Nếu Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, cuộc tấn công đó có thể là dạng oanh kích phức hợp bao gồm hàng chục máy bay chọc thủng các hàng rào phòng không của nước Cộng hòa Hồi giáo và tấn công một loạt mục tiêu cùng lúc.
Nếu đánh Iran, Israel sẽ phải thực hiện một cuộc không kích cực kỳ phức tạp. "Đó sẽ là một cuộc tấn công phức tạp hơn bất kỳ cuộc tấn công nào trước kia", Charles Wald, một vị tướng Không lực Mỹ về hưu, người từng dẫn đầu chiến dịch không kích giúp lật đổ Taliban của liên quân ở Afghanistan, nhận xét. Nếu so sánh, cuộc oanh kích của Israel nhằm vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq năm 1981 và một cuộc tấn công ở Syria năm 2007 là các chiến dịch đơn giản hơn nhiều, chỉ đòi hỏi Tel Aviv tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất. Bên cạnh đó, cả Syria và Iraq đều không có các năng lực phòng không tinh vi. Còn với một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sẽ chẳng có gì là dễ dàng, theo ông Wald. Cũng theo vị tướng về hưu này, người Iran đã học được nhiều từ các cuộc tấn công của Israel ở Syria và Iraq. Các cơ sở hạt nhân của Iran nằm rải rác trên khắp đất nước, một vài trong số đó được gia cố để trụ vững trước các vụ đánh bom - Colin Kahl, một giáo sư của Đại học Georgetown và là cựu quan chức Lầu Năm Góc chuyên theo dõi chính sách Trung Đông - cho biết. Các phi công sẽ phải đối mặt với một mạng lưới radar và các tên lửa phòng không được thiết kế để bảo vệ không phận Iran. Các nhà phân tích Trung Đông đánh giá, rất khó để dự đoán chính xác một cuộc tấn công sẽ như thế nào. "Người Israel vô cùng sáng tạo", ông Kahl nói. "Không ai biết chính xác họ sẽ thực hiện việc đó như thế nào". Dưới đây là những thách thức chủ chốt mà Israel sẽ phải đối mặt nếu thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào Iran: Tầm bay Các phi công Israel sẽ gần đạt tới hoặc vượt quá tầm bay tối đa của những chiếc phi cơ F-15 và F-16 do Mỹ chế tạo, phụ thuộc vào hành trình họ sẽ đi theo cùng tốc độ và lượng chất nổ. Theo cựu tướng Wald, người Israel hoặc phải cần đến nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh đâu đó trên hành trình để tiếp nhiên liệu. Hiện chưa rõ liệu có nước nào cho phép làm điều này hoặc liệu Israel có thể thiết lập một cơ sở tiếp nhiên liệu bí mật trên sa mạc. Tiếp nhiên liệu trên không cũng có rất nhiều khó khăn. Không lực Israel có năng lực tiếp nhiên liệu hạn chế, và nếu vận hành bất kỳ một chiếc nào trong 4 chiếc máy bay tiếp dầu KC-130 của mình, họ sẽ phải cử các máy bay chiến đấu đi theo bảo vệ và điều này càng kéo căng thêm các nguồn lực, theo Scott Johnson, một chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn quốc phòng IHS Jane's. Israel hiện có khoảng 350 chiếc F-15 và F-16. Bay qua bầu trời Iraq là tuyến thẳng nhất đối với các phi công Israel. Vì Mỹ đã rút quân, Iraq không đủ khả năng bảo vệ hiệu quả không phận của mình và thực tế đó có thể cho Israel một con đường tiếp cận Iran trong khi phải duy trì một yếu tố bất ngờ. Phòng không Máy bay Israel có thể chọc thủng các hàng rào phòng không Iran. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Israel sẽ cần phải điều thêm máy bay để gây nhiễu radar và theo cách khác, phải vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa và radar của Iran. "Họ sẽ không dùng bút chì sáp trên kính", Johnson nói về phòng không Iran. "Họ đã nâng cấp các hàng rào phòng không hiện đại dùng máy tính". Iran chưa có các hệ thống mới nhất, theo tướng về hưu Wald, một nhà phân tích quân sự thuộc nhóm cố vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng. Năm 2010, Nga đã hủy một hợp đồng dự kiến bán cho Iran các tên lửa đất đối không tinh vi S-300, loại vũ khí có thể nâng cấp đáng kể các hàng rào phòng không của Iran. Bom Israel có nhiều bom lớn đủ sức xuyên thủng boongke, nhưng theo một số nhà phân tích, nước này cần các loại bom đạn tinh vi hơn nữa để giúp hạ gục một số cơ sở được bảo vệ tốt của Iran. Israel có các bom phá boongke GBU-28 do Mỹ chế tạo, các bom nặng 5.000 pound đủ sức công phá các mục tiêu được gia cố. Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ủng hộ Mỹ cung cấp cho Israel các loại bom GBU-31 tinh vi hơn. Giới phân tích cho rằng, thời gian thực hiện một cuộc tấn công sẽ là yếu tố quyết định, vì một chiến dịch kéo dài sẽ phát sinh khả năng bị Mỹ phản đối và có thể dẫn tới một cuộc xung đột rộng khắp hơn. "Có thể họ sẽ chỉ thực hiện một cuộc oanh kích", Anthony Cordesman, một nhà phân tích tại Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét. Cựu tướng Wald thì cho rằng, chiến dịch đó đòi hỏi nhiều thời gian hơn. "Nếu bạn thực sự muốn làm đúng điều này, có thể bạn phải bàn luận mất vài tuần". Mỹ nên sẵn sàng cho một cuộc phản công của Iran, ông Wald đánh giá. Colin Kahl thì nhấn mạnh Iran có các tên lửa tầm trung có thể bắn chạm tới Israel. Có nhiều cách Iran có thể tấn công đáp trả. Hải quân nước này có thể chặn các tàu buôn đi qua Eo biển Hormuz, phá vỡ các hoạt động cung cấp dầu của thế giới. Năm 2009, khoảng 17% tổng lượng dầu lửa trao đổi trên toàn thế giới được chuyên chở qua eo biển nhỏ hẹp này, theo Bộ Năng lượng Mỹ. Giới phân tích cũng cho rằng, Iran có thể sẽ dùng đến các tổ chức ủng hộ nước này, Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon, để tấn công Israel. "Bạn phải sẵn sàng cho điều đó", ông Wald nói |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cộng hòa Hồi giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cộng hòa Hồi giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
>> Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011
>> 'Gia sản' của Osama bin Laden
Sau đây là hình ảnh Osama bin Laden, nhân vật lịch sử dám chống lại 2 siêu cường thế giới là Liên Xô và Mỹ, cũng là người gây nhiều tranh cãi về vai trò của mình trên thế giới.
Osama bin Laden, tên đầy đủ là Osama bin Mohammed bin Awad bin Laden, là một tín đồ Hồi giáo chính thống và là người sáng lập tổ chức vũ trang al-Qaeda. Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, ông ta được thế giới biết đến như là trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới với hàng loạt vụ tấn công trên toàn thế giới, tiêu biểu là cuộc tấn công nước Mỹ ngày 11/09/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Osama bin Laden sinh ngày 10/3/1957, là con thứ 17 trong 52 người con của tỷ phú Mohamed bin Laden. Ngay từ thời còn trẻ, Osama bin Laden đã chịu ảnh hưởng nặng của quan điểm Hồi giáo cực đoan và luôn có tư tưởng bài xích phương Tây. Năm 1979, khi Liên Xô tấn công Afghanistan, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống vương giả ở quê hương để tham gia lực lượng “thánh chiến” Mujahideen. Từ đây, cuộc đời ông ta rẽ sang một con đường khác, trở thành tên trùm khủng bố quốc tế khét tiếng nhất thế giới suốt hàng chục năm qua. Hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh tư liệu về cuộc đời của Osama bin Laden do hãng thông tấn BBC (Anh) cung cấp: Cuối năm 1979, Osama bin Laden đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở quê nhà để tới Afghanistan, tham gia vào lực lượng “thánh chiến” Mujahideen chống lại quân đội Liên Xô. Đây là cuộc chiến đầu tiên trong cuộc đời trùm khủng bố khét tiếng này. Osama bin Laden đã cùng chiến hữu trong lực lượng Mujahideen chiến đấu đến cùng với Liên Xô và đã dành thắng lợi sau 10 năm. Sau cuộc chiến Liên Xô – Afghanistan, mối hận thù của ông ta chuyển từ Liên Xô sang Mỹ, khi Washington đưa 300.000 lính Mỹ (gồm cả nữ giới) tới đóng quân tại Arab Saudi, một trong hai thánh địa của người Hồi giáo. Đối với Bin Laden, hành động đó của nước Mỹ là một sự phỉ báng đối với thế giới Hồi giáo. Trong những năm 1990, Osama bin Laden đã tham gia tổ chức hàng loạt cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới. Tiêu biểu trong đó là vụ đánh bom ở Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York năm 1993; vụ đánh bom bằng xe hơi tại thủ phủ Riyadh (Arab) năm 1995; vụ đánh bom bằng xe tải vào một doanh trại ở Arab khiến 19 lính Mỹ thiệt mạng vào năm 1996; và những cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998. Năm 2001, cả thế giới đều biết Osama bin Laden là tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới khi tổ chức cuộc tấn công vào New York và Lầu Năm Góc vào ngày 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cũng là lời tuyên chiến chính thức của Bin Laden dành cho các nước phương Tây. Dù lực lượng vũ trang Mỹ đã tiến đánh Afghanistan ngay từ cuối năm 2001, nhưng Bin Laden vẫn trốn thoát thành công qua biên giới Pakistan và lẩn trốn trong gần 10 năm. Ở các nước Hồi giáo như Pakistan, nhiều người ủng hộ Osama bin Laden và xem ông là người chiến sỹ anh hùng dám chiến đấu chống lại Mỹ và Israel. Nhưng đối với các nước phương Tây, Osama bin Laden là đại diện cho cái ác, là tên khủng bố đã vấy máu hàng nghìn sinh linh vô tội. Dù phải chạy trốn suốt 10 năm qua, nhưng Osama bin Laden vẫn thường xuất hiện thông qua những đoạn tin nhắn âm thanh hoặc các video để kêu gọi chống lại Mỹ và các đồng minh. Những thông tin đầy bất ngờ về cái chết của Osama bin Laden vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đã dẫn tới những cuộc mít-tinh ăn mừng tự phát ngay ở bên ngoài Nhà Trắng và New York, Mỹ. Các dấu mốc trong cuộc đời Bin Laden (Theo TTXVN, AFP).
[BDV news]
|
Nhãn:
Arab Saudi,
bbc,
Chính phủ Mỹ,
Cộng hòa Hồi giáo,
liên xô,
Liên Xô – Afghanistan,
Lực lượng Mujahideen,
Osama bin Laden,
Tanzania,
Trùm khủng bố
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
>> Iran trang bị tên lửa cho tàu ngầm
Phó tư lệnh lực lượng hải quân Iran, đô đốc Farhad Amiri, cho biết, các tàu ngầm của hải quân sẽ được trang bị tên lửa trong tương lai gần.
“Việc sử dụng ngư lôi có những giới hạn nhất định. Chúng tôi đang hướng đến việc trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho tàu ngầm”, hãng thông tấn Fars của Iran dẫn lời đô đốc Farhad Amiri vào hôm qua (01/5). Vị tư lệnh hải quân cấp cao này cũng ca ngợi những thành tựu đặc biệt của Iran trong hoạt động tác chiến không theo cách thông thường và cho biết kẻ thù của Iran ngạc nhiên trước những tiến bộ của Tehran. “Ví dụ, một số tàu cao tốc của chúng ta có khả năng xác định và phóng tên lửa vào các mục tiêu đang chuyển động ở tốc độ cao từ 50 – 60 hải lý (100km/h)”, tư lệnh Amiri nói. Trước đó, ngày 17/4, đô đốc Amir Farhadi cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các tàu ngầm mới do nước này sản xuất để tuần tra các vùng biển ngoài khơi phía Nam Iran. Theo ông Farhadi, loại tàu ngầm 500 tấn nói trên sẽ được phiên chế cho hạm đội Hải quân Iran vào tháng 7/2012. Loại tàu có kích cỡ trung bình này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các tuyến đường biển ở phía Nam Iran, đặc biệt tại vùng Vịnh Persian và Eo biển Hormuz. Tháng 8/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi thông báo nước này đã hạ thủy bốn tàu ngầm mini Ghadir sản xuất trong nước ở Vịnh Persian. Theo ông Vahidi, loại tàu ngầm này có khả năng phóng ngư lôi và tấn công chính xác. Tehran cũng đang sản xuất hàng loạt loại tàu chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Iran. Tháng trước, Iran đã đạt được bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập sản xuất các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng. Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã nhiều lần cam đoan rằng sức mạnh quân sự của họ không đe dọa nước khác, và rằng học thuyết quân sự của Tehran chỉ dựa trên sự răn đe.
[Vitinfo news]
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)