Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

>> Siêu hạm tuần tra xa bờ Friesland của HQ Hà Lan


Hải quân Hoàng gia Hà Lan vừa nhận được chiếc tàu tuần tra biển xa thứ ba mang tên Friesland, có thiết bị cảm biến và thông tin tiên tiến.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Friesland lớp Holland của Hải quân Hoàng gia Hà Lan.


Mạng Aerospace Defense Pháp cho biết, ngày 11/4 /2012, tàu tuần tra viễn dương lớp Holland thứ ba mang tên Friesland đã được bàn giao ở Harlingen. Tàu Friesland do Nhà máy đóng tàu Schelde, Tập đoàn Damen Hà Lan chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan, là chiếc thứ ba trong số 4 chiếc tàu tuần tra lớp Holland.

Mặc dù mô-đun cột tích hợp Thales phải đến đầu năm 2014 mới có thể lắp đặt, nhưng sau khi bàn giao, tàu tuần tra Friesland vẫn sẽ trực tiếp bắt đầu tiến hành thử nghiệm và cắt đặt nhiệm vụ.

Tàu tuần tra viễn dương lớp Holland dài 108 m, rộng 16 m, lượng choán nước khoảng 3.750 tấn. Tàu này có thể mang theo máy bay trực thăng Type NH-90 hoặc máy bay trực thăng cùng loại.

Tàu Holland có các loại vũ khí trang bị gồm: 1 hạm pháo Oto Melara cỡ nòng 76 mm, 1 pháo bắn nhanh cỡ nóng 30 mm và 2 súng máy Hitrole cỡ nòng 12,7 mm. Những vũ khí này đều có thể hoàn toàn được điều khiển tầm xa.

Do mô-đun cột tích hợp có thiết bị cảm biến và công nghệ thông tin tiên tiến nhất, nên nó có khả năng do thám, bám theo các mục tiêu trên không tầm cao và tầm thấp, các tàu tốc độ nhanh, tàu ngầm, thủy lôi, người nhái đặc nhiệm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Friesland lớp Holland của Hải quân Hoàng gia Hà Lan.

Hai chiếc tàu đã bàn giao trước đây cho Hải quân Hà Lan gồm tàu tuần tra Holland và tàu tuần tra Zeeland lớp Holland được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Schelde, Tập đoàn Damen, Vlissingen, Hà Lan, nhưng có bộ phận được phân đoạn do nhà máy đóng tàu Damen – Galatz cung cấp.

Chiếc tàu tuần tra lớp Holland thứ 3 và thứ 4 là Friesland và Groningen được chế tạo ở nhà máy đóng tàu Damen của Galatz, do nhà máy đóng tàu hải quân Schelde – Damen phụ trách giám sát.

Công tác thử nghiệm, nghiệm thu trên biển tàu Groningen dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4, đầu tháng 6 sẽ đến nhà máy đóng tàu hải quân Schelde-Damen để tiến hành lắp đặt các hệ thống đặc biệt và bộ phận cuối cùng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra Zeeland lớp Holland - Hải quân Hoàng gia Hà Lan.


Tàu tuần tra lớp Holland do Hà Lan chế tạo.


>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc


Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin…




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng).


Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “cơ bản thành hình”.

Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ “sát thủ tàu sân bay” của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện.

Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ “đã không còn cảm thấy lo ngại” đối với “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc – tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này “đang được đẩy nhanh phát triển”.

Ông cho rằng, muốn tìm được và “khóa” lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này.

Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler.

Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Dòng máy bay EA-18 Growler Mỹ.


Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược “bảo hiểm kép” để đối phó với “sát thủ tàu sân bay”.

Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D.

Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến.

Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc.

Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống “sát thủ tàu sân bay” trên của quân Mỹ về cơ bản là “đánh địch trên giấy”, khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc.

Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho “sát thủ tàu sân bay”.

Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km.

Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ.

Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối.

Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn.

Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay.

Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có khả năng “một đòn giết gọn” đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu.

Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D.

Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là “sát thủ tàu sân bay”. Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D.

Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này.

Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D.

Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với “sát thủ tàu sân bay”.

Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc.

Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, “thời gian đứng về phía quân Mỹ”.

“Sát thủ tàu sân bay” muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc.

>> Tàu ngầm Chakra - Sự lặng lẽ chết người


“Điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ.


Ngày 5/4, Ấn Độ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra thuê của Nga đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Wilma cho biết, tàu ngầm Chakra, có chiều dài hơn 100 m, sẽ giúp Ấn Độ đứng vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân như Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, bảo đảm cho Hải quân Ấn Độ triển khai ở đại dương có tính linh hoạt hơn.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân có lượng choán nước 8.140 tấn này không chỉ có khả năng thu thập tin tức tình báo rất mạnh, mà còn là sát thủ ghê gớm dưới nước.

Bài báo cho biết, tốc độ tối đa của tàu ngầm Chakra có thể đạt 30 hải lý/giờ, được trang bị tên lửa phóng ngầm Club tầm phóng 300 km và ngư lôi tiên tiến, sẽ cung cấp cho Hải quân Ấn Độ một thủ đoạn tấn công tầm xa, bí mật.

Chỉ huy tàu ngầm Chakra Ashokan thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi có thể chiến thắng bất cứ đối thủ láng giềng nào”.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc tăng cường hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương đã gây lo ngại cho Ấn Độ, “nhưng điều thú vị là, trong hành trình trở về nước 42 ngày, tàu ngầm hạt nhân Chakra đã lặng lẽ đi qua biển Đông mà không gây tiếng động nào”.

http://nghiadx.blogspot.com


Bài báo còn cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan đều đang tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, sau khi gia nhập liên minh, tàu ngầm Chakra sẽ tăng cường sức mạnh tác chiến dưới nước cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony nhấn mạnh, tàu ngầm hạt nhân Chakra hoặc các tàu chiến khác đi vào hoạt động hoàn toàn không nhằm vào bất cứ nước nào, chỉ là để tăng cường an ninh quốc gia và an ninh trên biển của Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?


Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.



Tập chí Defense News của Mỹ mới đây dẫn lời một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Nhật Bản, Phó giáo sư Narushige Michishita tiết lộ:

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khi đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một quan tài sắt”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Aegis lớp Diamond và tàu ngầm Black Dragon của Hải quân Nhật Bản


Ông Michishita cũng nhấn mạnh, để bảo vệ vùng lãnh hải, không phận và những mối đe dọa thường trực từ phía Nam, quân đội Nhật Bản đã không ngừng tăng cường khả năng giám sát và xây dựng lực lượng không quân, hải quân tinh nhuệ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, Nhật Bản vẫn còn thiếu một sách lược tổng thể.

Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế biển lớn thứ 7 thế giới và hầu hết các nguồn tài nguyên đều được nhập khẩu qua đường biển.

Mặt khác, Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường khả năng ngăn chặn trước việc Mỹ có mưu đồ can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan và những ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.

Theo Đề cương Chương trình Quốc phòng quốc gia Nhật Bản (2010), đến năm 2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ biên chế thêm cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển 13 tàu chiến nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản


Trong đó có 2 tàu khu trục Aegis, như vậy Nhật Bản sẽ có tổng cộng 6 tàu khu trục Aegis và 3 tàu khu trục khác, cùng 5 tàu ngầm và 26 máy bay trực thăng để tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng chống ngầm, bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 115 tỷ yên (1,4 tỷ USD) để xây dựng một tàu khu trục chống ngầm thế hệ mới, có khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, có tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và có trọng lượng rẽ nước 19.500 tấn, dùng để thay thế cho tàu khu trục Kurama.

Cùng với đó là dự án có giá trị 54,7 tỷ yên để xây dựng một tàu ngầm hiện đại với hệ thống chống ngư lôi tiên tiến nhất.

Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ cho các tàu khu trục, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch bổ sung thêm 4 máy bay trực thăng SH-60K với giá trị khoảng 22,9 tỷ yên.

Theo chương trình mở rộng quy mô cho Hải quân lần này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống radar để theo dõi khu vực phía nam Okinawa.

Để thành lập các trạm quan sát tại khu vực ven biển phía Tây Nam Yonaguni, Nhật Bản cũng sẽ mua thêm 88 hệ thống tên lửa chống tàu, các máy bay trực thăng vận tải, ngư lôi thông minh và các hệ thống sonar (sóng âm) mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nhật Bản sẽ biến tàu sân bay Trung Quốc thành “quan tài sắt”?

Ông Michishita cho biết: “Những hành động này sẽ giúp Nhật Bản đối phó tốt hơn trước sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và duy trì được ưu thế về chất lượng của quân đội mình, đặc biệt là các tàu khu trục Aegis có khả năng chống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm của Trung Quốc”.

“Khả năng tác chiến chống tàu ngầm và lực lượng tàu ngầm thế hệ mới là chìa khóa để tăng cường lợi thế chiến đấu cho lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khí đối mặt với lực lượng chống ngầm của chúng tôi, tàu sân bay Trung Quốc sẽ biến thành “một chiếc quan tài sắt”. Ông nhấn mạnh thêm.

Chuyên gia Chính trị quốc tế Đại học Kanagawa, Phó giáo sư Ryo Sahashi cho biết, tăng cường sức mạnh quân sự là nhu cầu bảo vệ bờ biển kéo dài của Nhật Bản.

Để đối phó vói “chủ nghĩa bành trướng” của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải phát triển một chương trình chiến lược tương ứng.

>> Tại sao phương Tây lại "rùm beng" khi Triều Tiên phóng tên lửa đẩy


“Phương Tây đã lấy “ý thức hệ” để đặt ra tiêu chuẩn kép, còn Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới khi dựa vào xã hội đen cao bồi…”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được lắp đặt ở Trạm phóng Vệ tinh Sohae.


Tân Hoa xã ngày 11/4 có bài viết bình luận về thái độ ứng xử của phương Tây mang màu sắc ý thức hệ đối với CHDCND Triều Tiên và Ấn Độ trong vấn đề phóng tên lửa.

Tân Hoa xã viết, nếu bạn vào công cụ tìm kiếm Google, bạn sẽ phát hiện ra rằng những thông tin về việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) trên báo chí phương Tây có tới hơn 5.000 kết quả, nhưng các thông tin về việc Ấn Độ chuẩn bị phóng tên lửa Agni-5 chỉ có khoảng 100 kết quả.

Nhìn vào số lượng này, báo chí phương Tây có thái độ hoàn toàn khác nhau trong cách ứng xử với Ấn Độ và CHDCND Triều Tiên.

Về góc độ độ minh bạch, CHDCND Triều Tiên đã vượt xa Ấn Độ. Khi tuyên bố phóng vệ tinh, CHDCND Triều Tiên ra tuyên bố muốn mời các nước quan sát, hai ngày trước báo giới các nước còn đến Trạm phóng vệ tinh Sohae – CHDCND Triều Tiên để chụp ảnh tên lửa đẩy Ngân Hà-3 đã hoàn thành lắp đặt.

Tân Hoa xã viết: "Trong khi đó, Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni-5, vừa không công bố các hình ảnh có liên quan, vừa không mời báo giới đến đưa tin. Hành vi này đã phân rõ trắng đen".

Nhìn từ góc độ công nghệ, lần này CHDCND Triều Tiên sử dụng tên lửa đẩy để phóng vệ tinh nhân tạo. Mặc dù công nghệ hàng không này có thể ứng dụng cho phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng chúng rốt cuộc có sự khác biệt nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đẩy Ngân Hà-3.


Trong khi đó, tình hình của Ấn Độ lại hoàn toàn khác. Tờ “The Hindu” cho biết, tên lửa Agni-5 đã hoàn thành lắp áp trên mặt đất, có tầm phóng 5.000 km. Chuyên gia Ấn Độ Cheadle còn tuyên bố muốn tiến hành phóng từ xe phóng cơ động trên đường bộ.

Về tên gọi, Ấn Độ cho biết rõ Agni-5 là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hơn nữa còn có thể tiến hành phóng cơ động trên mặt đất. Điều này tạo ra sự trái ngược hoàn toàn với tên lửa đẩy Ngân Hà-3 của CHDCND Triều Tiên chờ đợi ở giá phóng.

Nhìn vào phương pháp phán đoán “mối đe dọa” của báo giới phương Tây trước đây, mức độ “phạm luật” của Ấn Độ đều vượt xa CHDCND Triều Tiên.

Ấn Độ nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trên thực tế là sự tác động to lớn tới hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới. Nhưng, thực tế là các nước phương Tây không quan tâm tới Ấn Độ, lại tốn nhiều bút mực đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa.

Tân Hoa xã cho rằng, trong vấn đề này, dẫn đầu là Nhật Bản và Mỹ, các phương tiện truyền thông của một số nước đã tiến hành “ma quái hóa” có hệ thống và mục đích đối với việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa. Tên lửa còn chưa phóng, đã bắt đầu dự đoán phải dùng biện pháp nào để đánh chặn khi nó thất bại.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot-3 sẵn sàng đánh chặn tên lửa CHDCND Triều Tiên.


Báo giới Nhật Bản liên tục đưa tin điều chỉnh tuyến đường biển quốc tế, cố gắng tạo ra bầu không khí dư luận về ảnh hưởng bất lợi của tên lửa CHDCND Triều Tiên đối với cuộc sống người dân.

Theo Tân Hoa xã thì Mỹ càng hung hăng hơn, đối với việc CHDCND Triều Tiên mời các chuyên gia nước ngoài đến tham quan hiện trường phóng vệ tinh, Mỹ không chỉ tuyên bố không cử chuyên gia, mà còn yêu cầu nước khác cũng không cử chuyên gia.

Ngoài ra, với tư cách là nước lớn về hàng không vũ trụ, ở góc độ công nghệ, Mỹ còn phân tích tên lửa CHDCND Triều Tiên phóng xuống phía nam, phỏng đoán CHDCND Triều Tiên có mục đích phóng tên lửa lớn hơn là vệ tinh.

Tân Hoa xã kết luận, trong con mắt của báo giới phương Tây, CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa là “xấu”, Ấn Độ mặc dù bất chấp tất cả, tiến hành phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thì cũng có thể tha thứ.

Tân Hoa xã cho rằng, hiện nay, các nước trên thế giới không nên lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn, thực hiện tiêu chuẩn kép, mà nên bắt tay với nhau, cùng cố gắng cắt giảm vũ khí tên lửa, vũ khí hạt nhân thậm chí phi hạt nhân hóa trên phạm vi thế giới.

Tân Hoa xã kết luận rằng: "Nếu Mỹ đến cả sự công bằng, khách quan tối thiểu cũng không quan tâm, dựa vào xã hội đen cao bồi có tổ chức để duy trì an ninh trật tự, thì họ thực sự đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của hòa bình thế giới".

Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Quân đội Ấn Độ sắp được phóng thử trong thời gian tới:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

>> Trung Quốc sẽ có 5 tàu sân bay, 400 tàu chiến vào năm 2020


Để phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất, ngăn chặn Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số lượng tàu chiến và chế tạo thêm 4 tàu sân bay vào năm 2020.




http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu sân bay hạng nặng Trung Quốc của dân mạng.

Ngày 10/4, tờ “Thời báo Đài Bắc” dẫn bài viết từ trang mạng bình luận quân sự Nga cho rằng, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với một chiếc tàu sân bay tân trang, có kế hoạch đến năm 2020 tiếp tục chế tạo 2 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động cơ hạt nhân, đồng thời tiếp tục chế tạo 200 tàu chiến.

Nếu tin này là thật, thì khi đó quy mô của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, lên tới 400 chiếc. Hơn nữa, còn có nhà phân tích khác cho rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân, chứ không phải 1 chiếc.

Trang mạng này cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn tiếp tục phát triển tàu ngầm và lực lượng tên lửa, mục tiêu chủ yếu là phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất.

Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, "chuỗi đảo thứ nhất (từ quần đảo Ryukyu kéo xuống Đài Loan, Philippines đến biển Đông) luôn giam chân Trung Quốc, đã cản trở Trung Quốc phát huy vai trò của một cường quốc khu vực".

Một mục tiêu rõ ràng khác của Hải quân Trung Quốc là ngăn chặn Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập, ngăn cản hoặc trì hoãn sự triển khai của Hải quân Mỹ ở khu vực này.

Mặc dù Trung Quốc cũng đang quan tâm tới Ấn Độ Dương, nhưng Bắc Kinh cho rằng triển khai hải quân ở đó chủ yếu là để giải quyết vấn đề cướp biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc.

Nếu con số được bài báo dẫn ra là thật, thì quy mô hạm đội hiện đại của Hải quân Trung Quốc (hiện nay có 200 tàu chiến) đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi. Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình lắp ráp, dự kiến đưa vào hoạt động nhân ngày 1/8 - kỷ niệm thành lập Quân đội Trung Quốc.

Số lượng tàu sân bay mà Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo vẫn đang trong quá trình bàn bạc, thảo luận, một số nhà phân tích cho rằng, số lượng tàu sâu bay hạt nhân là 2 chiếc, chứ không phải 1 chiếc.

Bài viết chỉ ra, trong quá trình hiện đại hóa hải quân, Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức phát triển máy bay phiên bản hải quân J-15, máy bay cảnh báo sớm, máy bay trực thăng vận tải Z-8.

Trung Quốc hiện đang phát triển một máy bay cánh quạt 2 turbin cảnh báo sớm và tác chiến chống tàu ngầm (ASW).

Các nhà phân tích quân sự cho rằng, trên tàu sân bay sẽ mang theo máy bay do thám trên biển, nhưng là Y-8 phiên bản chống tàu ngầm.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản hải quân bay thử.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn đa năng Z-8 của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra trên biển Y-8 của Công ty Công nghiệp Máy bay Thiểm Tây.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm E-2C tạo thành một mạng lưới chỉ huy chống tàu ngầm trên không chặt chẽ cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đang đẩy mạnh tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ có có kế hoạch đưa tàu chiến đấu duyên hải USS Independence đến Singapore tập trận trong thời gian tới.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> So sánh AMD của Bush và AMD của Obama


“Lực lượng hạt nhân của Mỹ ngày nay và tương lai, có nhiệm vụ chính là tiến hành một cuộc tấn công đa dạng đầu tiên chống lại Nga hoặc Trung Quốc”...



...“Hệ thống phòng thủ tên lửa AMD, mà sẽ được triển khai, trong mọi hình thức, có giá trị, trước hết, trong một cuộc tấn công chứ không phải là bối cảnh phòng thủ”....

Đó là những kết luận quan trọng mà các nhà khoa học chính trị Mỹ đưa ra vào năm 2006 và là nền tảng thúc đẩy các ông chủ Nhà Trắng quyết tâm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên phạm vi toàn cầu, không ngoài mục đích tăng cường sự thống trị thế giới.

Đến nay có thể khẳng định, chính quyền Mỹ quyết tâm sẽ đi đến giai đoạn thứ năm, có thể chưa phải là giai đoạn cuối cùng của chương trình phòng thủ tên lửa của nước này.

Dù có sự thay đổi vị trí người đứng đầu Nhà Trắng từ George W. Bush sang Obama, nhưng bản chất của chương trình AMD vẫn không thay đổi. Hơn nữa, tên gọi trước đây của khái niệm “khu vực trận địa thứ 3” thích hợp để áp dụng cho kế hoạch của Barack Obama, trong khi vẫn duy trì sự tồn tại của trận địa phòng thủ tên lửa ở Alaska và California.

Sau đây là bài phân tích về hệ thống AMD đang được người Mỹ xây dựng của chuyên gia Valery Shatskaya:

Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ gồm các tên lửa GBI (Ground-Based Interceptor) phóng từ các xilo cố định đặt tại các bang Alaska và California, để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Đến cuối năm 2010 người Mỹ đã triển khai 31 tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 (*).

Đi cùng với đó là radar X-band biến thể trên biển hoạt động ở Thái Bình Dương đảm bảo cho các vụ phóng tên lửa thử nghiệm và các chiến dịch phòng thủ đang diễn ra. Ngoài ra, vào năm 1998, ở phía Bắc Na Uy đã triển khai radar chỉ thị sớm, nay đã được nâng cấp. Năm 2008, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ lên kế hoạch kết hợp hoạt động đồng thời trạm radar Globus-2 ở Na Uy với trạm radar ở Falingdeyls (Anh) trong khuôn khổ kế hoạch phòng thủ tên lửa cho châu Âu.

Tháng 9/2009, Obama công bố từ bỏ kế hoạch của chính quyền tiền nhiệm về việc triển khai 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar phòng thủ tên lửa tại Cộng hòa Séc. Thay vào đó, ông này đề xuất một cấu trúc phòng thủ tên lửa mới, gồm hệ thống tên lửa di động trên biển và trên đất liền.

Theo khái niệm mới, các thành phần AMD đang được triển khai trên lãnh thổ một số nước châu Âu và trên biển sẽ được gộp vào một hệ thống rộng lớn hơn với tên gọi AMD châu Âu, hay AMD NATO. Và một lần nữa, theo tuyên bố của nhà chức trách Mỹ, hệ thống được xây dựng nhằm bảo vệ trước nguy cơ tên lửa từ Iran. Hệ thống này được xây dựng trong 4 giai đoạn (**).




http://nghiadx.blogspot.com
Biểu đồ mô phỏng các giai đoạn xây dựng hệ thống AMD Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo ổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, dự kiến trước năm 2018 hệ thống AMD Mỹ sẽ được đưa vào hoạt động, nhưng thực tế sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2012.


Hệ thống mới khác biệt ở tính cơ động, cho phép Mỹ nhanh chóng phản ứng với các nguy cơ đang nổi lên từ bất kỳ hướng nào.

Ngoài ra, so với kế hoạch của George W. Bush với tầm triển khai rộng khắp châu Âu hiện nay, Mỹ hướng đến việc hệ thống AMD châu Âu được xây dựng dưới sự bảo trợ của NATO, vì hai lý do: Thứ nhất để chia sẻ các chi phí tài chính giữa tất cả các thành viên tham gia trong hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, qua đó giảm bớt gánh nặng tài chính cho Mỹ hoặc để đảm bảo sự phụ thuộc tài chính của một số nước. Thứ hai, có thể áp đặt việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm kiểm soát một tổ chức quốc tế, như NATO. Tuy nhiên, Mỹ cố tình che giấu mục đích này.

Ở Liên minh Châu Âu hiện nay thiếu vắng hệ hệ thống an ninh tập thể. Ngoài ra, còn có những bất đồng ý kiến làm cho các bên không thể xây dựng một chính sách đối ngoại chung và chính sách trong lĩnh vực phòng thủ. Bởi vậy, NATO vừa là cơ chế thực hiện các nhiệm vụ này, nhưng cũng vừa phải chịu sự lãnh đạo của Mỹ. Có thể, một vài nước (Pháp, Đức) vừa bị lôi cuốn vào việc xây dựng hệ thống an ninh Châu Âu, nhưng các nước nhỏ lại chỉ thiết tha với NATO. Trong bối cảnh như vậy, hệ thống AMD đối với Mỹ là nền tảng tác động lên Châu Âu.

(*) Từ năm 2002 đến cuối năm 2010 hệ thống AMD của Mỹ đã bao gồm các thành phần sau:

- 30 tên lửa chống tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất để bảo vệ lãnh thổ
- Khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Tên lửa đánh chăn “Standart-3” trang bị trên khu trục hạm với hệ thống Aegis
- Hệ thống radar đã được hiện đại hoá Cobra Dane đặt trên đảo Aleutian
- Nâng cấp các radar cảnh báo sớm (Beale Air Force Base, California; Falingdeyls, Vương quốc Anh, và Tula, Greenland)
- 7 tổ hợp radar di động X-band, với một hệ thống đã được triển khai tại Israel và một hệ thống tại Nhật Bản

(**) 4 giai đoạn xây dựng AMD:

• Giai đoạn 1, đến cuối năm 2011, triển khai một số hệ thống chống tên lửa để bảo vệ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Xem xét vị trí triển khai tại Địa Trung Hải các tàu khu trục Aegis và tên lửa đánh chặn Standart-3 mod.1A, ngoài ra, radar AMD ở châu Âu, dự định không chỉ để cung cấp thông tin cho tên lửa của hệ thống đặt trên tàu chiến, mà còn cho tên lửa ở hai vị trí triển khai trên lãnh thổ Mỹ.

• Giai đoạn 2, đến năm 2015, xem xét triển khai các tên lửa đánh chặn biến thể hoàn thiện hơn SM-3 mod.1V và các phương tiên thông tin bổ sung. Giai đoạn này bao gồm việc triển khai các tổ hợp tên lửa chống tên lửa trên mặt đất trên cơ sở các tên lửa Standard-3 ở Nam Âu nhằm hỗ trợ bổ sung cho các hệ thống trên biển.

• Giai đoạn 3, đến năm 2018, dự kiến triển khai ở Bắc Âu một tổ hợp tên lửa tương tự như ở Nam Âu. Trong trường hợp này dự định sẽ trang bị cho các hệ thống mặt đất và trên tàu chiến các hệ thống Aegis với tên lửa đánh chặn Standart mod.2A.

• Giai đoạn 4, đến năm 2020, có nghĩa là đạt được các tính năng bổ sung để bảo vệ an toàn lãnh thổ Mỹ trước các ICBM được phóng đi từ Trung Đông. Trong thời gian này, sẽ có sự xuất hiện của SM-3 2V. Ngoài ra, giai đoạn này còn bao gồm việc hiện đại hoá các thành phần AMD đã triển khai từ các giai đoạn trước đó.

Đến cuối tài khóa 2011, cấu trúc hệ thống AMD bao gồm:

- 23 tàu chiến trang bị hệ thống Aegis có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, và có thể giám sát và theo dõi tên lửa tầm xa.
- 30 tổ hợp tên lửa đánh chặn trên mặt đất, đã được triển khai tại Alaska và California
- 87 tên lửa đánh chặn trên biển Standart-3 để đánh chặn tên lửa tầm trung
- 72 tên lửa chống tên lửa Standart-2 để đánh chặn phạm vi cuối của quá trình bay của tên lửa đạn đạo đối phương
- 2 tổ hợp THAAD
- 18 tên lửa đánh chặn THAAD
- 6 hệ thống radar AN/TPY-2
- 56 tổ hợp PAC-3
- 903 tên lửa đánh chặn PAC-3

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan


Tàu ngầm Đài Loan trang bị tên lửa Harpoon đang được giao cho vai trò quan trọng hơn trước sức ép từ tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn 071, 081 của TQ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường Hải Long - Hải quân Đài Loan.


Tuần san “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) Mỹ kỳ mới nhất đăng bài viết của Wendell Minnick cho biết, chương trình tên lửa chống hạm của Đài Loan đưa Hải quân Trung Quốc vào tầm ngắm.

Báo Mỹ viết, những thông tin từ công nghiệp quốc phòng Đài Loan cho biết, nhà cầm quyền Đài Loan đang có kế hoạch sản xuất một loại tên lửa chống hạm có tầm phóng lớn hơn, loại tên lửa chống hạm này có thể thuộc dòng tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 (XF-3), nó sẽ được triển khai ở phía đông đảo Đài Loan, ngắm về phía tây eo biển Đài Loan và dọc bờ biển Trung Quốc.

Tin này còn cho biết, Đài Loan đang đưa tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có phạm vi phòng thủ 300 km, động cơ phản lực xung áp (ép) lắp đặt trên 8 tàu hộ tống tên lửa lớp Thành Công do họ tự chế tạo.

Hành động này mang tên “Hướng Dương”, việc đặt tên này có thể đã tham khảo núi Hướng Dương giữa thành phố Hoa Liên (Hualien) và Đài Đông (Taitung) của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phủ nhận sự tồn tại của “Hành động Hướng Dương”. Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết:

“Nói thật là, tôi có thể cam kết với các bạn, thông tin này hoàn toàn không đúng sự thực”. Mặc dù vậy, một thông tin khác từ Bộ Quốc phòng lại chứng thực thông tin Đài Loan triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 ở hai bên bờ biển hòn đảo này, nhưng công trình này không bao gồm tên lửa tăng tầm phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo.

Nhà cầm quyền Đài Loan đang gia tăng lượng dự trữ tên lửa chống hạm kiểu mới các kiểu cỡ, những tên lửa chống hạm này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến (tàu nổi), bệ pháo phòng thủ ven biển và máy bay chiến đấu.

Hành động này là một phần trong chiến lược lâu dài của Đài Loan, dưới sự giám sát chặt chẽ, triển khai các trang thiết bị nhằm vào hạm đội Hải quân Trung Quốc và ven biển.

Báo Mỹ cho rằng, nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng và Bộ Quốc phòng Đài Loan đều nói là Hải quân Đài Loan đang cải tạo 2 tàu ngầm diesel Hải Long để trang bị 32 quả tên lửa chống hạm Harpoon kiểu phóng ngầm UGM-84L.

Những tên lửa chống hạm này được Mỹ bán cho Đài Loan năm 2008 trị giá 200 triệu USD. Chương trình này đang được tiến hành tại căn cứ hải quân Tsoying-Cao Hùng, phía nam Đài Loan.

Trung đội tàu ngầm 256 Đài Loan chỉ có 2 tàu ngầm có thể tác chiến, chúng đều là sản phẩm do Hà Lan chế tạo vào thập niên 1980, mỗi tàu có thể lắp 28 quả ngư lôi hoặc tên lửa.

Công năng mới này sẽ giúp cho Hải quân Đài Loan mở rộng khả năng của mình tới phạm vi xa hơn ở dọc bờ biển Trung Quốc cả về hướng bắc lẫn hướng nam, đảo Hải Nam, các quân cảng quan trọng Sán Đầu và Hạ Môn đều nằm trong phạm vi đe dọa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Guppy - Hải quân Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan còn có 2 tàu ngầm diesel lớp Guppy thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay chỉ dùng để huấn luyện.

Trước đây, có phương tiện truyền thông từng đưa tin nhầm rằng, tàu Hải Long đã có khả năng phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 kiểu cũ, thực ra, 2 tàu ngầm do Hà Lan chế tạo hoàn toàn không thể phóng tên lửa chống hạm.

Phó giám đốc quốc tế AMI của Công ty Phân tích Hàng hải Mỹ, Bob Nugent cho rằng, khả năng răn đe của tàu ngầm Đài Loan phải mạnh hơn khả năng điều động lực lượng quân sự của nó. Ông nói:

“Hải quân Trung Quốc hiểu rõ rằng, tàu ngầm trang bị tên lửa Harpoon được triển khai ở ngoài các cảng quan trọng sẽ tạo ra mối đe dọa, điều này khiến cho đánh giá chiến lược của và kế hoạch triển khai các hành động của hải quân ngoài eo biển Đài Loan của họ có xu hướng phức tạp hóa”.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Andrew Eriksson cho rằng, ở dọc tuyến bờ biển phía tây Đài Loan, Đài Loan đã triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 trên bờ biển, đồng thời còn triển khai tên lửa Harpoon loại phóng từ trên không và tàu chiến, trong đó có một số trang bị hệ thống ngăn chặn bờ biển, từ đó có thể tấn công các mục tiêu ven biển của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.


Nhưng, đối mặt với sự tấn công của tên lửa Trung Quốc, tên lửa bờ biển, tên lửa trang bị cho tàu chiến và máy bay của Đài Loan rất dễ bị tổn thương, do đó đã trao cơ hội tốt cho tàu ngầm Đài Loan tác chiến.

Nugent cho rằng, khi tác chiến với tàu chiến mặt nước càng phải như vậy, Hải quân Trung Quốc bắt đầu triển khai một số tàu chiến cỡ lớn quan trọng có giá trị cao, như tàu sân bay và tàu đổ bộ 071, 081, chúng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với tên lửa Harpoon”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Thành Công - Hải quân Đài Loan trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong-3.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag - Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ 081 của dân mạng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục lớp Hiện Đại - Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn.


>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


Tàu ngầm lớp Kilo của Nga lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1980, do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin, St Petersburg thiết kế. Hiện nay phiên bản của lớp tàu ngầm này có ba loại là Loại 877EKM, loại 636 và loại 677, do xưởng đóng tàu Admiralty ở St Petersburg đóng. Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636), chúng có những đặc điểm kỹ thuật như sau

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Thiết kế







http://nghiadx.blogspot.com

Tàu gồm có sáu khoang kín được ngăn cách với nhau bằng những vách ngăn ngang trong lớp vỏ kép có áp suất. Thiết kế này và khả năng nổi tốt của nó làm cho nó vẫn có thể hoạt động được nếu bị thủng, thậm chí với một khoang và hai ngăn liền kề bị ngập nước.

Tàu có chiều dài là 72,6m, đường kính 9,9m, trọng lượng dãn nước 2.350 tấn, 57 thủy thủ và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 300m, tốc độ khoảng 22 km/h khi nổi và khoảng 40 km/h khi lặn. Tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640 km khi lặn.

Tàu được trang bị một hệ thống chiến đấu và điều khiển đa mục đích cung cấp thông tin để điều khiển và phóng ngư lôi một cách hiệu quả. Hệ thống máy tính tốc độ cao của hệ thống có thể xử lý thông tin từ từ các thiết bị trinh sát và hiển thị lên màn hình; xác định dữ liệu mục tiêu nổi và chìm và tính toán các tham số bắn; điều khiển bắn tự động; và cung cấp thông tin và các kế hoạch gợi ý về hoạt động và triển khai vũ khí.

Hỏa lực

http://nghiadx.blogspot.com


Tàu có một bệ phóng tám quả tên lửa biển đối không Igla hoặc Strela-3. Tên lửa Strela do Cục Thiết kế Fakel, Kaliningrad sản xuất (theo phiên bản tên lửa SA-N-8 Gremlin của NATO) có thiết bị dò tìm tia hồng ngoại nguội và đầu đạn nặng 2 kg. Tầm bắn tối đa là 6km. Tên lửa Igla (theo phiên bản SA-N-10 Gimlet của NATO) cũng được điền khiển bằng tia hồng ngoại nhưng nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km và tốc độ gấp 1,65 lần tốc độ âm thanh (1.980 km/h).

Tàu ngầm lớp này có thể triển khai được hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27), sử dụng tên lửa chống tàu 3M-54E1. Tầm bắn là 220km, đầu đạn chứa 450kg thuốc nổ có sức công phá lớn.

Tàu được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu ngầm và 18 quả ngư lôi. Các ống phóng ngư lôi này còn có thể triển khai được 24 quả thủy lôi. Hai ống phóng ngư lôi được thiết kế để bắn ngư lôi điều khiển từ xa có độ chính xác rất cao. Hệ thống ngư lôi do máy tính điều khiển giúp nạp đạn nhanh hơn. Loạt bắn đầu tiên được thực hiện trong 2 phút và loạt thứ hai trong 5 phút.

Bộ phận cảm biến

Tàu ngầm Loại 636 được trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước kỹ thuật số MGK-400EM. Radar của tàu hoạt động theo chế độ sử dụng kính tiềm vọng và chế độ nổi, cung cấp thông tin về các tình huống dưới nước và trên không và định vị an toàn. Tàu còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ điện tử, máy thu cảnh báo radar và máy định hướng bằng tín hiệu radio.

Hệ thống đẩy

Hệ thống đẩy của tàu bao gồm hai máy phát điện diesel, một động cơ đẩy chính, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một bánh lái một trục và một chân vịt bảy cánh cố định.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Thể tích dãn nước:

2,300-2,350 tấn khi nổi
3,000-4,000 tấn khi lặn

Kích thước:

Dài: 70-74 meters
Ngang: 9.9 meters
Draft: 6.2-6.5 meters

Tốc độ tối đa:

10-12 hải lý / giờ khi nổi
17-25 hải lý / giờ khi lặn
Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)
Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động tốt ở độ sâu 240-250 meters)

Bán kính hoạt động ngầm:

400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm
6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)
45 ngày trên biển

Vũ khí:

Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet
Sáu ống phóng thủy lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW hoặc thủy lôi TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval supercavitating "tên lửa ngầm", hoặc 24 mìn DM-1

Thủy thủ đoàn: 52

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

>> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ?


Mỹ vì lý do tài chính buộc phải cắt giảm kinh phí đóng tàu cho hải quân, còn Trung Quốc khởi động những chương trình mới để tăng cường số và chất lượng hải quân của họ.



Mục đích chủ yếu của Bắc Kinh, theo các nhà phân tích phương Tây, là rõ ràng: Trung Quốc trong tương lai sẽ cố giành vị trí cường quốc hải quân hàng đầu của Mỹ, đúng hơn là họ sẽ cố hất cẳng Mỹ khỏi đại dương thế giới.

Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS ở London, có thể coi việc công ty Hudong-Zhonghua Shipbuilding bắt đầu đóng ở Thượng Hải tàu đốc đổ bộ lớp 071 thứ tư có lượng giãn nước 20.000 tấn là bằng chứng khẳng định điều dod. Các tàu lớp này là tàu có trọng tải lớn nhất trong số các loại tàu được thiết kế và đóng tại Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện đang tiếp tục chạy thử không được tính vì nó là tàu cũ do Liên Xô thiết kế, được mua lại từ Ukraine và chỉ được đóng hoàn thiện và nâng cấp tại Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc xây dựng một hạm đội tàu đổ bộ lớn gồm các tàu trọng tải lớn cho thấy rõ ý đồ tăng cường sức mạnh hải quân. Nếu cần tiến hành các chiến dịch quân sự “phẫu thuật” thì không thể không dùng các tàu đổ bộ”, chuyên gia hàng đầu của IISS Christian Le Mière nhận định.

Theo các đồng nghiệp của Le Mière, Trung Quốc ‘đang chuẩn bị làm gia tăng căng thẳng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà theo dự báo khu vực này sẽ trở thành một trong những trung tâm xung đột quốc tế chủ yếu trong những thập niên tới.


http://nghiadx.blogspot.com


Những người ủng hộ quan điểm này tìm thấy bằng chứng xác nhận ở việc thay đổi học thuyết quân sự của Trung Quốc vốn trước đây chủ yếu tập trung vào các hành động trong điều kiện phát sinh căng thẳng ở khu vực eo biển Đài Loan.

Hiện nay, sự can thiệp của hải quân có thể cần đến trong các tình huống tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cũng như trong tình huống tranh chấp do những yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo nguồn giàu tài nguyên năng lượng ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines và các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền.

Nhận thấy khả năng các tranh chấp lãnh thổ ở đây trong tương lai có thể bị giải quyết bằng quân sự, Mỹ đang vội vã triển khai tại “ngã tư hàng hải” này các binh đoàn tàu đổ bộ của mình đóng tại Singapore và không loại trừ là cả ở Philippines.

Câu trả lời có thể của Trung Quốc, theo các chuyên gia ở London, sẽ là tung các tàu đốc đổ bộ 071 đến khu vực này.

Chương trình đóng tàu đổ bộ Trung Quốc trù tính đóng 8 tàu này. Tàu đầu tiên Côn Luân Sơn (Kunlunshan) lớp 071 hiện đã được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc và đóng ở Ấn Độ Dương.

Với sự gia tăng tiến độ đóng tàu, có thể dự đoán rằng, tàu thứ ba và tàu thứ tư lớp 071 có thể được nhận vào trang bị ít nhất trong 5 tháng tới.

Mỗi tàu lớp này có khả năng chở đến 800 quân, có thể sử dụng các xuồng đệm khí bố trí trong khoang ụ tàu để đổ quân lên bờ biển, cũng như một trực thăng trên hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc từ lâu đã không còn là quân chủng kém phát triển, chỉ dùng để phòng thủ bờ biển.


Theo thông tin của Mỹ, trong biên chế của hải quân Trung Quốc hiện có 75 tàu chiến các lớp chính, được trang bị tên lửa hiện đại các loại, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ vừa và lớn và gần 85 tàu tên lửa nhỏ.

Học thuyết quân sự Trung Quốc xác định tiếp tục phát triển hải quân, để nếu cần còn bảo đảm an ninh cho 800.000 công nhân Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như bảo vệ hạm đội thương thuyến dân sự với số lượng đang liên tục tăng của họ. Hiện nay, công nghiệp đóng tàu Trung Quốc được coi là đứng thứ ba thế giới, đẩy Hàn Quốc khỏi vị trí này.

Các chuyên gia IISS cho rằng, việc tăng tốc độ đóng và đưa vào sử dụng các tàu đổ bộ lớp 071 còn có lý do là các tàu này sẽ thể hiện sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương tốt hơn các chiến hạm.

Chẳng hạn, có thể sử dụng chúng hiệu quả khi tiến hành các chiến dịch cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp, điều các tàu Hạm đội 7 Mỹ đã thể hiện vào năm 2004 tại Ấn Độ Dương.

Việc các tàu này tham gia cứu trợ dân chúng các nước ven biển chịu thảm họa sóng thần đã cho phép Mỹ giành thiện cảm của các nước này, cũng như cải thiện vị thế của họ tại khu vực quan trọng chiến lược này.
Nguồn: Arms-Tass, 16.2.12.

>> Âm mưu khai chiến hạt nhân của Mỹ đã bị phá vỡ như thế nào ?


Thời chiến tranh lạnh, hai vợ chồng đại tá tình báo Liên Xô lỗi lạc là Vladimir V. Fedorov và Galina Fedorova đã góp phần ngăn chặn âm mưu của Mỹ phát động cuộc chiến hạt nhân.



Kế hoạch chiến tranh hạt nhân chớp nhoáng

Tháng 12/1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman ký sắc lệnh đệ trình kế hoạch tấn công hạt nhân Liên Xô. Đây không phải là văn kiện đầu tiên dạng này. Mùa thu năm 1945, Mỹ đã bắt đầu soạn thảo các kế hoạch chiến tranh nguyên tử chống Liên Xô.

Xuất phát điểm cho việc xây dựng kế hoạch chiến tranh là học thuyết “đòn đánh đầu tiên” - tấn công nguyên tử Liên Xô. Các kế hoạch đầu tiên được soạn thảo năm 1945 trù tính ném bom nguyên tử xuống 20 thành phố của Liên Xô.

Còn theo các kế hoạch có mật danh Charioteer và Fleetwood soạn thảo năm 1948, Mỹ dự định trong tháng đầu tiên của chiến tranh ném 133 quả bom nguyên tử xuống 70 thành phố Liên Xô, giết chết không dưới 6,7 triệu người trong số 28 triệu dân các thành phố đó, điều này, theo suy tính của bộ chỉ huy Mỹ, sẽ buộc Liên Xô đầu hàng.

Dĩ nhiên điếu đó mới chỉ là phần lý thuyết của việc lập kế hoạch. Nhưng cũng có những bước đi thực tế được thực hiện: ở Mỹ đã triển khai không quân chiến lược, xung quanh Liên Xô đã dựng lên các căn cứ quân sự Mỹ, các khối quân sự được thành lập.

Tháng 9/1949, Liên Xô chế tạo được vũ khí nguyên tử. Sự độc quyền tạm thời của Mỹ đối với vũ khí này bị kết liễu, điều đó đã gây ra sự hoảng loạn, đồng thời cơn hiếu chiến đột phát trong giới quân sự Mỹ. Phản ứng trước tiên của Lầu Năm góc là lập tức tấn công nguyên tử Liên Xô. Họ đã vội vã thông qua kế hoạch Trojan - ném khoảng 300 quả bom nguyên tử và hàng chục ngàn tấn bom thông thường xuống 100 thành phố Liên Xô. Để lập kế hoạch, người ta đã xác định ngày mở màn cuộc chiến chống Liên Xô là ngày 1/1/1950.

Kế hoạch Trojan đã được kiểm tra trong các cuộc tập trận tham mưu với kết quả nặng nề. Họ phát hiện ra là kế hoạch chỉ có thể thực hiện được 70%, nhưng họ cũng tổn thất không dưới 55% số máy bay ném bom. Thế là lại ra đời kế hoạch chiến tranh liên quân chống Liên Xô (Operation Dropshot). Kế hoạch này trù tính các nước NATO và nhiều nước châu Âu và châu Á khác sẽ huy động chống Liên Xô tổng cộng 20 triệu quân và toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ. Âm mưu khủng khiếp này đã bị các tình báo viên Liên Xô khám phá.

Nguồn tin Brig

Nhờ lực lượng điệp viên Liên Xô, Moskva đã kịp thời nhận được các tín hiệu cảnh báo nên ban lãnh đạo chính trị-quân sự Liên Xô đã nắm được các kế hoạch tác chiến của giới tướng lĩnh NATO.

Đại tá tình báo Liên Xô Vladimir Fedorov đã lấy được thông tin này nhờ có sự giúp đỡ của một nguồn tin rất quan trọng trong tổng hành dinh NATO (điệp viên này có mật danh là Brig). Tình báo Liên Xô tuyển mộ Brig dựa trên động cơ lý tưởng và điệp viên này không bao giờ nhận tiền hỗ trợ của Liên Xô.

Brig thường xuyên cung cấp thông tin giá trị về việc tái vũ trang và hiện đại hóa quân đội CHLB Đức, các tài liệu của ủy ban kế hoạch thuộc bộ tham mưu NATO về các nhiệm vụ của các đơn vị quân đội riêng biệt, tình trạng trang bị chiến đấu của chúng, về hệ thống chỉ huy quân đội, chiến lược và chiến thuật.

Giới lãnh đạo chóp bu NATO hồi đó (Adolf Heusinger - Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Hans Speidel - Tư lệnh lục quân NATO ở Trung Âu, tướng Heinrich “Heinz” Trettner - Cục trưởng Cục Hậu cần, Bộ chỉ huy Tối cao các cường quốc đồng minh ở châu Âu (SHAPE), bộ chỉ huy quân sự trung ương của các lực lượng quân sự NATO) đã soạn thảo các kế hoạch mật, trong đó trù tính tiến hành cả hành động quân sự bằng vũ khí hạt nhân chống CHDC Đức, Tiệp Khắc trong những tình huống nhất định.

Bằng chứng khẳng định cho thông tin nhận được từ trước là hàng loạt các cuộc tập trận của quân đội NATO. Trong các cuộc tập trận đó, NATO đã tập dượt các kịch bản tấn công khác nhau ở hướng đông. Chiếm vị trí không nhỏ trong luồng thông tin là những tin tức về các nhân vật trong các cấp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của NATO. Ví dụ Trung ương tình báo Liên Xô biết rõ về Heinz Trettner gần như tất cả với tư cách một con người, cũng như một nhà hoạt động chính trị-quân sự, cho đến tận những chi tiết nhỏ nhất như ông ta làm gì lúc rỗi việc, quan hệ với họ hàng, người thân, bạn bè ra sao, những mặt mạnh, yếu của cá nhân con người ông ta.

Brig cũng cung cấp thông tin về lập trường của một số nước Tây Âu riêng lẻ hay thậm chí của các nhóm nước về các vấn đề chính trị lớn. Ví dụ, về kết quả các cuộc đàm phán liên quốc gia, về thái độ của tây Âu đối với quá trình thành lập các quốc gia độc lập ở châu Phi. Ngay trước các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Brig lại chuyển thông tin mật về lập trường sắp tới của các quốc gia châu Âu hàng đầu về các vấn đề chủ chốt trong chương trình nghị sự. Những tin tức đó rất có giá trị đối với phái đoàn Liên Xô đi dự kỳ họp.

Phát hiện các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu

Một lần Sep nhận được từ Brig tín hiệu gọi gặp khẩn cấp. Họ gặp nhau ở địa điểm quy ước.

“Brig lập tức vào việc. Té ra máy ảnh của anh ấy hỏng, trong khi cần phải chụp lại các tài liệu đặc biệt quan trọng. Các tài liệu này đã được chuyển cho một số chuyên gia, trong đó có Brig để soạn thảo kết luật cho kỳ họp sắp tới của NATO. Các tài liệu này nói về trang bị vũ khí hạt nhân của một số đơn vị NATO ở châu Âu. Brig đã cảnh báo rằng, anh ấy có thể giữ lại tài liệu trong không quá một giờ. Nhận được gói tài liệu, tôi đi xe ra ngoài thành phố, đến một khu có nhiều rừng, tìm lấy một chỗ thuận tiện, yên tĩnh ở bìa rừng, nơi điều kiện ánh sáng ban ngày hoàn toàn đủ để chụp ảnh tài liệu lên phim có độ nhạy cao, việc này trước đây tôi đã từng phải làm trong ô tô ở một nơi hẻo lánh nào đó. Thông thường, khi gặp gỡ các điệp viên của mình, tôi thường cầm theo một máy ảnh nhỏ Minox. Chụp xong, tôi đã kịp thời trả lại gói tài liệu, lên xe và đi nhanh. Tôi phải vội vì trên đường tôi bắt buộc phải rẽ vào chỗ nhà cung cấp hàng hóa cho hãng của tôi để đặt lô vải láng lụa mới. Tôi dùng giao dịch làm ăn này để giải thích cho sự vắng mặt của mình ở hãng. Do tin tức quả thực là khẩn cấp nên tôi lập tức gửi về Trung ương tình báo cuộn phim ở dạng chưa hiện theo kênh liên lạc có sẵn, còn trong phiên liên lạc điện đài ban đêm, tôi đánh đi bức điện: “Gửi Trung ương. Hôm nay, trong cuộc gặp, Brig đã chuyển các tài liệu đặc biệt khẩn cấp liên quan đến trang bị chiến đấu của các đơn vị chiến đấu riêng lẻ của NATO. Hộp chứa cuộn phim chưa hiện được gửi về cho các anh theo kênh Mark. Sep”, Đại tá Mikhail Vladimirovich Fedorv kể lại.


http://nghiadx.blogspot.com


Ngăn chặn ngày tận thế

Có giá trị nhất là các tài liệu có độ mật cao nhất Cosmic, các bản sao các tài liệu mật về hoạt động chuẩn bị chiến tranh của NATO chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Đó trước hết là kế hoạch tác chiến SIOP (Single Integrated Operational Plan) tấn công hạt nhân Liên Xô. Nó được Lầu Năm góc soạn thảo vào tháng 12/1950 và được NATO chấp nhận sử dụng. Nhờ có vợ chồng Fedorov và điệp viên Brig, Moskva đã nhanh chóng nhận được phần giá trị nhất này trong kế hoạch răn đe hạt nhân của phương Tây. Sau này, kế hoạch đã được chỉnh lý, bổ sung và mở rộng về chủng loại phương tiện và quy mô hủy diệt, trong khi bản chất của nó vẫn không thay đổi, vẫn là kế hoạch tấn công, xâm lược, tàn bạo, rất tàn bạo.

Theo kịch bản của các chiến lược gia NATO, nếu như một cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu thì nhiều khả năng nhất là bắt đầu ở lãnh thổ CHLB Đức, nơi tập trung các lực lượng chủ lực trên chiến trường châu Âu của NATO, các đơn vị tuyến đầu, các kho chứa đầu đạn hạt nhân và hóa học. Trong kế hoạch, các lực lượng “kiềm chế” được giao nhiệm vụ “lâm chiến với đối phương trên biên giới chính trị của CHLB Đức và tác chiến nhằm chặn đứng đối phương càng xa ở phía đông càng tốt, làm suy giảm sức chiến đấu của đối phương đến mức không thể nối lại cuộc tấn công”.

NATO trù tính những phương pháp nào để “kiềm chế” đối phương tiềm tàng? Các cuộc oanh kích hạt nhân còn gọi là “các đòn tấn công có lựa chọn trên chiến trường”, tức là vào lãnh thổ CHLB Đức.

Người ta khuyến nghị 4 phương án tấn công: “tổng lực”, “có lựa chọn”, “hạn chế” và “khu vực”. Một đòn tấn công “nhẹ” sẽ biến các công trình thành mảnh vụn, đòn đánh “trung bình” khiến chúng chỉ còn là những hạt cát, còn đòn tấn công “nặng” thì các thành phố sẽ bị quét sạch như bụi.

Tuy nhiên, Tây Đức đâu phải là hoang mạc Tây Sahara. Mật độ dân cư ở CHLB Đức rất cao nên việc sử dụng vũ khí hạt nhân tất yếu sẽ làm hàng trăm ngàn phụ nữ, người già, trẻ em mất mạng, hủy diệt các di sản văn hóa, bảo tàng và nhà thờ. Liệu các tướng lĩnh NATO và Đức có nhận thức được điều đó không? Hóa ra, họ nhận thức được và chấp nhận số phận tất yếu khi nghĩ ra một thuật ngữ để bào chữa cho lập trường của họ là thuật ngữ “các khu vực dễ bị tổn thương”. Tức là các khu vực mà đối phương tiềm tàng có thể đánh chiếm. Tất cả đã được tính toán và nêu cực kỳ tỉ mỉ trong kế hoạch thành các mục tiêu phải tiêu diệt bằng các lực lượng hạt nhân NATO trên lãnh thổ CHLB Đức.

Trong tài liệu Northzig C 75/145/68, các thành phố lớn như Hamburg, Bremen, Hannover, Göttingen và hàng chục thành phố nhỏ hơn khác được nêu trong các kế hoạch của NATO như các mục tiêu để chính NATO oanh tạc hạt nhân khi nổ ra xung đột quân sự ở Tây Âu. Dân chúng các thành phố này thật vô phúc khi lọt vào “khu vực dễ bị tổn thương” và sẽ bị hủy diệt mà không hề biết vũ khí “răn đe” của NATO đang rơi xuống đầu họ.

Tài liệu viết: “Rõ ràng là không thể chống chọi với cuộc tấn công chủ yếu của đối phương trong một thời gian quá dài mà không dùng đến vũ khí hạt nhân, và hoàn toàn có thể phỏng đoán tư lệnh tối cao liên quân NATO ở châu Âu sẽ hạ lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân”. Trong văn bản không hề nói gì đến việc trước khi bấm nút hạt nhân, các đồng minh phương Tây định tổ chức các cuộc tư vấn chính trị nào đó hay nhận được sự phê chuẩn của các quốc hội, nghị viện cho các hành động của họ. Vì không có thời gian để làm việc đó nên chỉ một viên tướng Mỹ sẽ đưa ra quyết định cá nhân!

Nhờ các tài liệu này bị vạch trần trong nhữn năm đó nên các kế hoạch của NATO đã mất đi yếu tố bất ngờ. Và chúng đã được thay thế bằng các kế hoạch khác mà có lẽ các tình báo viên và điệp viên Nga hiện nay đang làm việc để “giải mật".


http://nghiadx.blogspot.com
Mikhail Vladimirovich Fedorov (1916-2004). Ảnh: svr.gov.ru

http://nghiadx.blogspot.com
Galina Ivanovna Fedorova (1920-2010)Ảnh: svr.gov.ru


Các tình báo viên bất hợp pháp lỗi lạc đó mà tên tuổi cũng đã được giải mật chính là Mikhail Fedorov và Galina Fedorova. Sau 15 năm hoạt động ở nước ngoài trong điều kiện đặc biệt, họ đã quay trở về Nga trót lọt.

Đại tá tình báo Galina Ivanovna Fedorova (mật danh là Jeanne) tâm sự: “Tôi vào làm cho tình báo một cách có ý thức, hiểu rõ tầm quan trọng của cơ quan này đối với quốc gia và trách nhiệm mà tôi nhận về mình. Nét khác biệt của một tình báo viên bất hợp pháp là sự tự kiểm soát ngặt nghèo: từng giờ, từng ngày, dù thức hay ngủ. Một sai lầm dù nhỏ nhất hay một việc làm sơ hở có thể dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục. Nhưng hồi đó, cũng như sau này, tôi không hề có sự dao động dù là nhỏ nhất hay những ngờ vực muộn màng vào tính đúng đắn của con đường tôi chọn khi còn trẻ. Tôi hạnh phúc vì tình báo đã trở thành sự nghiệp của đời tôi”.

Trong những năm dài hoạt động tình báo bất hợp pháp, Galina và chồng bà Mikhail (từng có bí danh Sep, ông dùng bí danh này để ký các bức điện gửi về Trung ương), đã làm được rất nhiều. Họ đã bảo đảm liên lạc thông suốt với Moskva, lựa chọn các địa điểm hộp thư mật và tiến hành các phiên liên lạc bỏ thư và lấy thư. Họ nghiên cứu các đối tượng, tuyển mộ họ, khôi phục liên lạc với điệp viên ở các nước Tây Âu. Và dĩ nhiên là họ đã thu thập thông tin về rất nhiều vấn đề, cũng như tiến hành các phiên liên lạc với điệp viên và gửi tin tức của điệp viên về Trung ương tình báo. Họ đã thực hiện hơn 300 phiên liên lạc mật, hơn 200 phiên liên lạc điện đài với Moskva. Những con số đó nói lên cường độ làm việc căng thẳng của họ.

Họ đã chuyển qua các kênh mật về Trung ương tình báo hơn 400 tài liệu quan trọng. Những thông tin đi qua tay họ chủ yếu liên quan đến khía cạnh hoạt động của NATO, trong đó có cơ quan quân sự của khối này. Ví dụ như về các kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân đánh phủ đầu Liên Xô, các phương pháp mang phóng vũ khí hạt nhân đến các mục tiêu cụ thể trên lãnh thổ Liên Xô, các cuộc tập trận tham mưu của NATO sát tối đa với tình huống chiến đấu thực tế. Tất cả đều được Sep và Jeanne báo cáo chính xác và kịp thời về Moskva.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang