Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội Thái Bình Dương

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Tàu chiến Nga thăm Đà Nẵng



Đây là các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa hoàn tất chiến dịch hộ tống các tàu hàng của Nga tại khu vực Sừng châu Phi trở về.

Interfax trích lời người phát ngôn của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại úy Roman Martov: “Hiện biên đội tàu hải quân Nga đang có mặt ở Ấn Độ Dương, khu vực biển Laccadive gần Ấn Độ. Trên đường trở về, biên đội tàu này sẽ thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 7.5”.

Tờ Sự thật Moskva cũng dẫn lời Đại úy Roman Martov cho biết: “Biên đội tàu sẽ ghé thăm và làm việc tại Đà Nẵng từ ngày 7-12.5. Tại Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ tham dự các sự kiện kỷ niệm Ngày chiến thắng (9.5) trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”.





Chiến hạm Đô đốc Vinogradov là tàu săn ngầm cỡ lớn lớp Projekt 1155 của Liên Xô, được đóng từ năm 1987 và đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương từ ngày 1.5.1989. Tàu có chiều dài 163 m, chiều rộng 19 m, chiều cao 7,8 m và có lượng giãn nước 7.480 tấn. Tàu có thủy thủ đoàn 293 người, được trang bị ngư lôi Rastrub, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal và mang theo 2 trực thăng Ka-27.

Mới đây, Nga tuyên bố sẽ chi hơn 150 tỷ USD cho việc hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương trong 10 năm tới. Giới chuyên gia cho rằng, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là vì Moskva muốn cho Trung Quốc thấy Nga vẫn có lợi ích ở các vùng chiến lược ở châu Á.

[Vietnamdefence news]



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Nga tăng cường tàu tuần dương hạng nặng tới Thái Bình Dương



[VietnamDefence news] Hải quân Nga dự định điều động tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov từ biên chế Hạm đội Phương Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương.


Tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov lớp Projekt 1164 Atlant (sh8146.narod.ru)

Việc này nằm trong chủ trương của Nga tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương Trước mối đe dọa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga.

Một quan chức hải quân Nga cho biết, tàu này cần thiết hơn ở chiến trường rộng lớn và phức tạp như Thái Bình Dương. Dự kiến, năm 2011, tàu sẽ được trung tu và lên đường tới cảng nhà mới vào năm 2012.

Hiện, trong biên chế Hải quân Nga có 3 tàu Projekt 1164 là kỳ hạm Hạm đội Biển Đen tàu tuần dương tên lửa Moskva, kỳ hạm Hạm đội Thái Bình Dương Varyag và tàu Nguyên soái Ustinov.

Tàu tuần dương lớp Projekt 1164 có lượng giãn nước 11.300 tấn, chiều dài 187 m, chiều rộng 20 m, có thể chạy với tốc độ 32 hải lý/h, cự ly hành trình 7.500 hải lý.

Tàu được trang bị các tên lửa hành trình Bazalt, hệ thống tên lửa phòng không Fort, các ụ pháo АК-130 và các ống phóng lôi 533 mm. Lực lượng máy bay trên tàu được trang bị các trực thăng chống ngầm Ка-27.

Nga đang đàm phán với Ukraine về việc chuyển giao tàu tuần dương Projekt 1164 đóng từ năm 1984 (trước có tên Ukraine, Đô đốc Lobov). Theo các đánh giá khác nhau, tàu này đang ở mức độ sẵn sàng 50-95%. Tháng 1.2011, phía Nga tuyên bố không định mua lại tàu này, song sẵn sàng nhận miễn phí.


Tuần dương hạm nguyên tử Đô đốc Nakhimov (wikipedia.org)

Ngoài ra, Nga cũng dự kiến sửa chữa và điều động thêm tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng lớn nhất thế giới Đô đốc Nakhimov lớp Projekt 1144 Orlan tới Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo một nguồn tin trong Bộ tham mưu Hải quân Nga, năm 2011, Hải quân Nga bắt đầu chương trình hiện đại hóa tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng trang bị tên lửa Đô đốc Nakhimov.

Chiến hạm này được đưa vào sửa chữa năm 1999, song công việc vẫn chưa được thực hiện nên 12 năm nay tàu vẫn đậu bên cầu cảng hãng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk. Sau khi hoàn thành sửa chữa và hiện đại hóa, tàu sẽ được đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương.

Tiếp sau tàu Đô đốc Nakhimov, 2 tàu Projekt 1144 khác Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev cũng sẽ được hiện đại hóa. Dự kiến, các thiết bị điện tử analog trên các tàu này sẽ được thay thế và lắp đặt các máy tính, vũ khí mới. Nguồn tin ở tập đoàn đóng tàu OAK cho biết, hiện đã bắt đầu việc tháo dỡ thiết bị và vũ khí trên tàu Đô đốc Nakhimov, kinh phí sửa chữa/nâng cấp cũng đã được chi.


Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế (anektodar.ru)

Trước đó, hãng đóng tàu Sevmash thông báo, các tàu tuần dương tên lửa này sẽ được hiện đại hóa theo kiểu tàu Piotr Đại đế, tàu duy nhất lớp Orlan đang có trong trang bị Hải quân Nga, thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc.

Tháng 7.2010, Bộ tham mưu Hải quân Nga tuyên bố đưa trở lại biên chế chiến đấu các tàu tuần dương tên lửa lớp Orlan trong 10 năm tới.

Tàu Đô đốc Nakhimov được đóng theo thiết kế 1144.2 tại xưởng đóng tàu của Nhà máy Baltyisk năm 1988 và mang tên Kalinin đến năm 1992.

Liên Xô đã đóng tổng cộng 4 tàu theo thiết kế 1144 trong thập kỷ 1980, chiếc cuối cùng nhận vào trang bị năm 1998. Các tàu Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov được chuyển sang lực lượng dự bị lần lượt vào năm 2002 và 2005, còn tàu Đô đốc Nakhimov thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc.

Đô đốc Nakhimov có lượng giãn nước 26.200 tấn, tốc độ 32 hải lý/h. Vũ khí trên tàu gồm các tên lửa chống hạm Granit, tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, các bệ phóng bom phản lực Smerch-3 và Udav-1, 2 pháo АК-130 130 mm, các hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort và Osa-MA, các ống phóng lôi 533 mm, 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL.


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4



Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.




Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)

>> Xem Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông.

Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ:
Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin.

Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất.

Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó.

Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils.

Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga.

Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn:
Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường.

Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka.

Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm.

Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông.

Lập trường của Mỹ
Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo.

Trung Quốc
Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á.

Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó ?
- Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân.

- Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”.

- Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên).

- Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai.

(vietnamdefence news)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

>> Nga trang bị siêu tàu ngầm cho Hạm đội Thái Bình Dương



Itar-Tass dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdiukov ngày 28/2 cho biết, Nga sẽ biên chế chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược đầu tiên lớp Borey cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo lời Bộ trưởng Serdiukov, trên nền của bản doanh cũ Nga đã triển khai xây dựng bản doanh mới từ năm 2007 với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật xã hội hoàn toàn mới.

Chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược đầu tiên thuộc dự án Borey mang tên Yuri Dolgoruki đã được hạ thủy vào ngày 12/2/2008 và đến nay vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.



Theo kế hoạch, cuối năm nay Nga sẽ chính thức trang bị chiếc tàu ngầm siêu hiện đại này cho Hạm đội Thái Bình Dương. Không loại trừ khả năng, tàu ngầm nguyên tử đầu tiên lớp Borey sẽ được trang bị luôn cả tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava khi chính thức đưa vào biên chế.

Chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc dự án Borey mang tên Alexandr Nevski đã được hạ thủy vào ngày 13/122010. Dự kiến, chiếc tàu ngầm này sẽ được đưa vào biên chế sau 3-4 năm nữa kể từ khi chính thức hạ thủy.

Chương trình chế tạo vũ khí quốc gia của Nga trong giai đoạn 2011-2020 đã xác định sẽ nghiên cứu, chế tạo 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử chiến lược thuộc dự án 955 để làm nòng cốt cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga sau năm 2018 và thay thế cho một số loại tàu ngầm đã cũ như tàu ngầm dự án 941 Akula, 667DR Kalmar và 667BDRM Delphin.

Tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borey đã được nghiên cứu, chế tạo tại phòng nghiên cứu, thiết kế Trung ương St.Peterburg mang tên Rubin. Tàu ngầm loại này sẽ được trang bị 16-20 bệ phóng trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava và 6 thiết bị phóng ngư lôi.

Tàu ngầm nguyên tử lớp Borey có lượng giãn nước 24.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 450 m, có thể hoạt động trong phạm vi rộng và đạt tới tốc độ 29 hải lý.

(tổng hợp vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang