Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> PAK-FA T-50, điểm sáng tại MAKS-2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> PAK-FA T-50, điểm sáng tại MAKS-2011



Nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới lần đầu tiên xuất hiện công khai tại triển lãm Moscow Air từ ngày hôm qua 16/8 đến 21/8.



http://nghiadx.blogspot.com

Hai máy bay T-50 bay lượn tại MAKS-2011


Sukhoi T-50 sẽ là viên ngọc sáng trên không của Không quân Nga. Dự án chế tạo máy bay này được phát triển dựa trên 2 dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng là Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27. MiG-29 và Su-27 là lực lượng máy bay chiến đấu nòng cốt của Liên Xô kể từ giữa những năm 1980, nhưng hiện nay các máy bay này được xem là đã lỗi thời so với các máy bay hiện đại khác như F-22 của Mỹ.

T-50 mới chính là máy bay chiến đấu đầu tiên của Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô tan rã. Khi máy bay chiến đấu này được đưa vào phục vụ, có thể là sau khi năm 2015, nó sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên của Lực lượng Không quân Nga, và với công nghệ tàng hình làm giảm sự bộc lộ của máy bay làm cho nó gần như không thể bị phát hiện bởi radar.

Giống như máy bay tàng hình Raptor F-22 của Mỹ, T-50 sẽ có thể hành trình ở tốc độ siêu âm, và có khả năng thao diễn cao nhờ động cơ lực đẩy vector có thể điều chỉnh hướng phụt và hệ thống kiểm soát bay siêu hiện đại.

Dù có vẻ bề ngoài tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, nhưng các nhà phân tích cho rằng máy bay này không phải là một bản sao mà cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn có khả năng thiết kế tuyệt vời.

"Đây không phải là F-22ski ", Douglas Barrie, nhà phân tích vũ khí không quân thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London nói.

T-50 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại sân bay nhà máy Komsomolsk-on-Amur ở Siberia vào tháng 1/2010, và từ sau đó 2 nguyên mẫu đã được trải qua thử nghiệm chuyến bay tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thủ đô Moscow.

T-50 đang được chào hàng ở một số nước là khách hàng mua máy bay quen thuộc của Nga, nhưng không phải là Nga tự phát triển và chế tạo toàn bộ mà đã phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài để có được công nghệ và chi phí phát triển bằng việc phát triển chung với Ấn Độ.

Ước tính Ấn Độ sẽ trả 35% số tiền cho chi phí phát triển (khoảng 6 tỷ USD). Ông Shivamurti, người đứng đầu của tập đoàn Hindustan Aeronautics, đối tác sản xuất của Ấn Độ trong dự án này cho biết đầu năm 2011.

Việc nhận được máy bay vào phi đội trực chiến phía trước sẽ là một thách thức thực tế, các nhà phân tích nói.

"Vấn đề thực sự, Nga đã có ngân sách để phát triển và sẽ đầu tư cho dự án", ông Craig Hoyle, phóng viên Hàng không cho tạp chí Quốc phòng Flight International nói. Câu hỏi lớn là Nga có khả năng mua được bao nhiêu trong những siêu máy bay chiến đấu này. Không quân Nga cho biết họ muốn mua khoảng 50-60 chiếc ban đầu.

Nga muốn mua tất cả lên đến 200 chiếc máy bay này, nhưng chi phí sẽ là một vấn đề quan trọng. Ngay cả Mỹ cũng chỉ có thể đủ khả năng mua khoảng 180 chiếc F-22, mà cuối cùng chi phí khoảng 140 triệu USD, bao gồm cả chi phí phát triển.

Giá của một chiếc T-50 là bao nhiêu thì chưa biết. Nhưng rõ ràng ông Mikhail Pogosyan, cựu giám đốc của công ty mẹ Sukhoi đã nói máy bay này sẽ rẻ hơn F-22 của Mỹ nhưng đắt hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ trước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang