Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tân Hoa xã

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tân Hoa xã. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tân Hoa xã. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Nhật ký tàu Trung Quốc qua biển Đông





Báo chí Trung Quốc vừa công bố loạt ảnh ghi lại quá trình rời cảng Cao Lan, Quảng Đông tới Singapore của Hải tuần 31 - tàu tuần tra hàng hải lớn nhất nước này.

Hải tuần 31 được trang bị trực thăng với hệ thống chỉ huy hiện đại, có thể hoạt động liên tục ở ngoài khơi 40 ngày. Điểm khác biệt duy nhất với các tàu chiến là Hải tuần 31 không trang bị vũ khí hạng nặng.

Theo Tân Hoa xã, đây là tàu tuần tra biển có tải trọng 3.000 tấn, dài 112 m, rộng 13,8 m, có tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ, hải trình cơ động liên tục 6.000 hải lý. Đặc biệt, Hải tuần 31 có thể hoạt động bình thường trong điều kiện bão cấp 11.


Hải tuần 31 được biết đến là tàu tuần tra lớn nhất Trung Quốc được trang bị trực thăng với hệ thống chỉ huy hiện đại.


Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: "Hôm 15/6, Hải tuần 31 chính thức khởi hành từ cảng Cao Lan, Quảng Đông tới Singapore".

Ông này cũng nêu rõ mục đích của chuyến đi này của tàu Hải tuần 31 là giám sát các tuyến hàng hải, thanh tra các vùng đang thăm dò dầu khí và bảo vệ an ninh hàng hải.

Tân Hoa xã cho biết, Hải Tuần 31 dự kiến tới Singapore vào ngày 23/6 sau chặng đường dài 2.600km và sẽ lưu lại quốc đảo này 6 ngày trước khi quay trở lại Trung Quốc.

Đây là loạt ảnh ghi lại quá trình khởi hành của Hải tuần 31 từ cảng Cao Lan, Quảng Đông tiến vào lãnh hải Singapore:




Thành viên tàu trong lễ khởi hành tại cảng Cao Lan, Châu Hải, Quảng Đông ngày 15/6.



Thành viên đoàn sẵn sàng trên boong tàu, chuẩn bị rời cảng Cao Lan, Quảng Đông ngày 15/6.




...hoàn tất mọi công tác kiểm tra trước khi rời cảng Cao Lan ngày 15/6...



...chính thức khởi hành...



Hải Tuần 31 dự kiến tới Singapore vào ngày 23/6 sau chặng đường dài 2.600km.



Hải tuần 31 trang bị trực thăng.



Cận cảnh trực thăng trên Hải tuần 31.


[BDV news]


Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?



Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài phân tích đánh giá chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.




Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Dưới đây là nội dung bài viết này:

Trong thời gian gần đây, Mỹ - Nhật tăng cường bố trí quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Một báo cáo của Mỹ cho biết, Không quân Trung Quốc hoàn toàn có khả năng cải tiến máy bay J-7 thành máy bay không người lái để giành quyền chủ động trên chiến trường.

Đồng thời báo Hong Kong Asia Sentinel cũng chỉ ra cho dù Mỹ liên minh với Nhật và bán vũ khí cho Đài Loan cũng không thể phá vỡ được chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc. Có hai lý do dẫn tới điều này:

Sức mạnh Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là có hạn

Ưu thế của Không quân và Hải quân Mỹ trên biển Thái Bình Dương là có hạn. Theo báo cáo của Mỹ, tươn quan lực lượng Trung Quốc và Không quân Mỹ trong vấn đề Đài Loan cho thấy: Dù Mỹ ở vị trí chi phối, nhưng không thể đảm bảo thắng lợi.

Ông Andrew Davis, Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cho biết: Chiến tích (kinh nghiệm chiến tranh được tích lũy) 1của máy bay chiến đấu của Mỹ cùng Trung Quốc có tỉ lệ là 6:1, Không quân Trung Quốc có đủ lực lượng đối phó với các máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ.

Ông Davis nhấn mạnh, cất cánh từ đảo Guam và Okinawa, các máy bay chiến đấu Mỹ sẽ có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhất là tầm tác chiến quá xa. Do đó, số lượng các cuộc tấn công lực lượng không quân Trung Quốc sẽ được tổ chức nhiều hơn, thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đối với các mẫu hạm của Mỹ, Davis đã nhấn mạnh: "Vấn đề là khi các tàu sân bay Mỹ tham gia trận chiến thực sự có dám vào gần đối phương?" Trước đó, Robert Willard, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo tên lửa DF-21D của Trung Quốc đã có những tiến triển bước đầu.

Theo một báo cáo của Aviation Week, ở Kosovo và Iraq, Mỹ triển khai rất nhiều các loại vũ khí công nghệ cao để tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhưng các mô hình tác chiến này đối với trung Quốc không hẳn có hiệu quả.

Davis nói, nền tảng của “viên đạn bạc" này (vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay chiến đấu tiên tiến) không phát huy được hết tác dụng của nó. Davis suy đoán rằng, "Trung Quốc có hàng ngàn chiếc máy bay chiến đấu MiG -21 (gồm cả biến thể nội địa J-7), liệu rằng Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt được tất cả các máy bay này?”.

Dù các học giả phương Tây và các chuyên gia quân sự luôn cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc không đúng như những gì đã “quảng cáo”, nhưng cần nhận thức rằng, các chiến hạm hoặc các máy bay chiến đấu tiên tiến đang ngày càng gia tăng thực lực cho Quân đội trung Quốc.

Tàu ngầm Trung Quốc trở nên nguy hiểm

Sau khi xảy ra sự việc chìm tàu Cheonan, tàu sân bay Mỹ nhiều lần tiến hành tập trận chống ngầm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản cũng bắt đầu tăng cường khả năng giám sát trên không và biển, và rõ ràng là hướng vào Trung Quốc.

Các nhà phân tích thế giới cho rằng Mỹ và Nhật Bản đang cố gắng để bao vây Hải quân Trung Quốc nhằm phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên”.

Nhưng báo Asia Sentinel cho rằng tàu ngầm của Hải quâu Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ sự phong tỏa của Mỹ và Nhật Bản.

Theo báo cáo, Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có đủ khả năng để kiểm soát vùng biển rộng 500 hải lý, có nghĩa là chỉ có sự cho phép của Trung Quốc, thì mẫu hạm của Mỹ mới có thể tiến đến gần bờ biển Trung Quốc.

Quan trọng hơn, các vùng biển xung quanh Đài Loan, đã trở thành khu vực an toàn của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tháng 2/2009, một tàu ngầm của Trung Quốc từ eo biển Đài Loan vượt qua vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngay cả các “đôi mắt thần” của máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng rất khó khăn để “bắt” tàu ngầm của Trung Quốc. Mỹ cũng đã gửi một loại thiết bị giám sát các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc nhưng không có hiệu quả Do đó, có thể nói Mỹ và Nhật Bản đã mất khả năng theo dõi các tàu ngầm này.

Là một phần trọng yếu trong chiến lược “chuỗi đảo đầu tiên" nhưng khả năng của tàu ngầm Đài Loan là rất yếu. Gần đây, Quân đội Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch mua 12 máy bay chống tàu ngầm P-3C, nhưng các nhà phân tính nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Báo Asia Sentinel đánh giá sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Đài Loan mạnh hơn Hải quân Israel, nhưng khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Đài Loan lại rất thấp.

Tạp chí Tin tức quốc phòng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, tất cả dự án bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan chỉ là tượng trưng. Quân đội nhân dân Trung Quốc hoàn toàn có thể phá vỡ được thế bao vây của Mỹ.
[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc diễn tập ném bom trên biển Đông



Ngày 27/4, báo điện tử Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, một trung đoàn không quân thuộc Hạm đội Nam hải của Hải quân Quân giải phóng Nhân Trung Quốc vừa tiến hành cuộc diễn tập ném bom tầm thấp trên biển Đông vào một ngày cuối tháng 4 này.



Tuy nhiên, tờ báo không cho biết rõ cuộc diễn tập này được tổ chức vào thời điểm cụ thể nào và diễn ra tại khu vực nào trên biển Đông.

Được biết, nhằm rèn luyện các kỹ năng của quân đội theo các điều kiện gần với thực tế chiến đấu, trung đoàn không quân này đã mời nhiều quân chủng và binh chủng bao gồm cả các chiến hạm và các đơn vị phòng không cùng tham gia cuộc diễn tập này.



Một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc tham gia diễn tập ném bom.


Cuộc diễn tập đã đặt ra một loạt các tình huống chiến thuật như đánh chặn không quân, tấn công trên mặt biển và chống nhiễu điện từ.

Từ đầu năm, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập hải quân trên biển Đông gây nên mối quan ngại đối với Việt Nam và các nước trong khu vực, đồng thời vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Cụ thể, ngày 25/2/2011, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin hôm 24/2/2011, biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước đó, mạng Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa tin, hạm đội Nam Hải của hải quân nước này đã tiến hành diễn tập phòng ngự đảo tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 3/2/2011.

Trước những sự kiện trên, ngày 2/3/2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối việc Trung Quốc cho tàu tới Quần đảo Trường Sa diễn tập. Phía Việt Nam khẳng định Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không để xảy ra sự việc tương tự trong tương lai; cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm túc DOC, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ việc Trung Quốc diễn tập quân sự ở khu vực quần đảo Trường Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, hoàn toàn trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc không có những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, cùng các nước ASEAN thực hiện nghiêm túc DOC, góp phần gìn giữ hòa bình ở Biển Đông.


[Vitinfo news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

>> Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4



[VietnamDefence news]  Trung Quốc sẽ sớm triển khai chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ và là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á làm như vậy.

Hôm 7.4, phó đô đốc về hưu Lan Ninh-li, một cựu quan chức tình báo hải quân Đài Loan hàng đầu cho biết, tàu sân bay này có thể được biên chế cho hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và điều đó có thể đe dọa Đài Loan, đặc biệt là bờ biển phía đông.

Tuy nhiên, ông Lan cũng nói rằng, chưa thể nói bao giờ tàu này có khả năng chiến dấu khi mà các hệ thống thiết yếu như radar thậm chí vẫn chưa được lắp đặt, chứ chưa nói là thử nghiệm. Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn được loại tiêm kích nào có thể triển khai trên tàu sân bay khi mà Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để mua máy bay.

Tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, năm 2001 được kéo về Trung Quốc và tân trang lại tại một xưởng đóng tàu ở Đại Liên từ năm 2002, đã gần hoàn tất, Tân Hoa xã cho biết.



Nay tàu sân bay này đã được đặt tên là Thi Lang, tên vị đô đốc đã chinh phục Đài Loan năm 1681.

Tàu sân bay này dự định được thử nghiệm vào 23.4 - ngày thành lập hải quân Trung Quốc, hoặc 1.7 - nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược hải quân và tìm cách mở rộng địa bàn chiến lược tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã triển khai 3 tàu hải quân tới vùng biển ngoài khơi Somalia kể từ 2008 và tiến hành một cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn từ tháng 4 năm ngoái, trong đó, tàu chiến nước này vượt qua vùng biển phía nam Nhật và đi vào tây Thái Bình Dương. Một chiếc tàu sân bay là yếu tố then chốt để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược này.

Một chuyên gia chính trị quốc tế ở trường đại học Bắc Kinh cho biết: "Khi sự quan tâm của Trung Quốc mở rộng khắp toàn cầu, thì chiến lược hải quân vốn chỉ tập trung vào lợi ích quốc gia - bị hạn chế ở lãnh hải Trung Quốc - sẽ không còn phù hợp. Do đó, nước này cần tàu sân bay để mở rộng vùng hoạt động khắp thế giới".

Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu Varyag:

Lượng giãn nước, tiêu chuẩn/đầy đủ, tấn: 55.000 / 70.500

Kích thước: chiều dài / chiềurộng theo mớn nước / mớn nước / chiều rộng boong bay, m: 304,5 / 38,0 /10,5 / 75,0

Công suất động cơ turbine hơi nước, mã lực: 4х50.000

Tốc độ: tiết kiệm/tối đa, hải lý/h: 18,0 / 32,0

Cự ly hành trình chạy ở chế độ tiết kiệm, hải lý: 8.000

Số máy bay trên tàu: 26

Số trực thăng trên tàu: 24

Dự trữ nhiên liệu máy bay, tấn: 2.500

Thủy thủ đoàn, người (sĩ quan): 1980 (520)


Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc phát triển tàu sân bay để bảo đảm an toàn cho tuyến đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Trung Quốc dường như lo ngại an ninh năng lượng của họ sẽ bị đe dọa nếu có trường hợp khẩn cấp ở Ấn Độ Dương, Biển Đông và vùng biển phía đông nước này - vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Hải quân Mỹ. Trung Quốc hiện dựa vào nhập khẩu dầu để đáp ứng 60% nhu cầu trong nước.

Hiện thời, Tàu Thi Lang dường như chỉ được dùng để thử nghiệm các công nghệ máy bay chiến đấu trên hạm trong khi Trung Quốc đang phát triển chiến lược sử dụng tàu sân bay.

Theo một báo cáo của Lầu Năm góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố tháng 8.2010, Trung Quốc đã thành lập đội phi công trên hạm đầu tiên gồm 50 người. Dự đoán, tàu Thi Lang sẽ dùng để tập luyện thao tác cất/hạ cánh trong 4-5 năm, còn đến năm 2020, họ sẽ cố gắng thành lập hơn 1 cụm tàu sân bay xung kích.

Tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag (đến năm 1990 gọi là Riga) được khởi đóng vào năm 1985 tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Nikolayev, hạ thủy ngày 25.11.1988. Tháng 3.1998, chiếc tàu đóng dở được bán cho công ty Chong Lot Tourist and Amusement Agency ở Macao với giá 20 triệu USD (trong khi giá của một tàu sân bay hiện đại là 2-4,5 tỷ USD) để cải tạo thành casino, nhưng ngay từ năm 1998, báo chí đã đưa tin thực chất chính phủ Trung Quốc là người mua tàu này.

Với lượng giãn nước đầy đủ 70,5 ngàn tấn và chiều dài 304,5 m, Varyag có thể mang 26 máy bay, 24 trực thăng. Varyag cùng lớp với tàu Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Trên tàu Kuznetsov hiện triển khai các tiêm kích trên hạm Su-33.

Tháng 6.2010, Kanwa Asian Defence đưa tin, Trung Quốc đã lắp ráp được một tiêm kích J-15 sao chép máy bay Su-33 của Nga. J-15 được làm nhái dựa trên máy bay T10K, một trong những mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 2005.

Dựa vào kinh nghiệm cải tiến Varyag, Trung Quốc đang đóng 1 tàu sân bay nội địa ở Thượng Hải. Tàu sân bay mới này sẽ được triển khai vào 2015 hoặc 2016. Nước này còn dự định phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào 2020.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: "Dựa trên những kiến thức công nghệ thu thập được từ việc cải tạo Thi Lang, Trung Quốc sẽ đóng 2 hoặc 3 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động lực hạt nhân"


>> Trung Quốc công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên



[Vnexpress news] Những hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được hãng tin Tân Hoa xã đăng tải.





Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã


Chiếc tàu sân bay Varyag hiện được gấp rút hoàn thiện tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc). Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực.

Hãng tin Trung Quốc đăng lại những bức ảnh chụp tàu sân bay được lấy từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của nước này. Những hình ảnh cho thấy quá trình nâng cấp chiếc tàu đã gần hoàn tất, ngoại trừ hệ thống radar. Nhiều khả năng tàu Varyag sẽ ra khơi trong năm nay.

Việc Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên đã thu hút được sự chú ý từ lâu nay. Nó sẽ giúp Trung Quốc triển khai được nhiều khí tài không quân hơn mà không phụ thuộc vào giới hạn địa lý trên bộ.

Tàu sân bay Varyag thuộc lớp Admiral Kuznetsov được khởi công đóng từ năm 1985. Công việc hoàn thiện tàu bị ngừng lại năm 1992 với những bộ phận cơ bản đã xong nhưng chưa được lắp đặt hệ thống điện tử. Khi Liên Xô tan rã, quyền sở hữu con tàu này cũng được chuyển cho Ukraina và nó đã được đem bán đấu giá sau đó.

Trung Quốc mua lại chiếc tàu sân bay có trọng tải 67.500 tấn này từ Ukraina năm 1998 với giá khoảng 200 triệu USD. Ban đầu, Bắc Kinh định sử dụng chiếc tàu như một khách sạn nổi trên đại dương. Nhưng ý định này nhanh chóng thay đổi và tàu Varyag được người Trung Quốc hoàn thiện nốt đúng theo thiết kế ban đầu như một tàu sân bay phục vụ quân sự.

Một vài hình ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc















Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang