Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 2)


Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.


>>  Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

http://nghiadx.blogspot.com

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

5. “Thiên mã” CH-53E Super Stallion

http://nghiadx.blogspot.com


Xếp ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo bình chọn của Military Channel là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion - loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.

Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 115 chiếc

Tải trọng: 13 tấn trọng tải hàng hóa hoặc 14,5 tấn treo bên ngoài, hoặc 55 binh lính.

CH-53E là một biến thể hiện đại hóa của máy bay trực thăng nổi tiếng CH-53 Sea Stallion được tạo ra vào năm 1964 để đáp ứng các yêu cầu chiến đấu của Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng phòng thủ bờ biển của Quân đội Hoa Kỳ.

CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

http://nghiadx.blogspot.com


Loại máy bay này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ.

CH-53 đã từng tham chiến tại Iraq và Afghanistan giúp quân đội Mỹ vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa và binh lính ra chiến trường đồng thời hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng mặt đất, góp phần tạo nên những chiến tích oanh liệt của Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh tại các chiến trường này.

4. “Ác điểu” UH-1

Trực thăng đa năng Bell UH-1

http://nghiadx.blogspot.com

Chuyến bay đầu tiên: 1956

Số lượng sản xuất: 16.000 chiếc

Tải trọng: 1,5 tấn hoặc 14 binh lính.

Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.

Mặc dù tổn thất rất lớn (3.305 chiếc UH-1 bị mất trong chiến đấu), nhưng Huey vẫn được xem là một trong những trực thăng thành công nhất mà Mỹ từng chế tạo. Theo số liệu từ các số liệu thống kê, trong suốt 11 năm tham chiến tại Việt Nam, máy bay trực thăng UH-1 đã thực hiện không dưới 36 triệu phi vụ, một con số quá khủng khiếp.

http://nghiadx.blogspot.com

Trước khi Cobra ra đời, Huey đã trải qua một cuộc “đại phẫu” với việc trang bị thêm cặp súng máy 12,7 mm và 48 quả tên lửa không điều khiển. Và cũng từ đó nó được mệnh danh là “ác điểu” trên bầu trời.

Huey được sử dụng một cách rộng rãi và có mặt trong lực lượng vũ trang của hơn 70 quốc gia trên thế giới (nhiều hơn cả số quốc gia sử dụng súng trường tấn công Kalashnikov của Liên Xô/Nga).

3. Trực thăng đa nhiệm Mi-8

Chuyến bay đầu tiên: 1961

Số lượng sản xuất: 17.000 chiếc

Tải trọng: 3 tấn hoặc 24 người

Vũ khí: 2-3 súng máy và 6 giá treo vũ khí có thể mang đến 1,5 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không điều khiển 57 mm, bom và tổ hợp tên lửa đối hạm Phalang.

http://nghiadx.blogspot.com


Khoảng 17.000 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng Mi-8 (định danh NATO Hip) đã được sản xuất với hơn 3.000 chiếc được xuất khẩu và chúng hiện phục vụ trong lực lượng không quân hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.

Các máy bay trực thăng Mi-8 được chế tạo bởi công ty sản xuất máy bay trực thăng Mil Moscow Helicopter JSC ở Moskve, công ty Kazan JSC ở Kazan và công ty hàng không Ulan-Ude. Chúng gồm các biến thể dùng trong dân sự và quân sự. Các biến thể quân sự gồm Mi-8T vận tải, chuyên chở quan chức cao cấp, chiến tranh điện tử, trinh sát, phiên bản Mi-8TV có trang bị vũ khí và phiên bản tìm kiếm và cứu hộ Mi-8MPS.

http://nghiadx.blogspot.com

Mi-8 là một máy bay trực thăng đơn giản, nhưng hiệu quả, có độ tin cậy cao và có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết - từ sa mạc Sahara đến khu vực Bắc Cực. Trực thăng đa chức năng Mi-8 đã tham chiến tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có các cuộc xung đột quân sự tại Afghanistan, Chechnya và Trung Đông. Hiện Mi-8 vẫn đang được Bộ quốc phòng Nga tiếp tục trọng dụng và có kế hoạch sản xuất với số lượng lớn.

2. “Hung thần” AH-64 Apache

http://nghiadx.blogspot.com

Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là trực thăng AH-64 Apache - máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.

Trực thăng tấn công Boeing AH-64 Apache

Chuyến bay đầu tiên: 1975

Số lượng sản xuất: 1.174 chiếc

Vũ khí: Pháo M230 30 mm (tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên ), tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder , AGM-122 Sidearm, rocket Hydra 70.

AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại vẫn đang được sử dụng hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ chúng là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng đã phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Iraq).

http://nghiadx.blogspot.com

Vào mùa thu năm 2011, trong cuộc chạy đua tại Ấn Độ, Apache đã vượt lên trên “đại kình địch” Mi-28N “Thợ săn đêm” của Nga để giành chiến thắng trong gói thầu cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Quân đội nước này.

1. “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk

UH-60 Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung do Sikorsky Aircraft chế tạo. UH-60 đi vào phục vụ trong Lục quân năm 1979, thay thế loại UH-1 Iroquois trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Lục quân.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng đa năng Sikorsky UH-60 Black Hawk

Chuyến bay đầu tiên: 1974

Số lượng sản xuất: 3.000 chiếc

Trọng tải: 1,5 tấn hàng hóa và 4 tấn treo bên ngoài hoặc 14 binh lính.

Vũ khí: 2× M240H 7.62 mm hay 2× M134 minigun 7.62 mm hay 2× GAU-19 12.7 mm, rocket 70 mm Hydra 70, tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire.

http://nghiadx.blogspot.com


UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Lục quân Hoa Kỳ tháng 6 năm 1979. Lục quân Hoa Kỳ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989.

Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkan và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq.

http://nghiadx.blogspot.com


Các chuyên gia của Military Channel nhận định rằng “Diều hâu đen” Sikorsky UH-60 Black Hawk là trực thăng của thế kỷ XXI, mặc dù nó đã được tạo ra cách đây 40 năm. Trực thăng Black Hawk mang đầy đủ những tính năng ưu việt của những trực thăng tốt nhất thế giới. Nó có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với lính, thiết bị chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không.

http://nghiadx.blogspot.com


Một biến thể chở VIP được gọi là VH-60N được dùng để chuyên chở các quan chức quan trọng của chính phủ (ví dụ, Nghị viện, các cơ quan Hành pháp) với dấu hiệu máy bay là Marine One khi chở Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong các cuộc tấn công đường không nó có thể chở một đội 14 lính chiến hay mang một bích kích pháo 105 mm M102 howitzer với 30 viên đạn và khẩu đội 4 người chỉ trong một chuyến.[12] Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com


Ngoài các biến thể trên bộ cơ bản, UH-60 còn có các biến thể nổi bật như 2 biến thể chống ngầm SH-60B Sea Hawk và SH-60F Ocean Hawk (được trang bị 1 từ kế và sonar), biến thể HH-60 Rescue Hawk để tìm kiếm cứu hộ và tham gia các hoạt động đặc biệt, cũng như biến thể hiện đại MH-60 Knighthawk.

Chính vì có những tính năng ưu việt, chi phí thấp, bảo trì đơn giản, MH-60 (biến thể hiện đại của UH-60) đang được Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch để trở thành loại máy bay trực thăng duy nhất cho tất cả các lực lượng vũ trang bao gồm hải, lục không quân và Thủy quân Lục chiến.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

>> Việt Nam trên đường gia tăng sức mạnh biển (Phần 1)


Hải quân Việt Nam đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi từ đội tàu có phần lạc hậu thành hạm đội quy mô nhỏ nhưng hiện đại và có sức chiến đấu cao.



http://nghiadx.blogspot.com
Vững tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Prokhor Tebin Yurivich, nghiên cứu sinh thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện hàn lâm Nga có bài viết bình luận về quá trình tiến thẳng lên hiện đại Hải quân Việt Nam trong quá trình nước ta thực hiện chiến lược biển.

Dưới đây là một số nội dung của bài viết:

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Đông Nam Á là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể hoàn toàn tự tin nói đây là trung tâm địa chính trị mới với sự tập trung các tuyến hàng hải then chốt, tài nguyên phong phú, quy mô dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao.

Tiềm năng xung đột được xác định, một mặt, có số lượng lớn các mối đe dọa phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, buôn bán ma túy...) và ngay trong một số quốc gia (bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc và tôn giáo chưa được giải quyết). Mặt khác, nơi đây tiềm ẩn sự đối đầu giữa quốc gia trong khu vực và giữa một số nước trong khu vực với các thế lực ngoài khu vực.

Eo biển Malaca và Biển Đông là nơi đảm bảo tăng trưởng kinh tế lớn ở khu vực, nhưng chính nó cũng gây ra nguy cơ an ninh quốc gia và quốc tế tiềm ẩn. Con đường lưu thông hàng hải quan trọng này được xác nhận vai trò như vậy, khi các cường quốc bên ngoài như Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ muốn đóng vai trò chi phối.

Một trong những nước có vai trò then chốt trong khu vực và đang thành công với chiến lược biển là Việt Nam. Để phát triển mạnh về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia của đất nước với gần 90 triệu dân này, phát triển tiềm năng biển nói chung, và hải quân nói riêng, sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh biển của Việt Nam cũng đã tạo thành yếu tố quan trọng trong “cuộc chơi lớn” của ba ông lớn Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc

Quá trình hình thành chiến lược biển của Việt Nam

Trước đây, Việt Nam luôn là một quốc gia hải quân khiêm tốn. Sự hạn chế này nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia. Thực dân Pháp từng tấn công xâm lược Việt Nam từ phía biển, đế quốc Mỹ tự do chuyển quân trên biển và từ biến tấn công huỷ diệt các mục tiêu trên đất liền dọc bờ biển Bắc Việt Nam. Trong thập niên 1970, Việt Nam có một lực lượng lục quân đáng nể nhưng hải quân lại không được như vậy.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam có cách nhìn mới và thấy phát triển chiến lược biển là cần thiết. Một ví dụ minh họa cho Việt Nam là Singapore, đã phát triển từ một mảnh đất nhỏ bé ở cực nam Malaca, thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao, do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng và thương mại hàng hải.

Khác với như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng cảng kém phát triển. Ba cảng lớn của Việt Nam - TP HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng - thua kém xa về doanh thu và chất lượng dịch vụ so với Hongkong (Trung Quốc), Tanjung Pelepasu và Port Klang (Malaysia) và Laem Chabang (Thái Lan). Sự tụt hậu này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, và ngăn cản sự phát triển khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác.

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam công bố một chương trình 10 năm để phát triển cơ sở hạ tầng cảng, thế nhưng tới này mới chỉ triển khai thực hiện được một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có thể tìm thấy một đồng minh chiến lược trong đối tác truyền thống là Ấn Độ, quốc gia đang phát triển tích cực từ những năm 1990 với chiến lược "Hướng Đông" và tìm cách có được một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á.

http://nghiadx.blogspot.com

Mùa thu 2011, Tổng công ty dầu khí Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác ba năm trong lĩnh vực khai thác mỏ dầu khí ở Biển Đông. Thời gian gần đây, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông có dấu hiệu tăng lên. Những tuyên bố của Trung Quốc với phần lớn của Biển Đông, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra sự bất bình không chỉ tại Việt Nam mà cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh như vậy, Ấn Độ cảm thấy tự tin hơn trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, không e ngại quan hệ với Trung Quốc xấu đi.

Một đối tác khác ngoài khu vực nữa là Mỹ, quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ. Năm 2000, lần đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. Tới nay, mối quan hệ đã thể hiện một số tín hiệu khả quan.

Việt Nam trên đường gia tăng sức mạnh biển (Phần 2) 

Prokhor Yurevich Tebin, Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga có bài viết bình luận về quá trình tiến thẳng lên hiện đại Hải quân Việt Nam trong quá trình nước ta thực hiện chiến lược biển.

Dưới đây là một số nội dung bài viết:

Việt Nam không tìm cách thiết lập sự thống trị trên biển, nhưng có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn việc thực hiện chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Không tham gia chạy đua vũ trang nhưng phải đủ khả năng tự vệ

Chính phủ Việt Nam nhận ra, Việt Nam không có khả năng tham gia vào một cuộc đua vũ trang hải quân toàn diện. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong các cuộc xung đột trước đây cho thấy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Hải quân Việt Nam phải có đủ khả năng.

Từ đầu thập niên 2000, Hà Nội đã thực hiện phương hướng xây dựng hạm đội duyên hải tiến thẳng lên hiện đại với trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đối tác chính của họ trong vấn đề này là Nga, và Ấn Độ ở một mức độ thấp hơn.

Việt Nam kiên trì cách tiếp cận là sử dụng hạm đội để bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Ngoài việc đối phó với nguy cơ an ninh truyền thống, Hải quân Việt Nam phải có khả năng chống lại các mối đe dọa phi truyền thống bằng đường biển (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy …), và được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột tuy khả năng nhỏ, nhưng có thể xảy ra.

Để phù hợp với nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao phó, Hải quân Việt Nam đang được định hướng xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh, đóng các tàu khu trục tiên tiến, hiện đại, tàu hộ tống, tàu pháo và tàu tên lửa nhỏ…

Nòng cốt của hải quân hiện đại

Việc mua 6 tàu ngầm Project 636 của Nga là dự án lớn nhất mà Việt Nam triển khai nhằm xây dựng hải quân mạnh và hiện đại. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009 với giá trị hợp đồng là 1,8 tỷ USD.

Nga cũng đang giúp xây dựng tại Việt Nam một căn cứ tàu ngầm và cơ sở hạ tầng liên quan. Chi phí xây dựng ước tính khoảng 1,5-2,1 tỷ USD. Những chiếc tàu ngầm hiện đại này được trang bị tên lửa chống hạm (nhiều khả năng sẽ là Club-S). Đây là một trong những loại phương tiện hải quân tốt nhất xét ở góc độ giá cả và hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Khi cần, Việt Nam có thể đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm trên biển, đủ khả năng thách thức sự thống trị đơn phương trong khoảng thời gian nhất định khi xảy ra xung đột.

Giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm còn có Ấn Độ, đối tác truyền thống và là nước có kinh nghiệm trong việc khai thác, vận hành các tàu ngầm Nga .

Thành phần quan trọng thứ hai của Hải quân Việt Nam tiến lên hiện đại là các lớp tàu hộ vệ tên lửa.

Năm 2011, Nga bàn giao cho Việt Nam hai tàu hộ vệ 11661E Gepard 3.9, được đóng tại nhà máy Zelenodolsk mang tên M. Gorky theo thiết kế của Viện Thiết kế Zelenodolsk. Hợp đồng trị giá 350 triệu USD đã được ký kết vào năm 2006.

Hai tàu chiến mới nhận đã được biên chế vào lực lượng Hải quân với tên gọi HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E với 8 tên lửa chống tàu Kh-35E.

Sau khi nhận được hai chiếc Gepard, Việt Nam đã đặt đóng thêm thêm hai chiếc nữa cùng loại. Hai chiếc mới sẽ khác biệt hơn ở loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh hơn.

Mùa xuân năm 2011 có tin nói rằng, Việt Nam đang đàm phán với đối tác Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding mua 4 tàu lớp SIGMA, lớp tàu mà Indonesia cũng có đơn hàng. Lớp tàu này có thiết kế module, do đó, lượng giãn nước sẽ thay đổi tùy từng chiếc, từ 1.700 tới 2.400 tấn. 

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu lớp SIGMA mà Việt Nam có dự định mua

Về tính năng và trang bị tàu chiến lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn. Tùy thuộc vào đơn hàng, các tàu loại này sẽ có chi phí 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng được ký kết, hai chiếc đầu tiên được đóng ở Hà Lan, và hai chiếc khác sẽ đóng tại Việt Nam.

Công cụ răn đe

Một số chuyên gia không đánh giá cao khả năng chiến đấu của Gepard và SIGMA ở khả năng chống ngầm và phòng không. Tuy nhiên, tàu mặt nước hoạt động xa bờ có nhiều lợi thế. Khác với các tàu tên lửa và các tàu chiến nhỏ, những chiến hạm như Gepard của Nga có thể tuần tra trong phạm vi đáng kể, tính từ bờ biển Việt Nam. Khi có từ 4-8 chiếc lớp này, Việt Nam có thể duy trì sự hiện diện liên tục của 1-3 chiếc ở Biển Đông.

Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, cuộc đụng độ trên biển dù có quy mô nhỏ nhưng có thể gây hậu quả chính trị sâu, rộng. Các cuộc đụng độ như vậy thường hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và thương vong của cả hai phía, tạo lợi thế cho phe theo đuổi chính sách “việc đã rồi”, bởi cộng đồng quốc tế ít có cớ lên tiếng hay gâp áp lực.

Do đó, sự hiện diện của tàu chiến Việt Nam hiện đại xa bờ, trang bị hệ thống tên lửa mạnh mẽ, làm tăng đáng kể rủi ro cho đối phương và làm giảm khả năng tiến hành chiến dịch chớp nhoáng. Hơn nữa, không giống như tàu ngầm, tàu mặt nước nổi bật hơn ở sự biểu dương sức mạnh trên biển của quốc gia.

Tàu ngầm có thể là vũ khí hiệu quả trong xung đột, nhưng không phải là một công cụ răn đe hiệu quả. Cuộc khủng hoảng ở quần đảo Falkland/Malvinas vào năm 1977 cho thấy, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân Anh không giúp kiềm chế xung đột và không ngăn chặn cuộc chiến năm 1982.

Ngoài ra, đối với Việt Nam, các tàu chiến mặt nước còn là một công cụ ngoại giao hải quân, sự hiện diện của tàu chiến cùng lá quốc kỳ được biểu dương trên đó cũng chính là sự khẳng định chủ quyền trên các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế.

>> Nga thử nghiệm vũ khí điện từ


Nga đã phát triển một loại vũ khí điện từ phi sát thương, dùng để vô hiệu hóa các phần tử khủng bố và trấn áp người biểu tình.

Bức xạ điện từ siêu cao tần được sử dụng làm yếu tố sát thương, gây ra cảm giác đau không thể chịu đựng ở đối tượng tác động.

Vị Phó Trưởng phòng của Viện Nghiên cứu Trung ương (TsNII) 12, Bộ Quốc phòng Nga, Trung tá Dmitri Soskov cho biết, vũ khí mới sẽ có hiệu quả cao nhất trong các cuộc xung đột cục bộ, nơi không phân chia chiến tuyến rõ ràng, cũng như khi ngăn chặn bạo loạn đông người trong các thành phố.

http://nghiadx.blogspot.com
Các chuyên gia quân sự Nga đang thử nghiệm "tia chiến đấu độc đáo"
mà Mỹ đã thử nghiệm trên các tình nguyện viên


Có thể bắn vũ khí này từ góc khuất nhờ một bộ phản xạ và đây là một ưu điểm nổi bật khi hoạt động trong đô thị.

Tia định hướng tương tác với nước trong các tầng trên của da người và không tác động đến các cơ quan nội tạng. Đối tượng tác động sẽ cảm thấy cực kỳ bỏng rát như bị sốc nhiệt và tìm cách rời khỏi khu vực bắn tia.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ Quốc phòng Nga gọi vũ khí này là độc đáo, mặc dù Mỹ đã chế tạo được loại pháo này và thậm chí công khai thử nghiệm trên các tình nguyện viên


Hiệu ứng đau đạt được sau 2-3 s. Tia điện từ đi xuyên qua mà không đốt cháy quần áo, xuyên qua bất kỳ màn khói, bụi nào. “Máy phát cho phép bắn tia từ góc khuất nhờ bộ phản xạ, nó là không thể thay thế trong thành phố”, ông Soskov nói.
Tầm tác động của tia là 200-300 m. Một thiết bị có công suất như vậy có thể đặt trên một ô tô như Gazel hay Tigr. Thiết bị mạnh hơn sẽ đòi hỏi không gian lớn hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí điện từ ADS (Active Denial System)

của hãng Raytheon, Mỹ được mệnh danh là "tia nhiệt" hay "pháo vi ba

>> Điểm 'vô lý' của AMD ?


Nga có thể triển khai tổ hợp tên lửa Iskander tại Kaliningrad nếu các thành phần của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở Ba Lan được hiện đại hoá.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.

Theo Ria Novosti dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Nikolai Makarov cho biết, các tổ hợp tên lửa Nga có khả năng bắn trúng các thành phần của hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu (AMD) của Mỹ.

Theo tướng Makarov: “Ở Ba Lan đang triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa mà theo tính năng của nó hiện không có khả năng ảnh hưởng đến các lực lượng hạt nhân của Nga.

Nhưng nếu được hiện đại hoá, điều này hoàn toàn có thể xảy ra, nó có thể ở mức độ nào đó đụng chạm đến tiềm năng hạt nhân của chúng tôi. Trong trường hợp đó, có thể sẽ có quyết định chính trị về triển khai hệ thống Iskander ở Kaliningrad".

Đồng thời, tướng Makarov nhấn mạnh, việc triển khai Iskander sẽ hoàn toàn mang tính chính trị. “Hiện không có sự cần thiết này”, người đứng đầu bộ Tổng tham mưu giải thích.

Cũng theo ông này, cho đến nay Nga vẫn chưa thoả thuận được với Mỹ về hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu (AMD). “Người Mỹ, đương nhiên, giữ vai trò chủ đạo. Và chúng tôi, ngược lại, không muốn như vậy. Nếu xây dựng hệ thống, thì ta hãy cùng nhau làm. Chỗ nào không cần nó thì không cần phải xây dựng".

Xây dựng hệ thống này ở Alaska để làm gì? Để chống lại những nước thứ ba tưởng tượng nào đó? Những nước này ở rất xa Alaska. Chỗ này thấy rõ là hệ thống được xây dựng để chống lại ai. Vì vậy chúng tôi buộc phải có những biện pháp đáp trả để loại bỏ những mối đe doạ như vậy”.

Lần đầu tiên Nga tuyên bố về khả năng có thể triển khai các tổ hợp tên lửa Iskander ở Kaliningrad là vào năm 2008, đáp trả ý định của Mỹ bố trí các thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Âu (AMD) ở Czech và Ba Lan.

Kết quả là dự án của Mỹ đã bị dừng lại. Ngoài ra, Mỹ đã định bố trí các công trình chống tên lửa của mình ở Hà Lan, Romania, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần đây nhất, tháng 11/2011, phía Nga một lần nữa tuyên bố, đáp trả việc người Mỹ triển khai các tổ hợp của hệ thống AMD ở châu Âu, Nga có thể bố trí Iskander ở tỉnh Kaliningrad và Belarus.

Mỹ đã lập kế hoạch hoàn thành việc triển khai hệ thống AMD trước năm 2018. Mỹ và NATO gọi mục đích chính của việc bố trí các tổ hợp chống tên lửa ở châu Âu là bảo vệ chống lại cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng của Triều Tiên và Iran.

>> Một phút thế giới chi 3,3 triệu USD cho quốc phòng


Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.




http://nghiadx.blogspot.com

Theo thống kê về chi phí quốc phòng của thế giới năm 2011 được công bố mới đây của Viện Quốc tế (Sipri), có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, mỗi phút, thế giới chi tới 3,3 triệu USD, tức 198 triệu USD mỗi giờ, 4,7 tỷ USD mỗi ngày và tương đương với 1.738 tỷ USD mỗi năm cho chi phí về quân sự.

Mỹ vẫn dẫn đầu về chi phí quốc phòng với 711 tỷ USD, tương đương với 41% chi phí về quốc phòng của thế giới.

Thông báo cắt giảm 45 tỷ USD chi phí quốc phòng hàng năm trong thập kỷ tới vẫn còn đang trong quá trình thực hiện.

Mỹ đang thực hiện cắt giảm lực lượng bộ binh và thu hẹp trợ cấp (bao gồm cả hỗ trợ y tế) đối với các cựu chiến binh.

Mục tiêu của Lầu Năm Góc là xây dựng lực lượng quân sự gọn nhẹ, linh hoạt và sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng.

Việc cắt giảm lực lượng bộ binh nằm trong chiến lược mới, đã được thử nghiệm tại cuộc chiến Libya: sử dụng ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của Mỹ và các chi phí lớn khác do liên quân đảm nhiệm.

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc chiến không hề giảm đi chút nào, như ngân sách cần thiết phục vụ cho cuộc chiến tại Libya đã được quốc hội Mỹ thông qua cũng được bổ sung vào ngân sách của Lầu Năm Góc.

Ngoài ra, còn có các khoản chi cho ngân sách quân sự khác, trong số đó có khoảng 125 tỷ USD hàng năm chi cho nghỉ dưỡng của quân nhân và 50 tỷ USD dành cho Bộ phận Anh ninh, theo đó, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ phải chiếm tới 50% chi phí quốc phòng của thế giới.

Theo ước tính của Sipri, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 thế giới về chi phí quốc phòng trong năm 2011, với 143 tỷ USD, tương đương với 8% chi phí quốc phòng thế giới.

Tuy nhiên, với mức tăng ngân sách quốc phòng hiện nay là 170% trong giai đoạn 2002-2011, là mức tăng cao hơn cả mức tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ, tức 59% cho cùng giai đoạn này. Sự gia tăng này cơ bản là do Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Nga cũng là quốc gia có mức tăng chi phí quốc phòng cao với ngân sách quốc phòng năm 2001 lên tới 72 tỷ USD, theo đó, Nga từ vị trí thứ 5 leo lên vị trí thứ 3 về mức chi phí quốc phòng cao trên thế giới.

Tiếp theo sau Nga là Anh, Pháp, Nhật Bản, Arập Xêút, Ấn Độ, Đức, Brazil và Italy.

Về phân bố khu vực, khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chiếm tới 70% chi phí quân sự của thế giới. Bộ ba này hiện cũng là trung tâm kinh tế của thế giới và đồng thời cũng đầu tư nguồn lực lớn nhất vào lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của các chuyên gia, chi phí quân sự thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo ước tính của Sipri, chi phí quân sự thế giới đã tăng 250 USD trên đầu người trong số 7 tỷ dân trên trái đất

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

>> Căn cứ tuyệt mật của Mỹ ở Bắc Cực


Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã xây dựng căn cứ bí mật nằm dưới lớp băng của hòn đảo Greenland mà Đan Mạch - quốc gia chủ quản - không hay biết.


Căn cứ này hoạt động dựa vào nguồn năng lượng hạt nhân, được xây dựng nhằm tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là nơi tiến hành các thử nghiệm về tính khả thi đối với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân khi bị chôn vùi dưới băng.

Nên nhớ, Greenland gần Nga hơn so với vị trị đặt tên lửa đạn đạo liên lục địa trên lãnh thổ Mỹ.

Căn cứ này đủ rộng để chứa 200 người, được mô tả như một thành phố dưới lòng đất, với hơn 21 hào có mái vòm che bằng thép. Hào dài nhất dài 335 m; rộng 7,9m; cao 7,9m.

Những đường hầm này chứa rất nhiều công trình được xây sẵn dài khoảng 23m. Lò phản ứng hạt nhân PM-2A sản xuất khoảng 2MGW đủ để cung cấp năng lượng căn cứ quân sự này.

Đây là căn cứ khá tiện nghi. Ngoài khu ở và làm việc, căn cứ còn có phòng bếp, phòng ăn, nhà vệ sinh, phòng tắm, một phòng giải trí và rạp hát, cửa hàng bán đồ và thư viện, phòng y tế, phẫu thuật và bệnh xá nhỏ 10 giường, phòng giặt, trạm bưu điện, nhiều phòng thí nghiệm, phòng lạnh giữ đồ cùng nhiều thùng đựng đồ, trung tâm thông tin liên lạc, trạm năng lượng, trạm phát điện chạy bằng diesel dự phòng, các toà nhà công cộng, toà nhà hành chính, thậm chí, có cả nhà thờ và tiệm cắt tóc.

Căn cứ này được đưa vào hoạt động từ năm 1959 và ngừng làm việc vào năm 1966, khi sự dịch chuyển của khối băng khiến việc sinh sống trở nên bất khả thi. Giờ đây, căn cứ này đã bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày của vùng Bắc Cực.

Dưới đây là một số hình ảnh về căn cứ tuyệt mật này:


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ trong quá trình xây dựng


http://nghiadx.blogspot.com
Giếng nước sạch từ băng tan chảy


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Lối thoát hiểm trên mặt băng


http://nghiadx.blogspot.com
Toà nhà xây sẵn đặt trong lòng căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Lò phản ứng hạt nhân-nơi cung cấp năng lượng cho cả căn cứ


http://nghiadx.blogspot.com
Các kĩ sư điều khiển lò phản ứng


http://nghiadx.blogspot.com
Ba năm sau khi bị bỏ hoang.

>> R-73, tên lửa không đối không số 1 của Nga

Được thiết kế dùng cho các cuộc cận chiến trên không, sự xuất hiện của R-73 - tên lửa không đối không số 1 của Nga, khiến nhiều nước sửng sốt bởi khả năng ưu việt về kỹ, chiến thuật của loại tên lửa này.




http://nghiadx.blogspot.com
R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại nhất của Nga hiện nay.

R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại, được Viện thiết kế quốc gia Vympel phát triển từ những năm cuối thập kỷ 70, NATO gọi là AA-11 Archer.

R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (NATO gọi là AA-8 'Aphid') được sử dụng trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô.

R-73 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 1985. Năm 1997, phiên bản nâng cấp R-73M được trang bị trong quân đội Nga với nhiều tính năng ưu việt hơn như tầm bắn lớn hơn, góc dò rộng hơn và khả năng gây nhiễu radar đối phương tốt hơn.

Là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.

Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh thiết bị quan sát mục tiêu giữa Su-27 của Nga với F/A18A của Mỹ cho thấy khả năng tác chiến của R-73 lớn hơn nhiều so với AIM-9M của Mỹ.

Bên cạnh những tính năng ưu việt về kỹ chiến thuật, tên lửa được kết nối trực tiếp trên màn hình hiển thị của mũ phi công, cho phép lựa chọn và khóa mục tiêu theo hướng mắt của phi công.

Đây là một công nghệ tiên tiến, vì đối với các hệ thống dẫn đường truyền thống, phi công không thể lựa chọn được mục tiêu mong muốn vào phút cuối cùng trước khi tên lửa rời khỏi máy bay.

Trong những phiên bản đầu tiên, R-73 có tầm bắn tối đa 30 km, độ cao thấp nhất khi tác chiến là 300m. Tầm bắn của tên lửa đã được cải tiến qua nhiều phiên bản khác nhau và hiện đạt tầm xa nhất là 40 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu cận chiến trên không, cả hai bên đều cùng phóng tên lửa thì R-73 của Nga dễ dàng tiêu diệt đối phương trong trường hợp góc tấn công nhỏ.

R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.

Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73EE (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60° và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.

Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.

Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề trệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống thống khí động lực học giúp R-73 có thể thao diễn một cách hoàn hảo trên không.


Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-32 và Su-35.

Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50.

Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.

Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên".


http://nghiadx.blogspot.com
R-73 có thể trang bị cho nhiều loại máy bay khác nhau, kể cả trên các loại trực thăng chiến đấu.
Ảnh là một chiếc Ka-50 có thể lắp tên lửa R-73.

Chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động hỗ trợ phi công có thể khóa mục tiêu trước khi bấm nút phóng tên lửa.

Dẫn đường bay tới vị trí dự kiến được thực hiện bằng phương thức lái tỷ lệ. Thiết bị chiến đấu của tên lửa gồm một đầu nổ gần hoạt động chế độ tích cực, một đầu nổ do va chạm và phần tiếp theo của đầu đạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa R-73 tại một căn cứ không quân của Trung Quốc.

Phiên bản xuất khẩu R-73EE hiện có mặt tại nhiều nước châu Á, trong đó, có Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2008, quân đội Trung Quốc mua một lượng lớn R-73 nhằm trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MKK.

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)


Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.



Lần đầu tiên có mặt trên các chiến trường trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, máy bay trực thăng đã thực sự làm thay đổi chiến thuật quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-26 của Nga

Như bất kỳ kênh truyền hình quân sự nào, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Một điều dễ gây ra tranh cãi ở đây là làm thế nào để có thể so sánh được giữa trực thăng vận tải và trực thăng tấn công? Theo các chuyên gia của Military Channel, sự khác biệt trong cấu trúc của các loại trục thăng này là không đáng kể.

Chúng đều là những trực thăng đa năng, vừa có thể vận chuyển, vừa có thể tham gia hỗ trợ chiến đấ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo đánh giá của Military Channel.

10. “Khổng lồ” Mi-26 của Nga

Mil Mi-26 (định danh NATO Halo) là một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Liên Xô/Nga hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26

Chuyến bay đầu tiên - 1977

Số lượng sản xuất: 310 chiếc

Tải trọng: 20 tấn hàng hoặc 80 lính

Mi-26 được thiết kế để sử dụng trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ một loại máy bay trực thăng nào từng có trước đó. Chiếc Mi-26 đầu tiên cất cánh ngày 14 tháng 12 năm 1977 và lần đầu tiên phục vụ trong quân đội Xô viết năm 1983.

Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

9. “Thiên Miêu” Westland Lynx

Xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là vua tốc độ của các trực thăng Westland Lynx – một trực thăng đa năng của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Westland Lynx
Chuyến bay đầu tiên - 1971

Số lượng: 400 chiếc

Tải trọng: 750 kg hoặc 10 binh lính.

Tốc độ: 306 km/h.

Vũ khí: 2 ngư lôi, hoặc 4 tên lửa Sea scua, hoặc 2 tên lửa chống tàu ngầm, 2 khẩu pháo cỡ đạn 20mm, 2 tên lửa 70mm CRV7 và 8 tên lửa dẫn đường chống tăng TOW.

Sự xuất hiện của Lynx không thật sự quá ấn tượng. Nó không “hung hãn” như Apache của Mỹ và cũng không “hầm hố” như Mi-24 của Nga. Nhưng nó là sự kết hợp hoàn hảo của trực thăng dân sự và trực thăng quân sự - một trong những xu hướng phổ biến nhất trong việc phát triển máy bay trực thăng hiện đại trên thế giới.

Lynx từng tham gia trong cuộc chiến tranh Falklands - cuộc xung đột hải quân lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với sự tham chiến của Lynx, Hải quân Hoàng gia Anh đã đánh chìm các tàu tuần tra của Argentina bằng tên lửa đối hạm Sea Scua.

Trong lịch sử hơn bốn mươi năm hoạt động của mình, Lynx đã tham chiến ở rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là tại khu vực Balkan, nơi mà nó đã giúp quân đội Anh và đồng minh phong tỏa bờ biển của Nam Tư, phá hủy các tàu quét lôi T-43 và 4 tàu tàu tên lửa của đối phương trong chiến tranh Iraq vào mùa đông năm 1991.

Năm 1986, máy bay Lynx đã lập kỉ lục về tốc độ bay của trực thăng mà đến bây giờ vẫn chưa máy bay nào phá nổi - 400.8 km/h. Nó được mệnh danh là vua tốc độ của các loại trực thăng.

8. “Tàu bay” CH-47 Chinook

CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường.


http://nghiadx.blogspot.com
Boeing CH-47 Chinook

 Chuyến bay đầu tiên - 1961

Số lượng sản xuất: 1179 chiếc.

Trọng tải: 22,7 tấn hoặc 55 binh lính.

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay M134 và 1 súng máy M60.

Một trong những tiêu chí quan trọng của quân đội hiện đại đó là tính cơ động. Nếu như việc vận chuyển hàng hóa hay binh linh đến các nơi trên khắp thế giới là nhiệm vụ của máy bay vận tải nói chung, thì trực thăng là “cỗ máy” thực hiện nhiệm vụ đó một cách trực tiếp trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng CH-47 Chinook đã được quân đội Mỹ cho tham chiến lần đầu tiên tại Việt Nam – nơi có địa hình đồi núi trập trùng và khí hậu khắc nghiệt.

Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này.

Được mệnh danh là huyền thoại siêu tải của Không quân Mỹ, CH-47 Chinook quả thực là một trực thăng vận tải tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn biết đến Chinook nhiều hơn bởi nó “rất dị”.

Không chỉ là một vận tải cơ có thể chở gấp đôi số lượng binh lính qui định, CH-47 còn là một oanh tạc cơ, một xe kéo pháo chuyên dụng.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Chinook đã thực hiện hơn 100 lần hạ cánh khẩn cấp, kịp thời sơ tán hơn 1.000 xe chiến đấu của Mỹ trị giá tới 3 tỷ đôla.

Hiện tại, trực thăng CH-47 Chinook vẫn đang được quân đội Mỹ trọng dụng và tham gia nhiều hoạt động trên khắp thế giới.

7. “Hổ mang chúa” Cobra

Xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng của Military Channel là trực thăng tấn công Bell AH-1 Cobra của Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Bell AH-1 Cobra

Chuyến bay đầu tiên - 1965

Số lượng sản xuất: 1.116 chiếc

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay Minigun, 4 giá treo vũ khí có thể gắn súng máy, tên lửa không đối không, pháo phản lực không điều khiển 70 mm, tên lửa chống tăng TOW.

AH-1 Cobra là loại máy bay đa nhiệm vụ hai cánh quạt một động cơ do công ty sản xuất máy bay Bell (Bell Helicopter) chế tạo và từng là máy bay trực thăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hoa Kỳ.

Trực thăng AH-1 đã trở thành trực thăng đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích tấn công. Buồng lái của phi công được bảo vệ bởi áo giáp composite. Cobra có thể làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Cho đến nay, “Hổ mang chúa” đã được hiện đại hóa nhiều lần và đưa vào phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ. Do có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn và tính năng tuyệt vời nên Cobra còn được trang bị trên các tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

AH-1 được sử dụng lần đầu tiên bởi quân đội Mỹ trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến cuối chiến tranh Việt Nam. AH-1 hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất, hộ tống máy bay trực thăng vận tải và nhiều vai trò khác, bao gồm cả pháo tên lửa trên không.

Trong tổng số 1.110 chiếc AH-1 tham chiến từ 1967 đến 1973, có khoảng 300 chiếc bị bắn hạ hoặc bị tai nạn trong cuộc chiến.

6. “Xe tăng bay” Mi-24

Được các phi công Xô Viết gọi với cái tên thân mật “Xe tăng bay”, trực thăng Mi-24 bước vào vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Military Channel với tư cách là trực thăng chiến đấu chở quân được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Đây là loại trực thăng được trang bị vũ khí hạng nặng kèm theo một chút chức năng vận chuyển.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Mi-24

Định danh NATO - Hind

Chuyến bay đầu tiên - 1969

Số lượng sản xuất: 2.000 chiếc

Tải trọng: 12 tấn hoặc 8 binh lính.

Vũ khí: 4 súng máy 12,7 mm, các giá treo vũ khí có thể gắn pháo phản lực không điều khiển cỡ nòng từ 57 đến 240 mm, tên lửa chống tăng Phalang .

Nếu mang đầy đủ vũ khí, trực thăng Mi-24 giống như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoành tráng ở trên không.

Thực tế, Mi-24 là một loại trực thăng lai. Nó không thể cất cánh thẳng đứng như các trực thăng thông thường và cần có một đường băng ngắn (khoảng 100 đến 150) để có thể đưa “chiếc xe tăng” hơn 8 tấn này bay lên không trung.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài cái tên thân mật “xe tăng bay”, Mi-24 còn được gọi với cái tên “Cá sấu” vì hình dạng ngụy trang và thân của máy bay được thiết kế giống con cá sấu đang bơi. Với tốc độ tối đa lên tới 320 km/h, “Cá sấu” Mi-24 là một trong những máy bay trực thăng “bơi” nhanh nhất thế giới.

Về khả năng tác chiến, Mi-24 đã tham gia chiến đấu trong các hẻm núi Caucasus và Pamir, trên sa mạc châu Phi và rừng nhiệt đới châu Á.

Tuy nhiên, nó lại được biết đến nhiều nhất và trở thành biểu tượng trong cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989).

Chiến tranh Việt Nam, loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rất phổ biến. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới


Báo The Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đã thống kế 6 công nghệ tên lửa đang gây chú ý nhiều nhất trên thế giới hiện nay.



Cùng với sự kiện Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công và Triều Tiên phóng tên lửa thất bị, chủ đề về tên lửa đang chiếm vị trí nổi bật thời gian gần đây.

Sau đây là 6 hệ thống tên lửa tiên tiến nhất đang là chủ đề nóng trong những tuần gần đây: 3 hệ thống tên lửa tấn công và 3 hệ thống tên lửa phòng thủ.

1. Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ

Ấn Độ tiến hành thử tên lửa đạn đạo đầu tiên có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh và Thượng Hải.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ

Sau vụ thử lần này, các nhà khoa học Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Agni-5 là loại tên lửa được Ấn Độ hoàn toàn tự sản xuất, có tầm bắn lên tới 5.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,5 tấn..

Agni-5 được cho là sẽ cản trở Trung Quốc trước tham vọng gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Mặc dù Ấn Độ đã sở hữu tên lửa hạt nhân, nhưng Agni-5 là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Trung Quốc.

Không những thế, nó sẽ làm suy giảm những ảnh hưởng về quân sự và chính trị từ quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này.

2. Tên lửa Ngân Hà -3 của Triều Tiên

Chưa đầy 1 tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa Ngân Hà-3 nhưng thất bại.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ngân Hà-3 của Triều Tiên


Mặc dù Bình Nhưỡng đã thừa nhận thất bại trước các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, đó là một vụ tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Tên lửa này đã rơi xuống vùng biển Hoàng Hải ngay sau khi khởi động.

3. Tên lửa hành trình mới của Hàn Quốc

Sau khi Triều Tiên bắn thử tên lửa, gần như để đáp trả lại điều này, Hàn Quốc tuyên bố sẽ triển khai một loại tên lửa hành trình mới để đối phó với Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàn Quốc triển khai tên lửa hành trình mới nhất để đối phó với Triều Tiên

Đài tiếng nói Mỹ bình luận, loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tầm bắn khoảng 1.500 km, đây là loại tên lửa được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ của Hàn Quốc.

Quân đội Hàn Quốc đã không tiết lộ tên gọi của nó, nhưng các chuyên gia cho rằng loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tên là “Bazan”.

Quân đội Hàn Quốc đã cho ra mắt một video trong lần bắn thử thành công loại tên lửa này. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của Triều Tiên là Hàn Quốc đã thử tên lửa thất bại.

4. Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ

Cùng với sự thịnh hành của nhiều loại tên lửa trên thế giới, Mỹ muốn đẩy mạnh triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn tương ứng để bảo vệ mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Patriot (ảnh minh hoạ)

Thời kỳ Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền, các quan chức Mỹ và NATO đã ủng hộ mạnh mẽ việc bố trí một hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.

Kế hoạch cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền Obama hiện tại, cho dù có đôi chút thay đổi. Nhưng nó lại khiến Nga cảm thấy không hài lòng.

Điện Kremlin cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm chống lại Nga và kho tên lửa đạn đạo khổng lồ Nga.

Đài RFE đưa tin, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen mới đây đã nhắc lại một lần nữa, hệ thống này sẽ không đe dọa gì đến an ninh nước Nga.

5. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran

Hiện này, có lẽ có rất nhiều quốc gia đang xem xét việc làm thế nào để đối phó với tên lửa của Iran khi nước này quyết định phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S-300 của Iran do Nga chế tạo

Theo kế hoạch sơ bộ, Iran cần mua thêm hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Tuy nhiên, các kế hoạch này bị cản trở bởi Nga muốn thực hiện theo các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây.

Theo báo cáo chính thức của đài truyền hình Press TV, Iran đã tuyên bố rằng, họ có thể phát triển hệ thống tên lửa S-300 theo phiên bản của riêng mình và công tác này đang thu được những kết quả đang kể.

Theo thông tấn xã Fars bán chính thức của Iran, nước này đã công khai chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa tại vùng Vịnh của Mỹ, cho đây là ý đồ thao tùng khu vực Trung Đông dưới vỏ bọc của mối đe dọa từ tên lửa Iran.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel

Iron Dome là hệ thống đánh tên lửa chặn tiên tiến nhất mà Israel triển khai tại miền nam và bên ngoài Dải Gaza.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel

Hệ thống tên lửa Iron Dome cũng là kết quả của một phần giúp đỡ về kinh phí và thiết kế của Mỹ, nó có khả năng theo dõi tên lửa đang bay và có thể phán đoán được các vị trí mà tên lửa của đối phương muốn hướng tới.

Nếu khu vực bị ảnh hưởng là các thành phố thì hệ thống này sẽ tự khởi động các tên lửa để tiến hành đánh chặn.

Mặc dù đắt tiền (mỗi tổ hợp tên lửa này có giá trị 21 triệu USD), nhưng Iron Dome là hệ thống tên lửa đánh chặn rất khả thi. Lầu Năm Góc đã tính toán rằng, khả năng bặn hạ các tên lửa tấn công của nó đạt hiệu quả đến 80%.

>> Hành trình phát triển xe tăng của Ấn Độ


Với việc chính thức đi vào phục vụ của xe tăng Arjun, cuối cùng công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã có được thành quả sau hàng chục năm nỗ lực phát triển.




http://nghiadx.blogspot.com
Xưởng chế tạo, lắp ráp xe tăng Vijayanta.


Tổng quan lực lượng tăng, thiết giáp Ấn Độ

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ biên chế 58 trung đoàn tăng - thiết giáp với 3.500 xe tăng và hàng nghìn xe chiến đấu bộ binh khác nhau. Trong đó, các loại xe bọc thép hầu như được sản xuất trong nước và xuất xưởng cách đây hàng chục năm, còn xe tăng đa số được sản xuất tại Nga (hoặc Liên Xô).

Thực tế, Ấn Độ bắt đầu phát triển và chế tạo xe tăng từ những năm 1960, khi đó chính phủ Ấn Độ đã thỏa thuận với công ty Vickers của Anh để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng tại Avadi. Nhà máy này đi vào hoạt động năm 1966 và chế tạo ra xe tăng Vijayanta, phát triển trên nền tảng Vickers Mk.1 của Anh.

Ban đầu, Avadi chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp các phụ tùng, linh kiện được nhập khẩu từ Anh. Không lâu sau đó, các kỹ sư Ấn Độ đã tích lũy được kinh nhiệm và tự sản xuất xe tăng của riêng mình.

Đến cuối những năm 1980, ngành công nghiệp Ấn Độ đã xuất xưởng khoảng 2.200 chiếc Vijayanta, loại xe tăng này phục vụ trong quân đội Ấn Độ đến năm 2008.

Với kinh nghiệm thu được từ việc phát triển xe tăng Vijayanta, Ấn Độ nghiên cứu thiết kế thành công xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Arjun tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện Lục quân Ấn Độ có 169 xe tăng Arjun Mk.1.

Trong tương lai sẽ có 248 tăng loại này, tiếp theo là hợp đồng cung cấp 248 xe tăng nâng cấp Arjun Mk.2, sau tất cả những hợp đồng này, Quân đội Ấn độ sở hữu 496 xe tăng “nội địa”.

Tuy vậy, "xương sống" lực lượng tăng Ấn Độ vẫn là các loại xe do Nga sản xuất gồm: 600 xe tăng T-55, 1.925 T-72M1 và 640 T-90S.

Năm 2011, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận cấp phép sản xuất 1.000 xe tăng T-90S tại Ấn Độ, nhưng mãi đến năm 2009 những chiếc T-90S đầu tiên mới được xuất xưởng từ nhà máy Avadi.

Theo kế hoạch, Quân đội Ấn Độ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.657 xe tăng T-90 trước năm 2020. Cũng trong thời gian này tất cả các xe tăng T-55 và T-72 sẽ được thay thế bằng các Arjun Mk.2 và FMBT (xe tăng tương lai). Theo kế hoạch, chương trình phát triển FMBT của Ấn Độ sẽ bắt đầu từ năm 2012.

Dưới đây là thông tin về một số loại xe tăng chủ lực gắn liền với sự nỗ lực phát triển xe tăng nội đại của Ấn Độ:

Vijayanta - Bước đi đầu tiên

Vijayanta là chiếc xe tăng đầu tiên được chế tạo tại Ấn Độ, dựa trên thiết kế Vicker Mk.1 của Anh. Loại tăng này có thiết kế theo kiểu cổ điển với phần phía trước là trung tâm điều khiển, động cơ và cơ cấu truyền động đặt phía sau còn ở giữa là khoang chiến đấu, thân và tháp pháo được hàn bằng thép cán đồng nhất.

Vũ khí chính của Vijayanta là pháo rãnh xoắn L7A1 cỡ nòng105 mm của Anh, sử dụng loại đạn xuyên giáp và nổ phân mảnh với sơ tốc đầu đạn 1.470 m/s. Ngoài ra, trên tháp pháo có trang bị súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm.

Trong quá trình sử dụng, xe tăng này đã trải qua một vài lần nâng cấp. Đặc biệt, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới Mk.1A do Madras sản xuất nhằm tăng cường liên kết giữa máy ngắm và pháo làm giảm tối đa sự không thích ứng giữa máy ngắm và vũ khí, trang bị hệ thống kiểm soát độ cong của nòng pháo, cho phép loại bỏ việc không tương thích giữa trục của nòng pháo và máy ngắm có thể xảy ra do sự biến dạng vì nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng "nội địa" đầu tiên Vijayanta.


Một bước tiến nữa của hệ thống điều khiển hỏa lực Mk-1 là trang bị máy tính đường đạn, làm tăng xác xuất trúng đích từ phát bắn đầu tiên và thiết bị đo xa laser.

Song song với đó, có một phương án khác là cài đặt hệ thống điều khiển hỏa lực SUV-T55A của Nam Tư và hiện đại hóa hệ thống bảo vệ với giáp Kanchan được sản xuất dành riêng cho tăng Arjun.

Dù Vijayanta là bản sao của Vickers Mk.1, nhưng nó có một số đặc tính khác với nguyên mẫu, cơ số đạn của xe tăng gồm 44 viên, 3.000 viên cho súng máy đồng trục 7,62 mm và 600 viên cho súng máy 12,7mm,

Sản xuất xe tăng Nga theo giấy phép

Bên cạnh việc làm chủ công nghệ chế tạo xe tăng Vijiayata, Quân đội Ấn Độ luôn nhập các vũ khí trang bị từ Liên Xô, trong đó có các xe tăng nổi tiếng T-54 và T-55. Chúng đã rất thành công trong cuộc chiến với Pakistan năm 1971. Để kéo dài tuổi thọ của các loại xe tăng này, tại thành phố Kirsi đã xây dựng nhà máy sửa chữa xe tăng. Do đó cho đến giờ T-55 vẫn còn được sử dụng trong Quân đội Ấn Độ.

Song song với thời gian này, các nhà thiết kế Ấn Độ bắt đầu phát triển xe tăng cho riêng mình, nhưng tiến độ rất chậm. Để duy trì lực lượng xe tăng của mình, Chính phủ Ấn Độ quyết định mua tăng T-72M1 của Liên Xô. Ban đầu, Dehli dự kiến sẽ mua một lượng nhỏ khoảng 200 chiếc để chờ đợi sản xuất xe tăng nội địa Arjun.

Nhưng vì Arjun không đạt được độ tin cậy và thời gian phát triển kéo dài, Ấn Độ quyết định sản xuất bản sao được cấp phép của T-72M1 tại Avadi. Việc sản xuất loạt dnăm 1987. Trong đó, 175 chiếc lắp ráp từ các bộ phận được nhập từ Liên Xô, điều này hỗ trợ đáng kể cho ngành công nghiệp xe tăng Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Ấn Độ.


Mục tiêu của các nhà thiết kế Ấn Độ là sản xuất loại tăng này với việc tối đa nội địa hóa lên đến 90% và có tên mới Ajeya. Hiện nay, T-72M1 và Ajeya là nền tảng của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ.

Đầu năm 1997, Nga đề nghị cài đặt hệ thống phòng thủ tích cực Arena lên các xe tăng T-72M nhằm đối phó với xe tăng T-80UD của Pakistan có được từ Ukraina (có một số khả năng ưu việt hơn T-72M1). Tuy nhiên, Ấn Độ quyết định mua xe tăng hiện đại T-90S của Nga để tiếp tục phát triển, sản xuất chúng theo giấy phép.

Hiện nay, Ấn Độ trở thành quốc gia có lượng xe tăng T-90 hùng hậu vào bậc nhất thế giới. Dự kiến, đến năm 2020 Ấn Độ sẽ sở hữu hơn 1.600 xe tăng T-90S và được biên chế thành 21 trung đoàn.

Tự lực phát triển tăng "nội địa"

Bắt đầu từ năm 1972, nhằm thay thế cho Vijiayata, dự án xe tăng nội địa đã thu hút rất nhiều các công ty nổi tiếng nước ngoài như Krauss-Maffei, Renk và Diehl của Đức và Oldelft của Hà Lan.

Nguyên mẫu Arjun được ra mắt lần đầu vào 1984, cho đến thời điểm này chi phí của dự án đã vượt quá 6 tỷ USD. Quá trình thử nghiệm thực hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến 2011 xe tăng này mới được biên chế trong Quân đội Ấn Độ.

Arjun được bố trí theo kiểu cổ điển, người điều khiển được ngồi ở phía trước bên phải, tháp pháo ở khu vực trung tâm. Xạ thủ và chỉ huy được bố trí trong tháp pháo phía bên phải, bên trái là khu vực nạp đạn. Động cơ của xe tăng được bố trí vào phía sau. Ban đầu, xe dùng động cơ MTU MB838 Ka-501 của Đức với công suất 1.400 mã lực. Với động cơ này, Arjun của Ấn Độ nặng 59 tấn, đạt tốc độ 70 km/h trên đường bằng và 40 km/h trên địa hình gồ ghề.

http://nghiadx.blogspot.com
Arjun - niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Xe tăng có trang bị giáp tổng hợp mới Kanchan do Ấn Độ sản xuất, chúng được phát triển bởi Phòng thí nhiệm luyện kim Bộ quốc phòng Ấn Độ. Gần đây, một số nguồn thông tin không chính thức còn cho rằng, Ấn Độ có thể trang bị cho Arjun hệ thống phòng vệ chủ động Trophy của Israel.

Ngoài ra xe tăng còn trang bị hệ thống bảo vệ NBC và hệ thống chữa cháy hoàn toàn tự động. Trong đó bao gồm máy hồng ngoại để phát hiện cháy và chữa cháy, hệ thống này kích hoạt trong vòng 200/1.000 giây, ở khoang lái và khoang động cơ là 15 giây làm gia tăng khả năng sống sót.

Xe tăng Ấn Độ cũng được trang bị pháo 120mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, được làm bằng thép đặc biệt với công nghệ tiên tiến có lớp vỏ cách nhiệt. Ngoài ra trên xe tăng còn trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm để bắn hạ các thiết bị bay tầm thấp.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của Arjiun gồm máy tính đạn đạo, máy đo xa laser, thiết bị ảnh nhiệt và kính viễn vọng. Theo các chuyên gia, hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ ba này cho phép các xạ thủ có thể phát hiện, xác định, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu ở cả hai trạng thái tĩnh và cơ động.

Dù xe tăng nội Arjun được đánh giá khá cao về mọi mặt, nhưng tỉ lệ nội địa hóa cũng chưa hẳn đã là cao.

Arjun sử dụng khá nhiều trang bị của nước ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm để có thể gọi Arjun là "made in India". Dường như, họ sẽ đặt niềm tin vào biến thể Mk.2 được cho là có tỉ lệ nội địa hóa 90%.

Biến thể Arjiun Mk.2 sẽ được phục vụ trong lực lượng tăng thiết giáp vào năm 2014 và được cho là rất ấn tượng.

Khác biệt cơ bản là tăng công suất động cơ lên 1.500 mã lực nhưng kích thước chỉ bằng 2/3 động cơ cũ, hệ thống vũ khí được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới và giáp phản ứng nổ, hệ thống dẫn hướng và kính ngắm đêm, hệ thống ảnh nhiệt, hệ thống liên lạc hiện đại hơn, nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ nhằm tăng hiệu quả chiến đấu trong điều kiện khắc nhiệt tại Ấn Độ

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang