Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình. Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1. Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya. Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO: Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao. Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo. Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay. Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo. Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng. Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân. Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách. Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel Truy tìm vũ khí hạng nặng Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte. Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan. Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay. Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”. 'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ. Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh. Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó. “Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển. Giải mã các bức ảnh Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào. Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động. Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay. Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động. Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường. Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”. Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến. Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được. Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus. Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh. Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm. Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường. R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km. Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh. Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố Benghazi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành phố Benghazi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?
[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.
Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli. Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy. Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào. Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác. MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)