Người Mỹ thúc giục Nga chấm dứt bán vũ khí cho chế độ Asad mà không đưa ra điều gì thay thế.
Xe tăng T-72 của Quân đội Syria. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của báo chí: “Chúng tôi muốn Nga ngừng bán vũ khí cho chế độ của Asad. Trước đây Washington đã nhiều lần đề nghị việc này với ban lãnh đạo Nga". Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov trả lời phỏng vấn báo Izvestia: “Người Mỹ đã tuyệt đối không đưa ra đề nghị gì bù đắp khi thúc giục Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Một lần nữa họ lấy lí do có vẻ chính đáng định giải quyết vấn đề hoàn toàn của mình – kể cả trong lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường vũ khí”. Syria đứng đầu danh sách mua vũ khí Nga ở Cận Đông về quy mô. Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Igor Korotchenko cho biết, giai đoạn từ 2011 đến 2014 Moscow và Damascus đã ký hợp đồng giá trị khoảng 600 triệu USD. Theo ông này, tổng các hợp đồng đang đàm phán cho thời gian trước mắt được đánh giá khoảng 3 – 4 tỷ USD. Ngoài việc đàm phán về việc mua 2 tàu ngầm diezel, 50 máy bay tiêm kích đa năng MiG-29SMT và 75 máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak– 130, Syria bày tỏ nguyện vọng muốn mua tổ hợp tên lửa phòng không S– 300, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander–E, xe tăng T– 90S và các tàu phóng tên lửa tấn công. Đồng thời nước này cũng đã đề cập đến các hợp đồng hiện đại hoá số vũ khí thời Liên Xô đã cũ, cụ thể các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần S– 125 Petrora và xe tăng T– 72. Theo chuyên gia này, hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria luôn là mối quan tâm đặc biệt của tình báo Mỹ và Israel. Họ cũng lo lắng vì hiệp định bán 4 tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion được ký năm 2007. Mỹ và Israel cố chứng minh rằng loại vũ khí này phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, rằng nó có thể rơi vào tay các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Nhưng ông Korotchenko cho rằng điều này không phù hợp với thực tế: "Damascus đã đưa ra văn bản xác nhận người sử dụng cuối cùng – văn bản này đảm bảo là vũ khí này chỉ được khai thác trên lãnh thổ Syria. Ngoài ra, hiệp ước dự kiến Nga có quyền kiểm tra cơ sở triển khai các tổ hợp này". Nếu thực hiện mong muốn của Wasshington thì theo Pukhov, Nga không chỉ mất mấy cả tỷ USD, mà sẽ đánh mất hẳn uy tín của nhà cung cấp vũ khí tin cậy ở Cận Đông. Sản phẩm công nghiệp quốc phòng Nga xuất khẩu sang Syria là các vũ khí công nghệ cao cần để kiềm chế Israel. Nếu phương Tây nói về việc ban lãnh đạo vi phạm quyền con người, đàn áp đối lập thì chính xác là những việc này được tiến hành không phải bằng các tổ hợp hiện đại như Bastion hay Iskander–E. Các nguồn tin của báo Izvestia ở Bộ Ngoại giao Nga cho biết: Trả lời mỗi mong muốn của Hillary Clinton là sự bày tỏ kính trọng quá mức. Trước đây ít lâu, theo phương pháp chính thức, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov tuyên bố: “Liên quan đến tình hình chính trị nội bộ ở Syria hiện nay, dù đang rất phức tạp, chúng tôi không thấy các dấu hiệu chứng tỏ chính quyền mất sự kiểm soát tình hình chung. Xuất phát từ nhận định đó, Nga tiếp tục hành động phối hợp với nước này. Kể cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện các thoả thuận đã đạt được”. Theo thứ trưởng, khi quyết định bán loại vũ khí nào đó, Nga luôn cân nhắc cả trách nhiệm quốc tế của mình, cả tình hình nước mua và tình hình khu vực nói chung. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp hợp tác với Syria, sự hợp tác hoàn toàn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của nước này. Cũng về vấn đề này, báo Kommersant viết: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các quốc gia tăng áp lực lên chế độ của Tổng thống Syria Bashar Asad đang tiếp tục đàn áp khốc liệt phe đối lập. Wasshington kêu gọi Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Lời kêu gọi này đặt Moscow trước một lựa chọn khó khăn – Damascus là thị trường lớn nhất cho vũ khí Nga ở Cận Đông và đảm bảo 10% tổng xuất khẩu vũ khí. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phá bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria đe doạ làm Nga mất các hợp đồng trị giá tới 3,8 tỷ USD. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander E. Ngoại trưởng Mỹ hôm thứ 5, khi trả lời hàng truyền hình Mỹ CBS đã tuyên bố cần mở rộng liên minh quốc tế chống Tổng thống Syria Bashar Asad. “Điều chúng ta thật sự phải làm là tăng áp lực lên tổng thống Bashar Asad trong lĩnh vực dầu khí. Châu Âu phải làm nhiều hơn theo hướng này. Chúng tôi muốn Trung Quốc và Ấn Độ có những bước đi của mình, vì những nước này là những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng của Syria. Chúng tôi cũng muốn Nga dừng bán vũ khí cho chế độ của Asad," bà Clinton nói. Khi kêu gọi Nga chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria, Ngoại trưởng Clinton đã đụng đến vấn đề rất nhạy cảm đối với Moscow. “Trong điều kiện trừng phạt đã được thực hiện đối với Libya và Iran, hiện nay Syria là thị trường lớn nhất của vũ khí Nga ở Cận Đông”, chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko giải thích cho báo Kommersant. Theo ông này, tính đến đầu năm 2011 tổng đặt hàng của chế độ của Tổng thống Asad đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là 3,5–3,8 tỷ USD. Trung bình Damascus một năm sẵn sàng mua của Nga vũ khí giá 500 triệu USD. Như vậy, Syria đảm bảo cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng khoảng 10% giá trị xuất khẩu và là khách hàng nước ngoài thứ năm sau Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam và Angeria. Theo Konstantin Makienko, gần 40% tổng đặt hàng của Syria là của Tập đoàn MiG. Đó là 24 máy bay sẽ được bán trong các năm 2012– 2013, chuyên gia này bổ sung. Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sang Syria hồi tháng 5 (ngay khi đó cũng đã có tuyên bố về việc hợp đồng mua các tổ hợp pháo – tên lửa phòng không "Áo giáp" 1S, người đứng đầu ngành hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Mikhail Dmitriev đã nói đến hợp đồng mua máy bay MiG– 29 của Damascus). Trong báo cáo của Tập đoàn MiG về kết quả làm ăn năm 2010 có chỉ rõ, là năm ngoái các hợp đồng với Bộ Quốc phòng Syria đã mang lại hơn 3,483 tỷ Rub– Damascus đã là khách hàng lớn nhất của Hãng, vượt qua Ấn Độ, Yêmen và bộ Quốc phòng Nga. Đến cuối năm, MiG còn nợ Syria 951,4 triệu Rub. Nhưng nợ tín dụng của Damascus tính đến cuối năm còn 4,08 tỷ. Ngoài ra, trong báo cáo có ghi nhận khoản tín dụng 155 triệu Euro do Ngân hàng Nga Sberbank mở để thực hiện hợp đồng đã ký tháng 11/2006 với Syria. Trong khuôn khổ các hợp đồng với MiG thì Syria là một trong những khách hàng lớn nhất cả trong các báo cáo của công ty đại chúng (OAO– công ty cổ phần mở) “Phụ tùng máy bay” (Aviazapchast) và nhà sản xuất động cơ công ty đại chúng “Xí nghiệp chế tạo máy Moscow mang tên Vladimir Chernyshov. Ngoài ra, trong số các văn bản của các nhà xuất khẩu vũ khí Nga là công ty đại chúng và do đó phải công bố báo cáo hàng năm, có dấu vết của các hợp đồng khác với Syria. Cụ thể, trong báo cáo năm 2010 của Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật có ghi, là trong các năm 2011– 2012 công ty phải bán cho Syria tên lửa chống tầu Kh–35E (là các tên lửa có thể lắp cho MiG– 29) với tổng giá trị 37,13 triệu USD (khoảng 5,5% giá trị các hợp đồng đã được ký kết). Báo cáo năm 2010 công ty “Trung tâm khoa học sản xuất liên bang “Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật vô tuyến Hạgorod”” (Nizhny Novgorod) có ghi đã nhận yêu cầu bán trạm rađa sóng mét cơ động 1L119 (Sky-IED). Cuối cùng trong các báo cáo có đánh giá về các hợp đồng triển vọng với Damascus. Báo cáo của “Tổ hợp khoa học sản xuất ELARA mang tên G. A. Iliyenko” có nói về triển vọng bán cho Syria 24 máy bay đa năng Su– 35. Báo cáo của công ty “Kamov” về khối lượng thị trường cho máy bay lên thẳng Ka– 226T đến năm 2025 ở Cận Đông được đánh giá là 130 chiếc (Syria là thị trường chính trong khu vực này). Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga và Syria đã từng dẫn đến bê bối quốc tế. Thực ra, khi đó, Israel là người phản đối chính các vụ làm ăn. Cụ thể, kế hoạch bán cho Damascus các tổ hợp tên lửa bờ “Bastion” trang bị tên lửa chống tầu Yakhont đúng 1 năm trước đã buộc thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi điện thoại cho đồng nghiệp Nga Vladimir Putin đề nghị không thực hiện vụ làm ăn đã dự định. Israel "ngày đêm mất ăn mất ngủ" vì thương vụ Yakhont giữa Nga và Syria. Theo giả thiết của Tel– Aviv, vụ làm ăn này dường như đã được phê duyệt trong khuôn khổ hiệp ước giữa Moscow và Damascus về hợp tác kỹ thuật quân sự dự kiến mở rộng cảng Tartous của Syria để phục hồi căn cứ cho các tầu Hải quân Nga. Và năm 2005 trong quan hệ Nga – Israel đã nổ ra vụ bê bối rất giống liên quan dự định của Nga bán cho Syria một vũ khí rất mới – các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật chính xác cao “Iskander– E”. Khi đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng từ bỏ vụ làm ăn này. Moscow vẫn chưa hề có phản ứng trước lời kêu gọi của Hillary Clinton. Hôm qua 12/8/2011 Bộ Ngoại giao Liên bang Nga và “ Rosoboronexport không bình luận tin này. Cách đây không lâu Nga luôn kiên quyết chống lại bất cứ sự trừng phạt nào đối với Syria. Tại hội nghị thượng đỉnh G–8 ở Dovila, Tổng thống Dmitry Medvedev đã tuyên bố: “Trong quan hệ với Syria, tôi không ủng hộ nghị quyết tương tự như nghị quyết đã được thông qua đối với Libya, thậm chí ngay cả khi các bạn bè đề nghị”. Tuy nhiên mấy tháng gần đây lập trường của Nga đã có những thay đổi rõ rệt. Đầu tháng 8, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã khắc phục được sự bế tắc nhiều tháng khi thông qua nghị quyết về Syria lên án hành động của chế độ Bashar Asad. Nghị quyết này là kết quả thoả hiệp giữa phương Tây và nhóm các thành viên Hội đồng Bảo an bao gồm cả Nga kiên trì không để can thiệp vào Syria theo kịch bản Libya. Và nó đã đạt được sự thoả hiệp sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đồng ý theo yêu cầu khẩn khoản của Nga và Trung Quốc chấp nhận phương án “giảm nhẹ” của văn kiện – tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an, là văn kiện khác với nghị quyết phải bắt buộc thực hiện ở chỗ không nhất thiết đưa ra biện pháp trừng phạt Syria. Và sau đó Tổng thống Dmitry Medvedev còn đi xa hơn. Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí Nga và Gruzia được công bố ngày 0\5/ 8 ông đã cho biết là nếu bạo lực ở Syria không chấm dứt thì sau tuyên bố của Hội đồng Bảo an có thể sẽ có những biện pháp kiên quyết hơn. “Nếu ông ta (Bashar Asad)– chú thích của báo Kommersant) không làm được điều đó, ông ta sẽ gặp phải số phận đáng buồn. Cuối cùng thì chúng tôi cũng buộc phải ra những quyết định nào đó”, Tổng thống Nga nhận định. Tuy nhiên, các chuyên gia tin chắc rằng quyết định đồng ý với đề xuất của Mỹ và hạn chế bán vũ khí cho Syria đối với Kremli là hết sức không đơn giản. Konstantin Makienko cho rằng: “Do đồng ý trừng phạt Iran tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã mất không dưới 5– 7 tỷ USD, nếu tính cả các mất mát gián tiếp thì tổng có thể tới 13 tỷ USD. Đối với Libya chúng ta đã mất thêm 4 tỷ USD nữa. Nếu lại có một đòn tương tự thì ngành này khó mà vượt qua được”. Tổng biên tập tạp chí “Nga trong chính sách toàn cầu” Fyodor Lukyanov trả lời báo Kommersant: “Việc từ bỏ các hợp đồng với Iran và Syria đã gây nên sự không hài lòng nghiêm trọng của ban lãnh đạo tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Thêm vào đó những việc như vậy phá hoại lòng tin đối với Nga của các khách hàng vũ khí tiềm năng, họ sẽ đi tìm những nhà cung cấp có tính nguyên tắc hơn”. |
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
>> Nga mất gì nếu ngừng bán vũ khí cho Syria?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét