Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Lý giải phản ứng ôn hòa của Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

>> Lý giải phản ứng ôn hòa của Trung Quốc



Trung Quốc phản ứng khá ôn hòa với quyết định nâng cấp máy bay F-16 cho Đài Loan của Mỹ.


Phản ứng khá ôn hòa

Bất chấp Trung Quốc lớn tiếng phản đối và gợi ý sẽ có một sự rạn nứt mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước do Washington quyết định nâng cấp cho các phi đội máy bay tiêm kích F-16 của Đài Loan, nhiều dự đoán cho rằng tác động vào quan hệ song phương sẽ rất hạn chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đem thương vụ F-16 với Đài Loan vờn đuổi Trung Quốc suốt thời gian qua.


Nếu Mỹ quyết định bán loại máy bay mới cho hòn đảo này thì chắc chắn sẽ gây nên một phản ứng mạnh hơn, nhưng Washington đã kìm nén quyết định đó.

Tuyên bố nâng cấp máy bay cho Đài Loan diễn ra vào lúc cả 2 nước đều tìm kiếm ổn định trong quan hệ trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Yu Tiejun, chuyên gia về an ninh châu Á tại ĐH Bắc Kinh nói: “Phản ứng của Trung Quốc lần này tương đối ôn hòa so với những năm trước đây. Điều này giống như nhiều người dự đoán. Quan hệ Mỹ-Trung đang trong thời kỳ hết sức tế nhị. Cho nên phản ứng của Trung Quốc cần phải hợp lý”.

Trung Quốc đã có phản ứng ngoại giao ở cả Bắc Kinh và Washington như triệu đại sứ Mỹ Gary Locke đến để phản đối. Bộ trường ngoại giao Dương Khiết Trì kêu gọi Mỹ hủy bỏ quyết định bán vũ khí đưa ra, điều mà ông cho rằng là một sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm phương hại nghiêm trọng đối với quan hệ hai nước.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì cảnh báo rằng quyết định này của Mỹ đã “gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho việc trao đổi quốc phòng bình thường của 2 nước”, và đã triệu Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Bắc Kinh đến để thông báo.

Trang trải dư luận trong nước

Tuy nhiên, phát biểu với các nhà doanh nghiệp Mỹ tại New York, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Thiết Trì đã kết luận rằng quan hệ Mỹ-Trung “sẽ vượt qua tất cả các khó khăn và tiếp tục tiến lên”.

Phát biểu đó đã làm sâu sắc hơn nhận thức cho rằng những lời lẽ trì trích mạnh mẽ của Băc Kinh lần này chỉ nhằm trang trải với giới quân sự và tầng lớp theo chủ nghĩa dân tộc, những người cho rằng Mỹ là kẻ chen ngang, đang sử dụng Đài Loan như là một công cụ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trung Quốc thường phản ứng với tất cả các quan hệ hợp tác quốc phòng của Mỹ với hòn đảo này, nhưng những lời đe dọa sẽ trả đũa mạnh mẽ trước đây của Trung Quốc thường không gây ra những phương hại lâu dài cho quan hệ hai nước, ngoài việc đôi khi trao đổi quốc phòng bị đóng băng và các cuộc tiếp xúc bị trì hoãn.

Gabe Collins, một chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc ở Michigan nhận xét rằng vì lợi ích của tính hợp pháp, lãnh đạo Trung Quốc phải có phản ứng mạnh. Sẽ luôn luôn ồn ào và đe dọa, nhưng họ đồng thời cũng biết rằng Mỹ là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ đối ngoại của họ,

Trung Quốc luôn coi hòn đảo 23 triệu dân là một phần lãnh thổ của mình và coi việc bán vũ khí cho vùng lãnh thổ này là nhằm phá hoại những nỗ lực thâu tóm Đài Loan của Trung Quốc.

Gói nâng cấp máy trị giá 5,85 tỷ USD bao gồm việc Mỹ cung cấp các hệ thống radar mới, các hệ thống vũ khí, huấn luyện phi công, cung cấp phụ tùng và nâng cấp kết cấu máy bay nhưng không được hiện đại bằng hệ thống điện tử, hàng không và hỏa lực như các phiên bản C/D mà từ lâu Đài Loan muốn mua từ Mỹ.

Ở Đài Bắc, Bộ Quốc phòng của Đài Loan đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của chính phủ Obama vì “đã chủ động đáp ứng nhu cầu của chúng ta bằng hành động cụ thể, chuẩn y” quyết định nâng cấp này. Tuyên bố này còn nói gói nâng cấp này “gồm nhiều hệ thống tiên tiến và hoàn chỉnh”.

Năm 2010, Bắc Kinh đã tạm thời đình chỉ các cuộc trao đổi quốc phòng với Mỹ sau khi chính quyền Obama thông báo cho quốc hội kế hoạch dự chi 6,4 tỷ USD về vũ khí, kể cả tên lửa, máy bay trực thăng Back Hawk, hệ thống phân phối thông tin và 2 tàu quét mìn lớp Osprey cho Đài Loan.

Trao đổi quốc phòng rất có thể lại trở thành đề mục mà Trung Quốc dọa sẽ ngăn cản, dù Bắc Kinh có thể sẽ chỉ cắt giảm một sô cuộc tiếp xúc mang tính hình thức. Dù có như vậy, tác động cũng sẽ rất hạn chế vì Trung Quốc từ lâu đã coi quan hệ quốc phòng là một thế mặc cả chính trị và đem lại ít kết quả trong khi thường xuyên bị gián đoạn.

Mức độ tức giận của Trung Quốc đến mức nào phụ thuộc vào sức ép dư luận của một bộ phận quần chúng và giới quân sự như thường thể hiện qua các phát biểu và bài bình luận trên các báo trong nước.

Một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ của Đại học Bắc Kinh đã nhận xét: “Khó có thể nói Trung Quốc sẽ có hành động cụ thể gì đối với sự kiện này bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều vấn đề”.

Ngoài sự cần thiết phải bảo đảm ổn định toàn cục trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cần phải giữ ổn định cho thương mại và luồng đầu tư cũng như được tiếp cận với công nghệ cao của Mỹ cho các dự án của mình, như chế tạo máy bay dân dụng tương lai cần có sự hợp tác của các hãng như Boeing và Airbus mới có thể thành công.

Ngoài ra, Trung Quốc đang chuẩn bị cho chuyến thăm Washington của Phó chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay, một chuyến thăm mang ý nghĩa xây dựng quan hệ lớn.

Lời khẩn cầu Mỹ viện trợ quân sự của Đài Loan chủ yếu xuất phát từ tình hình hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc, đặc biệt là các phi đội hải và không quân của nước này.

Trong những năm gần đây, lực lượng không quân của Giải phóng quân Nhân dân (PLA) đã được phiên chế thêm nhiều máy bay tiêm kích tiên tiến Su-27 của Nga và các loại máy bay do Trung Quốc tự chế tạo như J-10, và gần đây Trung Quốc đã cho bay thử phiên bản máy bay tàng hình mang tên J-20. Trung Quốc cũng vừa chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên, được cải tiến từ một chiêc tầu cũ của Nga bán cho Ukraine.

Trong khi đó, Đài Loan còn phải chứng kiến sức mạnh không quân của họ đang bị lụi tàn khi các phi đội F-16 A/Bs, máy bay tiêm kích Mirage 2000-5 của Pháp và các máy bay chiến đấu IDF do họ tự chế tạo đang trở nên già cỗi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang