Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Nhật

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Nhật Bản sẽ có căn cứ quân sự tại Mỹ


Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Mỹ để phục vụ cho hợp tác huấn luyện và tập trận giữa quân đội hai nước.





http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)

Giới truyền thông Nhật Bản mới đây đưa tin, nâng cao khả năng phòng thủ tại các quần đảo ở xa được coi là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Nhật Bản.

Bởi vậy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ lần đầu tiên thiết lập một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Mỹ để phục vụ cho hợp tác huấn luyện và tập trận giữa quân đội hai nước.

Các chuyên gia cho rằng, nếu kế hoạch này được thực hiện thì hợp tác an ninh Mỹ-Nhật sẽ bước vào một giai đoạn mới, đồng thời có thể tăng cường khả năng bảo vệ các quần đảo ở xa trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.

Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự tại đảo Tinian, thuộc quần đảo Mariana nằm ở phía tây bắc Thái Bình Dương, phía nam lãnh thổ Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản sẽ thiết lập một căn cứ quân sự tại đảo Tinian thuộc lãnh thổ Mỹ


Nhật Bản hy vọng sẽ thuê được một phần căn cứ quân sự Mỹ để các lực lượng Hải, Lục, Không quân của nước này có thể luân phiên đóng quân tại đây.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại đảo Tinian chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện và diễn tập cùng với Mỹ, Australia và các nước lân cận.

Trước tiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến sẽ triển khai một số lượng nhỏ đến căn cứ Tinian. Đây sẽ trở thành căn cứ quân sự thường trú của quân đội Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân, Quân đội Nhật Bản (ảnh minh họa)

Đảo Tinian tiếp giáp với đảo Guam, một trung tâm có vị trí chiến lược đối với quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản trong các cuộc tập trận với quân đội Mỹ tại đây.

Trước đây, Nhật Bản đã từng xem xét việc điều quân đến căn cứ Guam của quân đội Mỹ. Nhưng Chính phủ Nhật Bản cho rằng Guam đó là hòn đảo quá nhỏ và sự lựa chọn cuối cùng là đảo Tinian.

Tờ tin tức Nhật Bản đưa tin, trước sự tăng cường mạnh mẽ, tham vọng tiến ra biển của Trung Quốc và nhưng căng thăng leo thang trên bán đảo Triêu Tiên, việc mở rộng quy mô những cuộc tập trận với quân đội Mỹ đối với Nhật Bản là hết sức cần thiết.

Cùng với đó là viêc thiết lập càng sớm càng tốt thế trận quốc phòng trên các quần đảo phía Tây Nam.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?


Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.



Tập chí Defense News của Mỹ mới đây dẫn lời một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Nhật Bản, Phó giáo sư Narushige Michishita tiết lộ:

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Aegis lớp Diamond và tàu ngầm Black Dragon của Hải quân Nhật Bản


Ông Michishita cũng nhấn mạnh, để bảo vệ vùng lãnh hải, không phận và những mối đe dọa thường trực từ phía Nam, quân đội Nhật Bản đã không ngừng tăng cường khả năng giám sát và xây dựng lực lượng không quân, hải quân tinh nhuệ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, Nhật Bản vẫn còn thiếu một sách lược tổng thể.

Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế biển lớn thứ 7 thế giới và hầu hết các nguồn tài nguyên đều được nhập khẩu qua đường biển.

Mặt khác, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường khả năng ngăn chặn trước việc Mỹ có mưu đồ can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan và những ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.

Theo Đề cương Chương trình Quốc phòng quốc gia Nhật Bản (2010), đến năm 2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ biên chế thêm cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển 13 tàu chiến nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản


Trong đó có 2 tàu khu trục Aegis, như vậy Nhật Bản sẽ có tổng cộng 6 tàu khu trục Aegis và 3 tàu khu trục khác, cùng 5 tàu ngầm và 26 máy bay trực thăng để tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng chống ngầm, bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 115 tỷ yên (1,4 tỷ USD) để xây dựng một tàu khu trục chống ngầm thế hệ mới, có khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, có tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và có trọng lượng rẽ nước 19.500 tấn, dùng để thay thế cho tàu khu trục Kurama.

Cùng với đó là dự án có giá trị 54,7 tỷ yên để xây dựng một tàu ngầm hiện đại với hệ thống chống ngư lôi tiên tiến nhất.

Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ cho các tàu khu trục, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch bổ sung thêm 4 máy bay trực thăng SH-60K với giá trị khoảng 22,9 tỷ yên.

Theo chương trình mở rộng quy mô cho Hải quân lần này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống radar để theo dõi khu vực phía nam Okinawa.

Để thành lập các trạm quan sát tại khu vực ven biển phía Tây Nam Yonaguni, Nhật Bản cũng sẽ mua thêm 88 hệ thống tên lửa chống tàu, các máy bay trực thăng vận tải, ngư lôi thông minh và các hệ thống sonar (sóng âm) mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”?

Ông Michishita cho biết: “Những hành động này sẽ giúp Nhật Bản đối phó tốt hơn trước sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và duy trì được ưu thế về chất lượng của quân đội mình, đặc biệt là các tàu khu trục Aegis có khả năng chống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm của Trung Quốc”.

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khí đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một chiếc quan tài sắt”. Ông nhấn mạnh thêm.

Chuyên gia Chính trị quốc tế Đại học Kanagawa, Phó giáo sư Ryo Sahashi cho biết, tăng cường sức mạnh quân sự là nhu cầu bảo vệ bờ biển kéo dài của Nhật Bản.

Để đối phó vói “chủ nghĩa bành trướng” của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải phát triển một chương trình chiến lược tương ứng.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> Tàu sân bay trực thăng 22DDH của Nhật Bản sẽ không được trang bị ngư lôi


Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.



Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây cho hay, Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.

Phó Chánh văn phòng kế hoạch và dự án của Cục chiến lực quốc phòng Nhật Bản ông Yoshino cho biết, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH chỉ có trọng tải 24.000 tấn nên chỉ được trang bị hệ thống chống ngầm ASW với số lượng rất hạn chế.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH của Nhật Bản


Nhiệm vụ chống ngầm chủ yếu sẽ được giao cho 7 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60K "Sea Hawk"-phiên bản mới của trực thăng Sikorsky.

Ngày 27/1 năm nay, Nhà máy đóng tàu Yokohama (IHIMU) đã tiến hành xây dựng tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây sẽ trở thành con tàu lớn nhất trong hạm đội của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).

Dự kiến con tàu này sẽ được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cùng với con tàu 24DDH trước đây vào năm 2014.

Hiện nay, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đang được biên chế 2 tàu sân bay trực thăng có trọng tải 18.290 tấn đều được lắp đặt một hệ thống với ba ống phóng ngư lối cỡ nòng 324 mm, sử dụng loại ngư lôi 97 do Công ty Mitsubishi Heavy Industries sản xuất.


http://nghiadx.blogspot.com
SH-60K "Sea Hawk"

Ngư lôi loại 97 của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được bố trí phóng đi từ trên không và dưới mặt nước, được phát triển dựa trên nguyên mẫu của loại ngư lôi MK 46.

Ông Yoshino cho biết, chi phí là yếu tố chính đưa ra quyết định việc không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH.

Hơn nữa, một hợp đồng lớn mua máy bay trực thăng SH-60S của Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ bổ sung thêm lực lượng đảm bảo an toàn cho tàu sân bay này.

Ông Yoshino cho biết thêm, ngoài sức chứa nhiều hơn lượng máy bay trực thăng, 22DDH có khả năng mang theo nhiều xe thiết giáp hơn so với 2 tàu sân bay trước đó.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ



Hiện nay, xu thế hợp tác quân sự giữa Mỹ và các đồng minh, giữa các đồng minh của Mỹ trong khu vực nhằm vào Trung Quốc đang gia tăng.

Gần đây, Nhật Bản có các động thái quân sự dồn dập, bên cạnh Nhật tổ chức tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam” trong nước từ ngày 29/10, Nhật Bản sẽ còn cùng với Hàn Quốc tổ chức tập trận chung “Quy mô chưa từng có” từ ngày 12/11 tới, ý đồ mà trang quân sự của Trung Quốc cho là "nhằm vào Trung Quốc rất rõ ràng".

Những tin tức mới nhất cho biết, ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận tổ chức tập trận chung lần đầu tiên vào năm 2012, liên hợp “kiềm chế” hoạt động trên biển của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tập trận chung


Ngày 29/10, đài truyền hình NHK Nhật Bản cho biết, từ ngày 29/10 – 9/11, lực lượng và trang bị của Sư đoàn 9 Hokkaido của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ được điều đến dải khu vực từ Kagoshima đến Okinawa, tiến hành tập trận “Bảo vệ các hòn đảo Tây Nam”. Được biết, đảo Điếu Ngư vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung-Nhật cũng thuộc phạm vi “các hòn đảo Tây Nam” này.

Ngoài ra, hơn 2.200 binh sĩ của lực lượng khu vực Kyushu và Sư đoàn 7 Hokkaido cũng sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở thao trường của Oita - Kyushu từ ngày 10 – 22/11/2011.

Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, số lực lượng này của Nhật Bản trước đây chủ yếu dùng để chống lại các mối đe dọa từ Liên Xô, hiện nay được chuyển đến Kyushu, rất có ý đồ “nhằm vào Trung Quốc”.

Hơn nữa, báo chí Nhật Bản cũng cho rằng, ý nghĩa của cuộc tập trận lần này là đã giải thích cho nội dung “lực lượng phòng vệ các động thái” trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới”. Điều này có nghĩa là “lực lượng phòng vệ nền tảng” là nhằm vào Liên Xô, còn “lực lượng phòng vệ các động thái” là lấy Trung Quốc (nước “nhanh chóng uy hiếp Nhật Bản” trong những năm gần đây) làm mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản


Ngoài việc đẩy mạnh tập trận độc lập, Nhật Bản còn tích cực lôi kéo các nước xung quanh, tích cực sắp đặt kế hoạch tập trận.

Ngày 1/11, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản cho biết, do các động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc có “khả năng xảy ra các tình huống bất trắc ngày càng lớn”, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành tập trận cứu viện chung ở vùng biển phía bắc Eo biển Tsushima từ ngày 12 – 13/11/2011, quy mô của cuộc tập trận này là chưa từng có, quân số tham gia lên tới khoảng 1.000 người.

Đối với vấn đề này, có nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, Mỹ yêu cầu “quan hệ quốc phòng Nhật-Hàn cần quá độ sang giai đoạn ứng phó với các mối đe dọa quân sự, đồng thời thực hiện được bước nhảy về chất”.


http://nghiadx.blogspot.com
Những hòn đảo ở hướng Tây Nam của Nhật Bản đang đứng trước sức ép to lớn về quân sự từ Trung Quốc


Ngoài ra, khi tổ chức hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna ngày 29/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn hàng hải từ biển Đông đến Eo biển Malacca cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời hai nước Nhật-Ấn đạt được nhất trí về tổ chức tập trận chung ở biển Đông trong thời gian tới.

Tờ “Nikkei” cho rằng, hợp tác phòng vệ đối với “Tuyến đường giao thông trên biển” giữa Nhật-Ấn là nhằm vào Trung Quốc, nước đang hoạt động tấp nập ở trên biển. Hãng Kyodo cùng cho rằng, tập trận chung giữa Nhật-Ấn có ý nghĩa “kiềm chế Trung Quốc” rất lớn.

Ngày 2/11, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, để tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước, trong cuộc hội đàm cùng ngày giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, hai bên đã đạt được thỏa thuận tiến hành tập trận chung lần đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ vào năm 2012.

Trong hội đàm, Yasuo Ichikawa nhấn mạnh: “Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Hai nước còn có kế hoạch thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với Lục quân, Không quân Ấn Độ.

Hãng tin Kyodo bình luận, trong tình hình các hoạt động trên biển của Trung Quốc “ngày càng tấp nập”, Nhật Bản hy vọng tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang hết sức lo ngại các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Để đáp trả, tàu chiến nước này đã tích cực hiện diện ở biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đã đến thăm Việt Nam trong năm nay


Có chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận chung trên biển sắp được tổ chức giữa Nhật-Ấn thực sự là sự đột phá lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác quân sự hai nước, hai bên đều đặt không ít kỳ vọng và đều hiểu rõ ý đồ chiến lược thực sự của nó.


Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc ?



Sở dĩ Nhật Bản tỏ thái độ dửng dưng trước tàu sân bay Trung Quốc là do Nhật có khả năng tàu sân bay rất mạnh.

Nhiều tờ báo gần đây cho biết, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH từ năm 2012. Tuy Nhật gọi 22DDH là tàu khu trục mang theo trực thăng, nhưng thực chất là tàu sân bay mới, có lượng choán nước là 24.000 tấn. Như vậy, 22DDH sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các tàu sân bay trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng 22DDH theo thiết kế sẽ có lượng choán nước 24.000 tấn, chi phí chế tạo khoảng 1,04 tỷ USD, do công ty IHI Marine United Nhật Bản chế tạo. Sau khi chế tạo xong, tàu 22DDH sẽ thay thế cho 2 tàu khu trục Shirane được chế tạo từ thập kỷ 70.


Những năm gần đây, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc, vì vậy Nhật Bản luôn nói đến “mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc”, qua đó Nhật đã đẩy nhanh đổi mới vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Tuy Nhật Bản luôn nhấn mạnh “mối đe dọa từ tàu sân bay Trung Quốc” và yêu cầu Trung Quốc giải thích về chiếc tàu sân bay đầu tiên (Thi Lang/Varyag).


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng lớn nhất hiện nay của Nhật Bản là 2 chiếc tàu sân bay lớp Hyuga, mang tên Hyuga và Ise, lần lượt đi vào hoạt động vào tháng 3/2009 và tháng 3/2011. Về kích thước, tàu 22DDH sẽ to gấp đôi tàu Hyuga.


Nhưng thực chất, báo chí Nhật Bản hoàn toàn không quan tâm lắm đến chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vì họ cho rằng tàu sân bay này có khả năng hạn chế. Vì sao Nhật lại tỏ ra dửng dưng trong khi cả thế giới quan tâm đến tàu sân bay của Trung Quốc?

Thứ nhất, Nhật Bản có sức mạnh tàu sân bay không hề yếu

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sức mạnh hải quân rất lớn, chỉ riêng về số lượng tàu sân bay đã có tới hơn 20 chiếc. Cuối thế kỷ 20, với tham vọng của mình, Nhật Bản lại bắt đầu quay trở lại con đường phát triển tàu sân bay.

Năm 1998, chiếc tàu vận tải đổ bộ Ohsumi đầu tiên có đường băng thẳng đã đi vào hoạt động. Từ đó, con đường “tiệm tiến” phát triển tàu sân bay của Nhật Bản bắt đầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng Hyuga dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 13.950 tấn, lượng choán nước đầy 18.000 tấn.


Để tránh bị ràng buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản sử dụng cách thức “mơ hồ” để đạt được bước tiến dài. Thế là, tàu Hyuga (có đường băng, mang theo trực thăng) sau đó đã được chế tạo và đi vào hoạt động, có lượng choán nước tới 19.000 tấn, vượt cả tàu sân bay của Thái Lan.

Còn tàu 22DDH khi được chế tạo xong sẽ vượt qua tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh.

Vì vậy, về mặt chế tạo và sở hữu tàu sân bay, Nhật Bản đã đi trước Trung Quốc. Thông qua phát triển tiệm tiến tàu sân bay, công nghệ chế tạo của Nhật Bản ngày càng hoàn thiện.
Thứ hai, Nhật Bản có thể mua vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ

Về vấn đề chế tạo tàu sân bay, sở dĩ Nhật Bản có sự phát triển hết sức thuận lợi, ngoài kinh nghiệm và công nghệ chế tạo tiên tiến của mình, điều quan trọng hơn là có sự ủng hộ của Mỹ về vũ khí trang bị.

Được biết, tàu sân bay 22DDH sẽ trang bị hệ thống phòng không SeaRAM do công ty Raytheon Mỹ sản xuất. Tên lửa phòng không SeaRAM có khả năng phòng không tầm gần. Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không này được trang bị cho tàu chiến của quân đội nước ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com
22DDH sẽ được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM MK15Mod31 do Mỹ sản xuất.


Có thể thấy, sự ủng hộ của Mỹ là rất quan trọng. Mỹ rất thận trọng khi bán vũ khí cho nước ngoài, nhất là đối với vũ khí trang bị công nghệ cao và nhạy cảm, đồng thời không phải cứ có tiền là mua được vũ khí trang bị của Mỹ.

Tương tự, do tính đến việc bố trí đường băng và kho chứa máy bay, ngoài mang theo máy bay trực thăng, 22DDH còn có thể lựa chọn máy bay chiến đấu cánh cố định.

Theo báo chí Nhật Bản, cuối tháng này bắt đầu nhận được đấu thầu chính thức chương trình mua máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet, F-35B và Typhoon đều nằm trong sự lựa chọn. Có được sự thoải mái lựa chọn nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến thì càng có thể nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống SeaRAM sử dụng máy phóng tên lửa 11 nòng, được trang bị radar tìm kiếm số hóa sóng ngắn J, radar đeo bám xung-Doppler và linh kiện truyền quang điện.


Thứ ba, Nhật Bản có kinh nghiệm tàu sân bay phong phú

Sở hữu tàu sân bay không có nghĩa là có thể sử dụng tàu sân bay. Tàu sân bay là một loại vũ khí tác chiến, chỉ có hiểu rõ cách sử dụng thì mới có thể thực sự phát huy tác dụng. Trong khi đó, Nhật Bản đang sử dụng thường xuyên tàu sân bay nhằm tích lũy kinh nghiệm quý báu.

Nhật Bản từng dùng tàu sân bay để gây sóng gió một thời trong Chiến tranh thế giới thứ II. Do bị bại trận, Nhật Bản bị mất hết sức mạnh hải quân. Nhưng Nhật Bản cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay, có thể rút ra bài học cho việc sử dụng tàu sân bay hiện đại hiện nay.



http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản âm thầm chế tạo tàu sân bay, đã đi trước Trung Quốc về công nghệ, sở hữu và kinh nghiệm tác chiến. Tàu sân bay trực thăng mới 22DDH sẽ vượt tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh


Đồng thời, để tránh bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản luôn dùng mô hình tiệm tiến để phát triển tàu sân bay. Trong quá trình phát triển âm thầm đó, Nhật cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.

Trong thế giới ngày nay, tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở mọi nơi trên thế giới, và luôn tham gia các nhiệm vụ tác chiến. Có thể nói, trong sử dụng và thao tác tàu sân bay, Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới.

Còn Nhật Bản thông qua quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, thường tham gia các cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ, gián tiếp thu được không ít kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Nhật Bản chuẩn bị đóng tàu sân bay 24.000 tấn



Không chịu thua kém láng giềng Trung Quốc, năm tới Nhật sẽ bắt đầu đóng tàu sân bay mang theo trực thăng mới lớn gấp đôi hiện nay

Ngày 8/9, mạng hải quân Nga đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng không SeaRam Mk 15 Mod 31 (do Công ty Raytheon sản xuất) cho tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH".

Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không SeaRAM được lắp đặt cho tàu chiến không phải của quân đội Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tàu sân bay trực thăng "Kế hoạch 22DDH" với tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga hiện có của Nhật Bản


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" có lượng choán nước là 24.000 tấn, dài 248 m, sẽ là tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Hệ thống phòng không SeaRAM mà Nhật đặt mua có 11 ống phóng tên lửa RIM-116 (tên lửa thân quay).


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không hiện đại SeaRAM


Thỏa thuận mua này là thỏa thuận bổ sung của hợp đồng mua 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phanlanx trị giá 161 triệu USD được hải quân Mỹ và công ty Raytheon ký kết.

Thỏa thuận bổ sung còn bao gồm việc hải quân Mỹ mua hệ thống phòng không SeaRAM cho chiếc tàu chiến ven bờ thứ 6 và thứ 8 do Công ty Aosta mới chế tạo. Independence là chiếc tàu chiến ven bờ thứ hai của hải quân Mỹ đi vào hoạt động từ tháng 1/2010, đồng thời là tàu chiến đầu tiên được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM.


http://nghiadx.blogspot.com
Kích cỡ của tàu sân bay "Kế hoạch 22DDH" sẽ gấp đôi so với tàu sân bay lớp Hyuga hiện nay


Hệ thống phòng không SeaRAM có 11 ống phóng tên lửa, đã thay thế cho hệ thống pháo xoay tự động 20 mm được quen dùng cho hệ thống Phalanx. Hệ thống này có radar tìm kiếm số hóa J-band (sóng ngắn), ra dar đeo bám xung/Doppler và thiết bị cảm biến quang học.

Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 2 chiếc tàu sân bay mang theo trực thăng "Kế hoạch 22DDH", mỗi chiếc có thể mang theo 9 máy bay trực thăng.

Công ty IHI Marine United Nhật Bản sẽ bắt đầu chế tạo loại tàu sân bay này từ năm 2012, chi phí chế tạo mỗi chiếc khoảng 1,04 tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Nhật Bản sở hữu 2 tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga


Tàu sân bay mang theo trực thăng của "Kế hoạch 22DDH" to hơn nhiều so với các tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Hyuga gồm tàu Hyuga và tàu Ise (lần lượt đi vào hoạt động tháng 3/2009 và tháng 3/2011).

Loại tàu sân bay mang theo trực thăng này sẽ thay thế cho tàu khu trục Shirane được sản xuất từ thập niên 70 của thế kỷ 20.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Hyuga của hải quân Nhật Bản

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Nhật Bản mua 3 trực thăng mới



Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ nhận được 3 máy bay trực thăng mới Eurocopter EC225 trong một hợp đồng vừa được ký kết hôm 23/8 với hãng chế tạo trực thăng Châu Âu Eurocopter.


Việc mua thêm 3 máy bay mới cho lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật bản JCG (Japan Coast Guard) sẽ nâng số lượng trực thăng EC225 sẽ được trang bị lên 5 chiếc.

Hãng Eurocopter cho biết: JCG đã mua 2 chiếc EC225 trong một hợp đồng được thực hiện vào năm 2006.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng trong biên chế lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.


Nhật Bản sử dụng hiệu quả loại trực thăng EC225 cho các hoạt động cứu hộ và cứu trợ sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3 tại Nhật Bản.

Các cơn sóng thần đã tàn phá một trong những chiếc trực thăng AS332 L1 Super Pumas của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này. Hiện nay Nhật Bản có chỉ có 3 loại trực thăng hoạt động trong lực lượng phòng vệ bờ biển.

Các trực thăng hai động cơ EC225 có trọng lượng cất cánh 10 - 11 tấn, với một cabin có thể ngồi được 25 người, chuyên thực hiện nhiệm vụ vận tải và cứu hộ.

Trong hoàn cảnh Nhật Bản hứng chịu các trận động đất liên tục sau trận động đất mạnh kỷ lục 8,9 độ ricter từ ngày 11/3 và đến nay động đất vẫn thường xuyên xảy ra th, việc JCG quyết định mua thêm 3 trược thăng này là hoàn toàn hợp lý và sẽ nâng cao khả năng phản ứng của Nhật khi các tình huống tương tự.

Dự kiến các máy bay mới này sẽ được bàn giao vào cuối năm 2013.

>> Nhật phát triển “khắc tinh tàu ngầm Trung Quốc” thế hệ mới



Nhật vừa công bố máy bay do thám thế hệ mới P1 có nhiều tính năng ưu việt hơn so với P3C do Mỹ chế tạo. Chiếc máy bay này là “khắc tinh lớn nhất của tàu ngầm Trung Quốc”.


Ưu việt hơn P3C của Mỹ

Tờ Minh Báo, Hồng Kông đưa tin, vào thứ bảy vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lần đầu tiên công khai máy bay do thám (trinh sát) nội địa thế hệ mới P1 - loại máy bay sẽ thay thế cho 94 chiếc máy bay do thám P3C hiện có của Nhật (do Mỹ chế tạo). P1 sẽ thực hiện nhiệm vụ theo dõi các động thái trên biển và trên không của các nước như Trung Quốc, Nga; được dư luận Nhật Bản gọi là “khắc tinh lớn nhất của tàu ngầm Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Lần đầu tiên Nhật Bản công khai máy bay do thám thế hệ mới P1 tự chế tạo.


Máy bay do thám P1, hôm thứ 7 vừa rồi, cất cánh từ căn cứ Gifu của Lực lượng Phòng vệ Hàng không, sau khoảng 1 giờ bay đến căn cứ Atsugi, tỉnh Kanagawa, lần đầu tiên công khai phô diễn với báo chí. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, bắt đầu từ ngày 22/8, máy bay do thám này sẽ tiến hành bay thử tại căn cứ Atsugi.

Kể từ năm 2007, chính phủ Nhật Bản đã cùng với các doanh nghiệp gồm Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries phát triển loại máy bay này.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay P1 do Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki phụ trách chính trong nghiên cứu sản xuất.


P1 sử dụng radar nội địa, tốc độ tuần tra là 833 km/giờ, độ cao tuần tra khoảng 13.000 m, khoảng cách chạy liên tục đạt 8.000 km; được trang bị máy dò sóng ánh sáng và máy dò biển sâu hồng ngoại (do Nhật tự chế tạo)… nên P1 có tính năng ưu việt hơn so với máy bay do thám P3C hiện nay, đặc biệt là khả năng săn tàu ngầm.

Theo kế hoạch, P1 sẽ được biên chế chính thức cho quân đội trong năm nay, nhưng thời gian biên chế có thể thay đổi do xuất hiện vết rạn ở khung máy bay khi thử nghiệm áp lực cao trên mặt đất.

Ứng phó trên biển

Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiết lộ, họ đang có kế hoạch triển khai lực lượng giám sát ở Yonaguni-Okinawa và điều nhân viên lực lượng phòng vệ đến đảo Miyako và Ishigaki, tăng cường khả năng phòng vệ hướng tây nam cho Okinawa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám P1 sẽ thay thế cho máy bay do thám P3C hiện nay của Nhật Bản.


Nhà cầm quyền đang cùng chính quyền Yonaguni mua một mảnh đất khoảng 125 ha (héc-ta) ở phía tây nam địa phương để thiết lập căn cứ quân sự. Tại đây, trong 4 năm tới, sẽ lần lượt thiết lập các cơ sở như doanh trại cho lực lượng phòng vệ, đường băng cho máy bay trực thăng, đồng thời triển khai lực lượng vũ trang hạng nhẹ, sử dụng các trang bị máy móc quang học và radar, theo dõi tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển Hoa Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám P3C do Mỹ chế tạo là máy bay do thám chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện nay.


Trước đó, trong “Đại cương Kế hoạch Phòng vệ” cuối năm 2010, Nhật Bản lần đầu tiên coi các động thái của Trung Quốc là “các vấn đề cần quan tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế”.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh khu trục hạm tên lửa Kongo của Nhật Bản



Khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản được sử dụng để làm nhiệm vụ phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Arleign Burke của Hải quân Mỹ.

Xét về mặt kết cấu, chiến hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản khá giống với tàu quét mìn Arleign Burke của Mỹ. Tàu được trang bị thiết bị động năng chính hai van với 4 động cơ tuốc bin khí loại LM-2500 có tổng công suất 102.000 mã lực.

Vũ khí trang bị trên tàu gồm: 2 hộp phóng (8 ống phóng) tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon; 2 thiết bị phóng dạng thẳng đứng Mk41 mang 90 tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC.

Ngoài ra, loại tàu chiến này còn được trang bị 1 khẩu pháo 127 mm loại OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 khẩu súng máy 12,7 mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14 mang ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5 và máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk.

Ngoài hệ thống vũ khí đa dạng, hỏa lực mạnh, khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản còn được hệ thống radar hỗn hợp khá hiện đại bao gồm: trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D; trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C; 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và một trạm loại Mk2/21.

Không những thế, khu trục hạm Kongo còn được trang bị trạm radar dẫn đường URN-25, trạm trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến vô tuyến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, hệ thống định vị thủy âm QQS-102, hệ thống định vị thủy âm mang an-ten kéo tải QQR-2 và hệ thống chống định vị thủy âm dạng kéo AN/SLQ-25 Nixie.

Chiếc tàu khu trục đầu tiên lớp này của Hải quân Nhật Bản đã được đưa vào biên chế tác chiến từ năm 1993. Tính đến năm 1998, Nhật Bản đã sở hữu tất cả 4 chiếc khu trục hạm loại Kongo. Đến nay, vẫn chưa rõ số lượng tàu chiến này đã được tăng lên hay chưa.



Tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx.


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14.


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng thẳng đứng Mk41.


http://nghiadx.blogspot.com

Ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5.


http://nghiadx.blogspot.com

Pháo 127 mm loại OTO Melara.


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk.



http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR.



http://nghiadx.blogspot.com

Trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62.


http://nghiadx.blogspot.com

Radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Bộ ba khu trục hạm tên lửa chủ lực của Hải quân Nhật Bản



Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được đánh là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ hai ở châu Á. Quân số thường trực của quân phòng vệ khoảng 46.000 người với 110 tàu các loại. Nổi bật trong các loại tàu của lực lượng này là bộ ba khu trục hạm sau:

Khu trục hạm Asagiri

Khu trục hạm Asagiri được phát triển trên cơ sở khu trục hạm Hatsuyuki, được trang bị 4 động cơ tuabine khí Spey SM1A công suất 54.000 mã lực. Vũ khí gồm 2 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 1 ống phóng Mk29 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 ống phóng Mk112 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 bệ pháo 76mm OTO Melara,

2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống 324mm Type 68 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm HSS-2B Sea King hoặc SH-60J Sea Hawk.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Asagiri


Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không OPS-14C или OPS-24, trạm radar phát hiện các mục tiêu mặt nước OPS-28C,

trạm radar điều khiển hỏa lực Type 2-22, trạm trinh sát kx thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, trạm thủy âm OQS-4A, trạm thủy âm với anten kéo SQR-18A, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 Nixie.

Khu trục hạm chủ lực Asagiri đã được đưa vào trang bị tháng 3/1988. Đến năm 1991, có tất cả 8 khu trục hạm loại này được sản xuất.


Khu trục hạm Murasame

Khu trục hạm Murasame dùng để bảo vệ các đội tàu mặt nước, đổ bộ, các vùng hải phận và giải quyết các nhiệm vụ chống ngầm. Thân tàu được thiết kế với việc sử dụng các thành phần công nghệ tàng hình, có thể hấp thụ sóng vô tuyến.

Tàu được trang bị 2 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất 43.000 mã lực và 2 động cơ tuabine khí Spey SM1C công suất 41600 mã lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Murasame


Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm SSM-1B, 1 bệ phóng thẳng đứng Mk48 với 64 tên lửa phòng không có điều khiển Sea Sparrow, bệ pháo 76mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 6 nòng 20mm Mk15 Vulcan Phalanx, 2 thiết bị ngư lôi 3 ống phóng 324mm Type 68 với tên lửa đối hạm Type 89, trực thăng chống ngầm SH-60J.

Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện có trạm radar phát hiện mục tiêu trên không OPS-24, radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28D, 2 radar điều khiển hỏa lực.

1 trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến OPN-7B và OPN-11B, 1 radar dẫn đường URN-25, 1 máy thu của hệ thống dẫn đường vệ tinh, 1 trạm thủy âm OQS-5, 1 trạm thủy âm với anten kéo OQR-1, hệ thống tự động điều khiển tác chiến OYQ-6(7), tổ hợp tác chiến điện tử NOLQ-2, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 iếc.Nixie. Tàu này được đưa vào biên chế tháng 3/196 và dự kiến sẽ đóng tất cả 6 chiếc.

Khu trục hạm Kongo

Khu trục hạm Kongo dùng để phòng không và chống ngầm, bảo vệ các đội tàu nổi, đổ bộ và chống lại các tàu nổi của đối phương. Các thành phần của nó tương tự các thành phần của tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ. Kongo được trang bị 4 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Kongo


Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 2 bệ phóng thẳng đứng Mk41 với cơ số đạn 90 tên lửa phòng không có điều khiển Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC, 1 pháo 12,7mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx.

4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống phóng 324mm Mk32 Mod14 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm SH-60J Sea Hawk.

Thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D, trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C, 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và 1 Mk2/21, 1 trạm radar dẫn đường URN-25, các trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C, OLT-3… Tàu được đưa vào biên chế năm 1993 và đến năm 1998 đã đóng tất cả 4 chiếc loại này.


Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> TSB Trung Quốc dưới góc nhìn người Nhật



Đất Việt xin giới thiệu tới độc giả ý kiến của Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản Fumio Ota về mục đích của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.



http://nghiadx.blogspot.com

Thi Lang tiến ra khơi trong sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.


Phó Đô đốc Fumio Ota từng là Giám đốc Trung tâm tình báo quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật Bản

Dưới đây là ý kiến của ông Fumio Ota được Wall Street Journal đăng tải:

Hải quân Trung Quốc: Loại 1 sang loại 2

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc là một sự kiện được Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á chú ý trong thời gian gần đây. Với Thi Lang, Hải quân Trung Quốc đã đạt được bước biến mới trong việc sở hữu những khả năng mà họ chưa từng có trong quá khứ.

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 10/8 đánh dấu một bước chuyển lớn trong học thuyết hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cách đơn giản nhất phân loại học thuyết hải quân của các quốc gia trên thế giới chia làm 2 loại: Loại 1 - “từ chối đại dương” và loại 2 - “thống trị đại dương”.

Từ trước tới nay, Trung Quốc thuộc vào loại 1, do vậy mục đích của hải quân chỉ là chặn đứng mọi khả năng mà đối phương có thể tận dụng để lấn át họ trên vùng thềm lục địa. Vì vậy, họ chủ yếu sử dụng thủy lôi và tàu ngầm.

Mỹ, Nhật Bản và Anh thuộc vào loại 2, hải quân của họ được thành lập với mục đích thống trị vùng biển mà họ muốn kiểm soát. Nhưng với những động thái mới nhất này, Trung Quốc đang thể hiện rõ quyết tâm muốn gia nhập câu lạc bộ các lực lượng hải quân hùng mạnh nhất.

Tàu ngầm Mỹ dễ dàng xử lý tàu sân bay Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm cung cấp cho Trung Quốc nhiều khả năng và công cụ linh hoạt. Từ trước tới nay, tầm kiểm soát trên không của Trung Quốc luôn là một điểm yếu cố hữu vì họ chỉ sử dụng các sân bay trên bộ.

Sự có mặt của “sân bay di động trên biển”, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo một thách thức đáng kể đối với Nhật Bản. Hiện nay, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tự do quần thảo trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Nhưng điều đó sẽ chấm dứt khi tàu sân bay Trung Quốc được triển khai.

Các bạn của tôi làm việc trong Hải quân Mỹ không hề lo lắng trước sự kiện này. Theo họ, Trung Quốc đang phí tiền đầu tư vì khi chiến tranh nổ ra, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ dễ dàng “xử lý” các tàu sân bay của Trung Quốc.

Nhưng sự tự tin này không thể làm yên tâm người Nhật. Do Nhật Bản không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay Trung Quốc sẽ là một hiểm họa lớn khó tiêu diệt. Đây cũng là nỗi lo chung cho các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.

Nếu xét trên phương diện chiến thuật, tàu sân bay mới là một lợi thế khắc phục nhược điểm cố hữu của Hải quân Trung Quốc: sự yếu kém trong phòng chống các máy bay tấn công của đối phương. Sự xuất hiện của Thi Lang, máy bay của hải quân Trung Quốc có thể tham chiến trên bầu trời mọi lúc mọi nơi.

Nói chung, dù vẫn còn hạn chế nhưng các tàu sân bay mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn về mặt chiến thuật quân sự. Do vậy mà quốc gia này không hề dấu diếm dự định thành lập ít nhất 3 nhóm tác chiến tàu sân bay trước năm 2050.

Thay đổi học thuyết hải quân

Chiến lược quân sự của Trung Quốc đã thay đổi từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ thềm lục địa trong những năm 1980. Và lần này, với sự xuất hiện của tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc đang hiện thực hóa ước vọng vươn ra vùng biển sâu.

Trong báo cáo “Quốc phòng Trung Quốc” được phát hành vào tháng 3/2011, câu đầu tiên là sự đề cập tới việc Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược “phòng thủ chủ động”. Điều này được dẫn chứng bởi một thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn của hải quân Trung Quốc: cụm từ “chính sách phòng thủ thuần túy” trong văn kiện tương tự vào năm 2008 nay đã được lược bớt từ “thuần túy”.

Những thay đổi mang tính chiến lược này khiến cho Nhật Bản lo ngại. Trung Quốc đã áp đặt quyền sở hữu lên quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát (Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong văn kiện Luật ranh giới trên biển.

Mốc đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc để ý tới cụm đảo nhỏ ở trên biển Hoa Đông này bắt đầu từ năm 1970, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố khả năng tồn tại tài nguyên dầu mỏ ở khu vực này.

Kể từ đó, các vụ tàu chiến của Trung Quốc quấy rối lực lượng canh phòng bờ biển Nhật Bản tại khu vực đảo Senkaku luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này.

Vùng biển Đông cũng là trường hợp tương tự. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này tại văn kiện Luật ranh giới trên biển vào năm 1992. Và tàu sân bay Thi Lang cũng sẽ hoạt động chủ yếu trên vùng biển này trong tương lai.

Trung Quốc luôn tỏ ra rất áp đặt trong những vấn đề liên quan tới biển Đông. Vào năm nay, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò và Philippines cũng phải lên tiếng vì Hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu thăm dò của họ.

Hiện nay, sự căng thẳng đã lắng dịu sau khi Trung Quốc giữ cam kết của Đối thoại Shangri-La về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang đánh mất mất niềm tin

Vấn đề lớn nhất là cách diễn giải các cam kết này “theo cách rất Trung Quốc”: Họ tự cho phép mình quyền được tổ chức thăm dò biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản nhưng những quốc gia láng riềng thì không được phép làm điều ngược lại.

Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy khả quan cho các quốc gia nằm cạnh Trung Quốc: tiếng tăm của Trung Quốc được tạo dựng bằng sức mạnh. Và các hành động của Trung Quốc đang hiện khiến quốc gia khác mất niềm tin.

Nhật Bản, Mỹ cùng các quốc gia Phương tây cần phải tăng cường khả năng quân sự để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đây cũng là điểm chủ đạo trong khái niệm Chiến tranh trên không và trên biển do Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân quĩ Nhật phát hành vào năm 2010. Và việc Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên là một dấu hiệu nữa buộc Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường quân sự ngay lập tức.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)



Có nền kinh tế phát triển cùng với nền tảng quốc phòng vững chắc, các quốc gia Đông Bắc Á đã tự giải quyết “bài toán” tàu ngầm của mình.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.


Tinh thần độc lập - tự cường mạnh mẽ

Dù xuất phát điểm của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt nhưng cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều rất chú trọng việc phát huy nội lực để nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trong đó, Nhật Bản không muốn làm “nước lớn què quặt” nên chủ trương duy trì phát triển lực lượng quân sự tương xứng với địa vị nền kinh tế, có thể có sức ảnh hưởng tới an ninh thế giới.

Hàn Quốc cũng không chịu kém cạnh, quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng mạnh. Xét về khối lượng và trình độ công nghệ, công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc đang ở vị trí số 1 trong khu vực.

Còn Triều Tiên, với chính sách độc lập tự chủ, ưu tiên hàng đầu cho quân sự (military first) cũng đã áp dụng mô hình Liên Xô để xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhằm chế tạo tất cả vũ khí trang bị cho quân đội.

Cùng với đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều là quốc đảo hoặc bán đảo nên hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm được đặc biệt chú trọng phát triển. Đến nay, bằng nhiều con đường, các nước này đều đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm.

Khả năng này lại cộng với diễn biến an ninh phức tạp khiến Đông Bắc Á trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm hoạt động lớn nhất thế giới. Từ hoàn cảnh và kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra bài học trong việc xây dựng, phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình.

Tàu ngầm “tiêu chuẩn Mỹ”

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhờ mối quan hệ này, Nhật Bản đã sớm có được giấy phép và tài liệu kỹ thuật của nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) để phát triển công nghệ trong nước, trong đó có công nghệ quân sự. Vậy nên, khi sự kiềm tỏa của Mỹ lên hoạt động công nghiệp quốc phòng được nới lỏng, các nhà cung cấp nội địa Nhật Bản nhanh chóng phát triển và sản xuất được hầu như tất cả trang thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng vệ với tiêu chuẩn rất cao.

Trong đó, các tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn, được làm từ thép có độ bền cao, cho phép tàu lặn xuống độ sâu 500m. Cùng với đó, các tàu này được trang bị hệ thống đẩy khí độc lập (AIP) rất hiện đại của hãng Kockums (Thụy Điển) giúp tàu ngầm Nhật hoạt động lâu hơn dưới mặt biển với chu kỳ nổi lên để thay khí tính bằng tuần. Một số tàu ngầm Nhật Bản có thiết kế vỏ kép để tăng tính an toàn trong khi nhiều tàu ngầm Mỹ chậm áp dụng công nghệ này.


Tàu ngầm Nhật còn được tự động hóa cao, giúp giảm số thủy thủ đoàn so với các loại cùng kích cỡ do nước khác thiết kế, qua đó kéo dài thời gian hoạt động trên biển. Điển hình là tàu lớp Oyashio, “xương sống” của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản (với số lượng khoảng 11 chiếc), có thủy thủ đoàn là 69 người nhưng có thể làm việc dưới biển tới 90 ngày. Trong khi đó, tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thủy thủ đoàn ít hơn (52 người) nhưng số ngày hoạt động chỉ bằng một nửa.

Cùng với việc nâng cấp các tàu lớp Oyashio, Nhật Bản cũng đang đóng và bước đầu vận hành tàu ngầm lớp Soryo, tàu ngầm lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong biên chế Hải quân Nhật Bản với lượng giãn nước lên tới 2.900 tấn. Điểm nâng cao của tàu lớp Soryo so với Oyashio ở tính tự động hóa hệ thống chiến đấu. Trong khí đó, 2 lớp tàu này có trang bị về vũ khí như nhau, gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, loại Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Nhằm đối phó với các thách thức an ninh hàng hải, Nhật Bản vừa quyết định nâng số tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.

Hướng tới xuất khẩu tàu ngầm

Hàn Quốc đã có chiến lược đầu tư vào ngành đóng tàu để trở thành cường quốc hải quân. Từ năm 2001, mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 7,13 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ đóng tàu. Giống Nhật Bản, công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Mỹ qua việc chuyển giao các gói dữ liệu kỹ thuật.

Tuy nhiên, để chế tạo tàu ngầm, Hàn Quốc lại “chơi thân” với Đức, một quốc gia có truyền thống mạnh trong lĩnh vực đóng tàu ngầm. Biểu hiện rõ nét là sự có mặt của các tàu ngầm lớp Type-209/1200 với tên Hàn Quốc là Changbogo, theo tên một đô đốc hải quân vương triều Koryo tồn tại cách đây 1.000 năm.

Tàu lớp Chang Bogo, được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân và tiêu diệt các tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, có thể lặn sâu 250m, tốc độ 11-21 hải lý/giờ và được trang bị 14 ngư lôi cỡ 533mm cùng với 28 thủy lôi. Ba chiếc đóng sau cùng thuộc lớp này còn được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế tàu ngầm Type-214 của hãng HDW mà Hàn Quốc dựa vào chế tạo tàu ngầm lớp Chang Bogo II.


Tàu có thủy thủ đoàn lên tới 40 người, có thể thực hiện các nhiệm vụ độc lập trong thời gian 2 tháng. Dựa trên mẫu thiết kế của Changbogo và sự giúp đỡ kỹ thuật của hãng HDW, hãng Huyndai bắt tay chế tạo tàu ngầm Type-214 (Chang Bogo II), lượng giãn nước 1.700 tấn, tích hợp nhiều cảm biến và hệ thống điều khiển vũ khí tối tân.

Trong “gia đình” tàu ngầm Hàn Quốc, thành viên đang nhận được nhiều sự chú ý hiện nay là tàu lớp Chang Bogo III, có lượng giãn nước lên tới 3.500 tấn. Dự kiến, tàu chiến này sẽ được trang bị các ống phóng thẳng đứng, dành cho tên lửa hành trình hạng nặng nội địa Cheonryon, có tầm bắn 500km.

Không bị cấm xuất khẩu vũ khí như Nhật Bản, Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu tàu ngầm ra thị trường thế giới với các đối tác tiềm năng là các khách hàng trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Vũ khí là con người

Trong điều kiện chật vật hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên không có được các tàu ngầm hiện đại. Nhưng bù lại, nước này có số lượng tàu ngầm thuộc vào hàng “khủng”, với khoảng 88 chiếc. Từ sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN trước đây, trong hoàn cảnh eo hẹp của mình, Triều Tiên đã xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo, tuy không hiện đại nhưng đảm đương được các nhiệm vụ chiến đấu.

Trong lực lượng tàu ngầm Triều Tiên, đông nhất là tàu ngầm Yugo (khoảng 40-45 chiếc, chế tạo dựa trên mẫu tàu ngầm lớp Una của Nam Tư). Đây là tàu ngầm chỉ lượng giãn nước khoảng 110 tấn với thủy thủ đoàn chỉ cần tới… 2 người. Điều khác biệt này là do quan điểm tác chiến của Triều Tiên luôn đánh giá cao yếu tố con người.

Không rõ tàu Yugo có trang bị mìn hay ngư lôi hay không, nhưng điều đó không quan trọng bởi vũ khí của tàu là… bộ đội đặc công. Yugo được thiết kế để có thể chở 6-7 binh sĩ. Sau khi tới bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bơi hoặc lặn để thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, sau đó thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Sau tàu lớp Yugo về số lượng là tàu lớp Sang O (khoảng 20-25 chiếc). Loại tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được thiết kế thành 2 loại với 2 nhiệm vụ, chở đặc công (giống tàu lớp Yugo) và rải mìn. Do đó, vũ khí trang bị cho tàu cũng rất khiêm tốn chỉ từ 2-4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và khoảng 16 quả mìn.

Nói vậy, không phải Triều Tiên không có những tàu ngầm tiến công, đó là những chiếc thuộc lớp Romeo và Wishkey. Tuy nhiên, lực lượng này khá khiêm tốn về cả số lượng và sức mạnh trên biển.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?



Báo chí Nhật Bản nhận định: Biến thể mới nhất của tiêm kích F/A-18 là F/A-18 E/F Super Hornet sẽ "đè bẹp" tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đụng độ giữa 2 nước.


Trang mạng Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, Không quân Nhật Bản đã xem xét lựa chọn thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo cho chương trình FX.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, biến thể mới nhất của Boeing là F/A- 18 E/F Super Hornet là một sự lựa chọn hợp lý.

Theo đó, biến thể mới nhất này hoàn toàn đủ khả năng để "khai tử" J-20 đang được phát triển của Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc đụng độ tại bờ biển Nhật Bản.



F/A-18E/F Super Hornet sẽ khai tử tiêm kích J-20 của Trung Quốc?


Tại sao lại là F/A-18 mà không phải F35

Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc.

Thực tế Không quân Nhật Bản quan tâm đến tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhiều hơn, nhưng chương trình phát triển loại máy bay này chậm trễ làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, mong muốn sở hữu F-35 vào năm 2017 của Nhật Bản gần như là không thể.

Hơn nữa, Nhật Bản không phải là đối tác chính trong chương trình phát triển, nên nếu muốn sở hữu F-35, Nhật Bản phải nhận sau Không quân Mỹ và các nước tham gia chương trình. Lockheed Martin có quá nhiều việc phải làm trước khi có thể quan tâm đến Nhật Bản. Ngay cả khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kiên quyết mua F-35, thời gian để triển khai hoạt động của tiêm kích này chưa thể xác định được. Rất có thể, khi đó, đơn giá của F-35 sẽ cao gấp 2-3 lần so với F/A- 18 E/F Super Hornet.

Với tình hình hiện tại, không quân Nhật Bản cần máy bay chiến đấu mới để tăng cường năng lực tác chiến trước những diễn biến phức tạp của an ninh khu vực trong thời gian qua.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản nhận định, F-35 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình, có thể tiến hành các cuộc đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản hiện này là bảo vệ và đảm bảo được ưu thế trên không trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Quan trọng hơn cả là Nhật Bản muốn tìm kiếm một sự đối trọng với J-20, tiêm kiêm tiềm tàng sức mạnh mới của Không quân Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 nước đang có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Shenkaku (hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc)

Bản thân F/A- 18 E/F Super Hornet là tiêm kích được thiết kế để tác chiến biển, hơn nữa nếu sử dụng F/A- 18 E/F Super Hornet, Nhật Bản có thể hội nhập chung với các chương trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ.

Sự quan tâm tăng cường năng lực tác chiến đường không của Nhật Bản tăng một cách đột biến sau sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.

Một quan chức phụ trách chương trình phát triển của F/A- 18 E/F Super Hornet tự tin tuyên bố, “J-20 hoàn toàn không phải là đối thủ của F/A- 18 E/F Super Hornet”.

Trung Quốc "phản pháo"

Ngay sau khi bài bình luận của trang Sankei Shimbun được công bố, trang tin Xinjunshi của Trung Quốc lập tức phản pháo và cho rằng đây là một lập luận hoàn toàn không có cơ sở. Khả năng của J-20 vẫn ở phía tương lai, hiện tại J-20 mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

J-20 là một tiêm kích thế hệ 5 sự vượt trội về công nghệ là điều đương nhiên, động cơ, hệ thống điện tử hàng không, tốc độ, vũ khí, hiệu suất tổng thể của J-20 vẫn còn là câu chuyện ở phía trước và chưa thể xác nhận.

Trang mạng này bình luận, theo nguyên lý cơ bản trong chiến đấu, dù cả hai đã mất đi khả năng tác chiến từ xa nhưng trước một cuộc không chiến tầm gần, ưu thế của tiêm kích thế hệ 5 vẫn là nỗi bật hơn.
[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Mỹ đối xử với Đông Nam Á như Gruzia?



"Khi xe tăng Nga tiến vào nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội quốc gia này thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối".

Vào ngày 22/6, trong chuyến thăm Honolulu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cảnh báo quan chức Mỹ rằng “các quốc gia đó (các nước Đông nam Á) đang đùa với lửa” và hy vọng ngọn lửa đó sẽ “không lan tới Mỹ”.

Đó là một thông điệp ẩn dụ rõ ràng của Trung Quốc: Mỹ đừng có tham dự vào cuộc tranh chấp về quần đảo Trường Sa, nơi mà 5 quốc gia đang đấu tranh với Trung Quốc để đòi chủ quyền.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng bất chấp mối quan hệ tương đối thân thiện mà hai quốc gia theo đuổi từ năm 1990, nhiều quan chức Mỹ đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và tiến hành tăng cường mối quan hệ với đồng minh lâu năm trong khu vực là Philippines.

Trong cuộc gặp với đô đốc Mike Mullen vào ngày 11/7, tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập giữa Mỹ cùng Philippines và hoạt động chung với Việt Nam là hành động “vô cùng bất hợp lý”.

Với 3 cuộc chiến đang diễn ra từng ngày trên sa mạc nóng bỏng của vùng Trung Đông, quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa việc sử dụng “sức mạnh mềm” hay là quân đội để tìm lối ra cho các cuộc tranh chấp mới trong khu vực Đông Nam Á.

Chấm dứt thời kỳ “tấn công ru ngủ”?

Theo học giả Joshua Kurlantzick, Trung Quốc đã tiến vào Đông Nam Á trong suốt một thập kỷ vừa qua bằng chiến lược “Tấn công ru ngủ” với trung tâm là các hiệp định thương mại tự do với những thành viên ASEAN .

Trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây, khu vực biển Đông đã trải qua những ngày tháng tương đối yên bình sau khi tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, giúp giải tỏa những căng thẳng trong các cuộc đụng độ hải quân vào năm 1988 và căng thẳng năm 1990.

Nhưng khi tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc tiến vào căn cứ ở đảo Hải Nam thì những quan ngại lại tiếp tục dấy lên trong toàn khu vực.

Căng thẳng bùng phát vào đầu năm 2009, khi một đội tàu Trung Quốc truy đuổi tàu do thám của Mỹ khi tàu này hoạt động trong vùng biển quốc tế gần đảo Hải Nam. Trên thực tế, những chiến dịch do thám đó vẫn được Mỹ tiến hành liên tục kể từ thời chiến tranh lạnh trên toàn bộ vùng biển bao quanh Trung Quốc.

Trước đó, vụ việc gây sự chú ý của dư luận là vụ va chạm giữa máy bay và tàu hải quân của hai bên. Một người thiệt mạng khi máy bay do thám gặp nạn gần đảo Hải Nam của Trung Quốc vào tháng 4/2001.

Năm 2010, căng thẳng đạt tới đỉnh điểm khi Bắc Kinh mập mờ tuyên bố biển Đông là một trong “lợi ích cốt lõi” Trung Quốc. Điều này chính thức đánh dấu một bước ngoặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.



Đoàn quân sự Việt Nam thăm tàu sân bay USS Washington (Mỹ).


Thái độ và sự can dự Mỹ

Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra vào tháng 7/2010 là chất xúc tác cho căng thẳng bùng nổ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sự tự do đi lại trong khu vực biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và cảnh báo bất cứ bên nào có liên quan không được sử dụng hoặc đe dọa quân sự. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bị bất ngờ và phản ứng một cách giận dữ với tuyên bố của bà Hillary.

Tháng 8/2010, Tàu sân bay USS George Washington đón các vị khách là quan chức quân sự Việt Nam, với ý nghĩa "Mỹ muốn tăng cường quan hệ với quân đội Việt Nam". Đáp trả, Trung Quốc tiến hành tập trận lớn trên biển.

Đầu năm 2011, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Philippines tố cáo Trung Quốc xâm lấn vùng biển của họ và Việt Nam công bố vụ việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Theo các chuyên gia, đây là hành động thể hiện Trung Quốc “không hài lòng” khi Việt Nam tiếp tục tiến hành thăm dò trên biển.

Mỹ đáp trả tức thời trong Cuộc họp an ninh châu Á ở học viện nghiên cứu chiến lược quốc tế vào tháng 6: Bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ - ông Robert Gates nhắc tới việc triển khai tàu chiến tại Singapore và tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực.

Mỹ luôn tập trung vào vấn đề “Tự do hàng hải” – chính sách cốt lõi của Mỹ trong khi ứng xử với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia vận tải đường biển lớn nhất thế giới cũng dựa rất nhiều vào khả năng di chuyển tự do trong khu vực.



Sau những sự ủng hộ ngoại giao và quân sự, Mỹ chọn cách bỏ rơi đồng minh nhỏ bé Gruzia khi xe tăng Nga tiến về phía Tbilisi.

Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào khu vực?

Nhắc lại cuộc chiến tại Gruzia vào năm 2008, khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Gruzia, Mỹ đã cho đồng minh mới của mình nhiều ưu ái đặc biệt và thậm chí cử nhiều cố vấn quân sự tới đây. Nhưng khi xe tăng của Nga tiến vào quốc gia láng giềng nhỏ bé, nhanh chóng chia cắt và chiếm giữ phần lớn Gruzia cũng như hủy diệt quân đội Gruzia thì phản ứng của Mỹ chỉ dừng lại ở những phát biểu phản đối.

Cuối cùng, Mỹ cũng đứng ngoài vận mệnh của một quốc gia nhỏ bé không có tầm quan trọng đối với nền an ninh của Mỹ để tránh một cuộc xung đột lớn hơn với Nga. Đây là một bài học rõ ràng cho các quốc gia Đông Nam Á.

Sự thật là Đông Nam Á không có nhiều ảnh hưởng đến cán cân quyền lực của thế giới. Một loạt các nước nhỏ và nghèo trong khu vực không đủ sức tạo ra ảnh hưởng tới cục diện của toàn cầu. Những quốc gia trung bình như Việt Nam, Indonesia và Australia theo lẽ tự nhiên sẽ tự đứng dậy chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Nếu cuộc chiến xảy ra vì những cụm đảo nhỏ tại biển Đông, nền an ninh quốc gia của Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều.

Vùng biển Đông cũng rất quan trọng đối với các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên họ sở hữu các hạm đội tàu chiến lớn và hiện đại và sẽ là một bước thử khó khăn hơn đối với tham vọng của Trung Quốc.



Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là liều thử "nặng đô" tiếp theo cho tham vọng của Trung Quốc.


Như vậy, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra bất cứ hành động “quá tay” nào và có lẽ nguyên tắc ứng xử cơ bản của Mỹ tại biển Đông chính là không can dự quân sự.

Mỹ sẽ vẫn áp dụng chính sách “giơ cao đánh khẽ” khi giải quyết các vấn đề liên quan tới biển Đông và tìm lối thoát cho bế tắc bằng chính sách ngoại giao linh hoạt, thực tế và mềm mỏng.

Hướng đi đúng đắn nhất trong tương lai đối với tất cả các bên chính là đàm phán và đối thoại đa phương. Đây cũng chính là kênh giải quyết hợp lý nhất ngay đối với cả Trung Quốc, vì kể từ năm 1979, quốc gia này đã không dùng các chiến dịch tấn công quân sự lớn để giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang