TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.
Ngoài chức năng chính là máy bay huấn luyện, Yak-130UBS có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc (ảnh: Airline.net) Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2011, phía Nga đã tiến hành bàn giao máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS cho Syria. Số máy bay được giao lần này nằm trong số các máy bay trước đó dự định chuyển giao cho Libya thì gặp phải lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. Số lượng máy bay huấn luyện được chuyển giao không được tiết lộ, nhưng theo nhận định của TSAMTO số lượng chuyển giao khoảng 12-16 chiếc. Tương lai không quân Syria có thể mua thêm từ 24-36 chiếc Yak-130UBS nữa. Ngoài hợp đồng cung cấp Yak-130UBS cho Syria, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp 16 Yak-130 UBS cho Algeria, cùng với một hợp đồng chưa được xác nhận cung cấp 8 Yak-130UBS cho Việt Nam. Những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan. Tổng số lượng xuất khẩu của Yak-130UBS đến trước năm 2040 khoảng 500 chiếc. Trong đó số lượng Yak-130UBS sẽ xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài đến năm 2025 khoảng 300 chiếc. Riêng Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàngvào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc. Algeria cũng sẽ mua loạt thứ hai nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2025 số lượng mua dự kiến khoảng 12-16 chiếc. Belarus khoảng từ 6-12 chiếc giai đoạn 2015-2020. Trong các nước Đông Nam Á, Malaysia sẽ là nước mua số lượng Yak-130UBS nhiều nhất, số lượng mua từ 18-24 chiếc nhằm thay thế máy bay huấn luyện Mk-128 Hawk, giao hàng giai đoạn từ 2025-2030. Thái Lan cũng sẽ mua 6-12 chiếc nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2030. Syria sẽ mua số lượng lớn từ 24-36 chiếc, giao hàng giai đoạn từ 20111-2020. Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác nữa sẽ mua, số lượng dao động từ 6-12 chiếc và giao hàng trong giai đoạn từ 2015-2030, chưa tính các khách hàng có thể mua Yak-130UBS không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng. Tính đến giai đoạn năm 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu máy bay huấn luyện đạt giá trị 8,241 tỷ USD. Dẫn đầu là Thụy Sỹ với giá trị xuất khẩu đạt 2,622 tỷ USD, thứ 2 là Anh với giá trị 1,31 tỷ USD. Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 3 của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2003-2010. Giá trị xuất khẩu máy bay huấn luyện của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2012 tăng khoảng 187 triệu USD, con số này sẽ tăng lên 215 triệu USD vào giai đoạn 2012-2013. Tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này của Hàn Quốc khoảng 805 triệu USD. Thứ 4 là Trung Quốc, tổng giá trị hợp đồng của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 618 triệu USD. Nga sẽ đứng vị trí thứ 5 trong thị phần xuất khẩu máy bay huấn luyện với giá trị chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt 440 triệu USD. |
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011
>> 6-12 chiếc Yak-130UBS sắp về Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét