Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 2)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 2)



Các nước có tiềm lực lớn về kinh tế ngày nay cũng không hề chịu kém cạnh các “ông lớn” khi ra sức phát triển căn cứ hải quân cho riêng mình. 

>> Các căn cứ hải quân nhìn từ trên cao (kỳ 1)



Căn cứ hải quân Kadamba (Ấn Độ)

Hiện nay, các căn cứ hải quân của quân đội Ấn Độ tập trung nhiều ở Mumbai và Vikhashapatnam và ngày càng trở nên chật chội khi mà tàu hải quân phải chia sẻ nơi đỗ với các tàu thương mại. Vì thế, bắt buộc Ấn Độ phải tính đến việc xây dựng căn cứ mới.

Năm 2005, căn cứ mới mang tên Kadamba ra đời. Kadamba là thành quả của giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân mới.





Căn cứ hải quân Kadamba. Mặt nước trong căn cứ hải quân này khá phẳng lặng nhờ có các đê chắn sóng.

Kadamba là cảng nước sâu mang tính chiến lược của quân đội Ấn Độ, được xây dựng làm nơi đỗ đậu cho các tàu chiến hiện đại, tàu cỡ lớn, tàu ngầm.

Ngoài ra, hệ thống nâng ở căn cứ có thể nâng vật có trọng lượng lên tới 10.000 tấn, tương đương với trọng lượng tất cả tàu chiến hải quân Ấn Độ, ngoại trừ tàu sân bay và các tàu hỗ trợ.

Giai đoạn hai hoàn thành căn cứ hải quân sẽ được thực hiện từ năm 2005 tới năm 2020 xây dựng sân bay cho không quân của hải quân.

Căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản)
Sau thế chiến lần thứ hai, quân đội Mỹ đã ở lại chiếm đóng Nhật Bản. Từ đó cho tới nay, người Mỹ đã xây dựng rất nhiều căn cứ quân sự lớn trên đất Nhật.

Điển hình là Yokosuka, căn cứ hải quân cực kì quan trọng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi đóng quân các tàu thuộc lực lượng hải quân của Nhật Bản.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.



Căn cứ Yokosuka tiếp nhận được các tàu chiến cỡ lớn kể cả tàu sân bay.

Cảng Yokosuka có tới 18 cầu tàu và rất nhiều nơi neo đậu, căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả tàu sân bay, tàu ngầm.


Căn cứ Yokosuka nhìn từ trên cao.

Căn cứ Yokosuka có 28.000 nhân viên quân sự và dân sự làm việc.

Căn cứ hải quân Stirling (Australia)
Stirling là căn cứ chính của hạm đội phía tây hải quân Australia, được xem là một trong những căn cứ lớn nhất của nước này.

Stirling nằm trên đảo Garden, chiếm tới 28% diện tích toàn đảo.


Căn cứ Stirling nằm trên đảo Garden.

Stirling hiện là căn cứ của hạm đội tàu ngầm của Australia gồm 6 chiếc tàu ngầm tấn công động cơ diesel – điện lớp Colin và đội tàu khu trục lớp Anzac.

Stirling còn có trung tâm huấn luyện thoát hiểm khỏi tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp, 1 trong 6 trung tâm về lĩnh vực này trên thế giới.

Căn cứ hải quân Rota (Tây Ban Nha)
Rota là căn cứ đặc biệt của Tây Ban Nha khi tại đây đặt đặt bộ chỉ huy lực lượng hải quân Tây Ban Nha và các đơn vị của Mỹ.


Căn cứ hải quân Rota được hải quân Mỹ và Tây Ban Nha kiểm soát quản lý.



Khu vực cảng neo đậu của căn cứ Rota.

Căn cứ Rota nằm ở vị trí chiến lược gần eo biển Gibralta... Đây là nơi lý tưởng cung cấp sự hỗ trợ vô giá cho các đơn vị hạm đội 6 (Mỹ) ở Địa Trung Hải.

Căn cứ Rota còn đóng vai trò hậu cần cung cấp nhiên liệu, hàng hóa, đạn dược cho các tàu chiến Mỹ và NATO (khối quân sự Bắc Đại Tây Dương).

Theo các điều khoản của hợp tác quốc phòng, hải quân Mỹ và Tây Ban Nha cùng quản lý và chia sẻ công việc trong căn cứ. Trong đó, hải quân Mỹ chịu trách nhiệm duy trì kiểm soát các bộ phận bao gồm sân bay, ba cầu cảng, 426 phương tiện và 806 hộ gia đình (vợ con sĩ quan binh lính). Phía Tây Ban Nha sẽ đảm bảo an ninh bên ngoài căn cứ, trong căn cứ và cho cả hai lực lượng tại đây.

Căn cứ hải quân Puerto Belgrano (Argentina)
Puerot Belgrano là căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina, nằm cách thủ phủ Buenos Aires 700 km về phía nam.

Tại căn cứ này, tập trung toàn bộ các tàu chiến chủ lực và khu xưởng sửa chữa lớn của hải quân Argentina.


Căn cứ hải quân lớn nhất của Argentina.



Cận cảnh khu xưởng sửa chữa tàu và các nơi neo đậu.

Khu sửa chữa của căn cứ này hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận các tàu chiến đủ mọi kích cỡ, từ thời gian xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), nơi đây đã sửa cho nhiều tàu tuần dương cỡ lớn và tàu sân bay.

Ngày nay, Puerot Belgrano tiếp tục làm công việc bảo dưỡng và sửa các tàu chiến tàu ngầm.

Tháng 4/2006, tại căn cứ này đã diễn ra sự kiện đặc biệt khi một tàu chiến của hải quân Anh đã cập cảng để sửa chữa bánh lái bị hư hỏng. Năm 1982, Anh và Argentina đã giao chiến tranh chấp quần đảo Falklands.

(tổng hợp bdv)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang