Đối với các nước trên thế giới, thông báo về tai nạn máy bay là điều bình thường, nhưng với Trung Quốc đó là những bí mật không bao giờ công bố.
Một chiếc J-10 bị rơi vào năm 2007 tại Quế Lâm do động cơ đột ngột chết máy. Đối với sự phát triển của bất kỳ hệ thống vũ khí nào, khó khăn trong phát triển, trục trặc kỹ thuật, thậm chí là tai nạn chết người là điều khó tránh khỏi. Những khó khăn, tai nạn trong quá trình phát triển là kinh nghiệm quý báu để các nhà thiết kế khắc phục các vấn đề tương tự trong tương lai. Đó là điều không cần gì phải che giấu. Bí ẩn đằng sau những tai nạn Nhưng đối với sự phát triển của các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển máy bay. Tai nạn trong quá trình phát triển là bí mật không bao giờ được công bố. Nhất là đối với "tiêm kích con cưng", "xương sống Không quân", chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc phát triển. Theo thông tin từ trang mạng của Ấn Độ và các diễn đàn quốc phòng như Defence.pk và airline.net, Trung Quốc đã giấu kín thông tin về vụ tai nạn của máy bay J-10 trong năm 2010. Chiếc máy bay gặp nạn này nằm trong số các máy bay sẽ xuất khẩu cho Pakistan. Vậy tại sao điều khá bình thường đối với các nước trên thế giới lại là điều không bình thường đối với Trung Quốc. Phải chăng đằng sau những tai nạn này chứa đựng những bí mật không thể công bố. Theo đó vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/4/2010, tại một địa điểm không được công bố gần thành phố cảng Thiên Tân, cách Bắc Kinh 130km về phía Đông. Theo nguồn tin, vụ tai nạn làm đại tá chỉ huy sư đoàn không quân số 9 của Không quân Trung Quốc thiệt mạng. Tang lễ của ông ta được tổ chức quá long trọng khiến nhà cầm quyền không thể bưng bít được thông tin về tai nạn này. Trang tin địa phương cho biết, có đến 200 chi tiết trong thiết kế của J-10 làm việc không hiệu quả dẫn đến tai nạn thảm khốc này. Các vụ tai nạn khác Ban đầu J-10 được dự định sẽ chính thức đưa vào sản xuất loạt vào năm 1998, tuy nhiên, nguyên mẫu đầu tiên đã bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn được cho là do hệ thống “fly-by-wire” do Trung Quốc chế tạo không hoạt động. Sự cố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của J-10, mãi đến năm 2005, máy bay mới được giới thiệu, đến năm 2007 các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mới công bố các bức ảnh chính thức đầu tiên về tiêm kích này. Vụ tai nạn tiếp theo xảy ra vào năm 2007, tại sư đoàn không quân số 2 đóng tại tỉnh Quế Lâm. Vụ tai nạn thứ 3 của J-10 xảy ra vào tháng 8/2009, phi công Meng Fansheng đã buộc phải thoát ra ngoài khi động cơ của máy bay đột ngột chết máy. Nguyên nhân của tai nạn này được các nguồn tin quân sự Trung Quốc công bố ra bên ngoài dưới dạng không chính thức. Theo đó, hệ thống điện tử kiểm soát động cơ đã không hoạt động, khiến động cơ đột ngột chết máy trong khi phi công đang thực hiện một pha nhào lộn. Chiếc máy bay bị rơi xuống và gảy làm đôi, rất may phi công đã thoát ra ngoài an toàn. Cũng trong năm 2009, đã xảy ra một sự cố khác, toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc J-10A đột ngột ngưng hoạt động khi phi công đang tiến hành một bài tập chiến thuật. Rất may phi công điều khiển trung tá Li Feng đã hạ cánh an toàn mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ thiết bị điện tử nào. Vụ tai nạn vào năm 2010 được cho là thảm khốc nhất, nguyên nhân của vụ tai nạn sau khi không thể bưng bít được đổ lỗi cho phi công điều khiển. Song các ý kiến hầu hết trên các trang mạng ngoài Trung Quốc đều nghi ngờ về điều này. Bản thân phi công là một đại tá, chỉ huy của cả một sư đoàn không quân, kinh nghiệm bay của ông ta rõ ràng không ít chút nào. Những lỗi trong thao tác là điều rất khó xảy ra. Có một số nguồn tin cho rằng, nếu nguyên nhân chính của vụ tai nạn được công bố, có thể dẫn đến sự phá sản trong hợp đồng xuất khẩu 36 chiếc tiêm kích J-10 trị giá 1,4 tỷ USD cho Pakistan. Đốt cháy giai đoạn để chứng minh khả năng? Có một số nguồn tin cho rằng, sự phát triển của J-10 bị "đốt cháy giai đoạn" do Trung Quốc muốn chứng minh năng lực của nền công nghiệp hàng không với thế giới. Theo đó, mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 hiện đại do Trung Quốc sản xuất, có thể so sánh với các tiêm kích tiên tiến trên thế giới là một minh chứng hùng hồn cho sự lớn mạnh của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Sự phát triển của tiêm kích J-10 được cho là đã bỏ qua các chỉ số an toàn bay cơ bản để đạt được cột mốc thử nghiệm như dự tính ban đầu. Số hiệu của máy bay đã bị xóa khi đưa lên mạng. Trên diễn đàn Defence.pk, một diễn đàn quân sự của Pakistan, đa số các thành viên đều cho rằng, J-10 là một bản thiết kế chắp vá không hoàn hảo. Hình dáng khí động học sao chép lại mẫu tiêm kích Lavi của Israel, động cơ mua từ Nga, các thiết bị điện tử được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau. Sự không đồng bộ trong vận hành là điều khó tránh khỏi, cùng với đó các sản phẩm mà Trung Quốc sao chép lại từ các mẫu của nước ngoài không hoàn toàn giống với bản gốc. Rủi ro trong các công nghệ sao chép là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt đối với những công nghệ hiện đại, độ rủi ro càng cao hơn. Như thường lệ thông tin và nguyên nhân về các vụ tai nạn của tiêm kích J-10 cũng như các hệ thống vũ khí khác không bao giờ được công bố một cách chính thức. Điều đó cho thấy rằng phía sau những vụ tai nạn, có thể ẩn chứa những bí mật “động trời” liên quan đến công nghệ chế tạo vũ khí của Trung Quốc. Nếu được công bố có thể dẫn đến sự phá sản của các mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất với thị trường trong và ngoài nước. Tất cả những gì mà thế giới biết được đều dưới dạng các nguồn tin không chính thức, thực hư của các vấn đề này mãi vẫn là những ẩn số như chính bản thân những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sao chép từ các công nghệ bên ngoài. |
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011
>> Bí ẩn sau tai nạn của tiêm kích J-10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét