Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ


Quân đội Trung Quốc đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt” vệ tinh Mỹ.



Theo tờ China, Quân đội nước này đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt vệ tinh" được. Động thái này nhằm gây sức ép lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nhật Bản và Asutralia.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách thiết lập một hệ thống phòng thủ tương tự như hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu thông qua hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác ở châu Á.

Thông báo này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?

Tờ báo cũng cho biết, Iran và Bắc Triều Tiên hiện không sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa khi đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ.

Vì vậy Trung Quốc rõ ràng là đối tượng lớn nhất của hệ thống phòng thủ này. Tờ báo dẫn nguồn từ tờ Reuters và các bài viết phân tích mạng lưới chiến lược toàn cầu của Mỹ cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ vấp phải một sự phản kháng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc và Nga không có nhiều khác biệt về khả năng của các tên lửa hiện có, nhưng hiệu suất của một số vũ khí công nghệ cao và thậm chí đạt đến cấp độ ngang bằng với Mỹ.

Vì vậy, một khi Mỹ "ở" châu Á và hệ thống phòng thủ tên lửa phải cảnh giác cao độ với Trung Quốc. Trung Quốc có các tên lửa chống vệ tinh ASAT và đó sẽ là "cơn ác mộng" của Mỹ.

Các phương tiện truyền thông đối ngoại của Mỹ đã cảnh báo rằng một khi bế tắc, quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân để phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân: Kẻ hủy diệt vệ tinh Mỹ

Lá chắn tên lửa “tiếp cận” Trung Quốc

Tờ Reuters hôm 27 tháng 3 đưa tin, theo một báo cáo công bố gần đây cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nói với báo chí rằng, Mỹ đang tìm cách xây dựng ở châu Á và Trung Đông một hệ thống phòng thủ tên lửa, tương tự như hệ thống của NATO ở châu Âu.

Gou Xuan-nhà bình luận quân sự đặc biệt nói rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á có thể "tiến sát" tới Trung Quốc.

Điều này làm cho giới chức Trung Quốc cảm thấy khó chịu và "không thể chấp nhận được". Bà cho rằng các hệ thống tên lửa thông thường và các lực lượng tên lửa chiến lược sẽ trưc tiếp liên quan tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Hiện tại, "Tam giác" Mỹ-Nhật-Australia đang thúc đẩy quá trình xây dựng một lá chắn tên lửa ở châu Á. Các nhà phân tích tin rằng thông qua thời gian xây dựng các cở sở phòng thủ tên lửa, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc sẽ có các điều liện và sức mạnh liên quan tới các mạng lưới chống tên lửa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ phản đối kế hoạch này của Mỹ, như Nga đã từng phản đối hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu. Và có thể, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để cảnh báo Mỹ và các Đồng minh.

>> Mổ xẻ điểm khác biệt của chiếc Su-T-50 03


Những thông tin điểm khác biệt giữa Su-T-50 03 với hai mẫu thử trước hé lộ nhiều công nghệ điện tử hàng không mới của Nga.

Tạp chí hàng không quốc tế Air International của Anh mới đây đã xuất bản một bài báo của chuyên gia hàng không nổi tiếng của Ba Lan Peter Butovsky nói về sự phát triển của các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK FA của Nga.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Trong đầu tháng 1/2012, Tổng Giám đốc công ty Sukhoi Mikhail Pogosyan nói với ITAR-TASS về các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của họ đã thực hiện được hơn 120 chuyến bay thử.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là vào tháng 11/2011, mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ ba (T-50-3) đã được đưa vào chương trình thử nghiệm ở vùng Kosomolsk-on-Amur.

Hai mẫu thử nghiệm đầu tiên đã gặp phải một số vấn đề, trong tháng 8/2011, mẫu thử nghiệm T-50-1 đã bị cháy động cơ khi chạy đà cất cánh, và phi công đã nhanh chóng bật dù nên không gây ra hậu quả nghiệm trọng nào. Mẫu T-50-2 (đuôi số 51) cũng gặp một số sai sót trong thiết kế kết cấu.

Trong quá trình thử nghiệm, nhà thiết kế đã tìm ra một số điểm chưa hợp lý trong thiết kế và hoàn thiện ở mẫu T-50-3. Quá trình này hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển hoàn thiện một thế hệ máy bay chiến đấu mới.

Sau hàng loạt chuyến bay thử nghiệm, ngày 28/12/2011, mẫu thử nghiệm thứ ba này đã được tháo rời và vận chuyển tới Zhukovsky ở gần Moscow để lắp đặt các hệ thống thiết bị hàng không mới cho máy bay.

T-50-3 là mẫu thử nghiệm thứ ba nhưng thuộc dự án PAK FA, nhưng lại được "ưu tiên" là máy bay đầu tiên được lắp đặt radar AESA mới N036 ở phần mũi, trong khi đó, T-50-1 và T-50-2 đều có cái mũi trống rỗng (không được lắp radar).

Radar N036 của T-50-3 được kết hợp với anten X-band. Mẫu thử nghiệm này cũng đã được lắp cảm biến quang-điện tử tích hợp 101KS Atoll ở phần mũi và đuôi. Trong đó gồm hai hệ thống phòng thủ 101KS và 101KS-B-O (T-50-2 cũng được lắp hệ thống này nhưng T-50-1 thì không).

Ở T-50-3 còn có sự khác biệt rõ rệt, đó là những rãnh hở cung cấp không khí để làm mát động cơ, được thiết kế ở phía trước của cánh đuôi thẳng đứng. Đầu mút của cánh máy bay cũng khá khác với mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 đầu tiên.


http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thử nghiệm Su-T-50 thứ ba đã có một số thay đổi về cấu trúc và được lắp đặt nhiều hệ thống điện tử hàng không mới nhất của Nga.


Tổng Giám đốc công ty Sukhoi, ông Pogosyan cho biết: "Mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ tư sẽ bắt đầu bay trong năm 2012", nhưng không nói rõ máy bay sẽ bay vào thời điểm nào.

Giữa tháng 2/2012, Tư lệnh không quân Nga Alexander Zelin đã nói với RIA Novosti, trong giai đoạn 2013-2015, chương trình thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA sẽ tăng lên con số 14 chiếc, trong đó, năm 2013, máy bay Su-T-50 sẽ được đưa tới trung tâm thử nghiệm quốc gia Akhtubins.

Theo chương trình vũ khí nhà nước Nga trong giai đoạn 2016 - 2020, Không quân sẽ mua 60 máy bay Su-T-50 để đáp ứng trước mắt yêu cầu phòng thủ quốc gia. Trong thời gian này, Nga sẽ đưa vào sản xuất loạt đối với loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35S để kịp "lấp chỗ trống" khi Su-T-50 còn đang tiếp tục hoàn thiện.

Động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2

Công ty NPO Saturn vừa qua đã loan báo thông tin rằng, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn thứ hai cho máy bay PAK FA đang được họ phát triển và thử nghiệm.

Giám Đốc Tổng công ty chế tạo máy quốc gia (UEC) Andrei Reus nói, mẫu thử nghiệm động cơ Izdeliye 30 "giai đoạn thứ hai" đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm 2016. Trong đó, 70% công việc chế tạo động cơ mới sẽ được thực hiện bởi NPO Saturn.

Tất cả ba mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50, bao gồm T-50-1, T-50-2 và T-50-3, ban đầu đều đã được lắp đặt động cơ AL-41F1 (hay còn gọi là 117S). Đây là loại động cơ với sức đẩy được tăng cường và có đường kính lớn hơn sau khi được nâng cấp từ loại AL-31FP lắp trên các máy bay Su-30.

Theo UEC, trong năm 2011, có 16 động cơ AL-41F1 được sản xuất, trong đó 6 động cơ chỉ để thử nghiệm trên mặt đất và 10 động cơ còn lại sẽ được lắp trên các máy bay Su-27M và Su-T-50 để bay thử nghiệm.

Động cơ AL-41F1 đã có sức đẩy tới 15 tấn ở chế độ đốt sau và lực đẩy khô là 9,5 tấn (lực đẩy khô cao sẽ rất quan trọng khi bay siêu hành trình).

Theo các báo cáo, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2 đã được tăng lực lên tới 18 tấn và 11,5 tấn ở các chế độ như trên và dự kiến sẽ được lắp hàng loạt cho các máy bay Su-T-50 từ năm 2020.

Lộ diện vũ khí cho Su-T-50

Trang mạng Photosite fotosik.pl của Ba Lan đã đăng tải hình ảnh bố trí các loại vũ khí ở khoang vũ khí bên trong và ngoài thân của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm PAK FA Su-T-50 của Nga.

Mô hình máy bay Su-T-50 được làm bằng đất sét, trong đó, tất cả các vị trí có thể bố trí vũ khí của máy bay ra sao đã được thể hiện khá rõ ràng. Máy bay mang được cả vũ khí bên trong thân và nhiều loại bom, tên lửa được treo ở ngoài cánh.

Cho đến nay, việc bố trí các hệ thống vũ khí trên máy bay Su-T-50 ra sao vẫn là một điều bí ẩn, ngoại trừ trước đó đã từng có một số bản vẽ kỹ thuật không chính thống.

Tuy nhiên, những nỗ lực từ công ty Polish Hobby (thuộc Ba Lan), chuyên sản xuất bản sao các mô hình máy bay nổi tiếng trên thế giới tiết lộ chi tiết về việc bố trí các hệ thống vũ khí của PAK FA.

Dưới đây là một số hình ảnh:

http://nghiadx.blogspot.com
Theo những hình ảnh mà công ty này công bố, máy bay Su-T-50 được trang bị tới 6 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-SD ở hai khoang vũ khí dưới bụng (mỗi khoang mang 3 tên lửa).


http://nghiadx.blogspot.com
Ở hai cánh máy bay còn có hai module kín, mỗi module mang được 1 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-MD, ở dưới hai động cơ máy bay còn mang được 2 quả bom có điều khiển KAB-500-ML, bốn giá treo ở hai cánh được trang bị hai module tên lửa không – đối – hạm Kh-38ME, ngoài ra, bên ngoài thân còn có 2 giá treo tên lửa tương tự như Kh-59UshkE.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay Su-T-50 trang bị đầy đủ vũ khí được công ty Polish Hobby bán với giá 20 USD/chiếc


Các mốc thời gian quan trọng của Su-T-50

Ngày 29/1/2010, chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm T-50-1 được thực hiện ở vùng Kosomolsk-on-Amur.
3/3/2011, mẫu thử nghiệm T-50-2 bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm.
3/11/2011 hai mẫu T-50-1/2 thực hiện được 100 chuyến bay thử nghiệm.
22/11/2011 mẫu thử T-50-3 bắt đầu chuyến bay thử.
Năm 2013, Su-T-50 sẽ bắt đầu các chuyến bay kiểm tra cấp nhà nước.
Năm 2016 lô máy bay Su-T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Không quân và đưa vào trực chiến.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

>> Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên


Các phóng viên truyền thông quốc tế lần đầu tiên được Triều Tiên cho phép tham quan trung tâm phóng vệ tinh Sonhae.



Hôm 8/4, Triều Tiên đã đưa tên lửa đẩy Unha-3 lên bệ phóng tại trung tâm phóng vệ tinh Sonhae. Khoảng 70 phóng viên tới từ nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã được phía Triều Tiên đưa tới thăm quan trung tâm Sonhae. 

Trong 5h tại trung tâm, các phóng viên đã được quan sát bệ phóng Uhna-3, khu vực điều khiển vệ tinh, trung tâm điều hành và một vài cơ sở khác.

Ông Jang Myung Jin - lãnh đạo trung tâm Sonhae cho biết, tên lửa đẩy 3 tầng Unha-3 sẽ mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo, nhưng hiện tại phần nhiên liệu vẫn chưa được nạp.

“Unha-3 là tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo", ông này khẳng định. Ông cũng nói thêm rằng cuộc phóng là một chương trình hòa bình nhằm xây dựng nền kinh tế Triều Tiên và nâng cao mức sống của người dân.

“Tên lửa được trang bị một hệ thống tự hủy và do đó nó không ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực,” ông nói.

Jang Myung Jin nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có các quyền tự do khám phá vũ trụ một cách hòa binh, vì thế Triều Tiên sẽ tiếp tục hành trình khám phá không gian bất chấp khó khăn về kinh tế.

Trước đó, trong tháng 3,Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào thời gian từ 12-16/4 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Il Sung. Kế hoạch này đã bị Mỹ và đồng minh cáo buộc là nhằm che đậy cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo.

Mới đây, tình báo Hàn Quốc còn đưa ra “bằng chứng” cho rằng ngay sau khi diễn ra cuộc phóng tên lửa này, Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3.

Dưới đây là một vài hình ảnh Unha-3 tại trung tâm Sonhae:


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Unha-3 trên bệ phóng tại trung tâm Sonhae.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,1m, đường kính thân 2,41m, nặng 85 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầng trên cùng là nơi đặt vệ tinh, Uhna-3 có thể mang khối lượng hàng hóa 100kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Các nhân viên kỹ thuật làm việc trên bệ phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Vệ tinh Kwangmyongsong-3 nặng 100kg, thời gian hoạt động 2 năm.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhân viên ở Sonhae giới thiệu với các nhà báo nước ngoài vệ tinh Kwangmyongsong.

http://nghiadx.blogspot.com
Đây có thể là bên trong trung tâm điều hành phóng vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng viên nước ngoài nghe lãnh đạo trung tâm Sonhae giới thiệu.

>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam


Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.



>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc

Hiện nay, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Năm 2008, Việt Nam đã đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V và năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 chiếc vào năm 2010.

Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển gao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2V của Việt Nam


Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.

Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK được trang bị vũ khí hiện đại

Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu.

Do không chỉ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, Su-30MK2 của Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ đối hải, cho nên nó được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa không đối hạm tầm xa Kh-59MK, một biến thể của tên lửa không đối đất Kh-59M.

Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод, định danh NATO AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km, do Viện Raduga thiết kế chế tạo.

Tên lửa Kh-59 được thiết kế dựa trên loại tên lửa Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter). Raduga phát triển Kh-59 vào thập niên 1970 như một phiên bản tầm của Kh-25 (định danh NATO AS-10 Karen), như một vũ khí tấn công chính xác từ xa cho Su-24M và Mig-27.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Kh-59M


Kh-59 ban đầu được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau.

Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của động cơ phản lực RDK-300, người ta đã tạo ra các tên lửa hành trình tầm xa, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.

Dựa trên RDK-300, Viện Thiết kế chế tạo máy Raduga đã đề xuất 1 biến thể tên lửa hiện đại của Kh-59 mang tên Kh-59M Ovod-M (tiếng Nga X-59M Овод – M, định danh NATO AS-18 Kazoo) để thay thế cho các tên lửa mang động cơ nhiên liệu rắn trước đây.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-59M


Việc hiện đại hóa, như một tất yếu, đã dẫn đến việc tạo ra một hệ thống tên lửa mới có thiết kế gần như khác hoàn toàn với biến thể trước đó, và có hiệu suất cao hơn nhiều.

Khi hệ thống dẫn hướng được giữ nguyên, sự thay đổi lớn nhất được thực hiện ở thân tên lửa, cộng với việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn trước đó bằng động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy ở dưới thân và phía trước của cánh sau.

Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-59M có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển.


http://nghiadx.blogspot.com
Ở phần giữa thân tên lửa, người ta bố trí một khoang nhiên liệu có thể tích lớn với hệ thống thoát nước và cửa tiếp nhiên liệu.


Ở phần phía sau vẫn giữ lại khối động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, hỗ trợ cho chế độ tốc độ cao sau khi tên lửa bắt đầu tách ra khỏi máy bay.

Trước khi phóng, Kh-59M được nạp các dữ liệu cần thiết như bản đồ địa hình số hóa, ảnh mục tiêu. Khi có lệnh phóng, động cơ xuất phát đẩy nó rời khỏi ống phóng đến một độ cao nhất định rồi tách khỏi tên lửa, sau đó động cơ hành trình sẽ được khởi động để đưa tên lửa đến mục tiêu.

Tên lửa có thể bay theo quĩ đạo hỗn hợp để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của lực lượng phòng không đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com

Sau khi được bắn đi, động cơ hành trình tên lửa được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài trong quá trình bay, và có thể bay xa hơn nhờ động cơ tuốc bin phản lực khí.

Tính năng khí động học của Kh-59M được tăng lên do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Tên lửa di chuyển bằng lực nâng khí động học, ổn định quĩ đạo bằng hệ thống định vị và có thể chuyển hướng bất kỳ lúc nào khi cần thiết.

Việc sử dụng động cơ động cơ tuốc bin phản lực không khí đòi hỏi phải có sự thay đổi của hệ thống điều khiển tự động, nhận được từ bộ điều khiển động cơ, thực hiện khởi động, duy trì và kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu và điều chỉnh độ cao và tốc độ tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com


Với việc trang bị động cơ phản lực tuốc bin khí, tầm hoạt động của tên lửa có thể lên tới 140 km, tầm bắn hiệu quả lên tới 120 km.

Kh-59M có thể được phóng từ độ cao thấp (100 m), và bay ở độ cao xác định (từ 50 đến 1000 m), được dẫn hướng bằng hệ thống điều khiển tự động và cao kế vô tuyến (radar đo độ cao). Thể tích của khoang chứa động cơ nhiên liệu rắn trước đây đã được sử dụng để chứa số lượng đầu đạn nhiều gấp đôi.

Ngoài đầu đạn xuyên giáp có khối lượng 320 kg, tên lửa có thể sử dụng thêm loại đầu đạn chụm và phá mảnh có khối lượng 280 kg.

Kh-59M có thể phóng đi với tốc độ 600 đến 1.000 km/h và có độ chính xác khoảng 2 đến 3 m. Kh-59M cũng được trang bị trên các biến thể của máy bay chiến đấu Su-27. Nó được gắn vào máy bay nhờ thiết bị treo AKU-58-1.

http://nghiadx.blogspot.com

Còn trong trường hợp trang bị trên máy bay tấn công ném bom Su-24M, Kh-59M được sử dụng với hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-1-6M và thiết bị treo tên lửa PK-9 mà không có bất kỳ sửa đổi của máy bay.

Thông số kỹ thuật của tên lửa không đối đất Kh-59M:

Tầm bắn:

- Tối thiểu: 10 -15 km

- Tối đa: 100 – 115 km

- Điều khiển tự động: 40 km

Tầm hoạt động: 140 km

Độ chính xác: 2-3 m.

Tốc độ: 860 đến 1.000 km/h

Độ bay cao so với mặt nước biển: 7 m

Độ bay cao so với mặt: 50, 100, 200, 600, 1.000 m.

Trang bị trên máy bay: MiG-29K, Su-30M, Su-24M

Tốc độ máy bay: 600 – 1.100 km/h.

Độ cao phóng: 0,1 – 5 km.

Số lượng tên lửa mang: 2

Chiều dài tên lửa: 5,69 m

Đường kính tối đa: 0,38 m

Sải cánh: 1,26 – 1,3 m

Khối lượng: 920 kg (930 – 950 kg)

Khối lượng đầu đạn: 320 kg.

Thiết bị điều khiển:

- Tầm hoạt động: 140 km.

- Chiều dài: 4 m.

- Đường kính:0,45 m

- Khối lượng: 260 kg


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-59MK

Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. K-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.

Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59.

Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm.

Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %.

Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.

Do có khối lượng tương đối nhỏ - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này.

Như vậy, Kh-59MK cùng với Kh-31 sẽ là cặp đôi tên lửa chống hạm hoàn hảo trên Su-30MK2 của Việt Nam, giúp cho máy bay chiến đấu siêu cơ động này phát huy hết khả năng khi tác chiến trên biển.

>> Trung Quốc sẽ không mất nhiều khi chiến tranh với Việt Nam ?


Tờ báo mạng Asia Times vừa đăng bài của Jens Kastner, một cây bút ở Đài Loan, cho rằng cái giá cho cuộc chiến của Trung Quốc để tranh giành chủ quyền trên Biển Đông là ‘không lớn lắm’.




http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc sẽ dễ dàng giành chiến thắng trên Biển Đông? Ảnh: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Theo tác giả, đã xuất hiện những dấu hiệu rộng rãi từ phía Trung Quốc rằng nước này có thể khởi động các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở những vùng biển có tranh chấp vốn được tin rằng có trữ lượng dầu mỏ lớn.

Hậu quả của các cuộc phiêu lưu quân sự như thế đối với Bắc Kinh là có thể chấp nhận được, ông Jens Kastner viết.

Thế bí Malacca

Chỉ tính riêng trong tháng Ba (năm 2012), Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một đảo đá ngầm, với Manila về kế hoạch của nước này xây dựng một cầu cảng và với Hà Nội về động thái xây dựng các giếng dầu khí của Trung Quốc.

Cuộc chiến không chỉ dừng lại ở ngôn từ. Tàu cá của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc bắt và ngư dân trên tàu bị giam giữ.

Điểm chung của tất cả các vùng biển, quần đảo và đá ngầm xảy ra tranh chấp này là chúng nằm gần bờ biển của các nước tranh chấp khác hơn là gần bờ biển Trung Quốc.

Khi các nhà chiến lược nhắc đến ‘Thế bí Malacca’, ý của họ là các tuyến đường thông thương trên biển của Trung Quốc rất dễ bị tổn thương. Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì nguồn cung dầu thô cần thiết để giúp nền kinh tế nước này vận hành có thể bị gián đoạn một cách tương đối dễ dàng ở eo biển Malacca vốn nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
Tàu chiến của Philippines

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Philippines được nhìn nhận không phải là đối thủ của Trung Quốc


Theo ước lượng của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của nước này trong hơn 60 năm.
Với việc nước này loan báo chi tiêu quân sự chính thức của họ trong năm 2012 là 100 tỷ đôla và ngân sách thật sự của họ trên thực tế cao hơn nhiều, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc dường như đang trên đường xây dựng sức mạnh cần thiết để đảm bảo công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của họ diễn ra suôn sẻ.

Các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến của họ sẽ khiến cho Washington phải cân nhắc kỹ trước khi đưa lực lượng của họ vào khu vực để cứu nguy cho đồng minh, cũng như các máy bay chiến thuật trên đất liền ngày càng tăng về số lượng và các tên lửa hành trình chứ chưa nói gì tới hạm đội đông đảo các tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa của họ.

Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington không muốn can thiệp thì quân đội các nước tranh chấp với họ trong khu vực sẽ phải đối phó với máy bay chiến đấu J-15 được đặt trên tàu sân bay đầu tiên của họ, hạm đội tàu hộ tống đang giă tăng nhanh chóng về số lượng cũng như các tàu đổ bộ lưỡng cư hoàn toàn mới và các tàu chở trực thăng có thể nhanh chóng đưa hàng ngàn lính thủy đánh bộ đến các đảo đang tranh chấp.
Ý chí chính trị

"Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được." - Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham

Ý chí chính trị cho các kế hoạch quân sự như thế đã được báo hiệu ít nhất một lần. Trong các bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc, nhất là trên tờ Hoàn cầu thời báo, khái niệm về ‘tiểu chiến’ đã được tuyên truyền ngày càng nhiều kể từ năm 2011.
Hồi đầu tháng Ba, thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo phát biểu trong cuộc họp Quốc hội rằng Quân đội giải phóng nhân dân nên chuẩn bị sẵn sàng cho các ‘cuộc chiến cục bộ’.

Các chuyên gia mà tờ Asia Times phỏng vấn cho rằng Trung Quốc có thể đạt được các mục tiêu tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.

Ông Steve Tsang, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham, nhận định rằng điều này tùy thuộc phần lớn vào việc cuộc tiểu chiến đó là nhằm mục đích gì, nó được tiến hành như thế nào và chống lại quốc gia nào.

Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu tấn công bất chấp các cuộc khẩu chiến bùng nổ gần đây giữa hai nước sau khi người đứng đầu Cục hải dương Trung Quốc cho rằng đảo san hô Leodo, một đảo ngầm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn nằm trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc khởi động một chiến dịch quân sự thậm chí ở mức độ hạn chế nhằm vào Hàn Quốc sẽ là một hành vi hết sức nghiêm trọng mà không ai có thể dung thứ,” ông Tsang nói.

“Hoa Kỳ sẽ phải có lập trường mạnh mẽ và có hành động ngay lập tức tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn,” ông nói thêm.

"Tuy nhiên, một cuộc đối đầu quân sự nhỏ đối với Việt Nam hay Philippines để giành chủ quyền các đảo san hô ở Biển Đông là một vấn đề hoàn toàn khác," ông Tsang lập luận.
‘Có thể kiểm soát’

"Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt." - James Holmes, giáo sư chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ

“Mặc dù Trung Quốc hiển nhiên không thể dễ dàng thắng Việt Nam và dù một cuộc chiến như thế sẽ gây xáo trộn rất lớn cho khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Á, nó vẫn có thể kiểm soát được,” ông nói.
“Nếu cuộc xung đột này không kéo dài và ở mức độ hạn chế thì tác động tức thời sẽ không lớn lắm.”

Tuy nhiên, ông Tsang cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm cho các nước Đông Nam Á mong muốn hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.

“Nhưng về cơ bản những nước này không thể làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc đang khẳng định mình,” ông nói.

Ông cũng nhận định hiệp ước phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Hoa Kỳ có thể cũng không giúp cho nước này ‘miễn nhiễm’ trước một hành động quân sự chớp nhoáng của Trung Quốc.

“Chúng ta cần phải xem các điều khoản trong hiệp ước này. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines có phải là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nước này cần phải đáp trả hay không và họ cũng cần thời gian để quyết định cách đáp trả phù hợp,” ông phân tích.
Một hòn đảo ở Trường Sa

http://nghiadx.blogspot.com
Liệu Trung Quốc có dùng biện pháp quân sự để giành chủ quyền các đảo trên Biển Đông?

“Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu chiến sự xong xuôi trước khi vấn đề được đưa ra Quốc hội (Hoa Kỳ) để bàn thảo,” ông nói.
James Holmes, một học giả về chiến lược tại Trường Hải chiến Hoa Kỳ, nhận xét Bắc Kinh có thể dễ dàng không gặp vấn đề gì nếu họ tấn công Philippines hay Việt Nam.

“Bắc Kinh có thể cố gắng làm cho các cuộc tiểu chiến đó ở quy mô càng nhỏ và càng ít được chú ý càng tốt,” ông phân tích.

“Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” ông nói.
Tác động kinh tế

Ông phân tích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.

“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói.

Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.

"Tuy nhiên việc này (cuộc chiến trên BIển Đông) chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."

Ronald A Edwards, chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan

“Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ trong ngắn hạn – tức là chỉ vài ngày,” ông Ronald A. Edwards, một chuyên gia kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang, Đài Loan, cho biết.

“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."

Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.

“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói.

“Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.

Nguồn: BBC, 6.4.2012.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc


Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.


Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.




http://nghiadx.blogspot.com
Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.


Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


http://nghiadx.blogspot.com
Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.


Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.

Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.


Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?

Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì?

Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.

Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.

Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.

Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980.

http://nghiadx.blogspot.com
Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam.


Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia.

Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.

Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga


Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo được hình thành trong biên chế cơ cấu tổ chức lực lượng của Hải quân Liên bang Nga, có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ vùng biển, lãnh hải, hải đảo và những khu vực, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia của Liên bang, lực lượng phòng thủ bờ biển, trên thực tế là những người lính gác và những người bảo vệ vững chắc cho vùng nước, vùng trời và chiến lược hải dương của Liên bang Nga ngày nay.

Tính chất chiến thuật và những nguyên tác chiến thuật cơ bản của lực lượng phòng thủ bờ biển Liên bang Nga


Cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo của Hải quân liên bang bao gồm:

Lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển (БРАВ),
Lực lượng lính thủy đánh bộ (МП)
Các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo(БО)
Những tính chất chiến thuật chủ yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển:

Năng động và linh hoạt cao độ trong tác chiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ trong cà thời bình và thời chiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác quân chủng khi chiến đấu từ hướng biển.
Tính chiến đấu kiên định, vững chắc bền vững, hỏa lực mạnh
Tính cơ động linh hoạt cao độ;
Không quá lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến của Hải quân, hạm đội và hệ thống phòng thủ quốc gia.
Điểm yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển là: Cần có hệ thống đảm bảo C4I2 được tự động hóa cao độ và hệ thống hậu cần kỹ thuật ổn định, khoa học để có khả năng tác chiến dài ngày, ổn định và tăng cường sức mạnh, đặc biệt quan trọng là hệ thống thông tin trinh sát, tình báo, chỉ thị mục tiêu.

Lực lượng pháo tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo

Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng pháo binh –tên lửa phòng thủ bờ biển, hải đảo:

Tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn tầu vận tải, congvoa quân sự, các đơn vị lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương;

Hỏa lực yểm trợ, bảo vệ các khu vực bờ biển và hải đảo, các căn cứ quân sự các hải cảng ven biển của hải quân và hạm đội, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven bờ và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành tác chiến trên đảo hoặc ven biển, phòng thủ từ hướng biển, chiến đấu với các chiến hạm nổi của đối phương;

Tấn công phá hủy, tiêu diệt các căn cứ hải quân, các hải cảng của đối phương;

Tiêu diệt và đè bẹp chế áp binh lực và các phương tiện hỏa lực của đối phương trên bờ biển lục địa và hải đảo.

Lực lượng lính thủy đánh bộ: Là lực lượng bộ binh có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ, đánh chiếm các khu vực bờ biển hoặc đảo, quần đảo. Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể tác chiến độc lập hoặc nằm trong đội hình tác chiến tập đoàn quân binh chủng hợp thành của lục quân hoặc lực lượng đổ bộ đường không.

Mục tiêu chiến đấu của lính thủy đánh bộ trong tác chiến đổ bộ đường biển.

Đánh chiếm khu vực bàn đạp đầu cầu, là lực lượng chủ lực đột phá thế đội 1 đánh chiếm lại các căn cứ hải quân, đảo, quần đảo;

Hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng lục quân, tấn công trên hành lang công kích từ hướng biển.

Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ các lực lượng hải quân hạm đội khi neo đậu..

Nhiệm vụ của lực lượng lính thủy đánh bộ:

Đánh chiếm các khu vực đổ bộ, triển khai và giữ vững các bãi đổ bộ đầu cầu, bảo vệ chắc chắn khu vực đổ bộ. Đánh chiếm các tuyến chiến đấu và các hỏa điểm, mục tiêu quan trọng trên bờ biển và hải đảo, bảo vệ chắc chắn và đợi lực lượng chủ yếu của hải quân và lục quân tiếp chiến, đánh chiếm cầu tầu, bến cảng, khu căn cứ hải quân của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên bờ biển, hải đảo như (đài radar trinh sát, đài điều khiển, hệ thống sở chỉ huy đối phương dọc ven biển, các trận địa vũ khí công nghệ hiện đại, vũ khí chính xác, vũ khí có tầm bắn xa, sức hủy diệt lớn, các trận địa tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa, các sân bay ven biển của đối phương.

Phối hợp với các lực lượng vũ trang khác (biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng lục quân) tiến hành các chiến dịch chống đổ bộ đường biển trên mọi hướng, tiến hành các hoạt động đổ bộ từ phía biển tấn công vào đội hình đổ bộ của đối phương trên đảo hoặc ven biển;

Các đơn vị binh chủng hợp thành của lính thủy đánh bộ: Lữ đoàn, sư đoàn. Các phân đội lính thủy đánh bộ: trung đoàn, tiểu đoàn.

Lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển - hải đảo

Các phân đội cơ bản của lực lượng pháo binh – tên lửa bảo vệ bờ biển là các trung đoàn tên lửa bờ biển, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ độc lập tác chiến đến 300 km theo chiều rộng tuyến phòng thủ và chiều sâu..

Trung đoàn tên lửa bờ biển có cơ cấu biên chế: phân đội chỉ huy tham mưu tác chiến, các đơn vị tên lửa, đơn vị bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, trung đoàn tên lửa bờ biển có thể là trung đoàn chiến đấu cơ động hoặc cố định tại chỗ, tầm xa, tầm trung hoặc tầm gần.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển


Đơn vị tác chiến cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển là các Tiểu đoàn pháo binh: bao gồm các phân đội chỉ huy, điều khiển hỏa lực, từ 2 đến 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo hậu cần và phân đội đảm bảo kỹ thuật pháo binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Một đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển


Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ bờ biển là tổ hợp các hoạt động theo khả năng cơ động của các phân đội, sơ đồ bố trí hỏa lực của các phân đội trên các trận địa hỏa lực và các khu vực hỏa lực của lực lượng. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động tác chiến của lực lượng được thể hiện trong nhiệm vụ chiến đấu được giao kể cả thời bình và thời chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến đấu được giao, người chỉ huy lên quyết tâm chiến đấu, chỉ huy các phân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấy, triển khai các hoạt động điều hành tác chiến trong trận đánh, tổ chức đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khi nhận được nhiệm vụ triển khai khu vực hỏa lực, người chỉ huy tiến hành các hoạt động chiến thuật: triển khai đội hình chiến đấu (cơ động vào khu vực trận địa, triển khai đội hình trận địa hỏa lực và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (cấp độ sẵn sàng chiến đấu), ( thường xuyên; tăng cường; cảnh giới sẵn sàng chiến đấu cao nhất; toàn bộ sẵn sàng chiến đấu). tiến hành các hoạt động trinh sát, rà quét và tiếp nhận thông tin trinh sát từ các cấp nhằm phát hiện mục tiêu, xác định và xử lý thông tin phần tử bắn, khai hỏa phóng tên lửa – nổ súng tấn công vào thời gian - (H); (H);+(H) theo mệnh lệnh cấp trên hoặc thời gian dự kiến theo những kịch bản có sẵn được xây dựng và nguồn thông tin trinh sát nắm bắt được (trong trường hợp độc lập tác chiến trên đảo, quần đảo hoặc bờ biển mà không nhận được mệnh lệnh trực tiếp – (do đối phương phá hoại, chế áp điện tử - thông tin).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ pháo tự hành SY - 130 phòng thủ bờ biển


Sau khi đòn tấn công thứ nhất được thực hiện, người chỉ huy ra mệnh lệnh đưa lực lượng (pháo binh – tên lửa) ra khỏi khu vực trận địa trước đòn phản công của đối phương và đưa các đơn vị thuộc quyền về trạng thái sẵn sàng phóng đạn – nổ súng đợt 2.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn là sự bố trí trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ các phân đội trên địa bàn tác chiến, xác định hướng phóng đạn và hướng tiến của đối phương. Định hướng trong quan hệ liên kết phối hợp giữa các phân đội trên cơ sở hướng phóng đạn và dự kiến tọa độ mục tiêu, khả năng đảm bảo tốt nhất khi phóng đạn, khả năng ngụy trang, khả năng che chắn phòng thủ. Đồng thời phải tính toán kỹ càng vị trí của sở chỉ huy và đơn vị hậu cần kỹ thuật cũng như các tuyến đường cơ động. Đội hình chiến đấu bao gồm có sở chỉ huy đơn vị, đội hình chiến đấu của các phân đội hỏa lực và các phân đội hậu cần kỹ thuật.

Theo điều lệnh: Trung đoàn bố trí trong khu vực hỏa lực được phân công, các tiểu đoàn tên lửa – trên các trận địa phóng đạn, phía sau là tiểu đoàn hậu cần kỹ thuật. Với tiểu đoàn pháo binh: cũng tương tự như trên, bao gồm trận địa pháo của tiểu đoàn, sở chỉ huy tác chiến, các khẩu đội pháo – trên các vị trí hỏa lực.

Trong tác chiến hiện đại, một phân đội tên lửa có thể quản lý nhiều mục tiêu khác nhau được giao, đồng thời, nhiều trận địa tên lửa có thể quản lý theo dõi một mục tiêu.

Pháo binh bảo vệ bờ biển: CY-130 thông thường bảo vệ một hướng phòng thủ chủ yếu và các hướng tăng cường. Hỏa lực một đơn vị pháo binh trên một trận địa phảo quản lý một nhóm mục tiêu cụ thể. Khi có mệnh lênh cấp trên sẽ chuyển hướng hỏa lực vào sâu theo hành lang tân công của đối phương, hoặc chuyển hướng bắn chi viện, che phủ hoặc tiêu diệt tầu, xuồng đổ bộ.

Các phân đội tên lửa thông thường có nhiều trận địa thay thế: sau loạt đạn đầu tiên, các phân đội tên lửa cơ động di chuyển nhằm thoát khỏi hỏa lực phản kích của đối phương, các khẩu đội pháo trong giai đoạn ngày nay, được thiết kế có khả năng tự hành, sẽ di chuyển theo mệnh lệnh người chỉ huy cấp trực tiệp trong trường hợp có nguy cơ bị phản kích từ hòa lực đối phương, lệnh cơ động di chuyển thường được cập nhật sau khi hoàn thành các loạt bắn tập trung (dồn dập 1; dồn dập 2…).

Lực lượng lính thủy đánh bộ:

Sư đoàn lính thủy đánh bộ bao gồm: Các đơn vị chiến đấu, các đơn vị bảo đảm chiến đấu, các phân đội hậu cần, kỹ thuật, các phân đội tham mưu tác chiến, điều hành tác chiến, trinh sát đa năng.

http://nghiadx.blogspot.com
Đổ bộ đường biển của xe thiết giáp

Các đơn vị chiến đầu:

Là các trung đoàn lính thủy đánh bộ, được tăng cường các trung đoàn xe tăng, xe thiết giáp, trung đoàn pháo binh, trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng cường trung đoàn tên lửa phòng không. 

Những phân đội chiến đấu trong trung đoàn lính thủy đánh bộ gồm:

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cơ giới trên các xe BTR và BMP với một khẩu đội pháo tự hành;

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ công kích;

- Tiểu đoàn xe tăng;

- Khẩu đội pháo phản lực;

- Khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội tên lửa phòng không.

Đơn vị lính thủy đánh bộ binh chủng hợp thành có nhiệm vụ tiến hành các các hoạt động tác chiến đổ bộ ở cấp chiến dịch đổ bộ, đơn vị có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các đơn vị lục quân trong các hoạt động tác chiến phòng thủ bờ biển hoặc hải đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đổ bộ đánh chiếm khu vực đầu cầu và mở rộng bàn đạp tiêu diệt địch

Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trong một trận đánh đổ bộ độc lập có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, sinh lực địch, xe tăng thiết giáp, pháo binh và các cụm hỏa lực chống tăng của đối phương, tiêu diệt các phương tiện vũ khí hủy diệt lớn, tấn công sân bay, phá hủy máy bay chiến đấu của đối phương, chiếm giữ căn cứ, bàn đạp đổ bộ hoặc tuyến phòng ngự cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp cận giải quyết chiến trường.
Đổ bộ cấp chiến thuật được sử dụng trong phòng thủ biển đảo:

- Chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương trên bờ biển, kết hợp với các lực lượng khác (lục quân) tấn công trên hướng biển với mục đích bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng địch trên bờ biển.;

- Đánh chiếm lại và phòng thủ mục tiêu quan trọng (hải cảng, sân bay, các hòn đảo vừa và nhỏ, các khu vực quan trọng trên bờ biển cho đến khi lực lượng chính tiếp cận mục tiêu; phá hủy hệ thống điều hành tác chiến của đối phương và những hoạt động hậu cần kỹ thuật của đối phương.

Sau khi nhận nhiệm vụ đổ bộ tác chiến, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần nắm chắc:

- Nhiệm vụ đổ bộ đường biển của đơn vị và của tiểu đoàn, quy trình đảm bảo công tác đổ bộ.

- Đánh giá tình hình phòng thủ chống tấn công đổ bộ đường biển của đối phương và tính chất, điều kiện địa hình trong khu vực đổ bộ và chiến đấu, hệ thống hàng rào vật cản, bãi mìn, thủy lôi dưới nước và trên bờ.

- Xác định chính xác, trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ, các phương án chiến đấu đánh chiếm vị trí đổ bộ và tính toán, sắp xếp các đợt đổ bộ.

- Điều kiện địa hình thời tiết, thủy văn môi trường khi cơ động vượt biển và trong khu vực đổ bộ.

Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần bổ xung các quyết định sau::

- Nhiệm vụ của từng phân đội (đại đội) tiêu diệt các mục tiêu cụ thể tại khu vực đổ bộ và khu vực được chỉ lệnh tấn công đánh chiếm trên bờ biển;

- Phân phối các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ (tầu đổ bộ) và các phương tiện đổ bộ cao tốc (xuồng đổ bộ) cũng như các phương tiện tăng cường.;

- Thứ tự lên tầu đổ bộ và thứ tự đổ bộ xuống tầu.

Khi tổ chức liên kết phối hợp tiểu đoàn trưởng sẽ thống nhất với các chỉ huy trưởng:

- Hoạt động tác chiến của các phân đội khi chiếm lĩnh của mở, bàn đạp tấn công khi đổ bộ, phương pháp vượt vật cản chướng ngại vật chống đổ bộ.

- Liên kết phối hợp với hỏa lực của pháo hạm, hỏa lực của không quân và hoạt động tấn công của đổ bộ đường không (nếu sử dụng đổ bộ thẳng đứng).

Trong các phân đội lính thủy đánh bộ, cơ số vật chất được tăng cường. Trạm y tế của tiểu đoàn cũng được tăng cường các cơ số y tế thuốc và bông băng cứu thương, đồng thời cũng tăng cường quân số.

Trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ đánh chiếm mục tiêu:

Trước khi xuống tầu đổ bộ, các phân đội của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tập kết tại khu vực đợi tầu và kết thúc các công tác chuẩn bị cho đổ bộ. Để đưa phân đội lên tầu đổ bộ, tiểu đoàn được chỉ định khu vực tập kết. Cơ động di chuyển đến khu vực cầu cảng xuống tầu theo thứ tự quy định của nhiệm vụ chiến đấu theo từng tầu đổ bộ và mệnh lệnh người chỉ huy. Khi các phân đội xuống tầu, trước hết đưa xuống tầu cơ sở vật chất phương tiện chiến đấu, vũ khí trang bị, đạn và vật chất chiến đấu, xăng dầu và các vật chất trang thiết bị khác với tính toán thời gian tiến độ và mức độ sử dụng cũng như tiêu hao phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời tính toán khả năng đổ bộ nhanh nhất lên bờ biển. Thứ tự đưa phương tiện chiến đấu xuống tầu ngược lại với thứ tự đổ bộ phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, vũ khí trang bị lên bờ. Binhlực của phân đội xuống tầu sau khi trang bị, phương tiện chiến đấu đã hoàn tất.

Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ của xuống tầu đổ bộ cho đến khi kết thúc việc đưa binh lực xuống tầu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nằm dưới quyền chỉ huy của chỉ huy trưởng đội tầu đổ bộ, trên các tầu đó tiểu đoàn cơ động vượt biển.

Trong quá trình hành tiến chuẩn bị đổ bộ, hạm đội hình thành cụm lực lượng tấn công chủ lực, bao gồm có các chiến hạm nổi, tầu ngầm, tầu phóng tên lửa và máy bay cường kích hải quân. Cụm tầu tấn công chủ lực có nhiệm vụ tấn công, yểm trợ hỏa lực chuẩn bị bãi đổ bộ, dọn sạch vật cản, chướng ngại vật và các bãi mìn chống đổ bộ trên bờ biển.

Đồng thời, hạm đội cũng hình thành lực lượng chống ngầm, bao gồm các tầu hộ tống, tầu chống ngầm và phương tiện chống ngầm trên không, có nhiệm vụ đảm bảo đánh chặn, tấn công và tiêu diệt tất cả các tầu ngầm đối phương trong phạm vi hành lang đổ bộ của lực lượng đổ bộ đường biển.

Trước giờ tấn công đổ bộ (H) - Toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo hạm, tên lửa tầm trung và tầm xa, máy bay cường kích tập trung hỏa lực tấn công dọn bãi đổ bộ.

Khi các tầu đổ bộ đến địa điểm tập kết dưới sự yểm trợ của hỏa lực quân binh chủng, dưới sự yểm trợ của các cụm tầu tấn công chủ lực, triển khai đội hình đổ bộ tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com
Đánh chiếm khu vực đầu cầu bàn đạp


Các xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới BMP, xe thiết giáp chở quân BTR đổ bộ xuống biển trước khi tầu đổ bộ tiến đến điểm đổ quân và đổ bộ vào bờ. Sau khi các xe tăng bơi, xe bộ binh cơ giới cập bờ là các tầu đổ bộ, với tốc độ cao cập bờ và đổ bộ trực tiếp lực lượng lính thủy đánh bộ lên bờ. Các phân đội công kích của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh chiến hạm và máy bay chiến đấu, hỏa lực của các phân đội và các đòn tấn công trực tiếp trên các xe bộ binh cơ giới, thiết giáp và các phương tiện đổ bộ tốc độ cao đánh chiếm bàn đạp tấn công. Tiều đoàn lính thủy đánh bộ đổ bộ tiếp theo và triển khai đội hình chiến đấu, vừa triển khai đội hình các phân đội của tiểu đoàn vừa tiêu diệt địch vừa công kích đánh chiếm khu vực đầu cầu, đánh chiếm bàn đạp và mở rộng khu vực bàn đạp tấn công theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cho đợt đổ bộ tiếp theo của lực lượng chính. Khi các lực lượng của thê đội I đổ bộ lên bờ, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ liên kết phối hợp theo nhiệm vụ tác chiến, củng cố vị trí đánh chiếm được và trong điều kiện thuận lợi, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo trên bờ biển.

Các phân đội đổ bổ theo hướng có lực lượng đổ bộ đường không (từ máy bay trực thăng hoặc nhảy dù) nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của đối phương, hợp quân với lực lượng đổ bộ đường không nhằm bao vây chia cắt địch, không cho đối phương co cụm hoặc phòng thủ chờ sự chi viện của hỏa lực tầm xa của địch, đồng thời vây hãm tiêu diệt địch trong tác chiến hỏa lực tầm gần.

Trong những trường hợp gặp khó khăn do lực lượng địch mạnh, điều kiện địa hình phức tạp hoặc hỏa lực tầm xa, hỏa lực không quân yểm trở của địch mạnh, các lực lượng đổ bộ cần kiến quyết bám sát địch, tạo thế đánh cận chiến kéo dài thời gian, buộc đối phương tiêu hao lực lượng và chờ lực lượng chủ yếu tiếp cận tiêu diệt địch.

Lực lượng phòng thủ bờ biển:

Thông thường, lực lượng phòng thủ biển đảo được giao cho các đơn vị thuộc lực lượng lục quân, nằm trong các quân khu trên địa bàn phòng thủ. Các đơn vị lục quân tuyến duyên hải và hải đảo tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ, đồng thời xây dựng trận địa phòng thủ bờ biển và hải đảo. Bố trí các tuyến phòng thủ vững chắc tại những địa điểm quan trọng, xung yếu hoặc thuận tiện cho đối phương có thể đổ bộ đường không và đường biển, đồng thời tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng, khu vực sân bay, bến cảng, tuyến hành lang giao thông.

Các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển tuyến duyên hải phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ và các lực lượng kiểm soát các hoạt động trên vùng biển được giao, đồng thời giữ hiệp đồng chặt chẽ với Bộ tư lệnh Hải quân, tiếp nhận thường xuyên các thông tin (hàng ngày, hàng giờ) về tình hình các hoạt động trên biển, theo dõi chặt chẽ khu vực được giao, phối kết hợp với các đơn vị kỹ chiến thuật của hải quân xây dựng các tuyến phòng thủ chống đổ bộ trong khu vực.

Với các đảo nhỏ, khu vực đặc quyền kinh tế, khu vực đang khai thác kinh tế nằm trong nền kinh tế hải dương và chủ quyền liên bang, nhiệm vụ bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân, thông thường là Lính thủy đánh bộ và các hạm đội trực chiến.

Khi xảy ra tình huống: Địch tiến hành đổ bộ quy mô lớn, hoặc tập kích, đánh chiểm đảo hoặc quần đảo….các đơn vị phòng thủ dựa trên tuyến phòng ngự xây dựng vững chắc có nhiệm vụ kiên quyết đánh chặn địch, kìm chân và tiêu hao tiêu diệt binh lực sinh lực địch. Đồng thời, tiến hành trinh sát địch tình trên các tuyến phòng thủ bờ biển, hải đảo, nắm bắt chặt chẽ lực lượng địch, dẫn bắn, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực phòng thủ bờ biển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi tấn công phối hợp với lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường biển hoặc đường không nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Kiên quyết không cho đối phương rút lui hoặc kéo dài thời gian xung đột.

Hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến bảo vệ bờ biển và hải đảo

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh có giới hạn nhằm thôn tính chiếm đoạt một số các khu vực biển có tiềm năng kinh tế, chính trị rất lớn. Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ quốc tế đồng thời với sự trỗi dậy của những cường quốc biển, các xung đột có thể xảy ra bất ngờ, với lực lượng tham chiến không lớn và quy mô nhỏ, nhưng tạo ra những khu vực tranh chấp và những vùng tranh chấp hoặc có thể là một cuộc xung đột quy mô lớn, trên các phạm vi trên không, trên biển và trên đất liền (Biên giới – Bờ biển – Hải đảo). Nhiệm vụ của lực lượng phỏng thủ bờ biển – hải đảo là: Dập tắt và tiêu diệt ngay tức khắc mọi âm mưu tranh chấp chủ quyền, xung đột trên biển, hải đảo. Nhanh chóng tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất (giới hạn thời gian được tính bằng giờ và ngày) nhằm bảo vệ vững chắc và không thể tranh cãi chủ quyền biển – đảo trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích Liên bang.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ dự kiến đổ bộ của lực lượng thù địch trong cuộc diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 của Nga và Khazastan năm 2011


Để thực hiện được điều đó, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nói chung, lực lượng phòng thủ biển đảo nói riêng, xét trên góc độ phức tạp về mặt địa hình, vùng biển - bờ biển và không gian tác chiến, tính đa dạng trong sử dụng lực lượng bảo vệ, cần có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến liên quân của 4 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân và phòng thủ vũ trụ - phòng không. 

Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tác chiến hoạt động theo phương châm: 
Tự động hóa – công nghệ thông tin hóa, Quản lý tập trung, tổ chức phân tán. Sử dụng triệt để những thành quả công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin nhằm cập nhật nhanh chóng, kịp thời mọi tình huống trên biển, bờ biển và hải đảo trong thời gian ngắn nhất, cho phép các lực lượng phản ứng tập trung, linh hoạt và nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Với ứng dụng của hệ thống quản lý tự động hóa với những kịch bản tương đương được lập trình xây dựng sẵn sàng, trong thời gian ngắn, mọi kế hoạch tác chiến sẽ tiếp cận đến những phân đội tác chiến trực tiếp, đồng thời theo phương thức lan truyền, cập nhật đến mọi lực lượng có quan hệ tác chiến liên kết phối hợp, đến các ban tham mưu và chỉ huy trưởng các đơn vị binh chủng hợp thành, tư lệnh trưởng lực lượng liên quân, các đơn vị theo kịch bản nhiệm vụ chủ động, linh hoạt thực hiện theo kế hoạch tác chiến dự kiến đồng thời kết nối liên lạc phản hồi nhằm đồng bộ hóa đa chiều công tác chỉ huy điều hành tác chiến trên không gian chiến trường dự kiến.

Trong phương thức "Quản lý tập trung, tổ chức phân tán trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa”. Yêu cầu quan trọng nằm trong tính độc lập, linh hoạt và sáng tạo của chỉ huy các cấp trước tình huống đặt ra, phản ứng nhanh chóng và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị thuộc quyền. Đồng thời, cũng trong thời gian ngắn nhất, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hoặc sự mở rộng của không gian chiến trường. Mọi phương tiện hỏa lực phải được tập trung ở mức độ cao nhất. Mỗi điểm tác chiến có thể được quản lý bởi nhiều phương tiện hỏa lực, đồng thời, mỗi phương tiện hỏa lực trên khả năng của vũ khí tranh bị, phải quản lý nhiều mục tiêu tác chiến.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011

Với phương thức quản lý trên, mọi tình huống bất ngờ (đối phương bất ngờ tập kích cường độ thấp nhằm tạo ra tranh chấp, hoặc tập kích với quy mô lớn trên không, trên biển và trên đất liền theo nhiều hướng, chiến trang không tuyên bố hoặc xung đột khu vực) sẽ có giải pháp tức thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, hoặc tiêu diệt triệt để mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích Liên bang.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

>> Ấn Độ sẽ dùng chiến tranh du kích nếu chiến tranh Trung - Ấn xảy ra


Báo cáo Ấn Độ cho rằng, TQ là thách thức to lớn đối với ngoại giao, an ninh Ấn Độ. Về chiến lược, cần giữ vững hướng bắc, giành ưu thế hướng Nam…




http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 29/3, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Singh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore ngày 30/3 có bài viết nhan đề ““Không liên kết 2.0” Ấn Độ phản đối liên minh với Mỹ chống Trung Quốc”, nội dung như sau:

Cách đây không lâu, Ấn Độ đã công bố 1 báo cáo quan trọng, mang tên “Không liên kết 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược của Ấn Độ trong thế kỷ 21”.

>> Sắp xảy ra chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc

Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Ấn Độ vẫn chưa có một báo cáo chính sách ngoại giao và chiến lược toàn diện và sâu sắc như vậy, một nhóm học giả Ấn Độ và Mỹ rất coi trọng vấn đề này, đang sôi nổi thảo luận.
Tầm quan trọng của báo cáo này rất rõ:

Thứ nhất, mặc dù không phải là một văn kiện của chính phủ, nhưng có bối cảnh về mặt chính quyền rất lớn.

Đây là hoạt động tập thể của 8 nhân sĩ uy tín thảo luận thường xuyên dài tới 14 tháng, trong số họ có nguyên Thư ký ngoại giao (quan chức ngoại giao cao nhất Ấn Độ), Thư ký quân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia, các học giả nổi tiếng và ưu tú trong giới thương nhân của thế giới, hơn nữa, cố vấn an ninh quốc gia đương nhiệm Menon mặc dù nằm ngoài danh sách, nhưng đôi lúc cũng tham gia các cuộc thảo luận của họ.

Hoạt động của họ còn nhận được sự hỗ trợ hành chính của Học viện Quốc phòng Quốc gia Ấn Độ. Ngày 28/2, 3 cố vấn an ninh quốc gia tiền nhiệm và đương nhiệm đều tham dự lễ công bố báo cáo và cùng có bài phát biểu, có thể coi là rầm rộ chưa từng có. Nói cách khác, một phần nội dung của báo cáo rất có thể trở thành chính sách chính thức.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.


Thứ hai, báo cáo thực sự có ý tưởng mới.

Chỉ riêng tiêu đề “Không liên kết 2.0” đã nói lên được rất nhiều điều. “Không liên kết” có nghĩa là Ấn Độ và Mỹ sẽ duy trì một khoảng cách nhất định; “2. 0” cho biết đây là một phiên bản mới, vừa có liên hệ lại vừa khác với “bản 1. 0” thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ấn Độ và Mỹ đều có không ít học giả bày tỏ thất vọng đối với vấn đề này. Nhưng đối với việc báo cáo đề xuất lấy chiến lược Ấn Độ Dương để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc, có đánh giá cho là “giàu sức tưởng tượng”.
Thứ ba, báo cáo khá thẳng thắn.

Mặc dù là báo cáo ngoại giao, nhưng ít có “ngôn ngữ ngoại giao” dè dặt. Bất kề là kết luận của nó thế nào, tính toàn diện của khuôn khổ báo cáo,

tính phản biện đối với các vấn đề quan trọng và tính thẳng thắn đối với những khó khăn trực diện, đã quyết định đây là một tài liệu tham khảo hiếm có nghiên cứu về chính sách ngoại giao và chiến lược quân sự (thậm chí có thể bao gồm công việc nội bộ của Ấn Độ).

“Trung Quốc trực tiếp va chạm vào Ấn Độ”

Không cần úp mở, đề phòng Trung Quốc là trục chính của báo cáo. Lời nói đầu của báo cáo đã nói thẳng: “Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thách thức to lớn của chính sách ngoại giao và an ninh của Ấn Độ.

Là 1 nước lớn chủ yếu, Trung Quốc trực tiếp động chạm đến không gian địa-chính trị của Ấn Độ. Cùng với việc tăng cường khả năng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, khoảng cách sức mạnh giữa Trung-Ấn sẽ mở rộng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan, do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất.


Báo cáo thừa nhận rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn không thể giải quyết được trong ngắn hạn, nhấn mạnh Trung Quốc chiếm ưu thế về triển khai quân sự và tình hình ở biên giới, vì vậy đề xuất phương châm chung ứng phó chiến lược là:


Ở hướng bắc, tuyến một biên giới trên bộ “giữ vững không dao động”; về hướng nam, cần mở rộng ưu thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Báo cáo đề xuất, về ngoại giao, một mặt cần tích cực phát triển quan hệ với các nước lớn chủ yếu, “nhằm buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các vấn đề đối với Ấn Độ”; mặt khác, quan hệ nước lớn của Ấn Độ lại không thể đi quá mức, tránh gây ra đối đầu công khai của Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Đoạn cuối “phần Trung Quốc” của báo cáo dừng lại ở từ “cân bằng”: “Chiến lược đối với Trung Quốc của Ấn Độ phải cân bằng thận trọng, tức là cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh,

cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, cân bằng song phương và khu vực. Xét thấy tính bất đối xứng về sức mạnh và vai trò ảnh hưởng của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, Ấn Độ phải nắm chắc sự cân bằng này. Điều này có lẽ là thách thức quan trọng nhất của chiến lược Ấn Độ trong tương lai”.

Xét một cách công bằng, chính sách Trung Quốc của báo cáo này có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của “phái diều hâu” Ấn Độ hiện nay. Nhưng, nhận thức của báo cáo đối với quan hệ Trung-Ấn không toàn diện, mà có phần tiêu cực.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hộ tống Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Thứ nhất, báo cáo đã hoàn toàn tránh né một phần quan trọng, đó là, với tư cách là hai nước lớn đang phát triển có dân số đông nhất, trong rất nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như trật tự tài chính quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu toàn cầu, Trung-Ấn tự nhiều có lợi ích chung và đã thực hiện hợp tác chiến lược quan trọng.

Thứ hai, báo cáo nhấn mạnh “Ấn Độ phải coi châu Á là khu vực hàng đầu về cơ hội kinh tế, nhấn mạnh toàn cầu hóa “lợi nhiều hơn hại” đối với Ấn Độ. Bài báo cho rằng,

thực ra, có một thực tế cơ bản nhất là "Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã là một trong những nguồn gốc chủ yếu của “cơ hội kinh tế châu Á”, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc chính là một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế Ấn Độ".

Theo bài báo thì, trên phương diện này, nhận thức của báo cáo rõ ràng lạc hậu với thực tế. Ấn Độ là một nước lớn về phần mềm, nhưng thiết bị máy tính phải mua nhiều từ Thâm Quyến;

Ấn Độ thiếu điện nghiêm trọng là “nút cổ chai” lớn nhất trong phát triển kinh tế của họ, mà đó lại là các thiết bị nhiệt điện của Trung Quốc có sức cạnh tranh, chứ không phải là hợp tác điện hạt nhân với các nước phát triển, đang giúp Ấn Độ thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn;

mặc dù Ấn Độ lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể cài lẫn phần mềm gián điệp, nhưng các doanh nghiệp viễn thông chính của Trung Quốc vẫn thực sự chiếm thị phần tương đối lớn ở Ấn Độ.

Tóm lại, thái độ của báo cáo đối với quan hệ kinh tế thương mại Trung-Ấn vốn có thể tích cực hơn một chút.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Hơn nữa, báo cáo đã đề cập: “Chính sách Tây Tạng của Ấn Độ cần đánh giá và điều chỉnh lại, thuyết phục Trung Quốc tìm cách hòa giải với Dalai Lama và những người Tây Tạng lưu vong có thể giúp giảm quan hệ căng thẳng Ấn-Trung”.

Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ là không cho phép người Tây Tạng lưu vong triển khai tại Ấn Độ bất cứ hoạt động chính trị chống Trung Quốc nào.
Ngoài ra, khi phân tích về việc khó có thể cải thiện quan hệ với Pakistan, báo cáo cho rằng: “Chúng ta cần coi Pakistan là một phần thách thức lớn từ Trung Quốc”. Có thể nói, đầy là sai lầm có tính thành kiến từ tác giả đối với chính sách Nam Á tổng thể của Trung Quốc.

“Mỹ là bạn chứ không phải là đồng minh”

Những năm gần đây, “liên minh với Mỹ chống Trung Quốc” hầu như đã trở thành dòng chính của dư luận Ấn Độ, chính ở điểm này, báo cáo có phần lại đi ngược trào lưu. Báo cáo không hề viết sơ lược về vấn đề này:

Báo cáo chỉ ra rằng, do đặc điểm bản sắc quốc gia và tính đa dạng về lợi ích của Ấn Độ quyết định, trên thế giới không có nhóm quốc gia “tự nhiên”, kể cả về chính trị, kinh tế hay địa-chính trị, hoàn toàn thích hợp với Ấn Độ.

Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống liên minh quốc tế của Mỹ bắt đầu trượt dốc rõ rệt. Nếu nói sức mạnh kinh tế và quân sự, hệ thống liên minh quốc tế, vị thế chi phối trong lĩnh vực tài chính và năng lượng từng là 4 trụ cột lớn của Mỹ, thì những trụ cột này hiện đã không ổn định, không đáng tin cậy nữa.

Ấn Độ có sức hút đặc biệt đối với Mỹ, bởi vì Ấn Độ chỉ đứng sau nước mới nổi lớn nhất là Trung Quốc, quan hệ với Bắc Kinh lại rất phức tạp.

Đối với chính quyền Bush và Obama, giá trị tạo nên của Ấn Độ thường vượt giá trị của bản thân Ấn Độ. Ấn Độ muốn tận dụng giá trị tạo nên này sẽ có rủi ro, một khi quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng tốt lên, quan hệ Ấn-Mỹ sẽ phải trả giá.

Hơn nữa, hiện nay còn chưa hoàn toàn rõ ràng, nếu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Ấn Độ, Mỹ cuối cùng sẽ có phản ứng thế nào.

Lịch sử chứng minh rằng, hễ nước Mỹ chính thức liên minh thường đều phát hiện thấy quyền tự chủ chiến lược của mình bị tổn hại. Ấn Độ và Mỹ là bạn chứ không phải đồng minh, sẽ phù hợp hơn với lợi ích của mỗi nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đặt mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ.

Do Trung Quốc luôn nghi ngờ Ấn Độ phát triển quan hệ đối tác với các nước khác, đặc biệt sử dụng quan điểm “tổng bằng không” để nhìn mối quan Ấn-Mỹ, Ấn-Nhật được cải thiện, vì vậy, nhìn về lâu dài, cần xử lý rất thận trọng quan hệ ba bước Ấn-Trung-Mỹ.
Tác giả cho rằng, đến đây có thể nói, đây chính là cốt lõi của chính sách không liên kết phiên bản mới của Ấn Độ, tức là coi trọng cả Mỹ và Trung Quốc.

“Nước lớn về hải quân là mục tiêu của Ấn Độ”

Mặc dù Trung Quốc nói rõ là “không hề tồn tại vấn đề Trung Quốc muốn “tấn công Ấn Độ”, “gây sức ép với Ấn Độ””,

mặc dù Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố tại Quốc hội rằng “Chính phủ không cho rằng Trung Quốc có kế hoạch tấn công Ấn Độ, biên giới Ấn-Trung về tổng thể là hòa bình”, mặc dù Cố vấn An ninh quốc gia tiền nhiệm Ấn Độ Narayanan (cựu Giám đốc Tình báo Ấn Độ) công khai nói rằng “ý nguyện tìm kiếm hòa bình và an ninh của Trung Quốc ở khu vực biên giới là chân thành”, mặc dù báo cáo cũng thừa nhận “biên giới Ấn-Trung nhiều năm qua cơ bản ổn định”, nhưng, trung tâm chính sách quốc phòng của Ấn Độ là sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga, đã đi vào hoạt động.

Điểm này có thể hiểu được, quân đội bất cứ nước nào đều cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất, chỉ có điều thường không nói rõ mà thôi.

“Phần sức mạnh” của báo cáo đã bàn về hai khả năng dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới và phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, đồng thời đề xuất, cho dù xuất hiện tình huống thế nào, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ đều là “khôi phục hiện trạng”.
Về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực quy mô nhỏ chiếm đóng ở biên giới, báo cáo cho rằng, có khả năng nhất xảy ra ở đoạn còn nhận thức khác nhau đối với Tuyến kiểm soát thực tế.

Sách lược ứng phó tốt nhất là “lấy gậy ông đập lưng ông”. Có vài đoạn, Ấn Độ chiếm ưu thế chiến thuật, cần xác định đó là khu vực có thể phát động tấn công hạn chế. Đối với vấn đề này, cần tăng cường xây dựng giao thông và doanh trại.

Về khả năng Trung Quốc phát động tấn công quy mô lớn đối với Ấn Độ, báo cáo không chủ trương “ứng phó đối xứng” chính diện (proportionate response), đồng thời bày tỏ nghi ngờ về ý tưởng tăng cường và bố trí “lực lượng tấn công miền núi” phổ biến hiện nay, cho rằng “điều này chỉ có thể tái hiện tất cả những vấn đề mà lực lượng tấn công hiện có của chúng ta phải đối mặt, trong điều kiện địa lý và hậu cần khắc nghiệt”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ.


Điều này có thể chỉ những vấn đề mà quân đội Ấn Độ phải đối mặt khi đối đầu với Pakistan ở Siachen Glacier hoặc xảy ra cuộc xung đột Kargil giữa Ấn Độ-Pakistan.

Báo cáo đưa ra chiến lược ứng phó: Dùng 3 “khả năng phi đối xứng” lớn (asymmetric capabilities) buộc Quân đội Trung Quốc rút lui. Thứ nhất, tiến hành chiến tranh du kích ở khu vực bị chiếm đóng, đồng thời thâm nhập Tây Tạng cắt đứt tuyến đường giao thông tiếp tế của Trung Quốc.

Thứ hai, đẩy nhanh xây dựng giao thông, thông tin, đẩy nhanh tiến trình hợp nhất khu vực biên giới và người dân khu vực này với nội địa Ấn Độ.

Thứ ba, dốc sức phát triển hải quân, đảm bảo có khả năng tiến hành kiểm soát đối với Ấn Độ Dương. Đây là cốt lõi của “chiến lược phi đối xứng”. Báo cáo nhấn mạnh, về khả năng trên biển, hiện nay Ấn Độ chiếm ưu thế, nhưng Trung Quốc đuổi kịp rất nhanh.

Trung Quốc hiện tập trung sức cho kiểm soát biển Hoàng Hải, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với họ chiếm vị trí thứ hai.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.

Hành động chiến lược biển của Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Australia và Việt Nam đều có lợi cho việc làm chậm lại việc Trung Quốc điều động lực lượng hải quân đến Ấn Độ Dương. Ấn Độ cần tận dụng cơ hội này tăng cường xây dựng hải quân.

Ngoại giao khu vực của Ấn Độ cũng cần phục vụ cho vấn đề này, cần phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các lực lượng “ngăn chặn” nói trên, bao gồm đạt được hiệp định hợp tác an ninh và triển khai diễn tập hải quân định kỳ với những nước này. Phóng viên cho rằng, một khi có sự kiện lớn, Ấn Độ sẽ cắt đứt tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sau khi báo cáo được công bố, nhà phân tích chiến lược nổi tiếng Ấn Độ Raja Mohan có bài viết cho rằng, đây là chiến lược đối với Trung Quốc “giàu sức tưởng tượng”.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang