là làm máy bay trực thăng trang bị cho tàu chiến, hay trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn dùng để tác chiến đổ bộ đều không thích hợp. Chẳng hạn, máy bay trực thăng Sea Hawk và Puma lần lượt của Mỹ, Pháp không chỉ có khả năng hoàn thành rất tốt nhiệm vụ vận tải, đồng thời các phiên bản cải tiến khác nhau cũng có thể đảm đương rất nhiều nhiệm vụ như chống tàu ngầm, chống hạm, cảnh báo sớm. Thứ ba, tàu Type 071 thiếu thiết bị phần cứng chỉ huy Là tàu đổ bộ cỡ lớn có số lượng không nhiều của Hải quân Trung Quốc, tàu Type 071 không chỉ phải đảm đương nhiệm vụ vận tải vốn có, mà còn phải đóng vai trò tàu chỉ huy hạm đội và ban chỉ huy liên hợp các binh chủng trên mặt trận. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đặt ra đối với tàu đổ bộ cỡ lớn của các cường quốc tàu đổ bộ Mỹ, Pháp trong giai đoạn hiện nay. Cho nên, Pháp phải trang bị hệ thống chỉ huy tương đồng với tàu sân bay De Gaulle cho tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Mặc dù hiện nay vẫn không có số liệu cụ thể hệ thống chỉ huy được trang bị cho tàu vận tải đổ bộ Type 071, nhưng nhìn vào ngoại hình của nó có thể dễ dàng phát hiện, về phần cứng chỉ huy, 071 rõ ràng có bất cập. Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc cấp bách cần tính tấn công của Type 081 Tàu sân bay trực thăng có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đa dạng hóa, đặc biệt là khả năng tấn công được nâng cao rất lớn so với tàu vận tải đổ bộ. So với tàu tấn công đổ bộ do Mỹ chế tạo có tính năng tiên tiến hơn, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp thích hợp hơn khi trở thành “ván khuôn” (mẫu) cho tàu sân bay trực thăng Type 081 của Trung Quốc. Mặc dù về ý tưởng, tàu vận tải đổ bộ và tàu tấn công đổ bộ có sự khác biệt về bản chất, nhưng đối với quốc gia hải quân kiểu mới như Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ được coi là nền tảng công nghệ cho tàu tấn công đổ bộ: thông qua phát triển tàu vận tải đổ bộ sẽ không chỉ tích lũy được kinh nghiệm công nghệ của tàu chiến mặt nước cỡ lớn, mà việc làm thế nào nâng cao hiệu suất tổng thể trong quá trình chế tạo đa dạng hóa sẽ trở thành phương diện quan trọng hơn. Tàu tấn công đổ bộ đường băng thẳng Type 081, tương tự với tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp, có thể đem lại kinh nghiệm này cho Trung Quốc. Trong lĩnh vực đóng tàu luôn có 2 tiêu chuẩn dân dụng và quân dụng. Hai loại này về bản chất hoàn toàn không có sự khác biệt, chủ yếu là khác nhau ở mức độ chắc chắn trong kết cấu của thân tàu và mức độ coi trọng tính an toàn. Trước đó, chỉ có trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng từ nhu cầu chiến tranh khổng lồ, hai nước Anh, Mỹ lấy tàu thương mại làm nền tảng, đã chế tạo rất nhiều tàu sân bay hộ tống. Sau đó, tiêu chuẩn đóng tàu dân dụng bắt đầu bước vào lĩnh vực chế tạo tàu chiến, nhưng cách làm này hoàn toàn không được mở rộng. Nguyên nhân rất đơn giản, tàu chế tạo theo tiêu chuẩn dân dụng rõ ràng khó chịu đựng được các cuộc tấn công hỏa lực của đối phương trong thời chiến. Nhưng cùng với sự thay đổi hình thức chiến tranh và sự phát triển của công nghệ đóng tàu, quan điểm này cũng đã thay đổi. Hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng dùng công nghệ chế tạo của tàu dân dụng cỡ lớn vào chế tạo tàu sân bay trực thăng Type 081. Tàu tấn công đổ bộ Mistral của Pháp. Tàu tấn công đổ bổ lớp Mistral của Pháp, ngoài các vị trí quan trọng như đường băng và khoang động cơ áp dụng tiêu chuẩn quân dụng, kết cấu thân tàu đều đã áp dụng tiêu chuẩn dân dụng là kết cấu đơn giản, chi phí chế tạo tương đối thấp, sức chịu của kết cấu nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được. Việc làm này không chỉ giảm lớn chi phí chế tạo của tàu chiến cỡ lớn, làm cho kết cấu tàu chiến trở nên tương đối đơn giản, có lợi cho bảo dưỡng, cải tạo, điều quan trọng hơn là áp dụng nhiều tiêu chuẩn dân dụng sẽ làm cho Trung Quốc có điều kiện ứng dụng hệ thống đóng tàu dân dụng tiên tiến khổng lồ của mình vào lĩnh vực chế tạo tàu chiến. Đối với Trung Quốc, nước tìm cách giảm chi phí chế tạo tàu chiến, nâng cao trình độ công nghệ và tốc độ chế tạo, kinh nghiệm “chế tạo tàu chiến theo tiêu chuẩn dân dụng” chắc chắn là vô giá. Nếu tiến hành phân loại đối với các loại tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu vận tải đổ bộ Type 071 thuộc loại sơ cấp, còn tàu tấn công đổ bộ có đường băng thẳng là loại tàu chiến cao cấp, có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đa dạng hóa, đặc biệt là khả năng tấn công được nâng cao rất lớn so với tàu vận tải đổ bộ, đây là loại tàu mà bất cứ nước nào có tham vọng đạt được khả năng tác chiến đổ bộ mạnh cuối cùng chắc chắn phải trang bị. So sánh tàu tấn công đổ bộ do Mỹ, Pháp chế tạo có tính năng tiên tiến hơn, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp thích hợp hơn làm “khuôn mẫu” cho tàu sân bay trực thăng Type 081 của Trung Quốc. Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là tàu đổ bộ đời thứ tư được Pháp phát triển, có thể mang theo 16 máy bay trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép (bao gồm 13 xe tăng) và 450 binh sĩ. Cùng là tàu tấn công đổ bộ, nếu đem so sánh tàu lớp Mistral do Pháp chế tạo và tàu Wasp do Mỹ chế tạo sẽ không khó thấy được, hai loại này không có sự khác biệt lớn về kết cấu tổng thể. Sự khác biệt chủ yếu nhất là, Pháp không trang bị máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và cự ly ngắn, do đó khả năng tấn công và vận tải đổ bộ của nó chủ yếu đến từ các loại máy bay trực thăng. Vì vậy, tàu Mistral có điều kiện và cũng cần thiết chế tạo thân tàu nhỏ hơn một chút. Đối với Trung Quốc, khi không trang bị máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và cự ly ngắn, thì mô hình tàu Mistral có thể giúp Trung Quốc dựa vào nền tảng công nghệ hiện có, sơ bộ có khả năng chế tạo và sử dụng tàu tấn công đổ bộ, đến sau khi nhu cầu tương lai và toàn bộ trang bị kỹ thuật đạt yêu cầu, tiếp tục chế tạo tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp của Mỹ. Tàu tấn công đổ bộ Kearsarge lớp Wasp của Quân đội Mỹ. Tàu Type 081 chủ yếu dùng để tác chiến trên biển Đông Giống như mục tiêu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc là tàu sân bay hạng nặng, xuất phát từ nhu cầu thực tế, mục tiêu của tàu tấn công đổ bộ Trung Quốc cũng là tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp do Mỹ chế tạo. Nói cách khác, tàu đổ bộ cỡ lớn tương tự lớp Wasp có thể coi là mục tiêu phát triển cuối cùng của tàu đổ bộ Trung Quốc. Hiện nay, do nhiệm vụ tác chiến của Hải quân Trung Quốc vẫn là tác chiến phòng thủ mang tính khu vực, cộng với hạn chế của hệ thống động lực và sự tính toán trên các phương diện như tốc độ và khả năng cơ động, trọng tải tàu sân bay trực thăng của Trung Quốc nên khoảng 20.000 tấn, cũng có kích cỡ tương đương tàu Type 071, chiều dài khoảng 210 m, rộng khoảng 30 m. Tàu sân bay trực thăng Type 081 sẽ phát huy vai trò tàu chỉ huy tương tự tàu đổ bộ của quân Mỹ. Nếu áp dụng đường băng thẳng toàn bộ, thì ít ra có thể cung cấp 4 điểm cất/hạ cánh, đồng thời cất/hạ cánh 4 máy bay trực thăng, kho máy bay có thể chứa khoảng 10 máy bay trực thăng, cộng với đường băng, tổng số máy bay có thể lên tới khoảng 20 chiếc. Do tăng cường hệ thống kiểm soát chỉ huy của tàu sân bay trực thăng, có thể phối hợp hiệu quả hơn các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm của biên đội, cộng với thân tàu tương đối lớn, tính ổn định tương đối tốt, có thể đồng thời cất/hạ cánh nhiều máy bay trực thăng hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm cường độ cao, đồng thời vẫn có thể tiến hành hoạt động cất/hạ cánh trong tình hình biển cao, có thể tiến hành chiến đấu liên tục. Đối với vũ khí phòng thủ, xét tới tàu sân bay trực thăng là tàu chỉ huy của biên đội, thông thường cùng hoạt động với tàu chiến, cho nên không cần thiết trang bị hệ thống vũ khí tầm xa, quá phức tạp, bao gồm tên lửa phòng không tầm gần, hệ thống hỏa pháo phòng ngự tầm gần và hệ thống tác chiến điện tử. Tàu tấn công đổ bộ Trung Quốc (ý tưởng, ảnh: internet) Theo bài báo này, chú ý quan sát làn sóng chế tạo tàu chiến mặt nước đã bắt đầu, Trung Quốc rõ ràng đã quyết định lấy khả năng chiến đấu trên mặt nước làm chủ đạo của Hải quân. Mặc dù trong tương lai gần, Hải quân Trung Quốc hầu như không thể xảy ra chiến tranh quy mô lớn với các nước có sức mạnh hải quân tương đương, nhưng các cuộc xung đột cục bộ trên biển, có thể xảy ra, đặc biệt là trong khu vực. Vì vậy, cũng theo bài báo, khả năng tác chiến đổ bộ biển xa, trên thực tế có ý nghĩa hơn với Hải quân Trung Quốc so với khả năng tác chiến hải-không quân tầm xa. Vì vậy, so với tàu sân bay hạng nặng, xuất phát từ sự tính toán nhu cầu thực tế, Trung Quốc chắc chắn cần tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn tổng hợp như tàu lớp Wasp của Mỹ. Báo Trung Quốc viết, đối với cuộc khủng hoảng biển Đông thực tế nhất hiện nay, khả năng răn đe của tàu sân bay đối với các nước Đông Nam Á thực tế tương đối hạn chế. Nguyên nhân rất đơn giản, biển rộng, chỉ cần những nước này nhanh chóng đưa lực lượng của mình rút về nước, biên đội máy bay mạnh trên tàu chiến của Trung Quốc rõ ràng không thể xâm phạm không phận của họ, vì vậy, sách lược “đối phương tiến, ta lui” này của PLA sẽ khiến cho Trung Quốc bị tổn hao rất lớn, nhưng hiệu quả cuối cùng sẽ tương đối có hạn. Bài báo đăng trên trang quân sự của mạng Sina nói: Tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn thì khác, nó không chỉ có thể có khả năng răn đe ngắn hạn tương tự tàu sân bay, hơn nữa lượng lớn lực lượng chiến đấu trên bộ và trang bị của nó có thể thông qua “đổ bộ thẳng đứng” tiến hành kiểm soát hiệu quả đối với các hòn đảo ở biển Đông, thậm chí có khả năng tiến hành thâm nhập vào nước khác, tiến hành tấn công có giới hạn, không chỉ có biện pháp răn đe toàn diện hơn, mà thời gian liên tục dài hơn, hiệu quả chắc chắn tốt hơn. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đã từng bước từ biển gần vươn ra biển xa, cho dù cuộc khủng hoảng biển Đông thử thách Trung Quốc rất lớn. Trong tương lai gần, do chịu ảnh hưởng của nhu cầu thực tế và nguyên nhân kinh phí, Trung Quốc khó có thể chế tạo nhiều tàu sân bay, ngược lại, tàu chiến đổ bộ cỡ lớn với đại diện là tàu tấn công đổ bộ sẽ trở thành trung tâm sức mạnh chiến đấu của Hải quân Trung Quốc trong một giai đoạn tương đối dài. Bài báo kết luận: Việc tích lũy công nghệ đóng tàu và kinh nghiệm ứng dụng trên lĩnh vực này sẽ hỗ trợ rất lớn cho Hải quân Trung Quốc giành được vị thế của một cường quốc hải quân thế giới. Ngoài ra, nội dung của bài viết cũng đã đề cập một số luận điệu hết sức phi lý, trái với công ước quốc tế về luật biển, vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác, cho rằng toàn bộ các hòn đảo trên biển Đông (cụ thể là đường lưỡi bò 9 đoạn) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. |
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
>> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam
Hiện nay, trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam có 4 chiến đấu cơ chủ lực gồm có MiG-21, Su-22, Su-27SK và Su-30MK2V.
“Én bạc” MiG-21
Trong đó, tiêm kích đánh chặn MiG-21 chiếm số lượng đông đảo nhất. Theo một số nguồn tin, Việt Nam có thể sở hữu khoảng hơn 100 chiếc. Việt Nam trang bị 2 biến thể: MiG-21bis và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM. MiG-21bis gần như là biến thể cuối cùng của dòng tiêm kích MiG-21 do Liên Xô phát triển (ra đời từ năm 1977), có cải tiến nhiều về mặt động cơ, điện tử. Tuy nhiên, so với các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay, MiG-21bis đã hoàn toàn lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt. Dù vậy, với lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, trong điều kiện mà ngân sách quốc phòng chưa cho phép ta thay thế toàn bộ bằng chiến đấu cơ hiện đại hơn, MiG-21bis vẫn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ vùng trời tổ quốc. Về biên chế, Việt Nam có 3 trung đoàn trang bị MiG-21 gồm: Trung đoàn tiêm kích 921 và 927 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 929 thuộc Sư đoàn 372. Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM. Theo một số nguồn tin, để phù hợp với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã hợp với Ấn Độ hiện đại hóa MiG-21bis lên chuẩn MiG-21bison. Gói nâng cấp MiG-21bison sẽ “lột xác” hoàn toàn MiG-21, đưa nó trở thành tiêm kích hiện đại. Cụ thể, MiG-21bison trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron Kopyo cho phép theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. MiG-21bison có khả năng mang các vũ khí không đối không thế hệ mới: tên lửa tầm nhiệt R-73, tên lửa đối không tầm trung lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động R-27 và tên lửa đối không tầm xa lắp đầu tự dẫn radar chủ động R-77. Qua đó, nâng cao đáng kể khả năng không chiến của MiG-21. Tuy nhiên, hệ thống điện tử hay động cơ có thể thay thế nhưng về khung thân máy bay thì không thể chống chọi với thời gian. Sớm muộn, trong tương lai gần các máy bay MiG-21 của Việt Nam sẽ phải ngừng hoạt đông, dấu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ trang bị loại máy bay nào để thay thế MiG-21 đảm nhiệm bảo vệ bầu trời đất nước. Bộ tứ chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam.(Youtube) “Đôi cánh ma thuật” Su-22 Sau MiG-21, loại chiến đấu cơ có số lượng đông thứ 2 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị là tiêm kích – bom cánh cụp cánh xòe Su-22. Việt Nam có trong biên chế 3 trung đoàn tiêm kích – bom Su-22 gồm: Trung đoàn 923 và 931 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 937 thuộc Sư đoàn 370. Gồm các biến thể: Su-22M3, Su-22M4 và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3. Tiêm kích - bom cánh cụp cánh xòe Su-22M4 (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi Su-22UM3. Trong đó, Su-22M4 là biến thể cuối cùng do Liên Xô phát triển, được nâng cấp mạnh với nhiều thiết bị điện tử cho phép mang vũ khí không đối đất chính xác cao. Cụ thể, Su-22M4 thiết kế với 10 giá treo mang được 4.000kg vũ khí các loại gồm: tên lửa không đối không R-60; tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-58; bom có điều khiển; bom và rocket không điều khiển. Kể từ năm 1988, Việt Nam thường xuyên sử dụng Su-22M3/M4 thực hiện các chuyến bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế biển, thềm lục địa. “Kẻ tấn công sườn” Su-27 Đầu những năm 1990, Không quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu hiện đại hóa đơn vị máy bay chiến đấu. Và loại chiến đấu cơ đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến tiến lên hiện đại của Không quân Việt Nam – tiêm kích đa năng Su-27. Giai đoạn 1994-1995, Việt Nam đã nhập khẩu 12 chiếc Su-27 gồm các biến thể: 5 Su-27SK, 5 Su-27UBK huấn luyện 2 chỗ ngồi và 2 Su-27PU (biên thể Su-30 đời đầu). Hiện nay, toàn bộ máy bay Su-27 biên chế trong trung đoàn tiêm kích 940, thuộc sư đoàn không quân 372 trấn giữ miền trung đất nước. Tiêm kích hiện đại Su-27SK (trên) và biến thể huấn luyện Su-27UBK. >> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực Tuy có thể đảm nhiệm việc tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ nhưng tiêm kích Su-27SK nghiêng về về khả năng đối không. Máy bay có thể mang tối đa 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-73. Đối với tác chiến tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-27SK không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao. Nó chỉ có thể mang bom, rocket không điều khiển. Hãng Sukhoi (Nga) đã phát triển biến thể nâng cấp Su-27SKM cho phép thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí có điều khiển nhưng có lẽ Việt Nam không còn ý định mua những chiếc Su-27 mà tập trung vào nhập khẩu các chiến đấu cơ Su-30MK2V hiện đại hơn gấp nhiều lần. “Hổ mang chúa” Su-30MK2V Sau hợp đồng Su-27SK/UBK không lâu, năm 2004 Việt Nam nhập khẩu thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2V. Đây là biến thể cải tiến từ mẫu Su-30MK2, chứ “V” đằng sau nghĩa là có một số sửa đổi nhỏ phù hợp theo yêu cầu từ phía Việt Nam. Sau một thời gian sử dụng, thấy được hiệu quả của Su-30MK2V, giai đoạn 2009-2010, Việt Nam ký 2 hợp đồng mua thêm loại máy bay hiện đại này. Su-30MK2V có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại, buồng lái tiện nghi với màn hình màu tinh thể lỏng. Chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Nhân dân Việt Nam, Su-30MK2V. >> 'Hổ mang chúa' trên bầu trời Việt Nam >> Su-30 và các biến thể Su-30MK2V thiết kế với 12 giá treo mang 8 tấn vũ khí tiên tiến: tên lửa đối không R-73, R-27, R-77; tên lửa không đối đất Kh-29, bom có điều khiển KAB-500KR và đặc biệt là tên lửa không đối hạm Kh-31P. Với tầm bay không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.000km cùng lượng vũ khí lớn, Su-30MK2V đáp ứng tốt yêu cầu vững chắc bảo vệ biển đảo Việt Nam, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa. Hiện nay, tất cả Su-30MK2V đều được biên chế trong Trung đoàn tiêm kích 935, thuộc Sư đoàn Không quân 370 bảo vệ phía nam đất nước. |
>> "Bom Nga" hay "Bom Mỹ" thông minh hơn ?
Mỹ và Nga đang ráo riết phát triển các loại bom tinh khôn cỡ nhỏ để trang bị cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của họ, trong đó có F-22, F-35 và PAK FA T-50.
* Bom có điều khiển là gì?
Bom có điều khiển mà nay thường gọi là bom thông minh hay bom tinh khôn (smart bomb) là một trong các loại vũ khí hàng không có điều khiển dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển là bom hàng không, được trang bị hệ dẫn và điều khiển. Thông số quan trọng nhất của bom đạn hàng không là hệ số tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ trên tổng trọng lượng của bom/tên lửa. Đối với tên lửa hàng không, chỉ số này là 0,2-0,5 (sở dĩ tỷ lệ thấp như vậy là do tên lửa được lắp động cơ, thùng nhiên liệu, các hệ dẫn), đối với bom không điều khiển, chỉ số này gần bằng 1, còn đối với bom có điều khiển, chỉ số này là 0,7-0,9. Với trọng lượng và tầm bắn gần như giống nhau (so với tên lửa), bom có thể mang lượng thuốc nổ lớn hơn nhiều. Bom chính xác cao SDB của Mỹ Bom chính xác cao hiện đại SDB (Small Diameter Bomb - bom đường kính nhỏ) có khả năng xuyên qua các bức tường để tiêu diệt các hăng-ga và boongke bê tông cốt thép. Bom có cánh mở ra khi bay, cho phép tăng rất nhiều tầm tiêu diệt mục tiêu. Bom được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 9.2006. Tiêm kích thế hệ 5, tối tân nhất của Mỹ F-22A Raptor có thể mang 8 bom SDB treo trên giá treo đặc biệt trong khoang bom bên trong. Biến thể được đưa vào trang bị đầu tiên cho quân đội Mỹ là SDB I (GBU-39). Bom có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể. Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục tiêu một cách chính xác. Giá một quả bom này là 70.000 USD, bằng 2 lần thu nhập trung bình năm ở Mỹ. SDB có thể trang bị cho các máy bay như: các máy bay ném bom B-52 Stratofortress, B-1 Lancer, B-2 Spirit, các tiêm kích F-15E Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35 Lightning II, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II. Nếu không tính các máy bay đời cũ mà chỉ nhìn vào giá cả các máy bay tối tân nhất thì giá của bom SDB là bình thường. Ví dụ, giá của một máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là hơn 1 tỷ USD một chút (không tính chi phí nghiên cứu, phát triển). Còn giá của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor có giá ước 137,5 triệu USD cho một chiếc sản xuất loạt năm 2008. Giá của tiêm kích-bom F-35 Lightning II bắt đầu từ mức 83 triệu USD cho biến thể rẻ nhất. So với những mức giá trên trời này thì giá bom SDB chỉ là chuyện vặt. SDB I GBU-39. Ảnh: topwar.ru Bom SDB I GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn. Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu. Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay tiêm kích và ném bom cực kỳ đắt tiền khi phải đối đầu với phòng không đối phương. Máy bay ở càng xa các vũ khí phòng không thì hiệu quả của công nghệ tàng hình áp dụng cho chúng càng hiệu quả, còn hỏa lực pháo phòng không dẫn bằng mắt không làm gì nổi các máy bay này. Tiêm kích F-22 Raptor có tốc độ bay hành trình siêu âm cũng có khả năng thả các quả bom này ở tốc độ siêu âm. Lúc đó, SDB có thể bay còn xa hơn nhờ lực nâng của cánh tăng lên và bay ở quỹ đạo cao hơn. Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau. F-22 Raptor thả bom SDB I. Ảnh: f-16.net Ngòi nổ được điều khiển từ buồng lái máy bay có thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không. Chế độ nổ chậm của bom giải thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép. Bom có điều khiển SDB I chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không cơ động. Bom này đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan. GBU-39 tiêu diệt một máy bay cường kích trong hầm bê tông. Ảnh: topwar.ru Thế hệ tiếp theo của bom này là SDB II (GBU-40 của Boeing hay GBU-53 của Raytheon) có thêm hệ thống nhận dạng mục tiêu và sensor ảnh nhiệt, cho phép bom tiêu diệt cơ động như xe tăng và các phương tiện kỹ thuật mặt đất khác, trong thời tiết xấu. SDB II có giá khoảng 90.000 USD/quả. Tháng 8.2010, Không quân Mỹ đã chọn GBU-53 và ký hợp đồng 450 triệu USD với Công ty Raytheon (Mỹ) để phát triển mẫu bom này. Raytheon đã chế tạo đầu tự dẫn 3 chế độ không làm lệnh cho bom SDB II. Trong quá trình thử nghiệm đầu tìm mới trong phòng thí nghiệm đã thu được các kết quả cao hơn tính toán. Đầu tìm gồm radar vi ba, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh và sensor laser bán chủ động lắp cùng trên một khung cardan. SDBII (GBU-53B). Ảnh: ausairpower.net Đầu tìm tích hợp này có thể phân phối lại thông tin chỉ thị mục tiêu từ 3 sensor đó, cho phép bom tiêu diệt bất kể ngày đêm cả mục tiêu tĩnh và động trong thời tiết phức tạp. Theo các nhà thiết kế, trong quá trình thử nghiệm, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đã thể hiện các thông số tốt, vì thế người ta đã từ bỏ ý định lắp sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đắt tiền hơn. GBU-53 có kênh truyền dữ liệu mã hóa, cho phép tiêu diệt mục tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Khả năng này là một trong những cải tiến cơ bản cho SDB II, loại bom dự kiến chưa thể đưa vào sử dụng trong vài năm nữa. |
>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
Theo kế hoạch, đến năm 2018, Hải quân Mỹ sẽ có 117 máy bay chống ngầm mới P-8A (mệnh danh là vị thần biển Poseidon) để thay thế cho P-3 Orion.
Topwar 18/3/2012 đưa tin, mới đây, Hải quân Mỹ đã tiếp nhận serie những chiếc máy bay chống ngầm mới P-8A Poseidon đầu tiên tại căn cứ Không quân của Hải quân Mỹ ở Seattle. Thân và cánh của Poseidon được phát triển dựa trên thân của máy bay dân dụng Boeing-737 và Boeing-737-900 ER tuy nhiên đã có một chút thay đổi.
Các tên lửa chống ngầm được đặt ở các giá treo phía dưới cánh máy bay. P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN. Động cơ phản lực CFM56 là loại động cơ phản lực phổ biến nhất thế giới, được sử dụng trong nhiều loại máy bay của Boeing. Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả và tiếng ồn thấp, CFM56 có độ tin cậy cao và xác xuất động cơ gặp trục trặc trong chuyến bay là 0,003% trong 1000 giờ bay. Máy bay chống ngầm mới P-8A Poseidon. Chiều dài của P-8A Poseidon là 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon có thể đạt tốc độ bay tối đa là 900 km/h. Tốc độ bay tuần tra ở độ cao 60 m là 330 km/h. Đáng chú ý là các phương tiện điện tử được trang bị trên máy bay. P-8A Poseidon được trang bị hệ thống radar AN/APS-137D (V) 5 và hệ thống trinh sát điện tử AN/APY-10. Hệ thống radar AN/APS-137D (V) 5 có thể lập bản đồ tổng hợp trong đó cho phép chỉ thị các mục tiêu cố định trên mặt đất, ngoài ra hệ thống radar này cũng cho phép phát hiện các tàu ngầm. Ở chế độ phát hiện tàu ngầm, hệ thống radar này sử dụng chức năng quét với tần số phân giải cao. Giống như phiên bản trước đó P-3 Orion, P-8A Poseidon cũng được trang bị một từ kế để xác định các rối loạn từ trường trái đất gây ra bởi các bộ phận kim loại của vỏ tàu ngầm. P-8A Poseidon có thể mang theo trên khoang của nó 120 phao âm (dùng để phát hiện tàu ngầm), nhiều hơn 50% so với P-3 Orion. Trong khoang chứa vũ khí của P-8A gồm có bom, ngư lôi Mark 54, tên lửa chống ngầm tầm xa SLAM-ER. Các giá treo tên lửa dưới cánh được trang bị tên lửa chống ngầm Harpoon. P-8A Poseidon cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử EWSP trong đó gồm hệ thống kiểm soát РЭБ AN/ALQ-213(V), hệ thống gây nhiễu hồng ngoại DIRCM, hệ thống cảnh báo radar và tổ hợp gây nhiễu thụ động. Đến năm 2018, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 117 máy bay P-8A Poseidon để thay thế cho phiên bản P-3 Orion. Những chiếc máy bay P-8A Poseidon trong serie đầu tiên sau khi thực hiện các chuyến bay ở khu vực bờ biển phía Tây của nước Mỹ sau đó sẽ được đưa về văn cứ Không quân Jacksonville/ Florida, ở đây có Trung tâm huấn luyện bay của Hải quân Mỹ. Các phi đội máy bay Poseidon có thể sẵn sàng hoạt động trước năm 2013. Dưới đây là một số hình ảnh về máy bay P-8A Poseidon: P-8A Poisedon mới đây đã vượt qua kỳ thử thử nghiệm khả năng tương tác với nhiều loại vũ khí hải quân khác. P-8A Poseidon được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Tuy nhiên, P-8A khác biệt với dòng máy bay Boeing 737 ở kết cấu cánh thiết bị cung cấp điện và một số trang bị điện tử trên máy bay. Trong điều kiện tác chiến, mỗi máy bay P-8A thường mang theo mình 120 phao thủy âm. Trong lần tác chiến săn ngầm đầu tiên của mình, máy bay P-8A đã thả 6 phao thủy âm, khi bay ở độ cao thấp trên biển Đại Tây Dương. Trong quá trình thử nghiệm, P-8A cũng kiểm tra khả năng tìm kiếm mục tiêu thông qua việc thu thập tín hiệu giao thoa của từng cụm 3 phao thủy âm. Tháng 8/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua dự án cho phép hãng Boeing bắt đầu quá trình sản xuất với quy mô hạn chế dòng máy bay tuần tiễu P-8A. Dự kiến, tới năm 2013, dòng máy bay săn ngầm mới này sẽ được tiếp nhận vào biên chế trong Hải quân Mỹ. Theo kế hoạch, tới 2018, Hải quân Mỹ sẽ mua khoảng 117 máy bay P-8A để thay thế cho 225 máy bay tuần tiễu P-3C Orion đang sử dụng. P-8A Poisedon được Quân đội Mỹ coi như vị thần của biển Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. |
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
>> Việt Nam tiếp tục nhận các lô hàng tên lửa
Trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng "Vietnam-15" trị giá 31,83 triệu USD.
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến
Theo đó, tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam. Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV. Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD. Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD. Theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP. Việt Nam chi hàng chục triệu USD để mua tên lửa hiện đại của Nga. Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam. Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới. Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác. |
>> Vũ khí chống tàng hình của Quân đội Nga
Ngày 23.3, tạp chí hàng không Mỹ Aviation Week đăng bài phân tích của các chuyên gia nổi tiếng Carlo Kopp và Bill Sweetman về các kế hoạch của Nga đối phó với các phương tiện tiến công tàng hình.
Chiến lược công nghệ cho không quân thời kỳ sau năm 2010 của Nga được vạch ra khá chi tiết vào cuối thập niên 1990 và thể hiện ở sự ra đời của các mẫu chế thử hay sản xuất ban đầu các máy bay và vũ khí phòng không.
Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh của Mỹ và thách thức một cách đối xứng phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Ý đồ chiến lược là mở rộng quyền tự do hành động chính trị của Nga trong một thế giới hậu chiến tranh lạnh mà Mỹ chiếm ưu thế, khi mà các khoản thu nhập từ xuất khẩu vũ khí được sử dụng để giảm bớt áp lực đối với nguồn lực quốc phòng hạn chế. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter (JSF). Sự chậm trễ của chương trình JSF đã cho Nga hơn 20 năm để chuẩn bị cho thời điểm F-35 bắt đầu đi vào hoạt động. Ba loại máy bay chiến đấu chủ lực: T-50, Su-34 và Su-35S của Nga Về máy bay, các nhà hoạch định quốc phòng Nga đã chọn chất lượng hơn là số lượng, với lực lượng tương lai được dựa trên 3 loại máy bay tiêm kích-tiến công của hãng Sukhoi, 2 trong số đó là sự phát triển trực tiếp của Su-27. Các tiêm kích nhẹ hơn là MiG-29/35 được phát triển chỉ để chào bán xuất khẩu. Trong số 3 loại máy bay Sukhoi này, hoàn thiện hơn cả là tiêm kích bom hạng trung Su-34. Lô đầu tiên gồm 6 chiếc trong 32 chiếc của đơn đặt hàng đầu tiên đã tới Trung tâm Huấn luyện sử dụng chiến đấu ở Lipetsk, 10 chiếc nữa sẽ được chuyển giao trong năm nay. Theo hợp đồng công bố ngày 1.3, đến năm 2020, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị 92 chiếc Su-34 nữa. Máy bay ném bom chiến thuật Su-34 Được phát triển từ cuối thập niên 1980, Su-34 sẽ thay thế Su-24 Fencer trong các nhiệm vụ tiến công mặt đất và mặt biển, chế áp/tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương và các nhiệm vụ khác, trong khi có tốc độ và sự linh hoạt để tự bảo vệ. Loại thứ hai là tiêm kích giành ưu thế trên không Su-35. Ngày 17.1, mẫu chế thử thứ ba Su-35S ở cấu hình sản xuất loạt đã bắt đầu bay thử. Tại thời điểm đó, theo hãng Sukhoi, 2 mẫu chế thử Su-35 (một chiếc phá hủy khi chạy trên đường băng) đã thực hiện 400 chuyến bay thử, các cuộc thử nghiệm nghiệm thu nhà nước đã bắt đầu vào tháng 8.2011, cùng với chiếc máy bay sản xuất loạt đầu tiên. Tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35S Su-35S là mẫu hiện đại hóa sâu của Su-27 Flanker nguyên bản. Hệ thống động cơ vector lực đẩy thay đổi có hiệu quả theo góc hướng, góc chúc ngóc và góc chòng chành và được liên kết toàn phần với các tấm lái khí động. Điều đó cho phép loại bỏ cánh ngang phía trước (cánh vịt) giống như cánh vịt ở Su-30MKI và các biến thể tương tự, vốn làm hạn chế tốc độ tối đa chỉ ở mức 1,8M, cùng với một dù phanh riêng biệt, làm giảm trọng lượng và tăng lượng nhiên liệu mang theo. Hệ thống điều khiển bay và điều khiển động cơ lien kết tạo ra cho máy bay “khả năng cơ động vô song” và độ an toàn cao khi bảo đảm duy trì khả năng điều khiển máy bay thậm chí trong cả những điều kiện phi đối xứng. Hai động cơ turbine phản lực lưỡng mạch 117S có lực đẩy tăng thêm 16%, trong khi các vật liệu mới và cấu trúc cải tiến giúp duy trì trọng lượng máy bay gần với trọng lượng của biến thể cơ sở. Bề mặt tán xạ hiệu dụng của máy bay giảm đi nhờ sử dụng các công nghệ do công ty ITAE phát triển trong những năm 1990 và hệ thống avionics mới bao gồm một radar trường nhìn rộng kết hợp anten mạng pha thụ động quét điện tử và một khớp cardan. Tất cả những tính năng mới của Su-35 là nhằm giảm tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không đối phương: bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và khả năng gây nhiễu tốt hơn làm việc bám máy bay khó khăn hơn, khả năng cơ động tốt hơn của máy bay làm tác động đến đặc tính động năng của tên lửa, kết hợp với một radar có thể có khả năng theo dõi tình huống tốt và chỉ dẫn thực hiện một biện pháp chống tấn công bằng cách cơ động tránh đạn. Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM của Không quân Mỹ đối phó rất kém với các biện pháp đối phó như thế vì thế đã thúc đẩy hãng MBDA phát triển tên lửa không đối không mới Meteor. Loại thứ ba là tiêm kích thế hệ 5 Т-50. Phân tích các bức ảnh và video bay thử cho thấy loại máy bay thứ ba của Sukhoi là T-50 cho thấy sự khác biệt căn bản của nó. Mẫu chế thử thứ ba của T-50 được trang bị thiết bị trên khoang bảo đảm hoạt động của radar và các sensor khác đã cất cánh vào tháng 11.2011 ngay sau khi chương trình đạt con số 100 chuyến bay thử. Máy bay được phát triển dựa trên thiết kế trước đó với phần bên trong giữa cánh rộng hơn, nơi bố trí các khoang vũ khí bên trong, có hệ thống điều khiển vector lực đẩy 3 chiều và các động cơ đặt xa nhau, Т-50 có các tấm lái ở mép trước giữa cánh. Các tấm lái này có thể di động khác nhau một dải rộng. Các loa phụt động cơ tách xa nhau có trục vector hướng ra bên ngoài và lên trên 30 độ so với phương thẳng đứng, nhờ đó chúng có thể tạo các moment hướng, chòng chành và chúc ngóc. Các cánh đứng đuôi nhỏ là kiểu xoay toàn bộ. Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 Một câu hỏi chưa có giải đáp là cấu hình T-50 hiện hữu đã là cuối cùng chưa. Các loa phụt động cơ tròn hiện nay và độ cong của các vỏ động cơ phía sau thoạt nhìn là không được tối ưu hóa để tàng hình, và động cơ không được che chắn toàn bộ bằng các cửa hút khí. Các chương trình Su-35S và T-50 có liên quan với nhau ở mức độ nào đó khi mà một số đặc tính của Su-35S như các màn hình rộng trong buồng lái và hệ thống điều khiển bay/động cơ tích hợp sẽ đem lại kinh nghiệm cho các nhà thiết kế T-50. Động cơ 117S của Su-35S được sử dụng làm động cơ tạm thời cho T-50 cho đến khi hoàn thành động cơ hoàn toàn mới 117. Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển. Trong lĩnh vực radar CVLO, Nga tập trung vào dải sóng 1 m VHF (dải sóng cực ngắn). Vấn đề là ở chỗ thiết kế tạo dáng tàng hình ở các máy bay tiêm kích phần lớn không có hiệu quả ở dải sóng này bởi vì các chi tiết như các cánh ổn định và các đầu mút cánh máy bay có kích thước gần bằng độ dài bước sóng radar. Các giải pháp hấp thụ radar được phát triển cho băng tần S và cao hơn không có hiệu quả ở dải VHF. Sản phẩm hàng đầu trong các radar này là radar 3 tọa độ 55Zh6М Nebo-М của Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện Nizhy Novgorod (NNIIRT) thuộc Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei. Không quân Nga mới đât đã đặt mua 100 đài radar này để trang bị cho lực lượng phòng không. Nebo-M là một thiết kế “đa băng” độc đáo, bao gồm 3 đài radar, 1 module hợp nhất dữ liệu trung tâm và sở chỉ huy, tất cả đều lắp riêng biệt trên các các xe tải 8 trục 24 tấn cơ động cao. Các radar của S-400 Các radar RLM-М băng VHF, RLM-D băng L và RLM-S băng C/X đều cung cấp dữ liệu bám tới hệ thống hợp nhất dữ liệu của xe chỉ huy, giống như hệ thống CEC (Cooperative Engagement Capability) của Hải quân Mỹ khi sử dụng các kênh truyền dữ liệu số, cao tốc, chùm sóng hẹp ở băng viba. Tất cả các radar đều có anten mạng pha chủ động, thể rắn. RLM-М được sử dụng để phát hiện các mục tiêu tàng hình, RLM-D và RLM-S dùng để bám các mục tiêu đó và dẫn tên lửa. Cự ly phát hiện và bám mục tiêu không được tiết lộ, song dự đoán, tầm hoạt động của RLM-М ít nhất cũng lớn hơn 40% so với radar Nebo-SVU trước đó. Đài radar 1L118E Nebo-SVU băng VHF với anten mạng pha chủ động cũng do NNIIRT phát triển dường như không được sản xuất số lượng lớn. Radar này được lắp trên một bán moóc, “kém cơ động hơn”. Nebo-SVU được cho là sử dụng công nghệ xử lý thích ứng không gian-thời gian STAP (space-time adaptive processing technology) tương tự như ở máy bay báo động sớm E-2D Hawkeye của hãng Northrop Grumman và năm 2002, công trình sư trưởng radar Igor Krylov của NNIIRT nói rằng, “chúng tôi có thể nhìn thấy máy bay tàng hình (F-117A) rõ như bất kỳ máy bay nào khác”. Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám. Hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tích hợp trong tương lai của Nga sẽ được xây dựng xung quanh hệ thống phòng không chiến lược S-400 Triumf (SA-21 Growler), S-500 Triumfator-M (SA-X-NN) và hệ thống phòng thủ tên lửa. Các trung đoàn S-400 hiện nay được triển khai ở Dubrovka, Elektrostal và Vladivostok. S-400 được phát triển trực tiếp từ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 (SA-20B Gargoyle), và vẫn giữ lại radar điều khiển băng Х và các ống phóng tên lửa hình trụ và khung thân tên lửa cơ sở. Hệ thống được trang bị radar số đa chế độ 92N6E Grave Stone và radar điều khiển chiến đấu 91N6E được phát triển dựa trên họ radar 5N64/64N6E/E2 Big Bird. S-400 được trang bị các bệ phóng lắp trên bán moóc 5P85TE2 hoặc các xe bệ phóng 5P90S/SE lắp trên khung gầm BAZ-6909 8x8. Hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-400 Ngoài tên lửa cải tiến 48N6Е3/DM có tầm bắn tăng lên đến 250 km (155 dặm) vốn được sử dụng ở S-300PMU2, Ssắp tới, S-400 sẽ được trang bị tên lửa mới 40N6 tầm bắn 400 km. Belarus sẽ là nước đầu tiên ngoài Nga có S-400. Đồng thời, các đơn vị phòng không lục quân Nga cũng đang tiếp nhận S-300V4, bước phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-300V (SA-12 Giant/Gladiator). S-300V4 sẽ có xe bệ phóng chạy xích cải tiến và các tên lửa mới 9М82М và 9М83М được phát triển cho hệ thống Antei-2500 (SA-X-23) có tầm bắn tương ứng là 200-250 và 120-130 km. Đến nay, Nga chưa tiết lộ họ có thay thế radar 9S32 Grill Pan bằng radar lớn hơn 9S32М Grill Screen trong chương trình S-300V4. Hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa Antei-2500 “Tầng trên” của hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tương lai của Nga sẽ là hệ thống S-500 hiện đang được phát triển. Thông tin về hệ thống này không nhiều, nhưng vào giữa năm 2010 có tin, tên lửa của S-500 sẽ được chế tạo dựa trên tên lửa chống tên lửa 9M82M với tầm bắn tăng lên đến 500-600 km và có khả năng chống tên lửa. S-500 sẽ được trang bị radar bắt mục tiêu và điều khiển chiến đấu 91N6А(М) cải tiến từ radar Big Bird, radar bắt mục tiêu 96L6-TsP, các radar mới là radar dẫn tên lửa đa chế độ 76Т6 và radar phòng thủ tên lửa 77Т6. |
>> Hồ sơ mật : Bóng ma Mossad (Kỳ 3)
Khi nhậm chức Giám đốc Mossad, Dagan đưa ra hai mục tiêu lớn cần phải trừ khử: Chương trình vũ khí hạt nhân Iran và các đối tượng khủng bố thuộc Hezbollah; Hamas và Islamic Jihad… >> Hồ sơ mật : Bóng ma Mossad (Kỳ 1) >> Hồ sơ mật : Bóng ma Mossad (Kỳ 2) >> Những cú đấm của Dagan Tháng 8/2002, Thủ tướng Ariel Sharon bổ nhiệm Meir Dagan ghế Giám đốc Mossad (thay Ephraim Halevy). Từng chịu trách nhiệm thành lập đội đặc nhiệm khét tiếng Trung Đông Sayeret Rimon, có mặt trong cuộc chiến 6 ngày, 2 lần bị thương, Dagan nổi tiếng là sĩ quan quân đội Israel liều lĩnh. Bóp chết công nghiệp vũ khí hạt nhân Iran Một số điệp viên Mossad thuật rằng, các sát thủ trước khi được phái đi thực hiện một chiến dịch nguy hiểm và tối mật đều được triệu tập vào phòng Giám đốc Meir Dagan. Tại đó, sếp Dagan chỉ vào tấm chân dung to treo trên tường, chụp một người Do Thái để râu và quấn tấm khăn nguyện, trong tư thế quỳ gối với hai tay giơ cao và nắm chặt. Mắt ông ta quắc lên. Cạnh bên là hai sĩ quan SS Đức Quốc xã. “Người này” - Dagan nói - “Là ông nội tôi, cụ Dov Ehrlich”. Dagan cho biết, không lâu sau khi bức hình được chụp ngày 5/10/1942, Dov Ehrlich cùng gia đình, tương tự hàng ngàn người Do Thái khác, đã bị Đức Quốc xã giết chết tại thị trấn nhỏ Lukow ở Ba Lan. “Bức hình này sẽ dẫn lối chúng ta để hành động vì Nhà nước Israel. Tôi nhìn vào tấm hình và thề rằng, tôi sẽ làm bất cứ gì để bảo đảm rằng chuyện như thế không bao giờ xảy ra” - Dagan nói… Một trong những chuyện mà Dagan sẽ chẳng bao giờ để xảy ra là việc bóp chết chương trình nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Iran. An ninh và sự sống còn của Nhà nước Do Thái là phụ thuộc vào khả năng chặn đứng nguy cơ này… Tần suất xuất hiện các sự kiện kỳ lạ liên quan chương trình vũ khí hạt nhân Iran ngày càng tăng từ năm 2003: hai vụ tai nạn hàng không bí hiểm gây tử vong các nhà nghiên cứu hạt nhân Iran; hai phòng thí nghiệm quan trọng bỗng vô cớ bị hỏa hoạn làm hỏng các máy ly tâm rồi hai khoa học gia hạt nhân Iran bị mất tích và tiếp đó một số người bị giết. Đó là chưa kể vụ nổ bí hiểm tại một nhà máy Syria, nơi dàn tên lửa Scud đang được lắp đầu đạn hóa học. Song song là một loạt gương mặt cộm cán của các nhóm khủng bố cũng bị tiêu diệt. Mossad được tin là nơi tung ra sát thủ giết chết tướng Mohammed Suleiman, tùy viên thân cận của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. Suleiman bị giết tại Tartus (Syria) vào tháng 8/2008, bởi viên đạn bắn tỉa ghim trúng phóc giữa ngực khi đương sự đứng trên ban công hóng nắng sau khi vừa bơi… Tay thanh niên, với mái tóc chải cẩn thận và vận chiếc sơmi mới là thẳng thóm, ngồi trước ống kính truyền hình trả lời có vẻ thành thật. “Tên tôi là Majid Jamali Fash” - đương sự tự giới thiệu với khán giả truyền hình Iran trong buổi phát hình trung tuần tháng 1/2011 - “Lần đầu tiên tôi móc nối với tình báo Israel tại Istanbul là cách đây 3 năm. Một gã tên Radfur đến gặp đã đề nghị tôi ghé qua Lãnh sự quán Israel”… Jamali Fash cho biết anh ta là hung thủ sát hại nhà vật lý hạt nhân Massoud Ali Mohammadi bằng quả bom được điều khiển từ xa vào ngày 12/1/2010. Theo lời khai Jamali Fash, đương sự nhận những chỉ thị đầu tiên từ Lãnh sự quán Israel ở Istanbul. “Tôi nói chuyện với một số người ở đó” - Jamali Fash kể - “Họ ngồi đằng sau cánh cửa kính tối đen. Họ hỏi tôi và yêu cầu tôi thu thập một số thông tin…”. Trong lần gặp thứ hai, Jamali Fash giao 30 trang tài liệu viết tay cho phía Israel. Tiếp đó, Jamali Fash trải qua cuộc huấn luyện thật sự. Sau nhiều lần gặp ở châu Âu và Thái Lan, đương sự nhận khoản “đặt cọc” đầu tiên, 30.000USD, trong số tiền được trả cho vụ ám sát. Số còn lại, 20.000USD, sẽ được thanh toán nốt sau khi công việc hoàn thành. Chương trình huấn luyện được thực hiện tại Israel, nơi Mossad làm mô hình như thật về ngôi nhà của Mohammadi và khu vực xung quanh, tại một doanh trại quân đội nằm giữa Tel Aviv và Jerusalem. Mossad cũng cung cấp một chiếc gắn máy Honda 125 - loại phương tiện phổ biến ở Tehran - để Jamali Fash thực tập cách cài bom vào xe. Đương sự cũng được dạy cách bắn súng và tự hóa trang. Ở giai đoạn cuối đợt huấn luyện, Jamali Fash được làm thử ba lần… Chuyên gia vật lý hạt nhân Fereydoon Abbasi (trái): thoát chết trong gang tấc Trở về Tehran, Jamali Fash được cung cấp mọi thứ cần thiết, trong đó có hai điện thoại vệ tinh dùng để nhận lệnh vào sáng sớm ngày 12/1/2010. Thực hiện đúng kịch bản kế hoạch, Jamali Fash cài bom vào chiếc xe gắn máy rồi đậu cạnh xe hơi Mohammadi bên vệ đường và kích nổ khi nạn nhân vào trong xe. Sức công phá khối thuốc nổ mạnh đến mức nó làm bật tróc những phiến đá to lát căn nhà bốn tầng phía đối diện và làm vỡ nát toàn bộ cửa sổ. Tất nhiên nạn nhân Mohammadi chết tức thì! Bằng cách tương tự, Mossad thực hiện vụ ám sát hai khoa học gia hạt nhân Majid Shahriari và Fereydoon Abbasi. Ngày 29/11/2010, Shahriari và Abbasi đều đang trên đường đến trường đại học, theo lịch làm việc bình thường gần như mỗi ngày của họ. Không lâu sau, khi ngồi trong chiếc sedan Peugeot cùng vợ bắt đầu đi vào xa lộ Artesh ở mạn Bắc thành phố, Shahriari không màng để ý khi một chiếc gắn máy cặp sát xe mình. Đường phố Teheran vào giờ cao điểm sáng nào mà chẳng thấy xe gắn máy lạng lách vượt ẩu ép cả xe hơi như thế này! Tuy nhiên, tên tài xế chiếc gắn máy đã lẹ tay gắn khối thuốc nổ vào cửa tài xế của xe hơi (bằng nam châm) và phóng vù mất dạng. Vài giây sau, quả bom nổ tung. Shahriari gục chết tức thì (vợ bị thương nặng). Trong cùng thời gian, sát thủ Mossad cũng thực hiện cuộc ám sát Abbasi. Khi lái xe chở vợ ra khỏi nhà, Abbasi chợt thấy có một tay lái xe gắn máy áp sát vào hông cửa tài xế của xe hơi. Từng là thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Abbasi, bằng trực giác, biết ngay có chuyện bất thường. Ông vội thắng xe và kéo thốc vợ mở cửa nhảy ra ngoài, chỉ vài giây trước khi quả bom nổ tung! Loạt ảnh chụp chiếc xe cháy đen của Abbasi xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo thế giới vài ngày sau. Trong cùng ngày, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố ông chuẩn bị cho sếp Mossad Dagan nghỉ hưu. Tờ Israel HaYom lập tức đăng bài viết với bức ảnh vụ tấn công cùng tựa: “Cú đòn cuối cùng của Dagan?”. Cuộc săn đuổi Imad Mughniyeh Gây ân oán giang hồ với Mossad sớm hay muộn chỉ có nước chết. Mossad cũng là nơi nghĩ ra cách thức giết người đa dạng và “phong phú” nhất thế giới. Năm 1978, điệp viên Mossad đã dùng kem đánh răng tẩm thuốc độc để giết Wadih Haddad, thủ lĩnh một phân nhánh thuộc Mặt trận nhân dân giải phóng Palestine (PFLP). 7 năm sau, họ nhét thuốc nổ nén vào quyển kinh Koran và “trân trọng” với “tất cả lòng thành kính cùng sự ngưỡng mộ” gửi cho Ali-Akbar Mohtashamipur, Đại sứ Iran tại Syria. Vài năm gần đây, Mossad đặc biệt quan tâm đến Syria, bởi vai trò nước này trong quan hệ với Iran; khi đất Syria trở thành “hang ổ” của các nhóm khủng bố Trung Đông; và thực tế rằng, Syria luôn ngầm giúp tuồn súng lậu vào Gaza và Bờ Tây. Tháng 8/2004, Mossad từng giết chết Izz El-Deen Sheikh Khalil, gương mặt cấp cao của Hamas tại Damascus. Hôm đó, chiếc SUV Pajero mà Sheikh Khalil vừa xoay chìa khóa khởi động đã bị nổ tung và bốc cháy. Thi thể đối tượng bị nám đen và co quắp biến dạng đến mức không thể nhận ra. Kính chắn gió của chiếc xe đối diện cũng như cửa sổ các căn nhà gần hiện trường bị vỡ từng mảnh vụn. Ba người đi đường gần đó bị thương. Mossad nói rằng, vụ giết Izz El-Deen Sheikh Khalil là hành động đáp trả cho vụ đánh bom hai chiếc xe bus làm chết 16 thường dân tại Beersheba (Israel) mà Sheikh Khalil liên quan. Cần nhắc lại, thập niên 60 của thế kỷ trước Mossad từng thành công trong việc cài điệp viên Eli Cohen vào bộ máy Chính phủ Syria sâu đến mức trở thành bạn thân của Tổng thống Syria và thậm chí sắp được bổ nhiệm lên ghế Bộ trưởng Quốc phòng nước này! Với vị trí trên, Eli Cohen đã tuồn cho Mossad toàn bộ kế hoạch phòng thủ Syria tại cao nguyên Golan cũng như danh sách chi tiết kho vũ khí Syria. Eli Cohen còn đề nghị (và được nghe theo) việc trồng cây cao tại mọi vị trí đồn trại “để mang lại bóng mát cho binh sĩ Syria”. Thế là sau đó không quân Israel cứ nhắm vào những vị trí đánh dấu này mà nện bom, trong cuộc chiến 6 ngày! Năm 1965, điệp viên huyền thoại Eli Cohen bị phát hiện, được Syria và Liên Xô xử trong bí mật và bị trục xuất. Majid Jamali Fash thú nhận trên truyền hình Iran (vụ ra tay ám sát khoa học gia hạt nhân Massoud Ali Mohammadi) Trong lịch sử hơn 60 năm của Mossad, chẳng cơ quan tình báo nước ngoài nào thực hiện các cuộc tiêu diệt đối thủ bên ngoài lãnh thổ mình nhiều bằng điệp viên Israel. Bất luận kẻ thù trốn ở chân trời góc bể nào, Mossad cũng mò ra và giết cho bằng được. Trường hợp Imad Mughniyeh là một điển hình… Nói đến xung đột Trung Đông, ngoài những cái tên huyền thoại đi vào lịch sử như Yasser Arafat, người ta còn phải kể đến Imad Mughniyeh! Lực lượng an ninh - tình báo phương Tây từng dày công truy tìm Mughniyeh trong 25 năm. Những gì Mughniyeh làm được đã trở thành “bài học kinh điển” cho Al-Qaeda sau này và cá nhân Mughniyeh cũng được đánh giá là một trùm khủng bố có lối sống kỷ luật và nguyên tắc, thậm chí đáng nể hơn Osama bin Laden. Được mệnh danh “người không bao giờ ngủ”, Mughniyeh đã thoát chết không biết bao nhiêu lần, khi liên tục thay đổi chỗ trốn bằng việc âm thầm lên đường mà không thông báo cho cận vệ hoặc tài xế riêng, với khẩu súng luôn dắt bên thắt lưng… Khoảng 23h, ngày 12/2/2008, Mughniyeh rời ngôi nhà an toàn tại khu Kfar Soussa thuộc Damascus, nơi có nhiều cao ốc giống nhau được sử dụng như địa điểm làm việc bí mật của tình báo Syria. Trước đó ít phút, Mughniyeh đã có cuộc gặp với một sếp tình báo Syria và chuẩn bị cuộc hội kiến Tổng thống Syria Bashar Assad. Chỉ vài giây sau khi Mughniyeh ngồi sau vôlăng chiếc xe thể thao của mình, một tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên. Mughniyeh chết tức thì, khi mới 45 tuổi. Cần biết, cái tên Mughniyeh bắt đầu gắn liền với hầu hết vụ khủng bố nghiêm trọng trong thập niên 80 và 90 với mục tiêu chủ yếu là Israel và Mỹ; trong đó có vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Beirut ngày 18/4/1983 làm chết 63 người trong đó có 17 người Mỹ. Mughniyeh cũng bị quy kết thực hiện vụ khủng bố ngày 23/10/1983 với loạt tấn công bằng bom xe tại doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ làm thiệt mạng 58 lính Pháp và 241 lính Mỹ. Washington tin rằng, Mughniyeh chính là kẻ đứng sau vụ không tặc chiếc TWA Flight 847 ngày 14/6/1985; và là nhân vật thực hiện vụ bắt cóc và giết William Buckley (Chánh văn phòng CIA tại Beirut) năm 1985. Thập niên 90, Mughniyeh tiếp tục thực hiện vô số vụ khủng bố, trong đó có vụ tấn công Tòa đại sứ Israel ở Buenos Aires vào tháng 3/1992. Imad Mughniyeh Theo cựu viên chức CIA Robert Baer, “Mughniyeh có lẽ là nhân vật thông minh nhất, có khả năng nhất mà chúng tôi từng đối mặt, hơn cả những điệp viên KGB hoặc bất kỳ ai khác. Hắn đi vào bằng cánh cửa này nhưng thoát ra bằng cửa khác; đổi xe hàng ngày; không bao giờ thực hiện cuộc hẹn bằng điện thoại và chúng tôi chẳng bao giờ có thể đoán trước được Mughniyeh chuẩn bị làm gì. Chúng tôi chỉ biết hắn qua những chi tiết miêu tả chẳng hạn “cao, đẹp trai, với đôi mắt cuốn hút, biết tiếng Anh nhưng nói tiếng Pháp giỏi hơn…”. Danny Yatom - nguyên giám đốc bộ phận tình báo hải ngoại của Mossad - thậm chí không giấu vẻ nể nang khi nói “hắn là một trong những kẻ khủng bố nguy hiểm và thông minh nhất thế giới”. Mỹ từng cố bắt Mughniyeh nhiều lần nhưng bất thành. Lần đầu tiên xảy ra vào năm 1995 khi Mughniyeh đi trên chuyến bay dự kiến hạ cánh tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, khi điệp viên CIA được rải đầy ở sân bay thì Chính phủ Saudi Arabia lại không đồng ý cho chiếc máy bay đáp xuống. Năm sau, quân đội Mỹ lên kế hoạch thộp Mughniyeh từ một con tàu ở Doha (Qatar) nhưng chiến dịch này cuối cùng bị hủy. Kế hoạch thộp Mughniyeh lần đó, mang mật danh RETURN OX, là một chiến dịch quy mô, với sự phối hợp giữa 3 tàu chiến (USS Tarawa, USS Duluth, USS Rushmore); Đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh số 13 cùng đơn vị SEAL thuộc Hạm đội 5. Sở dĩ kế hoạch bị hủy vì vào giờ chót có tin rằng, Mughniyeh đã “biến mất” khỏi chiếc tàu tình nghi! Có tin, vào ngày đám tang Mughniyeh, Thủ tướng Israel Ehud Olmert đã gặp riêng sếp Mossad Meir Dagan để chúc mừng. Tuy nhiên, như hầu hết vụ ám sát nghiêm trọng, Mossad lẫn Chính phủ Israel không bao giờ thừa nhận chính thức việc giết Mughniyeh… |
Nhãn:
Bóng ma Mossad,
Hồ sơ mật,
Tình báo Israel
>> Mỹ chuyển hướng vào nghiên cứu quân đội Trung Quốc
Do Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ, tạo ra nhiều thách thức cho Mỹ, các cơ quan tư vấn Mỹ đã chuyển hướng vào nghiên cứu về quân đội Trung Quốc.
Là khâu then chốt không thể thiếu trong quy trình hoạch định chính sách, Mỹ rất coi trọng vai trò của các cơ quan tham mưu, tư vấn (Think Tank) trong xây dựng quân đội, vạch kế hoạch chiến tranh.
Đằng sau mỗi lần đổi mới quân sự, chuyển đổi quan trọng và lên kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc đều có bóng dáng của cơ quan tham mưu. Tổ chức các Think Tank được Mỹ coi là "kiến trúc sư trưởng" của chính sách quốc phòng và các hoạt động quân sự. Quân-dân kết hợp, rất nhiều Think Tank tham mưu cho Quân đội Mỹ Think Tank – thường chỉ “cơ quan nghiên cứu chính sách độc lập, phi lợi nhuận”. Ở Mỹ, Think Tank được cho là một “ngành dịch vụ” phát triển nhanh nhất, thịnh vượng nhất. Theo thống kê, cả nước Mỹ có tổng cộng 1.815 Think Tank lớn nhỏ. Trong đó, những cơ quan có thể ảnh hưởng đến chính sách quân sự của Mỹ chủ yếu là các Think Tank của Quân đội và Think Tank chiến lược tổng hợp tư nhân nổi tiếng. Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Hiện nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Quân đội Mỹ đã xây dựng được lực lượng Think Tank lớn lần lượt thuộc Cơ quan chỉ huy tối cao, các quân chủng, Bộ Tư lệnh liên hợp và các học viện, nhà trường. Think Tank của Cơ quan chỉ huy tối cao chủ yếu là Ủy ban cố vấn trực thuộc Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Chẳng hạn Ủy ban Khoa học công nghệ Quốc phòng Mỹ là cơ quan tiến hành nghiên cứu và công nhận khoa học công nghệ quốc phòng của Bộ Quốc phòng, được coi là Think Tank quân đội có ảnh hưởng lớn nhất của Lầu Năm Góc, khuyến nghị chính sách của họ có thể gửi trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hoạch định chính sách những vấn đề quốc phòng quan trọng như nghiên cứu phát triển khoa học quốc phòng, xây dựng vũ khí trang bị và mua sắm hàng hóa quân sự thường phải tham khảo những khuyến nghị của họ. Các cơ quan nghiên cứu của các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp chủ yếu có Trung tâm Nghiên cứu Lục quân, Cục Nghiên cứu Hải quân, Viện Nghiên cứu Không quân và Trung tâm Tác chiến. Để theo dõi sự thay đổi của tình hình chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ còn lập riêng ra Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ) trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, chuyên tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược châu Á-Thái Bình Dương. Tận dụng ưu thế nguồn nhân lực của các học viện, nhà trường, các học viện, nhà trường quân sự của Quân đội Mỹ đặc biệt là các học viện, nhà trường trung, cao cấp thường đều lập ra các viện và trung tâm nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lý luận các lĩnh vực có liên quan. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Quốc phòng, Trung tâm Lãnh đạo Chiến lược của Học viện Quân sự Lục quân và Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên biển của Học viện Quân sự Hải quân đã trở thành Think Tank nổi tiếng tiến hành nghiên cứu chiến lược và tác chiến của Quân đội Mỹ. Để bảo đảm “tính độc lập” của các Think Tank, Think Tank quân sự tuy thuộc biên chế của Quân đội, nhưng nhân viên nghiên cứu của họ lại chủ yếu là các quan chức cấp cao Chính phủ từ nhiệm, các tướng lĩnh cấp cao nghỉ hưu và nhân viên văn phòng. Như vậy, một mặt là do họ có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có thể nắm chắc phương hướng nghiên cứu chính sách; mặt khác là do họ đã rời khỏi cương vị công tác cấp cao, có thể chịu được các sức ép, thường sẽ kiên trì chân lý đối với những vấn đề cần tư vấn. Chiến tranh Việt Nam từng là chương trình nghiên cứu của Công ty RAND - Mỹ. Đối với hoạch định chính sách của Quân đội, Think Tank tư nhân cũng có vai trò hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chính sách quân sự, Lầu Năm Góc tích cực tận dụng những Think Tank tư nhân có khả năng nghiên cứu tổng hợp tương đối mạnh, vai trò ảnh hưởng lớn để bày mưu tính kế cho họ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Chương trình “Think Tank và xã hội công dân” của Đại học Pennsylvania năm 2010, 10 Think Tank đứng đầu thế giới trong đó có Viện Brookings, Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Công ty RAND (RAND Corporation) đều coi Lầu Năm Góc là đối tượng phục vụ cố định, đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định với họ. Công ty RAND là một trong những Think Tank chiến lược tổng hợp của Mỹ có quan hệ mật thiết nhất với phía quân đội. Định vị cơ bản của Think Tank này là “túi khôn” tri thức lý luận, trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học được quân đội tài trợ. Cho dù là các chính sách quan trọng như chiến lược hạt nhân, tổ chức lại Bộ Quốc phòng và chuyển đổi quân sự, hay Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến chống khủng bố hiện nay, đều từng là chương trình nghiên cứu được các học giả RAND vạch ra từ lâu. Quân đội Mỹ cho rằng, Think Tank phi quân sự do không có quan hệ lệ thuộc với Lầu Năm Góc, không bị ảnh hưởng của ý chí của cấp trên, vì vậy khuyến nghị chính sách của họ thường tương đối khách quan. Năm 2010, Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đã công bố báo cáo nghiên cứu “Tác chiến hợp nhất không-hải quân”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lúc đó là Đô đốc Mike Mullen cho biết, báo cáo này là “kiểu mẫu phá vỡ rào cản của các cơ quan từ trên xuống dưới liên quân chủng, liên bộ ngành Liên bang, liên quốc gia”. Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với các Think Tank quân sự “mông quyết định đầu”, rất khó đề xuất được những khuyến nghị lý luận làm đột phá rào cản giữa các quân chủng. Dựa vào mô hình hoạt động thương mại tác động tới hoạch định chính sách quân sự Think Tank không phải là tổ chức học thuật “đóng hộp” đơn thuần, mục đích của họ là thông qua mô hình hoạt động nhất định, làm cho kết quả nghiên cứu của họ đi vào tầng lớp hoạch định chính sách, tác động đến kết quả chính sách. Kinh phí hoạt động của các Think Tank quân sự chủ yếu có nguồn gốc từ kinh phí quốc phòng, tư vấn, tham khảo chính sách chủ yếu dựa vào quan hệ phụ thuộc, hoạt động theo phương thức trao quyền chương trình, tài trợ chương trình. Think Tank tư nhân thường không được “ăn cơm nhà nước”, nguồn vốn hoạt động của họ chủ yếu dựa vào thu nhập của chương trình, một phần đến từ sự quyên góp của các tổ chức xã hội và cá nhân như các doanh nghiệp, các quỹ. Chịu sự ảnh hưởng này, Think Tank tư nhân và phía quân đội chủ yếu tuân thủ quy tắc hoạt động thương mại, căn cứ vào quan hệ hợp đồng tiến hành tư vấn, tham khảo chính sách. Lấy Công ty RAND làm ví dụ. Là một “túi khôn” đứng đầu của giới quân sự Mỹ, Công ty RAND thường trước hết ký hợp đồng dịch vụ chương trình với Lầu Năm Góc. Sau đó, trong phạm vi quy định của hợp đồng, hoặc căn cứ vào đề nghị chương trình cụ thể của Công ty RAND, hoặc căn cứ vào yêu cầu chương trình của Lầu Năm Góc, hai bên thỏa thuận hình thành “Sách hướng dẫn chương trình”, làm rõ các nội dung cụ thể như vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, số liệu nghiên cứu, tiến độ, ngân sách nghiên cứu. Một khi nguồn vốn của chương trình được cấp theo quy định, Công ty RAND sẽ dựa vào thời gian biểu để đưa ra kết quả nghiên cứu. Vấn đề hạt nhân Iran luôn gây đau đầu cho Nhà Trắng. Trong hình là tàu tên lửa của Iran phóng tên lửa phòng không trong cuộc tập trận Velayat 90. Ngoài chương trình theo quy định của hợp đồng và chương trình do quân đội chỉ định, Công ty RAND cũng tự hoàn thành một số chương trình, giới thiệu và mời chào quân đội. Trước thềm Chiến tranh Triều Tiên, Công ty RAND từng tiến hành nghiên cứu dự đoán “Trung Quốc có xuất binh hay không”, kết luận là Trung Quốc sẽ đưa quân đến Triều Tiên. Đối với kết quả nghiên cứu chỉ 1 câu nói, Công ty RAND muốn bán cho quân đội với giá 2 triệu USD. Lầu Năm Góc cho rằng, việc chào giá quá cao, không thèm quan tâm. Sau khi Quân đội Mỹ đánh đến bờ sông Áp Lục, Quân đội Trung Quốc quả thật đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên. Dự đoán của Công ty RAND đã trở thành hiện thực, Bộ Quốc phòng Mỹ dù hối hận cũng không còn kịp. Đối với các Think Tank tư nhân, việc có khả năng xây dựng được quan hệ hợp tác với quân đội hay không, ngoài cần phải có báo cáo chất lượng cao, còn phải hiểu rõ phương thức hoạt động của báo chí, làm cho quân đội và xã hội hiểu được mình. Thông qua các phương thức như xuất bản những ấn phẩm và bài viết, công bố báo cáo nghiên cứu, tổ chức họp báo hoặc hội thảo, một số Think Tank tư nhân không ngừng chứng tỏ sức mạnh nghiên cứu khoa học của mình, tăng cường ảnh hưởng của các khuyến nghị chính sách. Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) là Think Tank được thành lập vào tháng 2/2007. Khác với 200 chuyên gia của Viện Brookings, quy mô của trung tâm này rất nhỏ, chỉ có 30 nhân viên, mỗi năm ngân sách không đến 6 triệu USD. Nhưng, trung tâm này hiểu rõ phương thức hoạt động của báo giới, trong thời gian chưa đến 2 năm, đã đưa ra một loạt bài viết về Chiến tranh ở Iraq và sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của quân Mỹ. Năm 2008, trung tâm này đã tập trung được nhiều cựu Ngoại trưởng Mỹ như Henry Kissinger, Albright, tổ chức hội nghị bàn tròn về vấn đề hạt nhân Iran, chỉ một lần đã mở rộng được ảnh hưởng. Năm 2009, sau khi Obama lên cầm quyền, nhiều nhà nghiên cứu cấp cao của trung tâm được gọi vào Lầu Năm Góc, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Quốc phòng, Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng… Điều cần chỉ ra là, hoạt động thương mại có thể giành được chương trình, đem về USD cho Think Tank, nhưng cũng làm cho các Think Tank coi nhẹ “tính đạo đức” trong nghiên cứu các đề tài. Thông qua nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến Chiến tranh Việt Nam của Công ty RAND, mọi người phát hiện đứng trên lập trường đạo đức để nhìn những kết quả nghiên cứu của họ, không phù hợp với nguyên tắc cốt lõi của Công ty RAND. Rất nhiều Think Tank có lẽ có thể chịu được sức ép của các cơ quan quyền lực, nhưng không thể trốn tránh sự mê hoặc, cám dỗ của đồng tiền. Đứng trước nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả phục vụ Think Tank là một nhà máy sản xuất tư tưởng, khuyến nghị chính sách của họ nếu không thể giúp tầng lớp hoạch định chính sách Quân đội giải quyết vấn đề thì nó chỉ là một đống giấy lộn không có giá trị gì. Để xây dựng được lực lượng cố vấn gắn bó, đáng tin, sử dụng được của Lầu Năm Góc, Think Tank chỉ có xây dựng thể chế nghiên cứu hướng tới khách hàng, đi sâu vào thực tiễn hoạch định chính sách, bắt đúng mạch đập sự phát triển của vấn đề, mới có thể nâng cao tính mục đích phục vụ cho Quân đội. Về vấn đề này, kinh nghiệm của Công ty RAND là: “Hai nhà nghiên cứu không bằng một nhà nghiên cứu cộng với hiệu quả cao của một thư ký”. Chỉ có như vậy mới biết được Quân đội “nghĩ gì”, “lo lắng gì”. Mỹ đã rút quân khỏi Iraq. Trong hình là lực lượng chống khủng bố Iraq trang bị súng carbine do Mỹ chế tạo. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Iraq, sau khi biết được thông tin Nhà Trắng gấp rút thúc đẩy xây dựng Iraq, tuyên bố chiến tranh thắng lợi, các nhà nghiên cứu của Công ty RAND và Đại sứ Mỹ tại Afghanistan là Dobbins đã cùng công bố báo cáo nghiên cứu “Vai trò của Mỹ trong xây dựng đất nước Iraq: từ Đức đến Iraq”, đã tiến hành phân tích, dự báo về các loại khó khăn mà lực lượng liên quân có thể gặp phải, nhắc nhở chính phủ chiếm đóng quân sự nếu muốn thành công, thì lực lượng quân đội cần thiết phải nhiều hơn so với mong muốn của Nhà Trắng hoặc lực lượng có thể cung cấp. Hành động tăng cường lực lượng giai đoạn sau của cuộc chiến tranh Iraq không phải không có liên quan đến khuyến nghị này. Để giải quyết các vấn đề chính sách phức tạp, Think Tank Mỹ còn khuyến khích các học giả xã hội, nhà khoa học, các kỹ sư tiến hành hợp tác nghiên cứu. Mỗi nhóm chương trình của Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế - Đại học Stanford đều được sắp xếp, bố trí liên ngành, tầng lớp quản lý cũng tiến hành chế độ đồng chủ nhiệm. Năm 2007, nhà khoa học hạt nhân Haig và nhà vật lý Anwar đã cùng đưa ra báo cáo nghiên cứu “Tiềm lực hạt nhân và tên lửa của Iran: mối đe dọa chung theo sự đánh giá của các chuyên gia công nghệ Mỹ-Nga”. Theo tiết lộ của quan chức Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ, Tổng thống Barack Obama sở dĩ quyết định từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu là do báo cáo này đã đóng vai trò nhất định. Nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc đang gia tăng Trong lịch sử, Quân đội Mỹ và Quân đội Trung Quốc đã hai lần giao chiến, một lần là cuộc chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Triều Tiên, một lần là chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam. Trong 2 lần giao chiến, quân Mỹ đều đã thất bại. Bước vào thế kỷ 21, cùng với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc, khả năng bảo vệ hòa bình của Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng lên, những nhà hoạch định chính sách Mỹ thực hiện chính sách bá quyền đã cảm thấy lo ngại, các Think Tank phục vụ cho họ đương nhiên tập trung vào nghiên cứu quốc phòng và quân đội của Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D gây lo ngại cho Mỹ. Các kết quả nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc của các Think Tank Mỹ tập trung thể hiện ở trong “Báo cáo Phát triển Tình hình Quân sự và An ninh Trung Quốc” được Bộ trưởng Quốc phòng đệ trình lên Quốc hội hàng năm, nội dung thường đề cập đến nhiều nội dung như chiến lược quân sự của Trung Quốc, phát triển hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc, an ninh eo biển Đài Loan, giao lưu quân sự Trung-Mỹ. Báo cáo này đến nay đã có 11 bản. Những Think Tank tư nhân coi trọng nghiên cứu vấn đề quốc phòng và quân đội Trung Quốc chủ yếu có Công ty RAND, Chương trình Thế kỷ mới Mỹ (PNAC), Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP), Trung tâm An ninh mới Mỹ (CNAS). Bước vào thế kỷ 21, những Think Tank này trước sau đã đưa ra một loạt báo cáo gây tranh cãi như “Eo biển khủng bố”, “Đại chiến lược Trung Quốc”, “Tiềm năng quân sự của công nghệ thương mại Trung Quốc”, “Ý tưởng tác chiến của Không quân Trung Quốc thế kỷ 21”, “Chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với Mỹ”, “Tác chiến với Trung Quốc như thế nào”. Quân đội Mỹ cho rằng, Trung Quốc là quốc gia đang trỗi dậy, có tiềm năng cạnh tranh với Mỹ. Để đề phòng Trung Quốc, tầng lớp hoạch định chính sách Mỹ có lẽ cần các Think Tank tiến hành đánh giá khách quan đối với việc xây dựng quốc phòng và quân đội của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển. Tháng 8/2009, các Think Tank thuộc phe bảo thủ Mỹ như “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ” và “Hiệp hội Chương trình 2049” đã hợp tác đưa ra báo cáo nghiên cứu “chiến lược quốc phòng” Đài Loan mang tên “Ngăn chặn, phòng thủ, đẩy lùi và hợp tác”, Công ty RAND cũng đã công bố báo cáo nghiên cứu “Thế cân bằng” liên quan đến tình hình quân sự eo biển Đài Loan trên tạp chí “Wired”. Trong tình hình eo biển Đài Loan ngày càng hòa dịu, Think Tank Mỹ lại tập trung tuyên truyền về khoảng cách quân sự hai bờ, cố ý tạo ra căng thẳng. |
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
>> 3 tên lửa siêu thanh hiện đại nhất của Không quân Mỹ
Không quân Mỹ đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công bất kỳ một mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng vài phút.
Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider
Ngày 25/10/2010, không quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa siêu thanh với tên gọi X-51A Waverider từ máy bay ném bom B-52 sau khi máy bay này cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Tên lửa siêu âm thế hệ mới được đẩy bằng động cơ đẩy siêu âm, lao đi hơn 3 phút với tốc độ đạt khoảng 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh trước kgi rơi xuống Thái Bình Dương. Theo tuần báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink –người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright – Patterson thuộc bang Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II” Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2 Vụ phóng thử Falcon HTV-2 đầu tiên đã được không quân Mỹ tiến hành vào ngày 20-4-2010. Trong lần phóng thử nghiệm này, HTV-2 đã đạt tốc độ bay tới Mach 20. Tuy nhiên, quá trình điều khiển tên lửa sau đó đã bị gián đoạn do trung tâm chỉ huy không kết nối được với đạn tên lửa thử nghiệm. Lần thứ 2, vào tháng 8 năm nay, Falcon HTV-2 được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, thực hiện chuyến bay dài 7.600 km trong vòng 30 phút và rơi xuống khu vực Kwajalein Atoll. Hãng Lockheed Martin đã bắt tay vào phát triển HTV-2 từ năm 2003. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án này đang là phần trong khái niệm hoạt động tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu của Lầu Năm góc. Khái niệm này cho phép quân đội Mỹ có thể tấn công chính xác bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng 60 phút. Tên lửa siêu thanh AHW AHW được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ. Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall. AHW thuộc sự quản lí theo chương trình (CPGS) của quân đội Mỹ với mục đích phát triển hệ thống vũ khí điều khiển từ xa có độ chính xác cao và đến mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng một giờ, cũng giống như một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể làm với một đầu đạn tên lửa hạt nhân. Tên lửa AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể “tấn công toàn cầu tức thì” và đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch. Mỹ phát triển các tên lửa siêu âm với nhiều mục đích khác nhau: Tiêu diệt các phần tử khủng bố, tiêu diệt các mục tiêu kiên cố của đối phương, các hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo của đối phương và tiêu diệt các phương tiện tấn công siêu âm. Với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của người Mỹ. Và nếu như Mỹ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ không có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, hiện tại chỉ có Nga mới đủ sức làm được điều đó. Hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc Nga đã sở hữu vũ khí mặt đất có khả năng tiêu diệt vũ khí siêu thanh, song cũng có nhiều thông tin cho rằng, hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ. Ngoài ra, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng hệ thống phòng không-vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)