Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

>> Giải mật cuộc chiến biên giới Xô - Trung năm 1969

Nhiều năm về trước, cuộc xung đột biên giới giữa bộ đội biên phòng Xô viết và PLA (quân đội TQ), có nhiều điều ít được biết tới về cuộc xung đột này. Dưới đây là toàn cảnh một trận đánh ác liệt từ những chiến sĩ biên phòng – cách mà giới truyền thông quốc tế vẫn gọi là xung đột vũ trang biên giới.

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979
>> Bí mật cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Liên Xô năm 1979


Lịch sử và địa lý của đảo Damanski

Damanski (Trân Bảo đảo theo cách gọi của người Trung Quốc) - hòn đảo nhỏ không có người ở trên sông Ussuri. Chiều dài khoảng 1500-1700 m, chiều rộng khoảng 500 m. hòn đảo nằm cách bờ là 47 mét tính từ phía Trung Quốc và 120 mét tính từ bờ bên Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, theo thỏa thuận với Bắc Kinh vào năm 1860 và bản đồ được vẽ vào năm 1861, đường biên giới giữa hai nước đã chạy dài không phải trên đường trục tâm của dòng sông Ussuri mà chạy theo bờ sông bên Trung Quốc. Như vậy, hòn đảo trên thực tế lịch sử là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Liên Xô.

Vào giữa năm 1968, những cái đầu nóng của Bộ tổng tham mưu PLA với mục đích tạo sức ép giải quyết vấn đề biên giới giữa CCCP và Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch triển khai một đòn tấn công quân sự đủ mạnh trên khu vực biên giới Suifenhe. Tại khu vực này, các khu đồn trú của bộ đội biên phòng CCCP nằm gần với lãnh thổ Trung Quốc và việc đánh chiếm các đồn biên phòng này trên lý thuyết hoàn toàn không gặp khó khăn. Để giải quyết bài toán này, các đơn vị chiến đấu của quân đoàn 16 PLA được lệnh hành quân đến khu vực biên giới Suifenhe. Mục tiêu cần lấn chiếm đầu tiên được lựa trọn là là đảo Damaski. Theo khẳng định của một cán bộ thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc ông Lý Dân Huệ, khu vực Damask được lựa chọn không phải là ngẫu nhiên.

Thứ nhất: Trong các cuộc đàm phán về đường biên giới, dường như Đảo Damaski có vẻ nghiêng về phía Trung Quốc, do đó, có thể phản ứng của Liên bang Xô Viết sẽ không quá gay gắt và quyết liệt. Thứ hai – Đảo Damaski nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Xô viết mới bắt đầu từ năm 1947, điều đó cho thấy, hiệu quả của các hoạt động lấn chiếm biên giới sẽ lớn hơn nhiều, so với các khu vực đang tranh chấp khác. Đồng thời, tại khu vực Damaski, Liên bang Xô viết chưa xây dựng được một khu vực phòng thủ biên giới đủ độ tin cậy về sức mạnh và cơ sở vật chất, điều cần thiết để tiến hành một đòn giáng trả dựa trên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng.

25 Tháng 1 năm 1969, nhóm sĩ quan tham mưu của Quân khu Thẩm Dương đã hoàn thiện bản kế hoạch tác chiến mang tên "Trừng phạt". Để thực hiện được kế hoạch này, kiến nghị phải sử dụng lực lượng chủ công là 3 đại đội bộ binh và một số các đơn vị yểm trở và dự bị thê đội 2, bí mật triển khai trên khu vực đảo Damaski. Ngày 19 tháng 2 năm 1969, kế hoạch tác chiến mang tên “Trừng phạt” được phê chuẩn bởi Bộ tổng tham mưu PLA, thống nhất với Bộ Ngoại giao Trung quốc và nhận được sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo cao cấp chính phủ.

Theo chỉ lệnh của Bộ tổng tham mưu PLA, lực lượng bộ đội biên phòng Trung Quốc được bổ xung thêm một trung đội tăng cường, tổ chức thành từ 2 – 3 nhóm tuần tiễu. Thành công của hành động quân sự dựa trên cơ sở của yếu tố bất ngờ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bước triển khai tiếp theo là đưa toàn bộ lực lượng tham chiến nhanh chóng thu dọn chiến trường, rút lui về tuyến phòng thủ đã chuẩn bị trước đồng thời khẳng định chủ quyền trên đảo bằng truyền thông.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các quân nhân PLA với trước tác Mao Trạch Đông trên tay đang khẩu chiến với các sĩ quan biên phòng Liên xô trên biên giới.

Trong đó, đặc biệt quan trọng là lấy chứng cứ buộc tội quân đội Xô viết về các hành động xâm lấn “ vũ khí trang bị, các bức ảnh chụp”….

Sự kiện xung đột trên Damaski diễn ra như sau:

Vào đêm ngày mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 3 năm 1969. Một lực lượng binh sĩ và sĩ quan lớn Trung Quốc bí mật tập hợp bên kia biên giới, bờ bên Trung Quốc của sông Ussri. Sau này đã xác định được, đó là một tiểu đoàn tăng cường của PLA, quân số gần 500 người biên chế thành 5 đại đội, hỏa lực chi viện gồm có 2 khẩu đội súng cối và 1 khẩu đội pháo. Hỏa lực đi cùng có pháo không giật, súng máy hạng nặng và súng máy hạng trung (thượng liên), súng phóng lựu chống tăng RPG-2 model Trung Quốc. Tiểu đoàn được biên chế trang bị đầy đủ cho chiến đấu. Theo các nguồn tin thu được sau này, các đơn vị này được huấn luyện đặc biệt nửa năm để tiến hành các hoạt động tác chiến trên đường biên. Cũng trong đêm đó 3 đại đội bộ binh quân số khoảng 300 người bí mật triển khai đội hình phòng thủ dọc theo đường bờ dốc tự nhiên. Tất cả các quân nhân Trung Quốc đều mặc áo choàng ngụy trang, vũ khí được chuẩn bị sao cho không gây tiếng động (buồng nòng được tưới pha-ra-phin, lưỡi lê được bọc bằng giấy, để không làm lóe sáng ban đêm).

Trận địa hỏa lực gồm có 2 khẩu đội súng cối 82-mm và một khẩu đội pháo binh (cỡ nòng -45 mm), kết hợp với súng đại liên cỡ nòng lớn, trận địa được bố trí sao cho có thể tiến hành phát huy hỏa lực vào vũ khí, phương tiện cũng như binh lực của quân đội Liên Xô bằng đường ngắm trực tiếp. Các trận địa súng cối (theo phân tích kết quả trận đánh) cũng được lấy tọa độ bắn rất chính xác từ trước. Trên toàn bộ hòn đảo, hỏa lực của tất cả các hỏa khí được tổ chức để có thể tạo ra một lưới lửa dầy đặc trên toàn bộ tiền duyên tiểu đoàn, có chiều sâu từ 200m đến 300 m.

2 tháng 3 vào lúc 10.20 (theo giờ địa phương ) từ trạm quan sát của Liên xô, ban chỉ huy biên phòng nhận được thông báo có hai nhóm quân nhân có quân số là 18 và 12 người, xuất phát từ trạm gác Hùng Sa. Hai nhóm quân nhân tiến về phía biên giới Xô viết với ý đồ thách thức rõ rệt.Đồn trưởng đồn biên phòng "Nhiznhie Mikhailovka" thượng úy Ivan Strelnikov nhận được mệnh lệnhngăn chặn và trục xuất những người Trung Quốc, cùng với một chiến sĩ lính biên phòng trên xe bộ binh cơ giới BTR-60PB (№ 04) và hai chiếc xe ô tô quân sự di chuyển cơ động về hướng những kẻ xâm phạm biên giới. Tính huống cũng được thông báo cho hai trạm trưởng hai trạm canh gác biên phòng hai bên sườn khu vực là B. Bubenin và Soroxov. Đồn trưởng đồn biên phòng "Kulebyakiny copki" nhận được mệnh lệnh yểm trợ cho phân đội của thượng úy Ivan Strelnikov.

Có thể nhận thấy rằng, mặc dù gần một tuần quân đội PLA cơ động binh lực số lượng lớn trong khu vực liền kề với khu vực biên giới, cùng với những hoạt động chuẩn bị đường hành quân cơ động về khu vực biên giới, nhưng từ Bộ tư lệnh quân khu Thái Bình dương hầu như không có một động thái tăng cường các hoạt động cảnh giới như tăng cường lực lượng cho các trạm biên phòng hoặc tiến hành các hoạt động điều nghiên, giám sát của các lực lượng trinh sát, tình báo quân đội. Hơn thế nữa, vào ngày Trung Quốc tấn công, biên chế của đồn "Nhiznhie Mikhailovka" chỉ có 1/2 quân số, cũng trong ngày đó theo biên chế có 3 sĩ quan chỉ huy, có mặt tại chỗ chỉ có Thượng úy Ivan Strelnikov, ở đồi biên phòng "Kulebyakiny sopki" quân số có mặt sẵn sàng chiến đấu có lớn hơn.

10.40 giờ, thượng úy I. Strelnikov tiến đến vị trí các quân nhân Trung Quốc xâm phạm biên giới chủ quyền, ra lệnh cho các chiến sĩ sẵn sàng, súng ở tư thế Mang và triển khai đội hình hàng ngang. Các chiến sĩ biên phòng chia ra thành hai tốp. Tốp thứ nhất do thượng úy I. Strelnikov chỉ huy, tốp thứ hai có 13 chiến sĩ do hạ sĩ Rabotri chỉ huy, có nhiệm vụ bảo vệ phía bên sườn của I. Strelnikov từ phía bờ sông phía Trung Quôc. Nhóm của I. Strelnikov trên khoảng cách 20 m tiến đến gần các quân nhân Trung Quốc. Thượng úy I. Strelnikov giải thích với bên quân nhân PLA về biên giới và yêu cầu họ quay trở về địa phận Trung Quốc.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh cuối cùng, được chụp bởi N. Petrov, Các quân nhân PLA tản ra các vị trí khác nhau và chỉ sau 1 phút, đã bắn thẳng vào các chiến sĩ biên phòng Xô viết. 2 tháng 2 năm 1969.

Đừng đằng sau chỉ huy trường là binh nhất N. Petrov, anh chụp ảnh và quay phim ghi lại các bằng chứng xâm phạm biên giới của các quân nhân PLA. Chụp một số các bức ảnh bằng máy ảnh Zorky – 4, sau đó bắt đầu quay phim. Đúng thời điểm đó một quân nhân PLA ra hiệu, hàng quân thứ nhất của PLA tản ra khỏi vị trí, hàng quân thứ hai hạ súng bắn thẳng vào đội hình của binh lính biên phòng Xô viết trên khoảng cách khoảng từ 1-2m. Tổ chiến sĩ biên phòng bao gồm Thượng úy J. Strelnikov, Thượng úy N.Buinevich thuộc Cục công tác đặc biệt, phòng số 57 lực lượng canh phòng biên giới., các binh sĩ N. Petrov, Vetrich, A. Jonas, V. Izotov, Alexander Shestakovhy sinh tại chỗ. Cùng lúc, từ phía hướng đảo Damaski, hỏa lực tập trung từ súng máy hạng nặng, tiểu liên, súng phóng lựu bắn thẳng vào tốp biên phòng xô viết còn lại. Một số chiến sĩ hy sinh tại chỗ, số còn lại phân tán và chiếm vị trí bắn trả. Nhưng do địa hình hoàn toàn trống trải, họ nhanh chóng bị bắn hạ, nhưng binh sĩ bị thương bị diệt bằng lưới lê. Cả hai tốp chiến sĩ biên phòng chỉ còn lại một chiến sĩ sống sót – binh nhất Gennady Serebrov. Anh bị thương ở tay, chân, lưng và bị đâm bằng lưỡi lê và bị ngất. Các chiến sĩ biên phòng - lính thủy của lữ đoàn tuần tiễu trên sông, khi đến chi viện cho phân đội của I. Strelnikov đã phát hiện ra và đưa về quân y viện.

Cũng vào thời điểm đó, phân đội của hạ sĩ Yu. Babanski tiếp cận trận địa, bị chậm lại so với phân đội của I. Strelnikov trên đường do xe bị trục trặc kỹ thuật. Lính biên phòng phân tán chiếm lĩnh vị trí chiến đấu và khai hỏa nhằm về phía binh sĩ của PLA. Đáp trả đợt phản công, binh lính PLA tập trung hỏa lực súng cối, súng máy hạng nặng và tiểu liên. Đặc biệt, các trận địa súng cối tập trung hỏa lực vào lớp băng xung quanh xe BTP và ô tô. Kết quả là một xe GAZ 69 bị bắn tan tành, một xe GAZ-66 bị hư hỏng nặng. Sau đó mấy phút, xe BTP№ 4 cùng kíp xe đến kịp chi viện cho Babanski. Hỏa lực dữ dội từ tháp pháo trên xe đè bẹp các điểm hỏa lực của đối phương, giúp cho năm chiến sĩ còn sống sót từ đội của Babanski thoát ra khỏi lưới lửa dày đặc.

Sau 10 – 15 phút chống trả dưới hỏa lực vượt trội nhiều lần của đối phương, tiếp cận trận địa là phân đội cơ giới của đội biên phòng số 1 thuộc đồn biên phòng "Kulebyakiny sopki" dưới quyền chỉ huy của thượng úy B. Bubenin.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến sĩ biên phòng đội số 1, tham gia chiến đấu trong các trận đánh ngày 02 và 15 tháng 3 trên đảo Damaski.1969.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến ngày 2 tháng 2 năm 1969.

“Đổ bộ từ xe BTR, ẩn nấp ở sườn phía đông của bờ sông, chúng tôi triển khai đội hình chiến đấu hàng ngang và xông lên đảo - V. Bubenin kể lại - Khoảng 300m trước chúng tôi là nơi đã xảy ra thảm họa. Nhưng chúng tôi không biết điều đó. Chúng tôi có 23 người. Theo đội hình chiến đấu chúng tôi tiến về phía tiếng súng đang thưa thớt dần. Khi chúng tôi đi được khoảng 50 m, chúng tôi phát hiện, từ sườn dốc tự nhiên trên đảo, một trung đội binh sĩ PLA ồ ạt tấn công. Họ vừa la hét, vừa chạy và bắn. Khoảng cách giữa binh sĩ xô viết và PLA khoảng 150 – 200 m và nhanh chóng rút ngắn lại. Tôi không nghe thấy tiếng nổ, chỉ nhìn thấy từ nòng súng đối phương chớp lửa liên tục. Hiểu là bắt đầu trận đánh, nhưng lại cho rằng không phải sự thật, họ chỉ bắn đạn mã tử và dọa chúng tôi".

Hỏa lực phản kích của phân đội Bubenin thật dữ dội, đợt tấn công quyết liệt của PLA bị đẩy lùi ra phía sau sườn dốc che khuất tự nhiên trên đảo. Thượng úy Bubenin trúng thương, ra lệnh cho bộ đội lên xe, và quyết định đi vòng quanh đảo, tấn công từ phía sau đối phương.

"Lực lượng PLA rất đông – V. Bubenin thuật lại – họ ồ ạt nhẩy từ trên bờ sông dốc đứng xuống sông băng và xông thẳng lên đảo. Khoảng cách đến đối phương là 200 m. Tôi ra lệnh khai hỏa toàn bộ hỏa lực trên xe từ súng máy 14,5mm và 7,62mm. Sự xuất hiện của xe BTR ngay sau hậu phương khiến các binh sĩ PLA sững sờ, đến nối cả đám đông đang chạy đột ngột đứng sững lại, như vấp phải tường đá. Họ hoàn toàn bị choáng mất vài giây, đến nỗi không kịp cả bắn. Hỏa lực súng máy và súng bộ binh trên xe tạo thành một trận mưa đạn, khoảng cách giữa binh sĩ PLA và xe rút ngắn rất nhanh. Binh sĩ PLA vỡ trận, lớp bị đạn bắn gục, lớp quay trở lại bờ sông, cố gắng trèo lên rồi bị trượt xuống. Các sĩ quan PLA bắn thẳng vào những người lính rút lui để buộc họ lao vào trận đánh. Tình hình thật sự hỗn loạn, xe BTR và quân lính của PLA quấn lấy nhau trong một trận hỗn chiến giữa xe và người ở ngay bên bờ của đảo Damaski.

Mặc dù rất nhiều chiến sĩ biên phòng đã hy sinh, bản thân V. Buberin bị thương lần thứ 2, nhưng trận đánh vẫn diễn ra khốc liệt. Chuyển sang xe BTR thứ hai do xe số 1 bị hỏng, Buberin lại đánh tạt sườn đội hình tấn công của đối phương, đợt tấn công thứ hai bất ngờ đã tiêu diệt trạm chỉ huy tiền phương của tiểu đoàn PLA và sinh lực địch cũng bị tổn thất rất nhiều.

Trung tâm của trận địa là tiểu đội do Trung sĩ Ivan Larechkin chỉ huy, bình nhất Plekhanov Peter Kuzma Kalashnikov, Sergei Rudakov, Nicholas Smelov. Ở bên cánh phải, chỉ huy chiến đấu làTrung sĩ Alexei Pavlov. Trong bộ phận của anh có: Quản trị trưởng Victor Korzhukov, bình nhấtAlex Zmeev, Alex Sursev, Vladimir Izotov, Islamgali Nasretdinov, Ivan Vetrich, Alexander Yunhin, Vladimir Legotina, Peter Velichko và những quân nhân khác.

Đến 14.00 giờ cùng ngày, lực lượng biên phòng Xô viết đã chiếm lại đảo. Theo các bản tin chính thức, trong hơn hai giờ chiến đấu quyết liệt, bên PLA tổn thất 248 binh sĩ và sĩ quan, trong trận đánh này 31 chiến sĩ biên phòng đã hy sinh, hơn 20 người bị thương ở các cấp độ, quản trị trưởng Pavel Akylov bị bắt và bị bắn chết, xác bị ném trả cho lực lượng biên phòng.

Cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào lực lượng biên phòng Liên xô đã gây lên phản ứng dữ dội trong chính quyền Liên bang Xô viết và các lãnh đạo Lực lượng vũ trang. 2 tháng 3 năm 1969. Chính quyền CCCP gửi công hàm cho chính quyền Trung Quốc, trong công hàm đã lên án quyết liệt hành động xâm phạm chủ quyền này. Trong đó có đoạn viết: “"Chính phủ Liên Xô dành cho mình quyền hành động quyết liệt nhằm ngăn chặn các hành động khiêu khích trên đường biên giới Liên Xô-Trung Quốc và cảnh báo chính phủ Trung Quốc rằng, mọi trách nhiệm đối với hậu quả của chính sách thiếu thận trọng với sự leo thang xung đột vũ trang trên biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô, thuộc về chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" Nhưng phía Trung Quốc đã bỏ qua bức công hàm nghiêm khắc này.

Để ngăn chặn mọi hành động khiêu khích quân sự có thể tiếp tục leo thang, trong khu vực của các đồn biên phòng "Nhiznhi Mikhailovka" và "Kulebyakiny sopki" được điều đến từ lực lượng dự bị của quân khu biên giới Thái bình dương các đơn vị cơ giới ( hai đại đội bộ binh cơ giới, 2 trung đội xe tăng và khẩu đội cối 120 mm. Đơn vị bộ đội biên phòng số 57 được biên chế thêm một biên đội máy bay trực thăng Mi-4 thuộc phi đội máy bay biên phòng Ussuri. Vào đêm ngày 12 tháng 3 các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 135 của Quân khu Viễn đông do tướng Nhesov chi huy bao gồm: trung đoàn BBCG số 199, trung đoàn pháo binh, tiểu đoàn xe tăng độc lấp 152, tiểu đoàn trinh sát độc lập số 131 và tiểu đoàn pháo phản lực Grad BM-21. Ở đây, bộ tư lệnh biên phòng quân khu Thái Bình dương đã ra lệnh thành lập cụm quân lực cấp chiến dịch và bổ nhiệm phó tư lệnh trưởng quân khu, đại tá G.Sechkinym.

Đồng thời cùng với những hoạt động tăng cường sức mạnh phòng thủ biên giới, đã tiến hành tích cực các hoạt động trinh sát thu thập thông tin. Theo những kết quả đạt được từ trinh sát, bao gồm cả trinh sát đường không và trinh sát vũ trụ, PLA tập trung vào khu vực đảo Damaski các lực lương rất lớn – chủ yếu là bộ binh và pháo binh. Ở chiều sâu 20 km so với đường biên đã xây dựng kho tàng quân sự, sở chỉ huy và điều hành tác chiến cùng với các công trình khác. Ngày 7 tháng 3 trên hướng Damaski và Kirkin đã xác định được lực lượng PLA tập trung đến 1 trung đoàn bộ binh cơ giới với các trang thiết bị tăng cường. Trong khoảng 10 – 15 km tính từ đường biên giới trinh sát phát hiện đến 10 khẩu đội pháo cỡ lớn. Ngày 15 tháng 3 phát hiện trên hướng Guberovski có một tiểu đoàn bộ binh, trên hướng Imacki – một trung đoàn cũng với xe tăng tăng cường, trên hướng Patenleymonov 2 tiểu đoàn tăng cường, trên hướng Pavlovo – fedorov một tiểu đoàn. Tổng số quân lực Trung Quốc tập trung trong khu vực tác chiến tuyến biên giới lên đến một sư đoàn cơ giới đi cùng với các phương tiện tác chiến tăng cường.

Trong những ngày này, phía PLA cũng tăng cường các hoạt động trinh sát mục tiêu, sử dụng cả các máy bay trinh sát. Phía Liên xô không triệt phá các hoạt động trinh sát của đối phương, cho rằng, nếu thấy được thực lực từ phía quân đội Xô viết. PLA sẽ chấm dứt các hoạt động khiêu khích. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Ngày 12 tháng 3 một cuộc gặp giữa đại diện của lực lượng biên phòng Xô viết và đại diện của lực lượng biên phòng Trung Quốc đã được thực hiện. Trong cuộc gặp, sĩ quan biên phòng Hutou của Trung Quốc, dựa vào trước tác Mao Trạch Đông, đã tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực mạnh mẽ đối với lực lượng biên phòng đang canh giữ đảo Damaski của Liên xô để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 vào hồi 11.15 các trạm quan sát xô viết phát hiện được một cụm binh lực PLA lớn đang cơ động về hướng đảo Damaski. Hỏa lực của súng máy đã ngăn chặn lực lượng này và toán quân buộc phải quay lại phía bờ của Trung Quốc.

Vào lúc 17.30 hai tốp lính PLA từ 10-15 người đã tiếp cận hòn đảo và bố trí các hỏa điểm trong đó có 4 súng máy và các vũ khí khác. 18.45, lực lượng PLA chiếm lĩnh bàn đạp tấn công ngay phía sau các hỏa điểm được củng cố vững chắc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến ngày 15 tháng 2 năm 1969.

Để ngăn chặn các đòn tấn công tiếp theo. 6.00 ngày 15 tháng 3 một lực lượng cơ động mạnh của đơn vị biên phòng dưới quyền chỉ huy của đại tá E. Yanshin (45 người được trang bị cả súng phóng lựu) trên 4 xe BTR-60pb. Yểm trợ cho lực lượng là thê đội dự bị bộ đội biên phòng – 80 người (thuộc trường Trung cấp Biên phòng của đơn vị biên phòng số 69 Quân khu biên giới Thái bình dương) trên 7 xe BTR-60pb cùng với súng phóng lựu đạn gaz hơi cay và súng máy hạng nặng.

10.05 cùng ngày, lực lượng PLA triển khai đánh chiếm đảo, hỏa lực của 3 khẩu đội súng cối dọn bãi bao trùm lên toàn bộ hòn đảo từ 3 hướng khác nhau, nhằm vào tất cả các khu vực của hòn đảo và bờ sông, nơi nghi ngờ binh sĩ biên phòng Xô viết có thể ẩn nấp.

Phân đội của E. Yanshina bắt đầu trận đánh:

"…trong xe chỉ huy ngột ngạt tiếng gầm rú của động cơ, tiếng nổ, khói xe và khói thuốc súng-Yanshin nhớ lại- Tôi nhìn ngang, Sylzenco (xạ thủ súng máy) vất cả áo lông, áo khoác, một tay nhấn cò súng, một tay cởi cúc cổ áo quân phục…anh chàng đứng phắt dậy, gạt bỏ ghế ngồi và đứng xả đạn vào đội hình tiến công của đối phương…..


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chỉ huy trưởng phân đội cơ động mạnh của đơn vị biên phòng số 57 đại tá E.I.Yanshin cùng với các chiến sĩ biên phòng của mình, 15 tháng 3 năm 1969.

“…Gần như không ngoái lại, xạ thủ Sulzenco giơ tay cho băng đạn mới. Xạ thủ số 2 Kruglov phải cố gắng lắm mới kịp nạp đạn. Tất cả đều im lặng, hiểu nhau qua hành động. Tôi ra lệnh – bình tĩnh, tiết kiệm đạn, đồng thời quay kính quan sát chiến trường, chỉ thị mục tiêu. Quân đội PLA, bất chấp lưới lửa dày đặc, tiếp tục đổ dồn lên tấn công. Hết đợt này đến đợt khác…Trong tiếng nổ, khói bụi của mìn và đạn pháo các xe bộ binh cơ giới khác hoàn toàn không thể nhìn thấy. Tôi ra lệnh không dùng mật khẩu: Tôi tiến công, Mankovsky và Klyge bắn che, yểm hộ sau lưng. Lái xe Smelov vào số và đạp gaz hết cỡ, xe chồm lên, vượt qua lưới lửa ngăn chặn, với tay lái điêu luyện, Smelov cơ động ngoằn ngoèo tránh các hố đạn pháo và đạn cối, xông thẳng vào đội hình tiến công của đối phương, tạo điều kiện cho hỏa lực trên xe. Đột ngột, súng máy im bặt, Sylzenco ngẩn người trong chốc lát. Nạp đạn, lên đạn và nhấn cò điện – chỉ phát một. Quân PLA ồ ạt xông đến. Sylzenco mở khóa nòng, sửa lại lẫy đẩy đạn. Đóng nắp hộp khóa nòng và nhấn cò. Hỏa lực của súng máy gần như trực diện vào đối phương. Tôi ra lệnh cho Smelov- Tiến-và đợt tấn công tiếp theo bị đẩy lùi.

Bị tổn thất một số chiến sĩ và mất 3 xe BTR, Yanshin buộc phải lùi lại bên bờ sông, đến 14.40 thay đổi biên chế và các xe BTR đã bị hỏng, bổ sung cơ số đạn đầy đủ, Yanshin lại tiếp tục tổ chức tấn công và đánh bật đối phương ra khỏi các vị trí địch chiếm được. Tăng cường thêm lực lượng dự bị, PLA tổ chức hỏa lực dữ dội của súng cối, pháo và súng máy hạng nặng vào các xe BTR. Kết quả là 1 xe BTR trúng một loạt đạn cối và pháo bắn trực diện, 7 chiến sĩ hy sinh tại chỗ. Sau mấy phút chiếc xe BTR thứ 2 bốc cháy. Thượng úy L. Mankovsky, bắn che cho đồng đội rút lui bằng súng máy trên xe, đã không thoát ra được và bị cháy cùng với xe. Trong vòng vây còn lại một xe BTR, trung úy Kluga chỉ huy. Xe kiên cường chiến đấu và cơ động linh hoạt, phải sau gần nửa giờ, phát hiện điểm yếu trong tuyến chiến đấu của đối phương, xe BTR đột phá rất mạnh, chọc thủng vòng vây và trở về đội hình chiến đấu. .

Trong thời gian cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, một đại đội xe tăng 9 chiếc T-62 hành quân đến khu vực chiến sự. Ban chỉ huy trận đánh quyết định sử dụng phương án đòn đột kích từ phía sau đảo, sử dụng tình huống mà V. Bubenin đã thành công trong ngày 2 tháng 3. Trung đội xe T-62 do đại tá D.Leonov chỉ huy trưởng đơn vị bộ đội biên phòng Imansk. Nhưng đòn đột kích không thành công, lần này, lực lượng PLA đã sẵn sàng đón chờ tình huống. Khi các xe tăng xô viết tiến đến gần bờ sông phía Trung Quốc, hỏa lực dày đặc và tập trung của súng cối, pháo và súng chống tăng lập tức chùm lên các xe. Xe chỉ huy đầu tiên bị bắn vỡ hệ thống chuyển động và mất khả năng cơ động, hỏa lực lập tức đổ dồn lên xe bị trúng đạn. Các xe còn lại của trung đội vừa bắn vừa lùi về tuyến chiến đấu bên bờ bên này của biên giới. Mọi biện pháp cứu hộ và giải thoát cho xe bị hỏa lực súng bộ binh của PLA đẩy lùi. Đại tá D. Leonnov trúng thương vùng tim, hy sinh tại xe.

Mặc dù đã có những tổn thất nặng nề về binh lực, Matxcova vẫn chưa quyết định đưa lực lượng quân đội vào tham chiến. Quan điểm của Trung tâm rất rõ ràng. Khi trận đánh đang được tiến hành bởi lực lượng biên phòng, mọi vấn đề ngoại giao đều có thể đưa về Xung đột biên giới, dù có sử dụng vũ khí. Đưa lực lượng quân đội thường trực vào trận, sẽ làm tăng thêm cường độ xung đột, có thể trở thành xung đột vũ trang và chiến tranh nhỏ khu vực. Nếu xét đến những cái đầu nóng trong PLA, có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lớn – giữa 2 nước có sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tình hình chính trị đã quá rõ ràng với tất cả mọi người. Nhưng tình huống xảy ra, khi ngay bên cạnh mình các chiến si biên phòng hy sinh, còn các đơn vị chiến đấu thì khoanh tay bàng quang quan sát, cảm giác hoàn toàn không dễ chịu, sự không quyết liệt của lãnh đạo đất nước và quân đội đã gây lên sự bất bình và tức giận.

“Lực lượng quân đội kết nối vào mạng thông tin biên phòng, và tôi nghe thấy, các chỉ huy đơn vị kêu réo cấp trên của mình do không kiên quyết – Chủ nhiệm chính trị phân đội biên phòng Imanski trung tá A.D. Konstantinov nhớ lại – họ muốn lao vào trận đánh, nhưng bị trói buộc cả chân lẫn tay vì những chỉ lệnh bất động từ cấp trên. "

Khi từ vùng chiến sự có báo cáo về hai xe BTR của phân đội Yanshin bị bắn cháy, phó tham mưu trưởng ban tham mưu đội Grodekovski thiếu tá P. Kosinov quyết định tự mình nhận trách nhiệm cá nhân, trên 1 xe BTR xông vào trận tiếp ứng. Tiến đến sát 2 xe bị cháy, anh dùng xe của mình để che chắn cho kíp xe của các xe bị bắn cháy thoát khỏi vùng hỏa lực dày đặc. Nhưng khi rút lui, chính xe của Kosinov cũng bị bắn cháy, Kosinov bị thương cả vào hai chân và bị ngất. Các chiến sĩ biên phòng lôi được anh vào vùng an toàn, tưởng đã hy sinh nên đưa vào khu vườn, nơi tập trung tử sĩ. Rất may, khi bác sĩ quân y biên phòng kiểm tra thi thể liệt sĩ, phát hiện trong mắt anh đồng tử chưa bị rãn ra, xác định Kosinov vẫn sống, đã ra lệnh cho trực thăng cứu hộ đưa anh về Khabarovsk.

Matxcova vẫn im lặng, tư lệnh trưởng quân khu Viễn Đông, trung tướng O.Losik đã dũng cảm ra một quyết định duy nhất hỗ trợ lực lượng biên phòng. Lệnh cho Sư đoàn trưởng sư đoàn BBCG 135 chế áp binh lực đối phương bằng hỏa lực pháo binh sư đoàn, sau đó sử dụng tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn bộ binh cơ giới số 199 và các đơn vị của đoàn biên phòng số 57 đẩy lùi đối phương khỏi biên giới Liên bang Xô viết.

17.10 trung đoàn pháo binh và tiểu đoàn pháo phản lực Grad của sư đoàn BBCG 135 cùng với khẩu đội súng cối 120 mm của trung tá D. Krupeynikov khai hỏa. Trận tập kích hỏa lực kéo dài 10 phút. Đòn tấn công được tính vào chiều sâu đến 20 km. (theo một thông tin khác, vùng tập kích là khu vực có diện tích 10km chiều rộng và 7 km chiều sâu trên lãnh thổ Trung Quốc). Kết quả của đợt tập kích là toàn bộ lực lượng thê đội dự bị, kho tàng, trang thiết bị quân sự, các trạm cung cấp đạn và cơ sở vật chất cho tiền duyên cùng với binh lực của PLA bị tổn thất nặng nề, không có khả năng phục hồi. Cùng lúc, lực lượng chủ công bao gồm 5 xe tăng T-62, 12 xe BTR-60PB, đại đội 4 và đại đội 5 BBCG thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn BBCG số 135 (chỉ huy – đại tá A.Smirnov) phối hợp với một phân đội cơ giới mạnh của bộ đội biên phòng tấn công lên đảo. Binh sĩ PLA cố gắng chống trả, nhưng dưới hỏa lực dữ dội đành rút lui về phía biên giới.

Trong trận đánh ngày 15 tháng 3 năm 1969, đã hy sinh 21 chiến sĩ biên phòng, 7 chiến sĩ BBCG (lực lượng thường trực chiến đấu), 42 chiến sĩ biên phòng bị thương. PLA mất khoảng 600 người. Trong toàn bộ cuộc xung đột trên đảo Damaski Hồng quân mất 58 người. PLA tử thương gần 1000 binh sĩ. 50 quân nhân PLA bị bắn do đã bỏ chạy hoặc rút khỏi trận đánh. Hồng quân có 94 quân nhân bị thương, PLA khoảng vài trăm người.

Trận đánh kết thúc, 150 cán bộ chiến sĩ lực lượng biên phong được nhận các phần thưởng cao quý của nhà nước Xô viết. 5 quân nhân được nhân danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết (Đại táD.V. Leonov – liệt sĩ, Thượng úy I.I Strelnikov – liệt sĩ, Thượng úy B. Bubenin, Hạ sĩ Yu.V.Babanski, tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực thuộc trung đoàn BBCG số 199 Hạ sĩ V.V.Orekov). 3 người được nhận huân chương Lenin ((Đại tá A.D. Konstantinov, Trung sĩ V. Kanygin , Trung tá E. Yanshin) 10 người được nhận huân chương Cờ đỏ, 31 người nhận huân chương Sao đỏ, 10 người nhân Huân chương Vinh quang hạng III, 63 người – huy chương Vì lòng dũng cảm; 31 người – huy chương “ Vì thành tích trong chiến đấu”.

Trung Quốc tuyên bố dành thắng lợi trong xung đột biên giới vùng Damaski và thắng lợi thuộc về vũ khí trang bị PLA. 10 quân nhân PLA được tặng danh hiệu Anh hùng. Trong thông cáo chính thực của Bắc Kinh về sự kiện Damaski có nội dung như sau:

"2 tháng 3 năm 1969. Một nhóm quân nhân biên phòng Liên xô có số lượng khoảng 70 người, với 2 xe bộ binh cơ giới, một xe vận tải và một xe ô tô hạng nhẹ, đã xâm phạm đảo Trân Bảo thuộc Quận Hồ Lâm, Tỉnh Hắc Long Giang, tiêu diệt đội tuần tra biên giới của Trung Quốc, và tấn công gây tử vong nhiều chiến sĩ thuộc lực lượng biên phòng của ta. Hành động vô nhận đạo này đã buộc các chiến sĩ quân đội Trung hoa phải có hành động tự vệ.

15 tháng 3 năm 1969. Liên Xô, phớt lờ nhiều lần cảnh cáo của nhà nước Trung hoa, đã tiến hành các hoạt động tấn công, xâm chiếm đảo Trân Bảo với lực lượng lên tới 20 xe tăng, 30 xe bọc thép và 200 binh sĩ cùng với sự yểm trợ của không quân.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Yu.V. Babansky (bên phải) trong buổi lễ trao tặng huân chương tại điện Kremlin. Tháng 4 năm 1969.

Với lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm cao, lực lượng quân đội và dân quân tự vệ đảo Trân Bảo đã đã đánh bại 3 đợt tấn công của quân đội Liên xô. Ngày 17 tháng 3 năm 1969, quân địch với lực lượng xe tăng, xe cứu kéo và bộ binh đã cố gắng lôi chiếc xe tăng bị quân ta bắn cháy về biên giới. Nhưng hỏa lực dữ dội của pháo binh Trung Quốc đã tiêu diệt một phần lớn lực lượng địch, số còn lại rút lui về phía bên kia biên giới Liên xô.

Sau trận xung đột vũ trang tại khu vực đảo Damaski, trên khu vực phòng thủ còn lại một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, một tiểu đoàn xe tăng độc lập và tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 “Grad”. Đến tháng 4 năm 1969, trong khu vực phòng thủ còn lại 1 tiểu đoàn BBCG và sau một thời gian ngắn cũng cơ động về nơi đóng quân cố định. Tất cả mọi con đường dẫn đến đảo Damaski từ phía Trung Quốc đều bị gài mìn phòng thủ dày đặc.

Trong thời gian này, chính phủ Liên bang Xô viết tiến hành những hoạt động nhằm điều chỉnh tình hinh bằng các giải pháp chính trị.

15 tháng 5 năm 1969, Nhà nước CCCP gửi cho phía Trung Quốc một bản tuyên bố, trong đó nghiêm khắc cảnh báo ngăn chặn các hoạt động khiêu khích trên tuyến biên giới hai nước. Trong công hàm có đoạn nêu rõ: “ nếu tiếp tục tiến hành các hoạt động xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước Xô Viết, toàn thể Liên bang Xô viết và quần chúng nhân dân sẽ kiên quyết bảo vệ và giáng cho kẻ xâm lược những đòn quyết liệt".

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tang lễ thượng úy I.I Strelnikova tháng 3 năm 1969.

29 tháng 4 Chính quyền Xô viết tiếp tục đưa công hàm, nội dung có đề nghị phía Trung Quốc nối lại nhưng cuộc đàm phán về biên giới đã bị đứt đoạn từ năm 1964, đề nghị phía Trung Quốc kiềm chế các hoạt động khiêu khích trên tuyến biên giới, có thể gây thêm phức tạp cho tình hình đối ngoại chính trị giữa hai nước. Phía Trung Quốc không trả lời bức công hàm nói trên. Hơn nữa, Mao Trạch Đông, ngày 15 tháng 4 trong cuộc hội thảo với các đại biểu về những kết quả và thành tích đạt được của cuộc cách mạng văn hóa, đã nhắc lại những sự kiện xảy ra và kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh. Lâm Bưu trong báo cáo đọc tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ 9 (tháng 4 năm 1969) đã quy tội Liên xô liên tục xâm phạm biên giới Trung Quốc bằng vũ lực” Đồng thời cũng khẳng định định hướng Trường kỳ cách mạng và chuẩn bị chiến tranh.

Ngày 11 tháng 4 năm 1969 Bộ Ngoại giao Liên bang Xô viết gửi cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc một công hàm, trong đó có đề nghị nối lại các cuộc đàm phán giữa các đại diện toàn quyền của cả hai nước CCCP và Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẵn sàng bắt đầu đàm phán vào bất cứ thời điểm nào, thuận lợi cho phía Trung Quốc.

14 tháng 4 trong công hàm trả lời, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng, những đề xuất của Bộ ngoại giao CCCP, liên quan đến việc giải quyết tình hình trên biên giới Trung Xô, sẽ được “nghiên cứu kỹ lưỡng và sẽ có trả lời trong thời gian tới".

Trong thời gian “nghiên cứu và trả lời” những xung đột vũ trang và khiêu khích quân sự vẫn tiếp tục diễn ra.

23 tháng 4 năm 1969 một đơn vị vũ trang của PLA xâm nhập biên giới của Liên bang Xô Viết, chiếm lĩnh đảo № 262 trên sông Amua, gần với khu dân cư Kalinovka. Đồng thời một lực lượng vũ trang khác được tập trung trên bờ sông Amua phía Trung Quốc.

2 tháng 5 năm 1969 trong khu vực của ngôi làng nhỏ Dulaty ở Kazakhstan lại xuất hiện một xung đột vũ trang biên giới. Nhưng lần nay các chiến sĩ biên phòng Xô viết đã sẵn sàng cho một cuộc xâm nhập và khiêu khích. Trước khi xảy ra khiêu khích, đơn vị biên phòng Makanchi đã được tăng cường lực lượng. Đến mồng 1 tháng 5 năm 1969 đơn vị biên phòng đã có 14 đội biên phòng cơ động, mỗi đội có 50 cán bộ chiến sĩ (Riêng đội biên phòng "Dulaty" - 70 người) và phân đội biên phòng cơ động mạnh (182 người) trên 17 xe BTR -60pb. Ngoài ra trên đoạn biên giới quản lý, khu vực đồn Macanchi tập trung một tiểu đoàn xe tăng độc lập của quân khu, theo kế hoạch liên kết phối hợp với các đơn vị quân đội, có thêm một đại đội BBCG và một đại đội Tăng, một trung đội súng cối chi viện hỏa lực thuộc đơn vị liên kết phối hợp lấy từ trung đoàn BBCG số 215 (đồn Vaxta) và một tiểu đoàn từ trung đoàn BBCG số 369 khu vực nông trường Druzba.

Các đơn vị tổ chức canh gác trên các điểm cao, lực lượng trinh sát tiền tiêu trên xa ô tô và kiểm tra, kiểm soát liên tục các tuyến đường, dải phân cách hai bên biên giới. Công lao chính của tinh thần cảnh giác cao độ của các đơn vị quân đội – biên phòng Xô viết thuộc về tư lệnh trưởng quân khu vùng biên giới phía Đông, trung tướng M.K.Merculov. Ông không những đã thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, ngăn chặn từ hướng Dylatin bằng các lực lượng của mình, mà còn đạt được yêu cầu tăng cường cảnh giác và liên kết phối hợp với bộ tư lệnh quân khu Turkestan.

Tình huống xảy ra như sau: Sáng ngày 2 tháng 5, phân đội tuần tra phát hiện một đàn cừu di chuyển qua biên giới Trung – Xô. Tiếp cận khu vực xảy ra tình huống, phân đội phát hiện một đội quân PLA quân số khoảng 60 người, Để ngăn chặn khả năng chắc chắn có chạm súng, phân đội biên phòng yêu cầu tăng cường thêm 3 phân đội bộ đội biên phòng từ các đội liền kề, đồng thời yêu cầu đại đội BBCG của trung đoàn BBCG số 369 cùng với một trung đội xe tăng và 2 phân đội biên phòng cơ động mạnh. Hoạt động triển khai ngăn chặn được sự yểm trợ ngay tức khắc của trung đoàn không quân cường kích ném bom, có căn cứ tại Ycharale, đồng thời báo động chiến đấu các đơn vị ở các khu vực gần là các trung đoàn bộ binh cơ giới và pháo binh, 2 tiểu đoàn pháo phản lực Grad và hai tiểu đoàn súng cối.

Để điều hành chuẩn xác các hoạt động sẵn sàng chiến đấu, ngay tức khắc được tổ chức cụm quân lực tác chiến liên hợp dưới quyền chỉ huy của Tham mưu trường quân khu biên giới Viễn đông, thiếu tướng Kolodyazhny , đóng tại đồn biên phòng Dylata. Đồng thời cũng là sở chỉ huy tiền phương của quân khu, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng G.N. Kutki.

16.30 Bộ đội biên phòng Xô viết bắt đầu tăng áp lực đẩy đối phương, cũng được tăng cường lực lượng hỗ trợ ra khỏi biên giới CCCP. Quân đội PLA, nhận thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu và hỏa lực vượt trội nhiều lần từ phía đối phương, buộc phải lùi bước dần ra khỏi biên giới Liên xô. Tình huống được giải quyết cuối cùng bằng con đường ngoại giao từ ngày 18 tháng 5 năm 1969.

Ngày 10 tháng 6 tại khu vực sông Tasty trong vùng Semipalatinsk, một nhóm quân nhân PLA đột nhập sâu vào lãnh thổ Liên xô đến 400 m và khai hỏa từ súng tiểu liên vào lực lượng biên phòng. Lực lượng biên phòng xô viết lấp tức đáp trả, sau khi đấu súng các quân nhân PLA quay về biên giới phía Trung Quốc.

Ngày 8 tháng 7 năm 1969 một nhóm quân nhân Trung Quốc vượt biên giới, nấp trên đảoGoldinsky thuộc lãnh thổ Liên bang trên sông Amua và tấn công bằng súng tiểu liên và lựu đạn vào nhóm công nhân đường sông xô viết, cập đảo để sửa chữa các biển báo, kết quả một người chết, ba người bị thương.

Các tình huống xung đột trên đảo Damaski cũng liên tục diễn ra. Theo lời kể lại của chính V.Bubenin, vào những tháng cuối của mùa hè sau sự kiện xung đột vũ trang, có tới hơn 300 trường hợp buộc phải sử dụng vũ khí để chống lại các hoạt động khiêu khích. Tình huống tương tự như trong chiến tranh. Cho đến tận thời điểm, vào trung tuần tháng 6 năm 1969 tại khu vực Damaski lần thứ hai xuất hiện hệ thống pháo phản lực Grad dành cho thử nghiệm đến từ Baikonur (Đoàn trắc thủ thuộc đơn vị 44245, chỉ huy – thiếu tá A.A. Shumilin).

Trong đội trắc thủ pháo phản lực ngoài các quân nhân lực lượng pháo binh, còn có các chuyên gia về không gian vũ trụ của các chương trình tác chiến trên khoảng không thượng tầng khí quyển. Trong đó có: JK Razumovsky, chỉ đạo kỹ thuật tổ hợp chuyên gia về Mặt Trăng, Papazian- chủ nhiệm kỹ thuật tổ hợp chuyên gia kỹ thuật tên lửa, A. Tasha- chỉ huy trưởng kỹ thuật chế tạo tổ hợp radar Vega, LeonidKuchma – sau này là tổng thống nước cộng hòa Ucraina, lúc đó là chuyên gia kỹ thuật của cục nghiên cứu thử nghiệm, Kozlov- chuyên gia đo xa bằng sóng vô tuyến,.I A. Soldatov – kỹ sư thử nghiệm tên lửa và các chuyên gia kỹ thuật hàng không vũ trụ và tên lửa khác. Thử nghiệm pháo phản lực Grad được kiểm soát bởi ủy ban chuyên trách cao cấp của nhà nước, đứng đầu là tư lệnh trưởng các lực lượng tên lửa Kamanin.

Khả năng, các thử nghiệm pháo phản lực của thiếu tá A.A. Shumilin được thực hiện với mục đích thúc đẩy phía Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình nhằm giải quyết những vấn đề tranh chấp. Dù sao đi nữa, ngày 11 tháng 9 năm 1969 trong thời gian thực hiện các cuộc đàm phán bí mật giữa thủ tướng chính phủ liên bang Xô viết ông A. Kosygin với thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh, đã đạt được thỏa thuận tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về các vấn đề biên giới Liên xô – Trung Quốc, các cuộc đàm phán này bắt đầu vào ngày 20 tháng 10 năm 1969.

Nhưng một tháng trước khi có cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà nước đã xảy ra một cuộc xung đột lớn trên đường biên giới và cướp đi hàng chục mạng quân nhân.

>> Bí mật cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Liên Xô năm 1979

Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979



Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.

Hơn một lần Liên bang Xô Viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.

Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả.

Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.

Xung đột biên giới năm 1979

Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...

Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng đối phương đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội một 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 – 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17 tháng 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Năm 1979. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarussia cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ. Ảnh: Cơ sở dữ liệu “VKO” Matxcova

Liên bang Xô Viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự. Nhưng với những cái đầu nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Matxcơva đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.

Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3 năm 1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 3 ( với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.

Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1, động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các loại.

Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn BBCG và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.

Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viến đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.

Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ Siberia đến Mông Cổ (hơn 2000 km).

Các đơn vị được tổ chức biên chế thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường không. Cụ thể, sư đoàn ĐBĐK từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông cổ.

Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn công và kế hoạch phản công.

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện tác chiến tầm xa, “phi tiếp xúc”. Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy tham vọng mà không tự lượng sức mình.

Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7000km trong vòng hai ngày.

Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.

Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h, sử dụng hơn 1000 quả bom và tên lửa.

Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.

Liên bang Xô Viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt Nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.

Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô Viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng.

Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội Vô Viết, người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào? Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân ra biên giới Xô – Trung.

Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, diễn ra trong khu vực châu Á. Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác “tình huống giả định, một bước tiến – hai bước lùi”. Và áp lực chiến tranh nặng nề đè lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối đa..


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.

Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bộ máy lãnh đạo nước lớn ở châu Á quyết định rút quân khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị và quân sự, bất ngờ và choáng váng trước sự kiên cường và sức mạnh của Việt Nam và một phần có thêm sự ủng hộ kiên quyết của Matxcơva đối với Hà Nội.

Liên Xô yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông; những mâu thuẫn và bất đồng chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền nước lớn kia; sự phản ứng mạnh mẽ của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình; sự xuất hiện rõ nét những điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA; trong biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật.

Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20 tháng 3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.

Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.

Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị.

Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô Viết phô diễn trong cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn là một yếu tố đã góp phần chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".

Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.

Quân đội Liên bang Xô Viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

(Tổng hợp Internet)

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

>> Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)

Chuyên gia về hải quân người Nga Yu.V. Vedernikov phân tích về vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam hiện nay.

(*)Yu.V. Vedernikov : chuyên gia về hải quân, người đã từng viết một số cuốn sách về hải quân Trung Quốc đương đại, để quý độc giả tham khảo. Bài viết được đăng trên trang của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga.


>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam

>> Cách Việt Nam giữ Trường Sa ?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Phần 1: Tham vọng và trở ngại

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nằm ở bờ đông bán đảo Đông Dương và có dân số 90,5 triệu người. Theo số liệu năm 2011, GDP chính thức của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, tăng 5,9% năm so với cùng kỳ năm trước. Ngân sách của Việt Nam bị thâm hụt với mức thu 32,8 tỷ USD và mức chi 35,7 tỷ USD. Nợ nhà nước chiếm 57,3% GDP, dự trữ vàng-ngoại tệ là 17,67 tỷ USD [ 1 ] Giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế là các vùng công nghiệp Hà Nội (ở phía bắc) và thành phố Hồ Chí Minh (ở phía nam).

Xuất khẩu các sản phẩm trong nước có vai trò chiến lược trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2011, khối lượng xuất khẩu là 95,32 tỷ USD, bằng 77,7% GDP. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống là tài nguyên thiên nhiên, nông sản và hải sản, quần áo và giày dép, đồ điện tử gia dụng (và không phức tạp). Các quốc gia đối tác hàng đầu là Mỹ - 18%, Trung Quốc - 11% và Nhật Bản - 11%. Bên cạnh đó, nhập khẩu (năm 2011 là 97,83 tỷ USD) cho phép Việt Nam có được sản phẩm chế tạo máy, cấu kiện kim loại, thiết bị công nghiệp nhẹ. Các quốc gia cung cấp chính là: Trung Quốc - 22,0%, Hàn Quốc - 13,2%, Nhật Bản - 10,4%, Đài Loan - 8,6%, Thái Lan - 6,4% và Singapore - 6,4%.

Về mặt truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc biển.

Tuy nhiên, theo số liệu của Review of Maritime Transport [ 2 ] tại thời điểm đầu năm 2011, Việt Nam có 1.451 tàu với tổng trọng tải [ 3 ] 3.704.000 GT, trong đó trọng tải của 104 tàu dầu là 933.000 GT, của 130 tàu chở hàng rời - 1.079.000 GT, của 949 tàu chở hàng khô - 1.367.000 GT, của 21 tàu chở container - 131.000 GT và của 42 tàu khác - 194.000 GT. So sánh những số liệu này, có thể kết luận rằng, hạm đội thương thuyền Việt Nam có các tàu tương đối nhỏ về kích thước, được dùng chủ yếu cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và khu vực [ 4 ]. Sách tra cứu “World Port Index” có đăng thông tin về 16 cảng và bến cảng của Việt Nam, trong đó lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh nằm tương ứng ở miền bắc, miền trung và miền nam đất nước. Được biết [ 5 ], năm 2009, lượng container lưu chuyển của các cảng Việt Nam là 4.840.6000 TEU, còn năm 2010 là 5.454.500 TEU, tức là mức tăng trưởng hàng năm là 13,1%, trong khi chỉ số trung bình thế giới là 13,3%.

Về truyền thống, Việt Nam không được coi là cường quốc hải quân.

Và về mặt lịch sử, điều đó là có cơ sở. Thoát hẳn khỏi ách thực dân vào năm 1954, đất nước bị lôi cuốn vào hàng loạt cuộc chiến tranh, trong đó hải quân được dành cho vai trò hạng ba, thực tế là không quan trọng. Hạm đội được trang bị một số lượng nhỏ xuồng (tàu nhỏ) chiến đấu các loại hoạt động ven biển và trên sông. Việc bảo vệ từ hướng biển định kỳ do Hải quân Liên Xô đảm nhiệm, các tàu chiến, tàu ngầm Liên Xô bằng sự hiện diện của mình đã kiềm chế cuộc xâm lược tiềm tàng của Mỹ. Khi các hiện tượng khủng hoảng gia tăng ở Liên Xô, sự yểm trợ bằng sức mạnh quân sự này dần chấm dứt.

Những biển đổi địa-chính trị của thế giới vào đầu thập niên 1990 và cuộc cải cách kinh tế-xã hội theo hướng tự do của Việt Nam vào nửa đầu thập kỷ này đã không đưa vào nghị trình vấn đề hiện đại hóa tận gốc lực lượng hải quân quốc gia. Hạm đội vẫn chỉ là hạm đội ven bờ với nòng cốt là mấy tàu tuần tra và đổ bộ, tàu quét lôi và xuồng tên lửa ở trình độ kỹ thuật những năm 1960 do Liên Xô cung cấp.

Trong khi đó, sự tái cấu trúc chính trị không gian thế giới đã làm gay gắt vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nói đúng ra, vấn đề phi quân sự hóa vùng biển này đã xuất hiện khá lâu, trong những năm 1950-1960, với sự xuất hiện của các quốc gia có chủ quyền mới ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh một thế giới lưỡng cực, nó mang tính khu vực hẹp và “chậm chạp”, và thực tế đã được giải quyết bởi các nước tranh chấp theo nguyên tắc “fait accompli” (sự đã rồi), nghĩa là xác lập chủ quyền bằng sức mạnh khi sử dụng lực lượng hải quân có năng lực như luận cứ chủ yếu.

Thời đại mới đã tạo ra những điều chỉnh đối với vấn đề này khi làm cho “tranh chấp tài nguyên” do trữ lượng tiềm năng hydrocarbon lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa [ 6 ] mà ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền trở nên bức thiết. Lợi ích của Việt Nam ở vùng biển này là rất lớn. Cần lưu ý là Việt Nam đang nắm giữ 21 trong 44 đảo nhỏ và rạn đá ngầm lớn nhất của quần đảo này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiến hạm uy lực nhất HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam hiện nay

Một xu hướng mới khác là “sự xâm nhập” vào khu vực này của Đông Nam Á của “các quốc gia ngoài khu vực”. Có liên minh quân sự-chính trị với Đài Loan và Nhật Bản, cũng như sự hiện diện quân sự ở Philippines, Mỹ thường xuyên duy trì tại khu vực này một lực lượng tàu chiến [ 7 ]. Theo đuổi những mục tiêu đối ngoại của mình, năm 2011, Ấn Độ đã bắt đầu hợp tác thăm dò ở thềm lục địa Việt Nam, còn sau đó thì tuyên bố ý định thiết lập sự hiện diện hải quân thường xuyên ở vùng biển này. Tất cả những điều đó đi kèm với sự mở rộng quan hệ ngoại giao và các cuộc tập trận chung hải quân truyền thống [ 8 ], như những thành tố của ngoại giao quân sự. Tuy nhiên, sự thiếu văng, dù là một hạm đội cho dù không lớn nhưng có năng lực hoạt động đang đặt Việt Nam vào thế phụ thuộc vào “ý muốn” của các quốc gia này, làm cho họ phải “trông chừng cộng đồng quốc tế” trong các hành động [ 9 ].

Tất cả những điều đó cộng lại đã làm cho vấn đề hiện đại hóa Hải quân Việt Nam trở nên cấp thiết.

Hải quân Việt Nam đương đại là một quân chủng độc lập của lực lượng vũ trang, về tổ chức chia thành 4 vùng hải quân, 9 lữ đoàn tàu chiến và tàu bổ trợ, 1 lữ đoàn đặc công, 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ và 2 lữ đoàn phòng thủ bờ biển. Quân số là 33.800 người [ 10 ].

Theo số liệu Jane’s năm 2008, trong biên chế Hải quân Việt Nam có 2 tàu ngầm mini do Bắc Triều Tiên đóng, 5 tàu tuần tra cũ lớp Projekt 159, 4 corvette tên lửa lớp 1241RE trang bị tên lửa chống hạm P-15, 2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và 2 corvette tên lửa lớp Projekt 1241.8 trang bị tên lửa chống hạm Kh-35, 4 corvette tuần tra lớp Projekt 1041 và các tàu chiến nhỏ cũ gồm: 8 tàu tên lửa lớp Projekt 205 và 2 tàu phóng lôi lớp Projekt 206М và 206Т. Các tàu quét lôi gồm 4 tàu quét lôi căn cứ và 2 tàu quét lôi ven bờ, lực lượng tàu đổ bộ gồm 3 tàu đổ bộ hãng trung do Liên Xô đóng và 3 tàu đổ bộ tăng do Mỹ đóng. Trong biên chế hạm đội còn có một số lượng lớn tàu nhỏ ven bờ và tàu sông các loại.

Báo chí công khai không nêu thông tin về chiến lược hải quân của Việt Nam. Nhưng dựa vào suy nghĩ lành mạnh, chúng tôi giả định các nhiệm vụ sau đây đang đặt ra cho Hải quân Việt Nam (không xác định rõ mức độ ưu tiên của chúng):

- Bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bảo đảm sức mạnh quân sự cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ hoạt động giao thông hàng hải, đánh cá và thăm dò trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế, đấu tranh chống cướp biển, buôn lậu ma túy và các mối đe dọa tương tự;

- Kiềm chế một cuộc xâm lược tiềm tàng từ hướng biển một cách độc lập hoặc phối hợp với các quân binh chủng khác của quân đội, khi có liên minh với các nước ngoài hoặc không có sự liên minh đó;

- Tác chiến trên biển độc lập hay phối hợp với Không quân, chi viện cho Lục quân trong phòng thủ đất nước trên các hướng ven biển.

Sự đổi mới thực tế đội tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt đầu vào nửa cuối thập niên 1990 bằng việc mua sắm 4 corvette tên lửa Projekt 1241 của Nga. Về thực chất, có thể nói đến sự đổi mới kỹ thuật: trong biên chế hạm đội Việt Nam đã xuất hiện các tàu tên lửa mới, với dự trữ kỹ thuật và tiềm năng hiện đại hóa lớn, nhưng được trang bị các tên lửa hành trình cũ P-15 (SS-N-2D Styx) [ 11 ].

Trong những năm sau đó, Việt Nam đã mua sắm các corvette tên lửa tương tự, nhưng đã được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại Kh-35 Uran-E (SS-N-25). Điều đó tự nó tạo ra xu hướng đổi mới chất lượng mức chiến dịch-chiến thuật Hải quân Việt Nam. Theo số liệu của Jane’s 2008, trong biên chế hạm đội Việt Nam hiện có và sẽ có tổng cộng 12 corvette tên lửa với tổng tiềm lực chiến đấu là 176 tên lửa chống hạm Kh-35. Được biết, năm 2004-2008, Việt Nam đã mua sắm 120 tên lửa này, còn tháng 10/2010 đã ký hiệp định Nga-Việt về việc phát triển tên lửa Uran-EV thích ứng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam [ 12 ].

Không còn nghi ngờ, điểm yếu của các tàu này là tiềm lực phòng không yếu, với sự hiện diện của 2 ụ pháo hiệu quả thấp АК-630 trên mỗi tàu. Tuy vậy, nhược điểm này đã được tính đến từ thời Liên Xô: năm 1986, để thử nghiệm, trên một tàu cùng lớp đã lắp hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik, cũng như trù tính khả năng cải tạo nhanh để lắp các loại vũ khí trang bị mới [ 13 ].

Việc tiếp nhận 2 frigate lớp Gepard (Projekt 11661E) vào năm 2011 là sự tăng cường chất lượng cho hạm đội Việt Nam. Với lượng giãn nước toàn phần 2.100 tấn, frigate lớp này có cự ly hành trình 3.500 hải lý (ở tốc độ 14 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập đế 20 ngày đêm, được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35, 1 hệ thống tên lửa-pháo phòng không Kortik và 2 ụ pháo АК-630, vũ khí chống ngầm và có một sân đỗ để triển khai tạm thời 1 trực thăng.

Các tàu Gepard có tiềm năng hiện đại hóa lớn. Được biết, các tàu lớp này của Hải quân Nga đã tiến hành thành công các đợt bắn thử tên lửa chống hạm 3М54 Club-N, hãng thiết kế đã xem xét khả năng lắp ụ pháo 100 mm tối tân nhất АК-190 cho các tàu này [ 14 ]. Chúng tôi cho rằng, hiện tại, các nước ở khu vực Biển Đông không có các tàu cùng loại có khả năng chiến đấu sánh với các tàu chiến Gepard của Việt Nam [ 15 ].

Biên chế lực lượng tàu tuần tra dự định bổ sung bằng các tàu corvette lớp Projekt 1041.2 Svetlyak mà trong tương lai, số lượng sẽ tăng lên đến 10 chiếc. Các tàu chiến này của Việt Nam là biến thể chống ngầm được phát triển từ lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Projekt 1241 và khác với chúng ở chỗ được trang bị hệ thống động lực chính là các động cơ diesel. Kinh nghiệm của Hải quân Liên Xô đã cho thấy rằng, để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tàu Svetlyak là đắt đỏ cả khi đóng lẫn trong khai thác [ 16 ]. Việc mua sắm các tàu có tiềm năng săn-chống ngầm trực tiếp và thực tế là không có vũ khí tấn công (chống hạm) này, theo chúng tôi, là sự lãng phí tiền bạc [ 17 ].

Ngoài ra, báo chí cũng đưa tin về khả năng Việt Nam mua của Hà Lan 4 frigae lớp SIGMA. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân bằng phương thức đóng tàu và đào tạo thủy binh [ 18 ]. Tuy nhiên, hiện tại (tháng 12/2012), việc này chưa được xác nhận [ 19 ].


(Bài viết được tham khảo từ nguồn Vietnamdefence)

>> Sức mạnh pháo phản lực “kiểu Việt Nam”

Trong chiến tranh, Việt Nam đã cải tiến đưa vào sử dụng pháo phản lực mang vác làm quân địch bao phen “kinh hồn bạt vía”.


>> 'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phản lực BM-14 "nguyên bản" (xe và giàn phóng) của Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật. Nguồn: báo QĐND

Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam những pháo phản lực có sức tấn công kinh hoàng. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện chiến trường, Việt Nam đã tự cải tiến thành những loại pháo phản lực có thể mang vác. Nó vừa mang tính cơ động cao nhưng vẫn đảm bảo sức hủy diệt mạnh.

Từ BM-14 đến A12

Đầu những năm 1960, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam pháo phản lực phóng loạt BM-14. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp lắp giàn phóng 16-17 nòng cỡ đạn 140mm. Mỗi quả đạn rocket BM-14 nặng khoảng 40kg, đạt tầm bắn khoảng 10km.

Sự xuất hiện của pháo phản lực trong biên chế là một bước phát triển mới của Binh chủng Pháo binh Việt Nam. Tuy nhiên, với trọng lượng lớn và cồng kềnh thì BM-14 không thuận lợi trong tác chiến ở chiến trường miền Nam.

Thực tế chiến trường đòi hỏi một loại pháo có uy lực lớn, nhưng phải mang vác được bằng sức người. Bởi vậy, ngành kỹ thuật pháo binh đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu để cải tiến BM-14.

Sách Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh QĐNDVN (1945-1975) viết: “Để tăng cường loại vũ khí có hỏa lực mạnh cho chiến trường, Bộ Tư lệnh đề nghị Bộ Quốc phòng triển khai nghiên cứu cải tiến pháo phản lực BM-14 (Liên Xô sản xuất) thành pháo phản lực mang vác”.

>> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới

BM-14 sau cải tiến gồm ống phóng gắn trên một bệ bằng gỗ. Ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại, dài 1,14m, mặt trong có đánh 4 đường sống tiếp tuyến với mặt hình trụ của đạn. Bệ bằng gỗ dày 2cm, rộng 25cm, dài 120cm. Tiện lợi ở chỗ, bệ tên lửa làm bằng gỗ này không cần vận tải vào Nam mà có thể dễ dàng làm tại chỗ dựa theo bản thiết kế. Toàn bộ bệ chỉ nặng khoảng 10,5kg.

Khi thử nghiệm, bệ phóng được kê đầu trên túi đất, chèn thêm các túi đất lên trên và quanh tấm gỗ để cố định bệ. Góc bắn được lấy 45 độ, điểm hỏa bằng 6 quả pin con thỏ 1,5 vol. Thử nghiệm cho thấy luồng phụt không làm hư hại bệ phóng, có thể dùng lại.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phản lực mang vác A12 cải tiến từ BM-14 tại trường bắn Hòa Lạc, năm 1966.

Pháo BM-14 sau khi cải tiến có tầm bắn khoảng 8.000 m (giảm so với nguyên bản) nhưng độ chính xác cao hơn. Mặt khác, BM-14 chỉ phóng lần lượt từng quả một, còn pháo cải tiến có thể phóng cùng lúc 12 quả đạn nhờ 1 hệ thống điện điểm hỏa. Bởi vậy nó được gọi là A12.

Sau khi cải tiến thành công, từ dàn phóng 17 nòng, A12 được biên chế cho mỗi tiểu đội 12 khẩu. Với trọng lượng rất nhẹ, A12 rất tiện lợi cơ động để thực hiện những đòn tập kích hỏa lực luồn sâu đánh hiểm vào đối phương.

Ngày 28/2/1967, Tiểu đoàn 99 lần đầu sử dụng pháo phản lực “made in Vietnam” A12 trên chiến trường. Tiểu đoàn đã bắn 15 loạt với 140 viên đạn vào các mục tiêu trong sân bay Đà Nẵng. Trận tập kích bất ngờ này đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự các loại cùng hàng trăm tên địch.

Tổ điệp báo trong thành phố sau này gửi thư ra miêu tả trận đánh: “Tỉnh dậy là thấy tiếng ào ào xé không khí như hàng chục chiếc máy bay phản lực cất cánh. Nhiều tiếng nổ làm rung chuyển cả thành phố. Lửa bùng lên dữ dội trong sân bay. Nhiều người tưởng là máy bay từ miền Bắc vào ném bom đã rủ nhau lên mái nhà xem máy bay Mỹ cháy”.

ĐKB và bão lửa Biên Hòa

Cùng với BM-14, sau này Liên Xô tiếp tục viện trợ cho Việt Nam loại pháo phản lực mới nhất khi đó, BM-21 Grad. Pháo dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp lắp giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn những viên đạn rocket đi xa 20km.

Một khẩu đội gồm 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài 64m.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phản lực BM-21 Grad của Quân đội Việt Nam hiện nay. Nguồn: báo QĐND

Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây trùm lên một khu vực rộng. Đây là vũ khí rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố. Tuy nhiên, BM-21 không phát huy hiệu quả nếu bắn vào một mục tiêu nhỏ được định vị như lô cốt bê tông.

Cũng giống BM-14, BM-21 cồng kềnh không thích hợp cho tác chiến ở chiến trường miền Nam thời điểm đó. Vì thế, phía ta đã đề nghị phía Liên Xô cải tiến giúp BM-21 thành từng nòng riêng lẻ để tiện cơ động.

Theo Lịch sử Pháo Binh Việt Nam viết: “Dịp Tết năm 1966, BM-21 cải tiến đã được gửi sang Việt Nam. Ban đầu người ta gọi nó là DKZ-66, sau đó đổi thành ĐKB (loại ĐKZ chuyên dùng chiến đấu ở chiến trường B)”.

ĐKB vẫn sử dụng nòng và đạn cùng cỡ như BM-21 nhưng được tháo riêng thành 2 bộ phận là nòng và chân rất gọn nhẹ, tiện mang vác. Đạn ĐKB nặng 46kg, tầm bắn từ 2-10km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể mang vác ĐKB cải tiến trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: sách Lịch sử Pháo binh

Trung đoàn 84A được thành lập để huấn luyện sử dụng ĐKB. Ngày 17/6/1966, Trung đoàn 84 cùng với Tiểu đoàn 99 đã bắn trình diễn vũ khí mới tại trường bắn Hòa Lạc (Hà Tây) cho Bác Hồ và các vị lãnh đạo cấp cao xem. Ngay trong năm 1966, Trung đoàn 84A với 54 khẩu ĐKB hành quân vào miền Nam.

Ngày 11/2/1967, pháo phản lực ĐKB lần đầu được sử dụng trên chiến trường. Trung đoàn 84A đã dùng 54 khẩu ĐKB tấn công sân bay Biên Hòa. Chỉ trong vòng 15 phút, toàn bộ sân bay đã ngập chìm trong khói lửa. Khoảng 150 máy bay cùng nhiều kho tàng đã bị phá hủy. Đòn tấn công này đã khiến quân địch hoang mang, hoảng sợ.

Những trận đánh vào sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa của A12 và ĐKB đã mở đầu cho chiến thuật sử dụng pháo mang vác luồn sâu đánh hiểm của pháo binh Việt Nam. Từ đó pháo mang vác được sử dụng rất phổ biến và đã trở thành một vũ khí lợi hại của pháo binh ta trong những trận pháo kích vào căn cứ địch.

Một vài hình ảnh:

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa phòng không?

Ít ai biết bằng, tàu ngầm Kilo ngoài khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên, dưới mặt biển còn có thể bắn hạ máy bay.


>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển, dưới biển và trên không. Ảnh minh họa

Kilo là loại tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel được Cục Thiết kế Trung ương Rubin chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1982. Đây là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Tàu được phát triển với hai biến thể chính: Project 877EKM và Project 636. Điểm khác biệt chủ yếu của hai biến thể, Kilo 636 lớn hơn về kích cỡ và trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn cùng vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub.

Mặc dù nhiệm vụ chính của tàu ngầm là thực hiện các hoạt động tấn công dưới nước, nhưng các nhà thiết kế vẫn tính đến khả năng phải đối đầu với các mục tiêu đường không trong trường hợp đang nổi lên. Vì thế, các nhà thiết kế đã trang bị cho Kilo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp.

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

Theo thông tin từ nhà sản xuất, cả hai biến thể tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp 9K34 Strela-3 (NATO định danh cho biến thể hải quân là SA-N-8 Gremlin) và 9K83 Igla (NATO định danh là SA-N-10 Gimlet).

Tên lửa đối không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV bay thấp trong trường hợp tàu đang nổi lên thì bị phát hiện. Hệ thống này mang tính phòng vệ nhiều hơn là tấn công.

9K34 Strela-3

Tên lửa 9K34 Strela-3 vốn là loại vũ khí phòng không vác vai trên bộ được phát triển từ những năm 1970. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M36 nặng 10,3kg, dài 1,47m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M36 của 9K34 Strela-3 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi bẫy nhiệt (phóng từ máy). Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay bẫy hồng ngoại.

Đạn 9M36 đạt tầm bắn tối đa 4,1km, hạ mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 2,3km.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không tầm thấp 9K38 Igla.
9K38 Igla

Tương tự 9K34 Igla, 9K38 Igla trang bị cho tàu ngầm Kilo cũng là vũ khí phòng không trên bộ từ những năm 1980. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M39 nặng 10,8kg, dài 1,5m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M39 lắp đầu tự hồng ngoại 2 phổ có khả năng lọc mục tiêu trong điều khiển đối phương thả nhiễu hồng ngoại (mồi bẫy nhiệt). Đặc biệt, tên lửa có khả năng phân biệt được máy bay địch và máy bay ta. Điều này giúp giảm rủi ro “bắn nhầm” quân mình.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao bắn hạ 10m tới 3,5km.

Giá phóng của hệ thống tên lửa này được bố trí trên đài điều khiển bên trong một khoang kín nước. Giá phóng sẽ được đưa lên bằng một hệ thống thủy lực để nhắm mục tiêu. Tất nhiên đó là lúc con tàu sẽ phải nổi lên, tên lửa không thể bắn từ dưới mặt nước.

Trên thực tế, khả năng tấn công đối không của tàu ngầm chỉ là thứ yếu. Bởi nếu đối chọi với các máy bay theo kiểu “tay đôi” không phải là lợi thế của tàu ngầm. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì nó cung cấp cho tàu ngầm một lợi thế nhất định.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam liệu có được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp?

Tuy nhiên, hệ thống phòng không này chỉ được trang bị cho các tàu ngầm của Nga. Hầu hết tàu Kilo xuất khẩu chưa được trang bị hệ thống này.

Nhiều khả năng, Nga không muốn chia sẻ vũ khí này trên biến thể xuất khẩu. Vì thông thường, vũ khí xuất khẩu luôn luôn “thiếu hụt” một vài công nghệ so với mẫu nguyên gốc. Hoặc một khả năng rất thấp, các khách hàng không yêu cầu vũ khí phòng không.

Hiện, không rõ liệu tàu ngầm Kilo 636 cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có trang bị hệ thống phòng không. Vấn đề này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Dự kiến, trong năm 2013, phía Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 02 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hiện, nhà máy đóng tàu Nga đã khởi đóng chiếc tàu Kilo cuối cùng trong hợp đồng 6 tàu cung cấp cho Việt Nam.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

>> Nhớ lại trận hải chiến Trường Sa 1988 (1)

64 thủy thủ hải quân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc ngày 14/3/1988.


>> Chiến dịch CQ-88 & trận chiến 14/3/1988 tại Trường Sa

>> Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 (hiện bức tranh này được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân).

Sự hy sinh anh dũng của những người lính biến Việt Nam 25 năm trước tại địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau.

Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc

Vào tháng 3/2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương tích ấy “nhắc nhở”, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.



Dưới đây là video clip Những ký ức Gạc Ma:
Ra đi

Anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Hiện anh ở trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Càng đến gần ngày 14/3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.

Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổi đôi mươi, anh cùng người bạn thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3/1987.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắn.

Nhập ngũ cùng thời gian còn có anh nông dân Dương Văn Dũng, tạm biệt đám ruộng ở khu vực Bình An (nay thuộc P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn 83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.

Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3/1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ-604 thẳng tiến ra Trường Sa.

Anh Dũng kể, 20h ngày 11/3, anh cùng mọi người lên tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út. Ảnh: Nguyễn Tú.

Khoảng 15h ngày 13/3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.

Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ-604, dùng loa yêu cầu tàu HQ-604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.

“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan Văn Đức nhớ lại.

Đến 21h cùng ngày, tàu HQ-604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó. Lúc 3h sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hàng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh.

Anh Đức kể, đến 4h sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20-30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK-47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.

“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao tránh được”, anh Đức nói.

Chiến sự

Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.

“Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết. Ngay lúc ấy, anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo”, anh Đức thuật lại.

“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi.

>> Tại sao Hoàng Sa ???

Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức: “Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ-604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ-604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sau trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam. Ảnh tư liệu.

Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn.

Còn về phần anh Dũng, tàu HQ-604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì tàu bị đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.

Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18h cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông.

“Khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao vào ngày 14/3/1988, các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế. Họ đã dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất, 3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất tích… (sau đó Trung Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ).

Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16/3/1988). Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa… Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân”. (Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân).

 (Nguồn : http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201303/Nho-lai-tran-hai-chien-Truong-Sa-1988-1-898649/
)

>> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp

Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM.


>>Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S125-2TM

Pechora-2M là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus “Các hệ thống phòng thủ”.

Tetraedr” là đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM. Tetraedr được thành lập ngày 26/4/2001 tại thủ đô Minsk của nước Cộng hòa Belarus, có trên 300 cán bộ, công nhân viên có học hàm học vị và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, thử nghiệm và vận hành các loại vũ khí trang bị kỹ thuật phòng không tiên tiến. Tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng Tetraedr đã tạo được uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, trong đó có tổ hợp S-125-2TM.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr bắt tay vào nghiên cứu phát triển từ tháng 12/2006 với tên gọi ban đầu là KO-125-2TM (КО là viết tắt của cụm từ Комплекс Оборудования/Tổ hợp Khí tài), trên cơ sở nâng cấp tính năng kỹ chiến thuật và khả năng cơ động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 “Pechora” và S-125M “Pechora-M”. Năm 2008, cấu hình gói nâng cấp theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” được Tetraedr hoàn thành và đem giới thiệu cho các khách hàng sử dụng các tổ hợp S-125 và S-125M. Trong tên gọi S-125-2TM “Pechora-2TM”, chữ cái T là viết tắt của từ “Тетраэдр/Tetraedr” và chữ cái M là viết tắt của từ “Мобильный nghĩa là Cơ động” trong tiếng Nga.

Theo nội dung gói nâng cấp tổ hợp S-125/S-125M theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM”, Tetraedr cung cấp cho khách hàng một số xe khí tài đồng bộ và các chi tiết linh kiện mới cho các tổ hợp cần nâng cấp, đồng thời cử chuyên gia lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và chuyển giao công nghệ nâng cấp tổ hợp ngay tại các cơ sở kỹ thuật ở đất nước khách hàng.

Tháng 12/2008, Tetraedr đã tìm được khách hàng đầu tiên là nước Cộng hòa Azerbaijan với hợp đồng nâng cấp 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Neva-M” theo chuẩn S-125-2TM “Pechora-2TM” qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 do các chuyên gia Tetraedr trực tiếp nâng cấp 5 tổ hợp S-125M kết thúc vào tháng 4/2009, giai đoạn 2 do kỹ thuật viên Azerbaijan tham gia nâng cấp dưới sự hướng dẫn, giám sát và chuyển giao công nghệ từng bước của chuyên gia Tetraedr cho các tổ hợp còn lại. Trong 2 ngày 14 và 15/12/2009, kíp trắc thủ của bộ đội phòng không Azerbaijan đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài S-125-2TM “Pechora-2TM” với việc hạ thành công bia bay đạn đạo tốc độ cao IVS-M1/ИВЦ-М1 chỉ bằng 1 đạn. Hiện nay, Tetraedr cùng với lực lượng phòng không Azerbaijan đã hoàn tất giai đoạn 2 nâng cấp cho các tổ hợp Neva-M còn lại.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M “Pechora-M” lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Dự kiến S-125-2TM Pechora-2TM sẽ được trang bị cho ít nhất 10 trung đoàn tên lửa phòng không (hiện có 8 trung đoàn đang sử dụng Pechora-2M gồm 213, 250, 257, 274, 276, 282, 284, 285). Đầu tháng 10/2010, các xe khí tài và linh kiện nâng cấp tổ hợp S-125M “Pechora-M” giai đoạn 1 của hợp đồng này đã được máy bay vận tải chuyển tới sân bay Nội Bài.

Sau một thời gian triển khai công tác nâng cấp khí tài Pechora-2TM tại Nhà máy A31 Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không-Không quân, Tiểu đoàn 152 thuộc Trung đoàn tên lửa 250 là đơn vị đầu tiên của Quân chủng tiếp nhận bộ khí tài mới được nâng cấp. Từ ngày 26 tới 28/3/2011, Tiểu đoàn 152 cùng các chuyên gia Tetraedr, Nhà máy A31 và Cục kỹ thuật Quân chủng PK-KQ đã tiến hành bắn nghiệm thu khí tài tại trường bắn TB1. Trong đợt bắn này, kíp bắn đạn thật của tiểu đoàn 152 đã sử dụng bộ khí tài S-125-2TM bắn tổng cộng 6 đạn (1 đạn tiêu thụ ngày 26/3/2011 và 5 đạn tiêu thụ ngày 28/3/2011) diệt cả 6 mục tiêu bay, đạt kết quả diệt 100%.

Đơn vị tên lửa thứ hai tiếp nhận tổ hợp S-125-2TM là Tiểu đoàn 122 thuộc Trung đoàn tên lửa 284. Trong đợt diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng PK-KQ tổ chức từ ngày 1 tới 5/12/2011 tại trường bắn TB1, Tiểu đoàn 122 cùng các chuyên gia kỹ thuật Tetraedr đã tiến hành bắn nghiệm thu thành công bộ khí tài S-125-2TM cùng với việc bắn biểu diễn bộ khí tài S-125-2TM của Tiểu đoàn 152.

Trong quá trình hiện đại hóa, trong tổ hợp, các yếu tố cơ bản được thay thế hoàn toàn, được lắp hệ thống quang điện “Ngày – đêm” mới nhất và tổ hợp phòng thủ kỹ thuật vô tuyến điện để đối phó với các loại tên lửa chống ra đa. Thiết bị phóng với hai tên lửa lắp trên gầm xe tải do nhà máy xe máy kéo Minsk sản xuất.

Sự hiện đại hóa nhằm đạt những mục tiêu chính:

- Phục hồi tuổi thọ của hệ thống bằng cách thay thế và di chuyển các thiết bị cũ thành các thiết bị hiện đại hơn

- Nâng cao khả năng chiến đấu của hệ thống qua việc mở rộng phạm vi tác chiến đối với các phương tiện tấn công đường không trong tình trạng nhiễu đơn giản và phức tạp

- Nâng cao sự thuận tiện, rút gọn hình dạng bên ngoài và thời gian triển khai bảo dưỡng kỹ thuật của tổ hợp.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các phương án hiện đại hóa:

- Tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống khỏi các dải nhiễu tích cực và thụ động

- Áp dụng hệ thống quang điện truyền hình nhằm phát hiện và tự động theo dõi mục tiêu trong chế độ làm việc thụ động trong điều kiện ban ngày và ban đêm từ máy do xa laze

- Mở rộng khu vực tác chiến bằng việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại trong việc xác định tọa độ và các thiết bị vạch tọa độ (UKV), tăng cường độ chính xác khi theo dõi các mục tiêu

- Tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ và bay tầm thấp

- Áp dụng chỗ làm việc mới cho trắc thủ và sĩ quan điều khiển , được thực hiện trên cơ sở các thiết bị hiện đại với dữ liệu trên bảng thông tin từ kênh vô tuyến và quang điện, thông tin về tham số di chuyển và loại mục tiêu, khu vực hoạt động hiệu quả của tên lửa đối với mục tiêu, sự chuẩn bị cho thiết bị phóng và các thông tin cần thiết khác

- Cài đặt thiết bị tập luyện mô phỏng hiện đại hóa nhằm đào tạo trắc thủ

- Bảo đảm sự kiểm soát ngầm với sự cung cấp thông tin về sự hư hỏng, trục trặc của tổ hợp, bảo gồm cả những phần tử có thể thay thế lẫn nhau (pin, modul)

- Thay mới các thiết bị chính trên cơ sở các yếu tố và công nghệ mới. Sự thay thế bao gồm: cabin – 100%; trạm ăng ten – 80%; thiết bị phóng – 80%

- Giảm số phụ tùng thay thế từ 8 đến 10 lần

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Hai phiên bản hiện đại hóa

1. Lắp trong ống phóng – với các phương tiện vận tải cho của thiết bị phóng, trạm ăng ten cùng các thiết bị cung cấp điện.

2. Dạng cơ động (không lắp trong ống phóng) – với sự lắp thiết bị phóng, trạm ra đa và cabin điều khiển trên khung gầm ô tô và các thiết bị cung cấp điện tự động

Khi hiện đại hóa cabin điều khiển, các thiết bị cũ bị được thu hồi hoàn toàn. Các thiết bị hiện đại được tiếp nhận; sự biểu hiện và xử lý thông tin, các thiết bị kiểm soát, huấn luyện và chỉnh lý tài liệu trên cơ sở được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại.

Trang bị mới gồm có: chỗ làm việc được tự động hóa của sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều khiển, trắc thủ , máy vi tính điều khiển và kiêm tra, thiết bị trao đổi thông tin, thiết bị ghi chép tham số, thiết bị tập luyện và các trang thiết bị khác. Thiết bị được lắp trong các ống phóng mới hoặc trên gầm xe tải. Cabin có thể có trang bị dành cho việc nâng tên lửa khi lắp trên gầm xe tải và tháo khi bố trí trên trận địa.

Khi hiện đại hóa đài ra đa, các thiết bị cũ được thu hồi, tiếp nhận thiết bị máy ngắm vô tuyến quang điện mới. Trang bị mới, được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại và công nghệ rắn: thiết bị thu (bộ phận cao tần và máy tăng áp chính), hệ thống kháng nhiễu, hệ thống số chọn lọc mục tiêu di động (SDTs), thiết bị lập trình chỉ huy điều khiển tên lửa và các hệ thống tọa độ, máy phát điện đồng bộ, máy vi tính điều khiển và kiếm tra, nguồn điện và các trang thiết bị khác. Bộ cảm biến dẫn đường điều khiển mới được lắp đặt, máy ngắm vô tuyến quang điện hiện đại hơn, máy đo xa laze và các yếu tố mới điều khiển sự hoạt động của ăng ten và các thiết bị trao đổi thông tin với cabin.

Trạm ăng ten UVH-2 được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bằng các thiết bị tiếp điện tự động và hệ thống chỉnh ngang tự động. Thiết bị dẫn động thủy lực thực hiện việc nâng và hạ các hệ thống ăng ten. Các ăng ten chống nhiễu và các hệ thống dẫn đường vệ tinh được lắp đặt trên hệ thống ăng ten.

Khi hiện đại hóa thiết bị phóng đã lắp các thiết bị có độ tin cậy cao của hệ thống kiểm tra, điều khiển sự xuất phát, điều khiển sự truyền động, trao đổi thông tin với cabin UHK-2.

Thiết bị phóng được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bởi các thiết bị tiếp điện tự động, thiết bị dẫn đường vệ tinh và hệ thống chỉnh ngang tự động. Việc nạp đạn cho thiết bị phóng được thực hiện bằng sự sử dụng xe vận tải tiếp đạn mới hoặc được hiện đại hóa PR-14-2M.

Sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không 5V27D bao gồm sự hiện đại hóa động cơ kỳ thứ nhất, đầu đạn và ngòi nổ vô tuyến, bảo đạm mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả trên tầm xa cực đại – 32km, nâng cao xác suất bắn cháy mục tiêu. Độ cao của ngòi nổ vô tuyến trong chế độ làm việc thường đối với các mục tiêu bay thấp hạ xuống từ 60 đếm 20m. Khả năng bắn hạ mục tiêu trên không được tăng cường bằng việc gia tăng khối lượng thuốc nổ lên 1,6 lần và số mảnh vỡ lên 3,7 lần.

( Tổng hợp )
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang