Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

>> Nhượng bộ nhưng không chịu khuất phục


Việc phương tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.

Việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới với nhóm G5+1 - Tân Hoa Xã ngày 26/3 dẫn lời một chuyên gia Iran cho biết.


http://nghiadx.blogspot.com
Iran có thể sẽ nhượng bộ, nhưng không phải các yêu cầu của Mỹ


Sau khoảng hơn một năm dài bế tắc trong đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran, giữa tháng 2 vừa qua, Tehran đã gửi câu trả lời cho lá thư được gửi từ tháng 10/2011 của Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton về việc nối lại các đàm phán hạt nhân.

Theo tuyên bố của ông Ashton sau đó, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cộng cùng với Đức (G5 +1) đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.

Các nguồn tin khác nhau cho biết, vòng đàm phán đầu tiên giữa Tehran và các nước G5+1 sẽ được bắt đầu trong tương lai gần mặc dù địa điểm và thời gian cụ thể vẫn chưa chính thức được công bố.

Theo phân tích của tiến sĩ Sadeq Zibakalam, giáo sư khoa học chính trị thuộc trường Đại học Tehran, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã thì có thể Iran sẽ nhượng bộ một số điều khoản trong cuộc đàm phán sắp tới do phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng từ việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt kinh tế.

"Có nhiều lý do (khiến Tehran có thể nhượng bộ). Do tác động của các lệnh trừng phạt, đặc biệt là các hình thức xử phạt đối với ngân hàng trung ương của Iran, khiến Tehran gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ" - ông Zibakalam nói.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, Iran sẽ không chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ.

Nhượng bộ "không có nghĩa là Iran sẽ giơ cao tay và nói rằng chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ" - ông Zibakalam nói thêm rằng "Iran chỉ sẵn sàng nhượng bộ khi G5+1 cũng nhượng bộ lại".

Theo bản báo cáo mật của IAEA bị rò rỉ hồi tháng Hai, nước cộng hòa Hồi giáo đã đẩy nhanh tiến độ làm giàu uranium mức độ cao trong vài tháng qua và tổ chức này đã bày tỏ lo ngại về việc Iran có thể đang vũ khí hóa chương trình hạt nhân của mình. Bản báo cáo còn nói rằng Iran không hợp tác với đoàn đại biểu cấp cao của IAEA trong 2 chuyến thăm gần đây.

Zibakalam cho biết, cách để giải quyết các bất đồng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran từ lâu nên được tiến hành theo kiểu xây bậc "từng bước một".

"Đó là (quá trình) từng bước một. Iran đi một bước. G5+1 đi một bước. Sau đó, Iran lại đi một bước" - giáo sư Zibakalam nói.

Cũng theo ông, mọi động thái nào quá mức đều có thể dẫn tới sự thất bại của các cuộc đàm phán: "nếu Mỹ, trong quá trình đàm phán, bắt đầu đòi hỏi những điều mà Iran tìm thấy... không hợp lý, sau đó có thể sẽ không còn có cuộc đàm phán nào nữa".

Tấn công Iran, Israel chỉ khoa trương?

http://nghiadx.blogspot.com
Iran thử nghiệm tên lửa


Bàn về khả năng có thể xảy ra một sự nhượng bộ đáng kể nào trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay không, giáo sư Zibakalam nói rằng ông nghi ngờ điều đó.

"bởi vì nếu ông Obama có bất cứ hành động nào để hòa giải với Tehran, đối thủ đảng Cộng hòa của ông sẽ chỉ trích ông rằng... đã quá hiền với Iran."

Đối với các lời lẽ đe dọa của Tel Aviv về khả năng tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Tehran, giáo sư Zibakalam bày tỏ tin tưởng rằng Israel không manh động vì họ vẫn còn lo ngại về hậu quả của nó.

Lý giải thêm về điều này, chuyên gia Iran cho biết, hiện có 2 trường phái suy đoán về hành động của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Một số cho rằng khi đưa ra các lời lẽ đầy đe dọa về việc sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, Israel muốn tạo sức ép đối với các nước phương Tây để tăng mức độ trừng phạt đối với Iran.

Một số khác lại tin rằng Israel đã nói quá những gì họ họ sẽ làm vì Israel lo sợ Iran có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân và trang bị nó cho các đồng minh trong khu vực như Hamas và Hezbollah.

Và một cuộc tấn công chống lại Iran sẽ có thể khiến Tel Aviv phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được như các cảnh báo được ban hành trước đó.

Còn trong trường hợp cuối cùng Israel vẫn không khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, theo ông Zibakalam,nước Mỹ chắc chắn sẽ bị kéo vào cuộc chiến và Iran chắc chắn sẽ trả đũa bằng cách tấn công Israel và các căn cứ của Mỹ trong khu vực. Nguy cơ lớn hơn nữa là cuộc chiến này có thể sẽ lan rộng ra các khu vực khác.

Theo chuyên gia Zibakalam, Israel thực sự cảm thấy bị Tehran đe dọa, nhưng nếu các cuộc đàm phán sắp tới có nhiều bước tiến bộ, họ sẽ vui mừng vì có ít lý do để tấn công Iran hơn.

Trong tháng 1/2012, EU đã quyết định sẽ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran và nó sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay.

Giáo sư Zibakalam cũng đồng tình với các phân tích trước đó cho rằng biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Iran do nước này phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu từ dầu.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Arab Saudi muốn phát triển vũ khí hạt nhân?



Phát ngôn viên chính thức của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) của Nga Sergei ShoArab Saudi sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân nếu Iran có được vũ khí đó.


Theo báo chí Anh, đó là lời cảnh báo đối với phương Tây do hoàng thân Turki al–Faisal, người được coi là sẽ giữ chức bộ trưởng Ngoại giao đưa ra trong tháng 6.

Hoàng thân Turki al–Faisal.


Các chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng tín hiệu do Turki al– Fêisal đưa ra là phản ứng trước tin tức từ Iran về việc nước này sẽ tăng công suất làm giàu nguyên liệu hạt nhân và vì sự mất ổn định trong khu vực.

Lời cảnh báo của hoàng thân Arab Saudi, Al– Fêisal, người đã từng đứng đầu cơ quan tình báo của Vương quốc được đưa ra trước một cử toạ hẹp. Vị hoàng thân này hôm 8/6 đã đến căn cứ không quân Anh Molsuort, nơi các chuyên gia của NATO thu thập và xử lý tin tức về Cận Đông và Địa Trung hải.

al–Faisal đã thông báo với các sĩ quan cao cấp của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương rằng trong trường hợp Iran có bom nguyên tử có thể làm nổ ra xung đột hạt nhân trong khu vực.

Hoàng thân đã diễn tả một cách rất ngoại giao: Sự hiện diện của một vũ khí như vậy ở Iran chắc sẽ buộc Arab Saudi thực thi một chính sách có thể dẫn đến những hậu quả khó mô tả và có thể bi đát.

Hoàng thân đã không giải thích chi tiết chính sách này nhưng hôm 30/6/2011, báo Guardian của Anh đã trích lời một quan chức cấp cao thân cận với Al– Fêisal cho rằng: “Nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ bị buộc phải lấy đó làm gương”.

Arab Saudi do gia đình Al–Saud theo phái Suni điều hành, thường xuyên thể hiện sự lo ngại vì tình hình an ninh ở khu vực, nơi Iran theo phái Shia đòi nắm quyền quốc gia dẫn đầu.

Nếu tin vào thông tin của mạng WikiLeaks, Quốc vương Arab Saudi, Abdulla năm 2008 đã bí mật ám chỉ với Washington là tất cả các nước vùng Vịnh Persian sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân nếu Iran có được nó.

Liệu Riyadh có thực hiện sự cảnh báo của mình? Phương trình này có mấy ẩn số.

Đó là Iran, nước luôn khẳng định là chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hoà bình. Đó cũng là Israel, nước đã nhiều lần vô hiệu hoá nguy cơ hạt nhân tiềm tàng đối với nước mình bằng các đòn tấn công bằng không quân vào lãnh thổ các nước thù địch (Iraq năm 1981 và Sirya năm 2007). TelAviv coi Iran có vũ khí hạt nhân là nguy cơ đe doạ cho sự tồn tại của mình.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã mấy năm nay luôn dẫn đầu cuộc vận động nhằm bóp chết chương trình hạt nhân của Iran bằng các biện pháp trừng phạt và không loại trừ phương án dùng vũ lực.

Dẫu sao cũng thấy rõ là nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang ngày một tăng lên. Các trường hợp của Iraq, Iran, Triều Tiên, Libya cho thấy sự kiểm soát quốc tế đối với việc buôn bán các vật liệu và công nghệ hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu quả thấp.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng vấn đề khí hậu và sự thiếu hụt dự báo được của nhiên liệu hydrocacbon đang trở nên gay gắt định trước sự gia tăng mạnh mẽ năng lượng hạt nhân thế giới trong những thập niên tới, bao gồm cả việc phổ biến các công nghệ của chu trình nhiên liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng hoá ra là tấm bình phong thuận lợi cho nhiều nước ở những vùng không ổn định triển khai các chương trình hạt nhân của mình.

Theo các phương tiện thông tin đại chúng Arab, Arab Saudi đã có kế hoạch đến năm 2030 xây dựng ít nhất 16 lò phản ứng hạt nhân. Lý do chính thức là để đảm bảo an ninh năng lượng.

Tổng giám đốc tập đoàn Các nguồn lực Công nghiệp Nguyên tử Andrei Cherkasenko của Nga tuyên bố với Báo Độc lập: “al–Faisal là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì đây là sự phổ biến tiềm tàng các công nghệ hạt nhân của thế kỷ trước. Thế kỷ 20 đã tạo ra một số lượng lớn các nhà khoa học thuộc nhiều dân tộc và quan điểm nhưng có đủ tri thức để chế tạo bom nguyên tử”.

Theo ông, Vương quốc có nguồn tài chính dồi dào, về mặt lý thuyết, Arab Saudi hoàn toàn có khả năng chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý đồ thì cần phải có các cơ sở hoá học và làm giàu nguyên liệu hạt nhân mà sự xuất hiện của chúng ở Vương quốc này có thể bị cộng đồng quốc tế phát hiện.

Trong những điều kiện nhất định, cộng đồng này khả dĩ có thể ngăn cản sự phát triển nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Arab Saudi.

Về phần mình, trung tướng Ghennadi Evstafiyev, người từng tham gia thương lượng giải trừ quân bị Liên Xô – Mỹ giả định rằng, có thể, Riyadh sẽ nhờ Pakistan giúp đỡ. Tuy nhiên, ông cho rằng, “Đã nhiều năm Arab Saudi có quan hệ tin cậy với Islamabad. Do vậy, không thể loại trừ là đã đạt được sự thoả thuận nào đó về vấn đề hạt nhân trong những năm 1970 khi Pakistan dưới quyền Zulfikar Ali Bhuto”.

Nhưng xem ra Riyadh kỳ vọng một cách vô ích vào Pakistan: Trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể thực hiện những hành động phòng ngừa nhằm chiếm lấy các mục tiêu hạt nhân của Pakistan.

Tuy nhiên, không thể xem xét tuyên bố của Riyadh tách rời khỏi diễn biến chung. Cách đây 10 ngày, Iran đã tiến hành một cuộc thử tên lửa lớn. Iran chuẩn bị phóng vệ tinh vào vũ trụ. Evstafiyev đánh giá việc phóng vệ tinh thành công chứng tỏ tấm bắn của tên lửa Iran đã tăng lên đáng kể.

Tương tự Iran dự kiến sẽ chuyển trung tâm làm giàu uranium từ Natanz sang địa điểm khác, nơi sẽ lắp đặt các máy ly tâm mạnh hơn.

Sau cùng, Arab Saudi cảm thấy khó chịu trước tình hình các chế độ trong thế giới Arab bị lật đổ. Ghennadi Evstafiyev kết luận: “Riyadh sẽ tăng sức ép chính trị và tinh thần đối với các đồng minh phương Tây của mình để họ phải khẳng định sự ủng hộ bất di bất dịch chế độ hiện nay ở Arab Saudi".


[BDV news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Iran phóng thử thành công 2 hệ thống phòng không nội địa



Ngày 12/6, một tư lệnh cao cấp quân đội Iran công bố, nước này đã bắn thử thành công và triển khai hai hệ thống phòng không nội địa mới, mang tên Mersad và Shahin.



Tên lửa Shahin của Iran

"Các phiên bản tên lửa Mersad và Shahin đầu tiên đã được bàn giao cho Căn cứ Không quân al-Anbiya Khatam và hiện đang được thử nghiệm và [sẽ được] triển khai," Tư lệnh Căn cứ Không quân al-Anbiya Khatam, Tướng Farzad Esmaili, nói với hãng thông tấn IRNA của Iran hôm Chủ nhật.

Ông cho biết thêm rằng tên lửa Mersad đã được bắn thử thành công và đã được ngành công nghiệp quốc phòng Iran bàn giao cho căn cứ không quân này.

"Các tên lửa Mersad và Shahin đã gia nhập hệ thống phòng không của đất nước," Tướng Farzad Esmaili tuyên bố.

Ông cho biết thêm rằng hệ thống radar của Iran đã được đánh giá rất lạc quan và hiện đang trong điều kiện "rất phù hợp".

Trước đó, ông Esmaili đã cho biết rằng hệ thống phòng không Mersad có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 150km, hệ thống này đã phóng hai quả tên lửa Shahin và đã bắn trúng các mục tiêu được xác định trước.

Trong những năm gần đây, Iran đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực quốc phòng và có thể tự chủ trong việc sản xuất các thiết bị và hệ thống quân sự cần thiết.

Hồi tháng 1, Iran đã bắn thử thành công tên lửa đất đối không, tầm trung Hawk và Bộ Quốc phòng Iran đã bàn giao các hệ thống tên lửa hành trình mới cho Hải quân nước này.

Các hệ thống này, do các chuyên gia Iran thiết kế và sản xuất, có khả năng phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau trên biển.

Trong năm 2010, Iran cũng đã công bố chiếc máy bay không người lái (UAV) tầm xa, được sản xuất trong nước đầu tiên.


[BDV news]



Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Iran xây căn cứ tên lửa bí mật sát nách Mỹ



Iran đã trả tiền cho Venezuela để xây dựng căn cứ tên lửa tầm trung trên bán đảo Paraguana của quốc gia Nam Mỹ này, theo tiết lộ của báo Đức Die Welt.

Dẫn thông tin từ “nguồn tin cậy từ các cơ quan an ninh phương Tây”, Die Welt cho biết: Iran đang xúc tiến xây dựng một căn cứ cho loại tên lửa tầm trung Shahab-3 trên bán đảo Paraguana, Venezuela.

Một nhóm kỹ sư đến từ Công ty Khatam al-Anbia thuộc sở hữu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã đến Paraguana từ tháng 2/2011.

Đích thân người đứng đầu lực lượng Không quân của Vệ binh Cách mạng Amir al-Hadschisadeh đã xúc tiến kế hoạch.

Theo đó, Iran sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp, bao gồm các bệ phóng tên lửa và các hệ thống kiểm soát. Một hệ thống hầm ngầm chứa tên lửa sâu đến 20m cùng trại lính, tháp canh và lô cốt cũng được xúc tiến xây dựng.



Tên lửa Shahab-3



Vị trí đặt căn cứ tên lửa


Các chi phí của Quân đội Venezuela sẽ được Iran chi trả bằng lợi nhuận từ việc bán dầu. Chi phí khởi động dự án, theo Die Welt mô tả là “lên đến nhiều triệu USD”, đã được Iran trả bằng tiền mặt.

Bán đảo Paraguana nằm trên bờ biển Venezuela và chỉ cách Colombia – đồng minh chính của Mỹ - khoảng 120km.

Theo Die Welt, thỏa thuận ngầm giữa 2 chính phủ có điều khoản Venezuela sẽ dùng căn cứ để bắn tên lửa vào các kẻ thù của Iran trong trường hợp quốc gia này bị tấn công.

Tên lửa Shahab-3 có thể được phóng bằng các giàn phóng di động giống tên lửa Scud hoặc phóng từ các bệ phóng cố định.

Giới quân sự Mỹ đang lo ngại một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân tương tự cuộc khủng hoảng ở Cuba năm 1962 có thể tái diễn, bởi với tầm bắn lên đến 2.000km thì loại tên lửa này có thể bắn xa đến bang Miami (Mỹ). Iran cũng có thể sẽ triển khai thêm các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn xa hơn như Sejjil, khi đó tầm bắn còn có thể mở rộng hơn nữa.

Iran và Venezuela cũng sẽ thỏa thuận hợp tác chế tạo một loại tên lửa tầm trung nhằm trang bị cho Quân đội Venezuela trong tương lai.
[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Iran trang bị tên lửa cho tàu ngầm



Phó tư lệnh lực lượng hải quân Iran, đô đốc Farhad Amiri, cho biết, các tàu ngầm của hải quân sẽ được trang bị tên lửa trong tương lai gần.



“Việc sử dụng ngư lôi có những giới hạn nhất định. Chúng tôi đang hướng đến việc trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho tàu ngầm”, hãng thông tấn Fars của Iran dẫn lời đô đốc Farhad Amiri vào hôm qua (01/5).





Vị tư lệnh hải quân cấp cao này cũng ca ngợi những thành tựu đặc biệt của Iran trong hoạt động tác chiến không theo cách thông thường và cho biết kẻ thù của Iran ngạc nhiên trước những tiến bộ của Tehran.

“Ví dụ, một số tàu cao tốc của chúng ta có khả năng xác định và phóng tên lửa vào các mục tiêu đang chuyển động ở tốc độ cao từ 50 – 60 hải lý (100km/h)”, tư lệnh Amiri nói.

Trước đó, ngày 17/4, đô đốc Amir Farhadi cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các tàu ngầm mới do nước này sản xuất để tuần tra các vùng biển ngoài khơi phía Nam Iran.

Theo ông Farhadi, loại tàu ngầm 500 tấn nói trên sẽ được phiên chế cho hạm đội Hải quân Iran vào tháng 7/2012. Loại tàu có kích cỡ trung bình này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các tuyến đường biển ở phía Nam Iran, đặc biệt tại vùng Vịnh Persian và Eo biển Hormuz.

Tháng 8/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi thông báo nước này đã hạ thủy bốn tàu ngầm mini Ghadir sản xuất trong nước ở Vịnh Persian. Theo ông Vahidi, loại tàu ngầm này có khả năng phóng ngư lôi và tấn công chính xác. Tehran cũng đang sản xuất hàng loạt loại tàu chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Iran.

Tháng trước, Iran đã đạt được bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập sản xuất các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng.

Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã nhiều lần cam đoan rằng sức mạnh quân sự của họ không đe dọa nước khác, và rằng học thuyết quân sự của Tehran chỉ dựa trên sự răn đe.


[Vitinfo news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Iran thử thành công tên lửa phòng không tự chế



Kênh truyền hình tiếng Anh Press TV của Iran đưa tin: Nước Cộng hoà Hồi giáo Iran đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa phòng không mới nhất mang tên Sayyad-2 (Hunter II).

Hãng thông tấn Far hôm nay cho biết, hệ thống này đã được thử nghiệm gần đây và sẽ được trình làng trong tương lai gần.




Sayyad-2 là phiên bản nâng cấp của hệ thống Sayyad-1 với tầm phóng, khả năng phòng thủ và độ chính xác cao hơn.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Sayyad-1 gồm các tên lửa hai tầng, có thể nhắm tới tất cả các loại máy bay, trong đó có máy bay ném bom, ở độ cao từ trung bình đến mức cao. Nó cũng được trang bị một đầu đạn 200kg và đạt tốc độ 1.200m/giây.

Hệ thống tên lửa chống máy bay Sayyad-1 có thể được sử dụng trong tác chiến điện tử và chống lại các hệ thống radar RCS tầm thấp.

Trong những năm gần đây, Iran đã đạt những bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập trong các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng.

Tháng 01/2011, Bộ Quốc phòng Iran đã bàn giao hệ thống tên lửa hành trình hải quân mới cho hải quân nước này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia.

Iran cũng đã trình làng phương tiện bay không người lái (UAV) tầm xa nội địa Karrar trong năm 2010. Truyền thông Iran quảng bá rằng mẫu UAV này có thể bay sâu vào trong lãnh thổ đối phương với vận tốc lên tới 900km/h và ném bom các mục tiêu quan trọng. Nó cũng có khả năng mang theo 4 tên lửa hành trình để phục vụ các mục đích khác nhau. Tầm hoạt động của mẫu UAV này được thông báo là khoảng 1.000km.

Iran cũng đã bắt đầu sản xuất hai UAV nội địa khác có khả năng ném bom và do thám.

Iran nhiều lần quả quyết rằng sức mạnh quân sự của họ không đe doạ tới các quốc gia khác, và khẳng định học thuyết phòng thủ của Iran dựa trên sự răn đe.
[VITINFO news] 

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang