Trong khi quan chức Mỹ và phương Tây lo ngại việc Trung Quốc cung cấp vũ khí cho các nước “bất hảo” tại châu Phi, tướng Carter Ham lại cho rằng nên như vậy. Thực tế, châu Phi là khu vực có thể cảm nhận rõ nhất sự cắt giảm viện trợ quân sự nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung 7 trong số 10 “nước thất bại” hàng đầu trên thế giới, gồm Somalia, Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Guinea. Mỹ coi những nước này là "nơi trú ẩn an toàn" cho các nhóm cực đoan và cướp biển. Tuy nhiên, khi Mỹ giảm bớt vai trò “cảnh sát toàn cầu” thì mọi người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống đó, ít ra là ở châu Phi, Tướng Carter Ham, Tư lệnh của Mỹ ở châu Phi bày tỏ. “Giống như Mỹ và nhiều nước khác, rõ ràng Trung Quốc đang cung cấp trang thiết bị cho quân đội các nước châu Phi", ông này nói. Việc Trung Quốc bán vũ khí cho châu Phi có thể giúp Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Quân đội Mỹ “hoan nghênh” Trung Quốc thúc đẩy vai trò là nước cung cấp vũ khí cho châu Phi bởi nó sẽ giúp sức cho các nỗ lực chống khủng bố. "Như việc Trung Quốc cung cấp tàu hải giám cho lực lượng an ninh của Congo “rất hữu ích". Đây là điều Congo cần nhưng quân đội Mỹ lại không thể đáp ứng được", Tướng Ham chia sẻ. Những quan ngại trước sự mở rộng ảnh hưởng của ba nhóm cực đoan tại châu Phi, gồm al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM), Boko Harem và Al-Shabab, đang gia tăng áp lực lên Mỹ và các đồng minh khu vực trong việc đối phó với hoạt động tuyển quân và thiết lập căn cứ đào tạo trên toàn châu Phi của các tổ chức này. Tướng Ham cho rằng trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ suy giảm thì sự tham gia của Trung Quốc đáng được khuyến khích. "Tôi không coi đó là sự đua tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc." Nhiều nước châu Phi đang dùng máy bay Trung Quốc và tuần tra vùng duyên hải bằng tàu của Trung Quốc. Không nên xem đây là cuộc chạy đua vũ trang mà nên nhìn nhận là "các nước châu Phi quyết định lựa chọn một cách phù hợp nhất nguồn cung cấp quân nhu, trang thiết bị mà họ cần". "Là một người Mỹ, tôi thích họ chỉ dùng đồ của Mỹ? Chắc chắn điều đó giúp Mỹ can dự vào khu vực này dễ dàng hơn. Nhưng châu Phi sẽ có quyết định tốt nhất cho mình“. Trong lúc lực lượng không quân NATO vẫn đang ráo riết truy tìm Gaddafi, các quan chức của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) lo ngại kho vũ khí mà chính quyền Gaddafi bỏ lại sẽ rơi vào tay các nhóm khủng bố. Mối quan tâm lớn nhất là kho vũ khí tên lửa vác vai của chính quyền Gaddafi. Bộ Ngoại giao Mỹ, AFRICOM và các đồng minh khu vực đang hợp tác để ngăn chặn các hệ thống phòng không di động này rơi vào tay bọn khủng bố. Một mối quan tâm khác là số vũ khí thông thường và vật liệu nổ (có thể được sử dụng để chế tạo bom). Theo ông Ham, "nếu không được kiểm soát, số vũ khí này sẽ rơi vào tay của AQIM, Boko Harem và Al-Shabab." Cuối cùng, các hóa chất cũng cần được lưu ý vì có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học. |
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
>> Tướng Mỹ 'hoan nghênh' TQ cấp vũ khí cho châu Phi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét