Vụ bắt giữ John Walker và toàn bộ lưới điệp viên mà ông này cầm trịch đã xé toang ảo tưởng một thời của người dân Mỹ rằng họ “miễn dịch” với việc làm gián điệp cho nước ngoài.
Tàu ngầm U SS Andrew Jackson, nơi John bắt đầu tiếp cận thông tin mật. Đối với Moskva, John là gián điệp quan trọng nhất mà họ tuyển mộ được. Đối với Washington, đó là con số gần 1 tỷ USD để thay máy mã, vũ khí, và còn hơn thế nữa… Kỳ 1: Túng quẫn và… “bán mình” Rạn nứt trong tình duyên, gặp khó khăn về tài chính, John Walker từng chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, thay vào đó, anh ta đã quyết định bán tài liệu mật của Hải quân Mỹ. Gia đình Scaramuzzos có một cuộc sống khá giản dị và trầm lặng ở Scranton (bang Pennsylvania). Nhưng cô con gái của họ, Margaret, tên thường gọi là Peggy, lại ước muốn một cuộc sống náo nhiệt hơn. Năm 1932, cô đem lòng yêu James Walker - ca sĩ của một ban nhạc địa phương. Peggy và James bí mật tiến hành lễ cưới vào ngày 15/8/1934. Một tháng sau, cô sinh một bé trai, Arthur Walker. Đây là bí mật đầu tiên mở đầu cho hàng loạt những bí mật sau này của gia đình Walker. Thăng tiến nhưng vẫn thiếu tiền Sau đó, Peggy sinh đứa con trai thứ hai, John Walker. Năm 18 tuổi, John Walker nhập ngũ. Trong thời gian đóng quân ở thành phố Boston (bang Massachusetts), John đã làm quen với Barbara Crowley. Họ nhanh chóng tổ chức đám cưới. Nhưng cuộc hôn nhân bước vào giai đoạn rạn nứt sau khi họ có 3 bé gái. Đầu những năm 1960, Hải quân Mỹ tiến hành chuyển đổi đội tàu ngầm nhỏ, cũ kỹ, chạy bằng điêzen thành một hạm đội hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân. John được điều động đến phục vụ trên tàu USS. Andrew Jackson, một trong những tàu ngầm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân. Một buổi sáng, người ta đưa cho John bản báo cáo tối mật, trong đó có danh sách các mục tiêu tấn công hạt nhân của Mỹ. Lúc đó trong đầu John chợt xuất hiện ý nghĩ: Không biết Liên Xô sẽ trả bao nhiêu tiền để có được một bản sao tài liệu này? Cuộc hôn nhân của John càng trở nên xấu hơn khi anh ta được thuyên chuyển đến làm việc tại Sở chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương ở Norfolk (bang Virginia). Tuy vậy, công việc mới bắt đầu từ tháng 4/1967 đã tạo điều kiện cho John tiếp cận với hầu hết các cuộc liên lạc vô tuyến nhạy cảm của quân đội. Đó là bước thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng anh ta lại cảm thấy khổ sở vì gặp khó khăn về tài chính. Một đêm, John ngồi một mình trong phòng ở dưới tầng hầm lau chùi khẩu súng ngắn, rồi lên đạn và chĩa súng vào thái dương. Không đủ bản lĩnh để bóp cò, John đã quyết định bán một tài liệu mật của Hải quân Mỹ. “Món hàng” đầu tiên John đánh cắp một bộ mã sử dụng cho loại máy giải mã KL-47, loại máy được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ. Anh ta sao chụp một bản, nhét vào túi quần và bình thản bước ra khỏi phòng trực. Sau 4 giờ lái xe, John đã đến được thủ đô Washington DC. Điểm đến mà anh ta nhắm tới là Đại sứ quán Liên Xô, nằm cách Nhà Trắng chưa đầy 4 dãy phố. Đi đi lại lại bên ngoài toà nhà một hồi, rồi anh ta lấy hết cam đảm lao vào bên trong Đại sứ quán nhanh đến mức mà nhân viên lễ tân cũng phải giật mình. “Tôi cần gặp người phụ trách an ninh của các cô”, anh ta lắp bắp. Vài giây sau, John được đưa vào căn phòng nhỏ và gặp một người Nga có dáng vẻ bề ngoài lạnh lùng. “Tôi quan tâm đến khả năng bán các tài liệu mật của Chính phủ Mỹ cho Liên Xô. Tôi có mang theo một tài liệu mẫu”, nói rồi John trao bộ mã KL-47. Nhân viên Đại sứ quán Liên Xô mà thực chất là một sỹ quan KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) hỏi thêm một số thông tin cá nhân như danh tính, gia đình. John miễn cưỡng cho anh ta xem thẻ quân nhân của mình. Người này bỏ đi một lát cùng với bộ mã. Khi quay trở lại, anh ta ra hiệu cho John ngồi xuống. “Chúng tôi rất cần loại tài liệu như thế này. Chúng tôi muốn có thêm các tài liệu khác. Chúng tôi hân hạnh được chào đón anh”, anh ta nói với John. Anh ta chợt hỏi John: cung cấp tài liệu vì lý tưởng chính trị hay động cơ tài chính? Bản đồ hướng dẫn John địa điểm ra ám hiệu (bằng vỏ lon Seven Up) để trao tài liệu và lấy tiền. “Thuần tuý là tài chính. Tôi cần tiền”, John trả lời khô khốc. John nói với viên sỹ quan này rằng mình sẵn sàng ký một hợp đồng lâu dài cung cấp thông tin mật, chủ yếu là các bộ mã của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), để đổi lấy một khoản lương hàng tháng, giống như một nhân viên làm việc cho công ty. Người sĩ quan KGB này chưa bao giờ gặp trường hợp điệp viên đề nghị được lĩnh lương thường xuyên. John đề xuất mỗi tuần từ 500 đến 1.000 USD. Viên sĩ quan đồng ý và yêu cầu John chuẩn bị một danh mục các bộ mã mà anh ta có thể đánh cắp. Họ thỏa thuận gặp lại 2 tuần sau tại một trung tâm mua sắm ở khu vực ngoại ô. John sẽ gập một tờ tạp chí Time ở dưới cánh tay phải của mình để làm ám hiệu. Một nhân viên hướng dẫn John cách lập hòm thư chết và bố trí để họ gặp lại nhau ở châu Âu. Sau đó, người ta đưa John một phong bì đựng các tờ đô la Mỹ và dẫn anh ta vào một hành lang. Ở đây, John được yêu cầu khoác một chiếc áo khoác dài và đội một chiếc mũ rộng vành. Ngay sau đó, người ta đẩy John vào ghế sau một chiếc ôtô đang đậu ở dưới tầng hầm của sứ quán. Vòng vèo hơn một giờ đồng hồ qua các con phố, John được thả xuống khu vực dân cư sinh sống. Khuất bóng chiếc xe của Đại sứ quán Liên Xô, John bắt đầu đếm tiền. |
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
>> Gia đình gián điệp chấn động nước Mỹ (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét