Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Địa Trung Hải

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa Trung Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa Trung Hải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ mang S-300 ra dọa NATO



NATO sẽ ngưng cung cấp các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa về tên lửa nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không của Nga hoặc Trung Quốc.




Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn hệ thống Antey-2500 hay chỉ là một chiêu bài ép giá các nhà thầu phương Tây.


Một quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới từ Trung Quốc hoặc Nga sẽ làm xấu đi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức chương trình đấu thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới cho quân đội nước này.

Chương trình T-LORAMIDS có sự tham gia của các nhà thầu Lockheed Martin cùng với Raytheon của Mỹ giới thiệu hệ thống Patriot PAC-2 và PAC-3. Tập đoàn Eurosam giới thiệu một biến thể phóng trên xe phóng di động của Aster-30.

Còn Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác CPMIEC của Trung Quốc giới thiệu hệ thống FT-2000 biến thể xuất khẩu của hệ thống HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Công ty Rosoboronexport của Nga giới thiệu hệ thống S-300PMU2, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mong muốn sở hữu hệ thống Antey-2500, biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa S-300V.

Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ người chiến thắng trong cuộc đấu thầu này sẽ được công bố vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không mới từ Nga hoặc Trung Quốc. Lý do được đưa ra là, bất kỳ hệ thống phòng không nào khác với chuẩn của NATO sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tích hợp cuối cùng vào hệ thống phòng thủ tên lửa chung của khối.

Các vấn đề liên quan đến cung cấp phụ tùng thay thế, nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật. Song bất chấp những lời chỉ trích và áp lực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không loại trừ khả năng chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc hoặc Nga làm nhà thầu chính.

Các lý do Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới S-300?

Một đại diện của NATO cho biết, nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm chọn các nhà thầu từ Trung Quốc hoặc Nga, hệ thống phòng không mới của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hoạt động thông qua một trung tâm trao đổi thông tin riêng của NATO.

Một số nhà phân tích của phương Tây lại có một cái nhìn nhận khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn các nhà sản xuất từ Trung Quốc và Nga làm nhà thầu tiềm năng là một động thái nhằm gây áp lực lên các nhà sản xuất của Mỹ và châu Âu trong việc giảm giá thành.

Lý do các nhà thầu của Nga và Trung Quốc nằm trong danh sách dự thầu không phải là động thái ly tâm của Thổ Nhĩ Kỳ rời xa khối NATO. Đây chỉ là áp lực truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ tớiphương Tây.

Vấn đề nữa cần phải nhắc tới, T-LORAMIDS là một chương trình phòng không và phòng thủ quốc gia. Đây không phải là một phần của hệ thống phòng thủ chung NATO. Trên nguyên tắc cơ bản, đây là một "sân chơi" cho tất cả các ứng viên do Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra.

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga nhấn mạnh, đây là một áp lực chưa từng có của NATO đối với việc mua sắm hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ. Trường hợp này là một ví dụ điển hình về sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Một lý do khác lý giải cho áp lực này là, tháng 11/2010 trong hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Khối quân sự này đã thống nhất thông qua chương trình xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tham gia hệ thống này sau khi NATO đưa ra một số sửa đổi, theo đó, Iran cùng với một số quốc gia khác không nêu tên được liệt vào mối đe dọa tên lửa tiềm năng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. NATO sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin tình báo liên quan đến mối đe dọa này.

Theo kế hoạch, NATO sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ một hệ thống radar cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa. Giữa tháng 7/2011, đại diện của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận các vấn đề về việc triển khai radar này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Một khi hệ thống được triển khai hoạt động, bất kỳ vụ phóng tên lửa nào từ các quốc gia “hiếu chiến” theo đánh giá của Mỹ, đều được radar cảnh báo sớm này phát hiện. Tên lửa ngay lập tức sẽ bị đánh chặn bởi các tên lửa SM-3 được triển khai hoạt động trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ được triển khai ở phía Đông của Địa Trung Hải hoặc từ Romania.

Như vậy khả năng thắng thầu của Nga hoặc Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ là khá thấp nếu chiêu bài gây áp lực lên vấn đề giá cả của họ thành công.

[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Biển Đông dưới góc độ pháp luật quốc tế



Hiển nhiên là Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.



Ngày 23/3, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, đã phát bài viết “ Tranh chấp Nam Hải dưới góc độ của luật biển quốc tế ” của hai học giả Hạ Giám và Uông Cao, Đại học Tương Đàm, trong đó không những khẳng định cái gọi là “ chủ quyền ” của Trung Quốc mà còn vu cáo Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, “ bẻ cong ” Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc và “ tranh giành chủ quyền của Trung Quốc ” ở Biển Đông.




Bài viết “Vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế” của tác giả Hải Biên, nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam, đăng trên TTXVN, nhằm làm rõ vấn đề Biển Đông dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

1. Khái quát về Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín ở khu vực Thái Bình Dương với diện tích hơn 3,5 triệu km2. Có 9 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Singapore. Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông lớn, đặc biệt là dầu, khí và hải sản. Gần đây, nhiều thông tin cho biết Biển Đông có trữ lượng khá lớn về băng cháy.

Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, sau tuyến Địa Trung Hải. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu trọng tài lớn đi qua Biển Đông. Hàng hóa xuất nhập khẩu thiết yếu đối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường biển này. Từ góc độ quân sự, Biển Đông là địa bàn hoạt động của hạm đội hải quân của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Tất cả những yếu tố này dẫn đến một hệ quả tất yếu và hiển nhiên là ở Biển Đông có sự đan xen rất chặt chẽ lợi ích của nhiều nước với các mức độ khác nhau. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

2. Các vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông theo luật biển quốc tế

Hội nghị Luật Biển lần thứ III của Liên hợp quốc (1967- 1982) đã thông qua Công ước Luật Biển năm 1982 với 320 điều khoản và 9 Phụ lục. Là thành quả của một cuộc thương lượng lâu dài giữa các nhóm nước khác nhau, Công ước là một giải pháp cả gói công bằng và đỉnh cao trong quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ ngành luật biển quốc tế. Công ước xác lập rõ ràng quy chế pháp lý của các vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khi tiến hành các hoạt động liên quan đến biển và thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng liên quan đến thực hiện Công ước và giải quyết tranh chấp biển như Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên của Công ước, Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy Đại dương và Ủy ban Thềm lục địa. Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó có 7 quốc gia ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Bruney.

Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc vào điều kiện cụ thể của Biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây.

Một là , các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình. Đáng lưu ý là theo luật biển quốc tế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế. Như vậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông thêm 9 hải lý.

Hai là, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiếu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven Biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước.

Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên trong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác ven Biển Đông. Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Ba là , xuất phát từ Công ước Luật Biển năm 1982 thì sự kiện Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Creston năm 1992 ở bãi Tư Chính của Việt Nam và chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò ” ra Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009 cần được nhìn nhận thế nào? Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và đã được Việt Nam phân lô thăm dò dầu khí. Việc Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 ký với Công ty Creston của Mỹ hợp đồng thăm dò dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam (mà họ đặt tên là Vạn An Bắc) là sự vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Còn về yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn”, thì các học giả Trung Quốc đều biết rõ là tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội (2009) và thành phố Hồ Chí Minh (2010) cũng như các Hội thảo quốc tế khác, các học giả Pháp, Bỉ, Mỹ và nhiều học giả quốc tế khác đã nêu rõ yêu sách “đường lưỡi bò” mơ hồ, không có cơ sở và cho rằng Trung Quốc cần giải thích rõ bản chất pháp lý của các vùng biển trong “đường lưỡi bò” đó. Nhưng cho đến nay, cả chính giới lẫn học giả Trung Quốc đều không thể đưa ra các câu trả lời thỏa đáng.

Dùng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia để đối chiếu thì ai cũng thấy rằng yêu sách này hoàn toàn trái với các quy định của Công ước. Không một quy định nào của Công ước có thể biện minh cho yêu sách “đường lưỡi bò” . Đơn giản bởi vì vùng biển mà “đường lưỡi bò” ngoạm vào không thể nào là lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế hoặc là thềm lục địa của Trung Quốc. Đó chính là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam , Philippines, Malaysia, Indonesia và Bruney.

Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý nói trên đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của 5 nước ASEAN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính vì vậy, mà Việt Nam , Malaysia, Indonesia và Philippines lần lượt gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách này.

Việc đưa yêu sách phi lý nói trên ra Liên hợp quốc và tiến hành các việc làm gần đây ở trên thực địa nhằm theo đuổi yêu sách này đang làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn, gây lo ngại thực sự cho cộng đồng thế giới và buộc dư luận phải lên tiếng. Không chỉ các quốc gia liên quan tranh chấp ở Biển Đông mà dư luận của nhiều quốc gia khác cũng đã bày tỏ ý kiến bất bình trước yêu sách này.

3. Các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế

Ở Biển Đông có hai loại tranh chấp, gồm tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

a. Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau. Từ đó nảy sinh một số tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Liên quan Việt Nam, ở phía Bắc chúng ta có vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và khu vực nhỏ phía ngoài cửa Vịnh, còn ở phía Nam có vùng chồng lấn với Campuchia, Thái Lan, Malaysia trong Vịnh Thái Lan và vùng chồng lấn với Indonesia ở nam Biển Đông. Các nước ven Biển Đông khác cũng có một số vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với nhau, như giữa Malaysia và Thái-Lan, giữa Thái Lan và Campuchia, giữa Indonesia và Malaysia. Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện nay, hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa liên quan Việt Nam và Trung Quốc, còn tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa liên quan 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Bruney (Bruney không yêu sách về chủ quyền các đảo) và Đài Loan (Trung Quốc).

Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở trên thế giới. Trong số đó, các vụ kinh điển thường được viện dẫn nhiều là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vụ Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp, vụ đảo Clipperton giữa Mexico và Pháp, vụ Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch v.v…

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi ngưòi đều thấy rằng Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm nay. Nói chính xác là nhà nước ta đã thực hiện chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình đối với hai quần đảo một cách liên tục và hòa bình.

Các bằng chứng mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều sách cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848) v.v… đều nói về việc nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác quần đảo này. Hai là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam . Ba là, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để tiến hành khai thác hai quần đảo (mỗi đội Hoàng Sa gồm 70 người, ra Hoàng Sa 6 tháng đánh bắt hải sản như đồi mồi, hải sâm, ốc qúy‎ và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm).

Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783), đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia. Năm 2009, gia tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vừa mới hiến tặng Nhà nước một sắc lệnh trong gia phả của dòng họ khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật, v.v…Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa (Trường Sa, An Bang, Ba Bình, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ).

Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26 - 7 - 1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Vào năm 1951, tại Hội nghị San Francisco có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị Trưởng đoàn quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho chính quyền Sài Gòn và nhà cầm quyền Sài Gòn đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Đó là, lợi dụng việc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Trung Quốc đã chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Sài Gòn kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội của chính quyền Sài Gòn đã đánh trả thắng lợi và bắt 82 “ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, lợi dụng việc quân đội Sài Gòn phải đối phó với cuộc tiến công của quân cách mạng, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã phản đối. Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Nhà nước Việt Nam tiếp quản các đảo ở Trường Sa và lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.

Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14 - 3 - 1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong trận chiến không cân sức năm đó, 64 người con yêu quý của Tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Tóm lại, dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử là Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và đến năm 1974 dùng vũ lực chiếm luôn phần phía Tây của quần đảo này. Còn ngày 14-3-1988 là ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.

4. Giải pháp cho các vấn đề liên quan Biển Đông

a. Các vấn đề liên quan Biển Đông rất phức tạp, hệ trọng và nhạy cảm đối với nhiều quốc gia liên quan. Các nguồn lợi trong các vùng biển ở Biển Đông rất quan trọng đối với kế sinh nhai và đời sống hàng ngày của hàng trăm triệu con người của 9 quốc gia ven Biển Đông. Các tài nguyên thiên nhiên ở đây là một điều kiện cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của các nước liên quan. Các nước ven Biển Đông đang đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chủ quyền biển, đảo của mình. Đồng thời các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông cũng hết sức đa dạng, phong phú (tự do, an toàn hàng hải, chống tội phạm trên biển..) và gắn với lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau (cả trong và ngoài khu vực).

b. Từ đó, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan Biển Đông là phải tuân thủ luật chơi chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình như được quy định trong Công ước, quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Đó là nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển năm 1982. Đó là nghĩa vụ theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước.

Sẽ là rất không công bằng và phi lý khi một quốc gia ven Biển Đông tùy tiện vẽ ra một đường yêu sách mơ hồ, trái với Công ước Luật Biển năm 1982, vi phạm các vùng biển của các quốc gia láng giềng, tạo ra “vùng tranh chấp” trong vùng biển của quốc gia láng giềng , để rồi đòi các quốc gia láng giềng bị nạn “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên chính thềm lục địa của họ. Tương tự, việc một quốc gia ven Biển Đông tự ý quy định cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng khác cũng là việc làm trái với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Cách hành xử như vậy, rõ ràng là những sự vi phạm cam kết quốc tế của một nước thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương của tổ chức này.

c. Sự tồn tại các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tranh chấp về các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn là một thực tế khách quan. Việc giải quyết các tranh chấp này, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo, là một công việc khó khăn, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Như đã nêu trên, giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Cam-pu-chia có các khu vực chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Thời gian qua, căn cứ vào Công ước Luật Biển năm 1982 và với tinh thần hữu nghị, láng giềng, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, Việt Nam đã phân định ranh giới các vùng biển với Thái Lan, ranh giới các vùng biển với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia ở phía Nam Biển Đông. Các nước khác ven Biển Đông cũng đã giải quyết được một số tranh chấp trên biển với nhau bằng nỗ lực chung và trên cơ sở pháp luật quốc tế. Gần đây nhất, tranh chấp về chủ quyền đối với một số đảo nhỏ giữa Ma-lai-xia và Xinh-ga-po, giữa In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia cũng đã được giải quyết bằng các phán quyết của Tòa án quốc tế La Hay (ICJ).

Kinh nghiệm đó chỉ ra rằng các tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các tranh chấp về các vùng biển chồng lấn giữa các nước ven Biển Đông sẽ được giải quyết ổn thỏa khi pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, được tôn trọng và khi các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc được áp dụng. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đã bị pháp luật quốc tế cấm. Đe dọa vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

d . Các tranh chấp liên quan đến Biển Đông dĩ nhiên là phức tạp. Con đường đi đến giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp mà các bên liên quan đều chấp nhận được sẽ không bằng phẳng và còn dài. Thực tế đó đòi hỏi các bên tranh chấp ở Biển Đông tăng cường nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp, các bên cần tuân thủ các cam kết đã được nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, đặc biệt là cam kết không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc cũng cần tăng cường các nỗ lực, cùng nhau phấn đấu để xây dựng một văn kiện có tính pháp lý cao hơn, có tính ràng buộc cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Về hình thức văn kiện này có thể có thể dưới dạng một Hiệp ước, hoặc một Hiệp định, hoặc một Thỏa thuận, hoặc cũng có thể là một MOU giữa ASEAN và Trung Quốc được các đại diện có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc ký, sau đó được các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN và Trung Quốc phê duyệt.

Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc just cogent) của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác chính là chìa khóa cho các vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay.


[Vietnamdefence news]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Khám phá 'sào huyệt' của đại tá Gadhafi



Hiện không ai có thể biết đại tá Muammar Gadhafi ở đâu, nhưng nhà lãnh đạo của Libya chắc hẳn sẽ rất nhớ khu Bab al-Azizia, nơi được coi là "sào huyệt" của ông suốt nhiều năm qua.

Trong tiếng Ảrập, Bab al-Azizia có nghĩa là "Chiếc cổng tráng lệ". Đây là trung tâm đầu não của chế độ Gadhafi và luôn được ví như một biểu tượng tranh đấu của nhà lãnh đạo đất nước Libya. Không chỉ phục vụ mục đích quân sự, Bab al-Azizia đồng thời cũng là nơi ở của gia đình Gadhafi và rất nhiều bữa tiệc linh đình đã được tổ chức tại đây.

Tuy nhiên, so với những dinh thự nguy nga của các ông hoàng Ảrập hay những gia tộc giàu có ở vùng Vịnh, đại bản doanh của đại tá Gadhafi có phần khiêm tốn hơn rất nhiều.




Cảnh đại tá Gadhafi thề chống lại Mỹ và phương Tây hôm 22/02, với nền phía sau là "Ngôi nhà kháng chiến" đổ nát. Ảnh: Shahidulnews.

Sở hữu khối tài sản được ước tính lên tới vài chục tỉ USD nhưng nhà lãnh đạo Libya không thể rảnh tay xây cho mình một lâu đài nguy nga bên bờ Địa Trung Hải. Vốn là cái gai từ lâu trong mắt Mỹ và nhiều nước phương Tây, Gadhafi luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công và sẽ chẳng ích gì khi cố sức xây một lâu đài khi biết rằng nó sẽ liên tục bị đánh phá.

Rộng 6 km2 và nằm cách không quá xa sân bay quốc tế Tripoli, Bab al-Azizia là một mục tiêu không quá khó để xác định trong các cuộc không kích. Ngày 15/4/1986, nhận lệnh trực tiếp từ cựu Tổng thống Ronald Reegan, 13 máy bay Mỹ đã ném bom khu nhà ở của gia đình Gadhafi ở khu vực trung tâm Bab al-Azizia.

Đây là hành động trả đũa của Mỹ sau vụ đánh bom tại một sàn nhảy ở Berlin khiến 2 công dân nước này thiệt mạng, vụ tấn công mà Libya bị cáo buộc thực hiện. Tuy nhiên, được sự cảnh báo từ Malta và Italia, Gadhafi đã kịp thoát khỏi khu nhà và chỉ bị thương nhẹ. Ngoài việc khu nhà bị phá hủy một phần, tổn thất đáng kể được Gadhafi khẳng định đó là cô con gái nuôi 15 tháng tuổi Hana thiệt mạng và 2 trong số những người con trai của ông bị thương.

Mặc dù vậy, sự thật về Hana vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi nhiều thông tin khẳng định cô con gái nuôi này của Gadhafi chỉ là câu chuyện được dựng lên nhằm tuyên truyền lòng căm thù Mỹ và phương Tây trong dân chúng Libya.

Cho tới nay, khu nhà này vẫn chưa được xây lại. Tuy nhiên, nó đã được mang một cái tên mới là "Ngôi nhà kháng chiến". Ngay phía trước khu nhà, Đại tá Gadhafi cho dựng lên một tượng đài lớn có hình cánh tay trái màu vàng đang bóp nát một chiến đấu cơ của Mỹ. Kể từ đó, "Ngôi nhà kháng chiến" thường xuyên được Gadhafi sử dụng làm nền cho những lần xuất hiện trên truyền hình, như khi ông lên tiếng phản đối phán quyết vụ Lockerbie vào năm 2001 hay gần đây là những tuyên bố chống lại Mỹ và phương Tây hồi tháng trước.

Cũng chính tại tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng này, nhiều thường dân Libya đã đến tụ tập và có những hành động thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Gadhafi. Họ được coi là lá chắn sống để bảo vệ nhà lãnh đạo Libya trước các cuộc không kích của liên quân.

Chếch lên phía tây bắc khoảng 400 mét so với "Ngôi nhà kháng chiến" là căn lều theo kiểu du mục Ảrập của nhà lãnh đạo 68 tuổi. Đây là 1 trong số 4 nơi ở chính của ông trong suốt hơn 4 thập kỷ nắm quyền tại Libya. Năm 2004, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Shroeder từng có mặt trong căn lều này khi thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức tới Libya.

Vụ không kích diễn ra tuần trước của liên quân đã đánh sập hầu như toàn bộ một tòa nhà chỉ huy trung tâm cao 50 mét và chỉ cách căn lều kể trên vài bước chân. Lực lượng liên quân cho hay họ coi tòa nhà này là mục tiêu đánh phá, nhằm cắt đứt liên lạc giữa Gadhafi và lực lượng quân đội trung thành với ông.

Ở phía đông nam của Bab al-Azizia là một sân bóng đá dành cho các gia đình sinh sống gần đó. Theo mô tả của BBC, khu nhà ở của các gia đình này gợi lại hình ảnh của những trại tập trung người tị nạn tại dải Gaza. Người ta cho rằng nhiều khả năng những ngôi nhà này không chỉ phục vụ mục đích dân sinh mà có cả mục đích quân sự.



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Lafontaine "Chó Sói và Cừu non Libya"



[bee news] Truyện kể rằng Sói đang uống nước trên đầu nguồn, chợt thấy một con Cừu non đang uống nước dưới chân suối, liền tiến lại gần giận dữ: "Cừu non sao dám làm bẩn đục dòng nước của tao?" Cừu phân trần rằng nó chỉ uống nước thấp dưới chân Sói, và nước không thể chảy ngược lại đầu nguồn. Sói giận điên lên, bảo rằng "Hơn sáu tháng trước mày đã nói xấu tao". Thưa ông “Lúc đó tôi còn chưa sinh ra”. Cừu non chưa kịp phân trần thì nó đã nằm trong bụng sói.

Sau gần 400 năm, câu truyện ngụ ngôn xưa của Lafontaine được đương kim tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dàn dựng thành kịch bản có thật.

Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) Pháp đã sử dụng 20 máy bay chiến đấu oanh tạc Libya, khởi đầu chiến dịch "Odyssey Dawn". Lực lương liên quân (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Italy) hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất áp sát bờ biển để tấn công Libya. Đã có hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được phóng đi và đã hủy diệt toàn bộ khả năng tự vệ của Libya. Một cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến đã có tiền "phạt vạ", bởi theo như thông báo, Mỹ và Anh đã phong tỏa hơn 50 tỷ đôla của Libya ở các ngân hàng của họ. Một cuộc trình diễn của các loại siêu máy bay tấn công tàng hình, tất cả các loại tầu ngầm chiến lược, tất cả các loại tên lửa hủy diệt, không khỏi không làm cho Nga và Trung Quốc chột dạ. Sau đợt thao diễn kỹ thuật này chắc chả có nước "nhỏ" nào dám đòi có chủ quyền. Một kiểu thực dân cũ đang được áp đặt trở lại.

Chỉ trong ngày đầu tiên không kích đã có hàng trăm người Libya bị chết và bị thương, số người bị chết và bị thương này nhiều hơn nhiều lần số người chết do xung đột phe phái nội bộ Libya. Số lượng người chết sẽ còn tăng hơn nhiều khi cuộc tấn công tiếp tục. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ có người Libya là bị chết thảm, bởi đây là một cuộc chiến tranh một phía, một cuộc chiến công nghệ cao mà người dân Libya không thể có khả năng chống cự. Những quả tên lửa được vệ tinh dẫn đường có khả năng san phẳng một thành phố chỉ trong tích tắc. Trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Les Trois Mousquetaires" - Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Alexandre Dumas, đã mô tả người Pháp không đánh kẻ đã rơi kiếm. Xem ra ông Sakozy không thạo binh kiếm lắm nên đã chọn kẻ không có kiếm để đâm cho chắc thắng. Người Pháp đang chờ đón một chiến thắng vinh quang do một người nhập cư mang lại. Một vinh quang với tên gọi "Odyssey Dawn" - Bản anh hùng ca về Cuộc thập tự chinh lúc bình minh.




Tổng thống Pháp Sarkozy ân cần đón tiếp đại tá Gaddafi tại Điện Élysée ngày 10-12-2007.


Việc làm của ông Sarkozy cũng không phải là không có tiền lệ. Mỹ đã qua mặt Nga đánh một đồng minh thân cận của họ là Nam Tư. Mỹ cũng đã bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc, đánh Iraq và gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn dân thường. Lý do mà người mỹ đưa ra nào là Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà thanh minh với thế giới.

Còn nhớ đầu năm 2008, một toàn án liên bang Mỹ đã yêu cầu Libya chi trả hơn 6 tỉ USD bồi thường cho gia đình 7 nạn nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom một máy bay Pháp cách đây gần 20 năm. Libya cũng đã bị buộc phải bồi thường 2,7 tỷ USD do bị kết tội gài bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, gài bom chuyến bay 772 của UTA ở Niger năm 1989. Sự thật ra sao thì khó mà biết được, nhưng một khi Cáo mà đã quy thì Cừu phải có tội, và Cừu thì cứ phải dùng tiền để chuộc tội; đấy là sự công bằng của Sói. Lần này số lượng thường dân bị chết dưới làm đạn của Liên quân là rất lớn, và chẳng tòa án nào dám xử cái tội giết người này, bởi Liên quân đã được Liên Hiệp Quốc cấp "Cota" xuất khẩu tội ác.


Pháp đã phát động chiến tranh ngay sau khi kết thúc hội nghị của liên minh quân sự quốc tế tại Paris (Pháp) vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 19/3/2011 (giờ Việt Nam).


Phản ứng lại các cuộc không kích của Liên Quân, Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "Thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự." Chính phủ Libya cũng tái khẳng định việc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện. Tuy nhiên những tuyên bố này trở nên lạc lõng giữa những tiếng gầm rú của máy bay và tên lửa của Liên Quân.

So với các tình tiết trong câu truyện của Lafontaine, thì có lẽ ông Sarkozy hơi vội. Lý do mà ông Sarkozy đưa ra để lý giải cho việc vội vàng tấn công một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hiệp Quốc như Libya là nghĩa vụ lương tâm phải "bảo vệ sinh mạng người dân Libya, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của họ". Xem ra Lafontaine còn phải kính Sarkozy vài vái bởi ông Sarkozy đã đề cập tới lương tâm của Chó Sói trước khi xơi món thịt cừu.


Ông Gaddafi tuyên bố phân phát vũ khí để tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân


Suy cho cùng cái lỗi của Cừu là ở chỗ nó là món thịt cừu mà ai cũng thích, và như vậy cái "lỗi" của Libya là không thể phủ nhận. Với bờ biển Địa Trung Hải dài hơn 2000km, diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 6,5 triệu người; Libya là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong khu vực. Libya là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, đứng đầu Châu Phi, đứng thứ 9 trên thế giới. Dầu mỏ Libya có chất lượng cao, dễ khai thác (chi phí khai thác chưa đến 1 đôla cho một barrel, 117 lít). Hầu như tất cả dầu mỏ của Libya được vận chuyển qua Châu Âu với chi phí vận chuyên rất rẻ. Như vậy Libya là một mắt xích quan trọng trong bảo đảm chiến lược an ninh năng luợng đối với Châu Âu, và là đối trọng với nguồn cung dầu khí của Nga. Ngoài ra việc khống chế được Libya cũng sẽ khiến cho Nga mất đi những hợp đồng vũ khí nhiều tỷ đôla mỗi năm.

Có lẽ xét về phương diện kinh tế, và chiến lược quân sự thì ông Sarkozy đã có những tính toán cao tay, tuy nhiên còn quá sớm để mà phán xét về kết cục của cuộc chiến. Những suy nghĩ vội vàng về một hình thái quan hệ quốc tế mới thay cho những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm về quyền tự quyết và chủ quyền quốc gia của các dân tộc rất có thể khiến cho thế giới lâm vào một cuộc đại chiến thế giới mới.


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Các loại vũ khí liên quân sử dụng tấn công Libya



Tàu chiến Anh và Mỹ đã phóng hàng trăm tên lửa hành trình vào các vị trí của Libya rạng sáng 20.3 (giờ VN).

àu ngầm chạy bằng hạt nhân Anh nằm trong số các tàu lớn ở Địa Trung Hải tham gia cuộc tấn công vào các điểm phòng thủ của Gaddafi ở gần Tripoli và thành phố Misurata. Những gì vừa diễn ra là một phần của cuộc tấn công có phối hợp do Mỹ lãnh đạo, có cả sự hiện diện của tàu ngầm được trang bị tên lửa Tomahawk ở trong vùng.




Lựa chọn mục tiêu tấn công
Đêm qua, Lầu Năm Góc thông báo 112 tên lửa Tomahawk đã được bắn từ tàu khu trục và tàu ngầm của Mỹ, Anh trong Chiến dịch bình minh Odysssey.

Một phát ngôn viên của liên quân nói: "Tên lửa đã bắn trúng hơn 20 hệ thống phòng thủ tích hợp và các căn cứ quốc phòng trên bờ. Các cuộc tấn công được các đối tác trong liên minh phối hợp chặt chẽ.

Các mục tiêu được lựa chọn dựa trên những đánh giá tổng hợp rằng các điểm đó có gây ra đe dọa trực tiếp cho phi công liên minh không hoặc chính quyền Libya có sử dụng nó để gây ra đe dọa trực tiếp cho người dân Libya không.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là giai đoạn đầu của cái gọi là chiến dịch quân sự đa giai đoạn, được vạch ra để thực thi nghị quyết của LHQ và triệt tiêu khả năng dùng vũ lực của chính quyền Libya chống lại người dân nước này".

Phát ngôn viên trên cho hay, hầu hết các địa điểm bị tấn công đều nằm bên hoặc gần bờ biển.

Các vũ khí được dùng để tấn công Libya
Tàu ngầm Anh tham gia vào chiến dịch tấn công - mật mã là Chiến dịch Ellamy, theo cách gọi của quân đội Anh, là chiếc HMS Triumph với 130 người. Tàu ngầm này có thể đem theo 30 vũ khí, gồm cả tên lửa Tomahawk và ngư lôi hạng nặng.

Hải quân Hoàng gia Anh mua 65 quả tên lửa Tomahawk với giá 1 triệu USD/quả từ doanh nghiệp quốc phòng Mỹ Raytheon Systems năm 1995.

Hai tàu khu trục Mỹ, chiếc USS Barry và Stout cũng đã được triển khai. Theo nguồn tin Lầu Năm Góc, mỗi tàu khu trục này có thể chở tới 96 tên lửa Tomahawk.

"Tổng số tên lửa Tomahawk trong kho của chúng tôi là bí mật nhưng tôi cho rằng sẽ không có chuyện thiếu vũ khí tấn công. Mối nguy lớn hơn mà chúng tôi hầu như không biết gì đó là Ai sẽ kiểm soát Libya sau khi Gaddafi bị tiêu diệt".

Hai tàu chiến, đổ bộ được cả trên cạn lẫn dưới nước là USS Ponce và Kearsarge, chở 1.600 lính thủy đánh bộ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hạm đội trực thăng, hiện đã ở ngoài khơi Libya cùng với tàu hỗ trợ USS Mount Whitney.


Máy bay ném bom Tornado-GR4 của Không quân Hoàng gia Anh

Một chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu, được cho là đang tới khu vực.

Khoảng 20 chiếc máy bay chiến đấu Rafale và Mirage của Pháp cũng đã tham gia giai đoạn đầu của chiến dịch. Pháp phủ nhận một máy bay của nước này bị bắn hạ. Hiện chưa rõ máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado có giữ một vai trò đặc biệt nào trong chiến dịch ở Benghazi không dù Pháp đã nhanh chóng cho rằng họ đã thành công trong vai trò của mình.

"Đúng vậy, chúng tôi đã tiêu diệt hàng loạt xe tăng và xe bọc thép", một quan chức Pháp cho hay.

Quyết định cuối cùng nhằm phát động chiến dịch quân sự chống Libya đã được đưa ra tại một phiên họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo thế giới ở Paris. Cùng với châu Âu và các đồng minh Bắc Mỹ, hàng loạt quốc gia Ảrập đã ký vào một thông cáo, cam kết "sẽ thực thi mọi hành động cần thiết" để đặt dấu chấm hết với những hành động vi phạm luật nhân quyền của Gaddafi.

Các nước gồm Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi máy bay trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân như Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công.


Máy bay tiêm kích Rafale rời miền Đông nước Pháp lên đường tấn công (Ảnh EPA)
Máy bay của Anh thực hiện một loạt nhiệm vụ, với RAF Tornados nhằm vào các mục tiêu trên đất liền, máy bay chiến đấu Typhoon thực hiện các chiến dịch không kích, máy bay AWACS và Sentinel R1 giúp do thám và vẽ sơ đồ mặt đất. Các máy bay này sẽ đóng ở nam Italia và chịu sự chỉ huy của quân Mỹ tại căn cứ hải quân tại Naples.

3 tàu ngầm Mỹ mang theo tên lửa Tomahawk hiện ở Địa Trung Hải sẽ oanh tạc hệ thống phòng không và các đường băng của Libya nhằm thực thi vùng cấm bay, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Báo hiệu cho cuộc tấn công của quốc tế nhằm vào Libya, máy bay chiến đấu Pháp đã cất cánh từ chiều khỏi căn cứ Saint-Dizier ở đông nước Pháp và khai hỏa đầu tiên.

Để cùng tấn công Libya, Canada cam kết triển khai 6 chiếc chiến đấu cơ F-18. Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám.

Anh: Cung cấp máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado, máy bay do thám, tàu HMS Westminster và HMS Cumberland; 1 tàu ngầm Trafalgar.

Pháp: Thực hiện sứ mệnh với ít nhất 12 máy bay chiến đấu gồm cả chiến đấu cơ Mirage và Rafale, triển khai tàu sân bay, tàu chiến.

Mỹ: Bắn tên lửa từ tàu USS Barry và USS Stout, cung cấp tàu chiến vừa tác chiến được trên bộ lẫn dưới nước, triển khai tàu chỉ huy USS Mount Whitney.

Italia: Căn cứ của NATO ở Naples được cho là trung tâm điều hành, các căn cứ khác ở Địa Trung Hải sẵn sàng hỗ trợ.

Canada: Triển khai 6 máy bay F-18 và 140 người.

Tây Ban Nha triển khai một tàu ngầm, một tàu khu trục nhỏ và một máy bay do thám


(asian-defence.blogspot.com)

>> Báo Nga bình luận về cuộc chiến chống Libya



Theo một chuyên gia, hành động tấn công quân sự do Mỹ và các nước đồng minh phát động chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi có thể khiến lực lượng phiến quân nổi dậy quyết định “quay cờ” gia nhập vào lực lượng quân chính phủ để đối phó với các thế lực quân sự phương Tây.

Đây là bình luận của một quan chức quân sự tại khu vực Địa Trung Hải trong khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Ria Novosti qua điện đàm ngày 20/3.





Tên lửa Tomahawk được bắn đi từ tàu chiến.

Chuyên gia quân sự không được tiết lộ danh tính này cho biết các đợt không kích lãnh thổ Libya của quân đồng minh có lẽ sẽ không tránh khỏi việc tàn sát vào nhầm cả vào lực lượng nổi dậy.

Sự việc có thể trở thành con dao hai lưỡi, khơi nên căm phẫn ở họ. Một khi đã bị tổn hại rất có thể phe nổi dậy sẽ tham gia cùng lực lượng quân của chính phủ Libya để chiến đấu chống lực lượng quân sự nước ngoài.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tình hình tại Libya hiện nay rất phức tạp, có nhiều đảng phái và lực lượng có mâu thuẫn về lợi ích chính trị khác nhau. Khả năng về một phong trào tập hợp lực lượng chống các thế lực nước ngoài tại đây hoàn toàn có thể xảy ra – chuyên gia này cho hay.


Một địa điểm tại Libya bị trúng đạn của quân đồng minh.

“Việc quân đội Mỹ và Pháp tấn công các địa điểm trên lãnh thổ Libya được ví như hành đồng đi trên một sợi dây vô cùng nguy hiểm mà sau đó là những hậu quả không thể đảo ngược sẽ phát sinh, buộc các bên phải tiến hành các chiến dịch tấn công và phòng thủ quy mô lớn”.

(vtc news)

>> Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?



Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?


Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".

Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya?



Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy.

Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ.

Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.

Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua.

Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến.

Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.

Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.

Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.

Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.

Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được.

(vnexpress.net)

>> Toàn cảnh giai đoạn đầu chiến dịch đánh Libya



Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.





Chiến đấu cơ Rafale của Pháp tại căn cứ quân sự Saint-Dizier chuẩn bị cho chiến dịch tại Libya, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi.

Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya.

Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya.

Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải.

Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp.

Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả.

Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya.

Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi.

Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya.

Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân.

Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.


(vnexpress.net news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Mỹ điều USS Montery 'dòm' kho tên lửa Iran



Quân đội Mỹ sẽ cử một tàu chiến tới biển Địa Trung Hải trong vài tuần tới.

Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch thành lập một lá chắn phòng thủ cho châu Âu trước sự đe dọa tới từ kho tên lửa của Iran. Theo đó, tàu USS Monterey tới Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Giám đốc Tổ chức phòng thủ chống tên lửa và vũ khí hạt nhân của Mỹ, John Plumb cho biết, tàu USS Monterey sẽ rời cảng Norfolk, Virginia vào tuần tới trong nhiệm vụ tại Địa Trung Hải kéo dài 6 tháng.

USS Monterey là tàu dẫn đường tên lửa, được trang bị hệ thống Aegis nhằm phát hiện và chống tên lửa hành trình.

Với việc bổ xung thêm tàu USS Monterey, chính phủ Mỹ đã hoàn thành việc triển khai phương tiện chiến đấu cho lá chắn châu Âu trong năm 2011.




USS Monterey có trang bị hệ thống radar Aegis hiện đại, tàu sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chính sách phòng thủ tên lửa vào năm 2009, ông Plumb nhận xét: “Đây là bước thực hiện đầu tiên của nước Mỹ nhằm chứng minh sự cam kết cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho quân đội Mỹ, đồng minh và các đối tác tại châu Âu. Chúng tôi nói rằng sẽ làm, và bây giờ chúng tôi đang thực hiện điều đó".

Tàu USS Monterey thuộc lớp Tinconderoga, sẽ diễn tập cùng với lực lượng Mỹ có mặt tại Địa Trung Hải và hình thành “sự hiện diện thường trực” của những tàu có trang bị hệ thống hỗ trợ tương tự như USS Monterey.

Những tàu dẫn đường cho tên lửa của quân đội Mỹ được điều động tới Địa Trung Hải trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu kiểu này được triển khai nhằm hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa.


Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn từ tàu chiến.

"Viên gạch" xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu
Liên minh NATO đã nhất trí về lá chắn tên lửa trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào năm 2010. Dự án lá chắn tên lửa bị đặt nhiều dấu hỏi cho độ tin cậy của các vũ khí chống tên lửa và liệu những thiết bị đánh chặn hiện đại có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng dự kiến hay không.

Theo ông Plumb, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hệ thống radar trên đất liền tại nam Âu vào cuối năm 2011. Tuy nhiên quá trình này đang gặp khó khăn khi còn tồn tại rất nhiều bất đồng trong đàm phán.


Hải quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, hiện được trang bị trên một số tàu chiến của Mỹ.

Một phần trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu chính là triển khai hệ thống đánh chặn trên bờ SM-3 tại Romania và Ba Lan vào năm 2015 và 2018.

Quân đội Mỹ cũng tiếp tục phát triển phiên bản trên bờ SM-3. Hiện tại, SM-3 đã được lắp đặt trên một số tàu hải quân.

Theo chính quyền của tổng thống Obama, chương trình phòng thủ tên lửa này chủ yếu nhằm vào nguy cơ từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và kho tên lửa tầm trung đang phát triển “chóng mặt” của quốc gia này.

(Defence Talk)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang