Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc khoe 6 chiến hạm bí ẩn

Mới đây, tại triển lãm DSA 2012, bên cạnh các hệ thống tên lửa đạn đạo, Công ty công nghệ Poly (Trung Quốc) đã giới thiệu một loạt chiến hạm dành cho xuất khẩu.


Tại DSA 2012, Poly mới chỉ đưa ra những cuốn Catalog về một số hình ảnh của các chiến hạm, và hầu hết các thiết kế này chưa được đặt tên lớp hay kiểu loại (Type).

Về hệ thống vũ khí vẫn đang để trống, có thể phần này sẽ để cho khách hàng “tự định đoạt”.

Dù vậy, theo thông tin công khai, có thể đoán được loại vũ khí mà nhà sản xuất định trang bị gồm: pháo hạm 76mm (Trung Quốc sao chép từ mẫu Ak-176 của Nga), tổ hợp tên lửa đối hạm C-802 – loại tên lửa đối hải được nhiều bạn hàng nước này ưa chuộng, pháo phòng không Ak-630 sao chép hoặc Type 730, hệ thống phòng không HQ-16 (biến thể hải quân)...

Dưới đây là hình ảnh 6 chiến hạm mới của Trung Quốc dùng cho xuất khẩu:

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm được thiết kế với công nghệ mới, có khả năng tàng hình đối với radar, thiết bị hồng ngoại của đối phương.


Tàu có khả năng tấn công chiến hạm cỡ trung, tàu ngầm một cách độc lập hoặc đi cùng đội hình, phòng không tầm xa, hoạt động tuần tra bảo vệ biển.

Tàu dài 140m, lượng giãn nước 4.500 tấn, thủy thủ đoàn 150 người. Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 8.000km (nếu chạy với vận tốc trung bình 18 hải lý/h.

Về hệ thống vũ khí, tàu thiết kế với 2 cụm ống phóng (8 quả) tên lửa đối hạm, 4 cụm (16 quả) hệ thống tên lửa đối không phóng theo phương thẳng đứng, một pháo hạm 76mm, 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần 7 nòng cỡ 30mm, 2 cụm máy phóng ngư lôi. Và tất nhiên, nó có một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra ven biển (OPV) thiết kế cho nhiệm vụ giám sát, tuần tra biển, chống nhập cư bất hợp pháp, chống đánh cá trộm, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển và tìm kiếm cứu nạn.


Tàu dài 91m, lượng giãn nước 1.500 tấn, thủy thủ đoàn 48 người, tốc độ tối đa 24 hải lý/h, tầm hoạt động đạt khoảng 5.500km với tốc độ trung bình 16 hải lý/h.

Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần 6 nòng cỡ 30mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hạm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, đây là chiếc duy nhất trong catalog có “tên tuổi” và thông tin rõ ràng.


Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước 1.300 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h).

Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa chống hạm loại C-802/C-803 (đối với biến thể xuất khẩu có thể là C-802), hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng đuôi tàu. Tàu thiết kế với sân đáp trực thăng đuôi tàu (trong ảnh là loại Z-9).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ khác có chiều dài 78m, lượng giãn nước 870 tấn, thủy thủ đoàn 55 người.


Tàu lắp 2 động cơ diesel MTU16V cho phép đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 16 hải lý/h).

Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hải đặt ở đuôi tàu, một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp (8 quả), một pháo 76mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa cỡ nhỏ thiết kế để tấn công tàu mặt nước, phòng không. Tàu có chiều dài 46m, lượng giãn nước 260 tấn, thủy thủ đoàn 24 người, tàu đạt tốc độ 30 hải lý/h, tầm hoạt động 800km.

Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (8 tên lửa) tên lửa đối hạm, 1 pháo 2 nòng cỡ 37mm, 2 súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tra cỡ nhỏ có chiều dài 63,5m, lượng giãn nước 470 tấn, thủy thủ đoàn 42 người. Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU16V4000M73L cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h.

Hệ thống vũ khí: 1 pháo hai nòng cỡ 37mm và 2 cụm súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.

>> "Chiến tranh hạn chế" và những toan tính của Trung Quốc

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang tính toán tiến hành các cuộc chiến tranh cường độ thấp, hạn chế để giành quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc muốn thoát khỏi "cái thòng lọng Malacca"

Thậm chí, Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận các hậu quả do những hành động quân sự của họ gây ra.

Những cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng của Trung Quốc với các nước láng giềng từ lâu đã trở thành các tít lớn của giới truyền thông. Hầu như tất cả các nước láng giềng, từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Điểm chung của những khu vực tranh chấp, những đảo và bãi đá ngầm là ở chỗ chúng ở gần bờ biển của các nước có tranh chấp hơn so với Trung Quốc.

Chỉ trong tháng 3/2012, Bắc Kinh đã có cuộc tranh cãi về một hòn đảo đá ngầm, một kế hoạch xây cầu cảng và động thái của một công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc nhằm phát triển các bãi dầu khí. Những cuộc tranh chấp này không chỉ diễn ra trên lời nói. Một số tàu cá và ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ. Thậm chí, giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng bị đẩy tới gần một cuộc xung đột quân sự.

Khi các nhà chiến lược nói về “Bế tắc Malacca”, họ có ý nói rằng các tuyến giao thông trên biển của Bắc Kinh rất dễ bị tổn thương. Vào thời điển xảy ra xung đột giữa Bắc Kinh và Washington, con đường cung cấp dầu thô và quặng sắt để giữ sự tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc dễ dàng bị cắt đứt tại các eo biển nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Phần tiếp theo của kịch bản như vậy, có thể là việc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải nhanh chóng ngồi vào bàn thương lượng theo các điều kiện do đối phương đưa ra. Cùng với đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có những nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác - nên Bắc Kinh sẽ coi việc kiểm soát đối với các khu vực này là một cách để thoát khỏi thế hiểm nghèo.

Theo tính toán của Trung Quốc, dự trữ dầu, khí ở phía Tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trên 60 năm.

Thoát khỏi bế tắc bằng "chiến tranh nhỏ"?

Với chi phí quốc phòng chính thức vượt quá 100 tỷ USD cho năm 2012, và con số thực dự tính có thể còn cao hơn nhiều, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) dường như đang trên đường thẳng tiến tới việc xây dựng sức mạnh đủ để bảo đảm cho mục tiêu chinh phục an ninh năng lượng của đất nước.

Các loại tên lửa đạn đạo chống hạm loại mới sẽ làm cho Washington phải cân nhắc thận trọng khi ra lệnh triển khai lực lượng đến khu vực để cứu nguy cho các đồng minh, đó là chưa kể đến việc phải đối phó với một hạm đội lớn được trang bị các loại tên lửa hành trình chống tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh tin chắc rằng Washington không muốn can thiệp, việc đối phó với các lực lượng trong khu vực có thể chỉ cần sử dụng đến các máy bay J-15 được triển khai trên boong tàu sân bay đầu tiên dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng đầu tháng 8/2012, cùng với số tàu tuần dương hạm đang gia tăng và những tàu đổ bộ thế hệ mới và các tàu chở máy bay trực thăng có thể nhanh chóng chuyển hàng nghìn lính thủy đánh bộ đến các đảo tranh chấp.

Hiện nay, ý chí chính trị cần thiết cho các cuộc hành quân như vậy đã được chứng tỏ hơn một lần. Trong những bình luận trên truyền thông nhà nước, nhất là trên tờ Thời báo Hoàn cầu, khái niệm về “chiến tranh mức độ nhỏ” được tuyên truyền từ năm 2011.

"Trung Quốc quyết đánh thắng các cuộc chiến cục bộ"

Đầu tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh, PLA cần được chuẩn bị tốt để đánh thắng các cuộc “chiến tranh cục bộ”.

Trả lời các câu hỏi của tờ Asia Times Online, các chuyên gia quốc tế thống nhất rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ đạt được các mục tiêu trong tương lai thông qua các cuộc tấn công quân sự hạn chế.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách về Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham (Anh), điều này phụ thuộc phần lớn vào khái niệm thế nào là "chiến tranh nhỏ"; cuộc chiến tranh đó sẽ được tiến hành ra sao và nhằm để chống nước nào.

Ông Tsang tin rằng, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu, bất chấp cuộc khẩu chiến mới xảy ra khi Cơ quan Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc (CSOA) cho rằng bãi đá ngầm Leodo (Bắc Kinh gọi đó là bãi Suyan), ngoài khơi đảo Jeju của Hàn Quốc, gần như chắc chắn là một phần “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc.

Ông Tsang nói: “Việc Trung Quốc tiến hành dù chỉ là một cuộc hành quân hạn chế chống lại Hàn Quốc sẽ làm tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng, không thể chấp nhận được đối với bất kỳ ai. Mỹ sẽ phải bày tỏ lập trường mạnh và kịp thời tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt ngay một cuộc ngừng bắn”.

Đối tượng ở phía Nam

Ông Tsang lập luận, tuy nhiên, một cuộc xung đột quân sự nhỏ với các quốc gia nhỏ hơn trên các đảo san hô trên biển Đông lại là vấn đề khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Steve Tsang.

“Dù không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ thắng một cách dề dàng, và những cuộc chiến tranh như vậy sẽ làm nghiêm trọng tình hình ở Đông Nam Á và toàn bộ Đông Á, nhưng họ có thể kiểm soát được. Nếu cuộc xung đột ngắn và có giới hạn thì tác động tức thì của chúng sẽ không có nhiều ý nghĩa.”

>> Việt Nam trên đường gia tăng sức mạnh biển

Ông Tsang cảnh báo, một cuộc tiến công của Trung Quốc sẽ củng cố ý chí của các nước Đông Nam Á hợp tác với Mỹ. “Nhưng về căn bản mà nói, các nước đó không làm được gì nhiều để chống lại một Trung Quốc quyết đoán.”

Ông Tsang cũng bày tỏ nghi ngờ về tác động của hiệp định phòng thủ chung vừa được ký giữa Mỹ và Philippines có thể làm cho Phlippines được “miễn trừ” đối với một cuộc tiến công nhanh từ Trung Quốc.

“Cần phải kiển tra lại các điều khoản của bản hiệp định. Chính phủ Mỹ cần phải coi cuộc tấn công đó là một vấn đề quân sự nghiêm trọng mà cần phải đáp trả, và thời gian nào cần đáp trả thỏa đáng. Sẽ không có điều gì xảy ra nếu sự cố đó kết thúc trước khi nó được đưa ra Quốc hội Mỹ để bàn luận nghiêm túc”, ông Tsang lập luận.

Theo ông James Holmes, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, Bắc Kinh có thể làm được điều đó nếu PLA muốn.

“Bắc Kinh sẽ cố giữ cho bất kỳ cuộc chiến tranh nhỏ nào càng nhỏ và càng ít bị chú ý càng tốt. Sự vượt trội của hạm đội Trung Quốc so với các đội quân ở Đông Nam Á, và sự ra đời của các loại vũ khí mới đặt trên bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu, tạo cho Trung Quốc một “khoảng cách răn đe” mạnh khi xảy ra xung đột”, ông Holmes nhận xét.

Cũng theo chuyên gia này, trong tình huống xung đột đó, Trung Quốc vẫn giữ các lực lượng lớn làm dự trữ trong khi tung ra các tàu chiến hạng nhẹ " vô thưởng vô phạt", tương đương với lực lượng bảo vệ bờ biển của phương Tây. “Hải quân của các nước Đông Nam Á có thể thách thức những chiếc tàu đó của Trung Quốc, nhưng họ cần tính đến tiềm lực của Hải quân PLA”, ông Holmes nói.

Nhỏ với Trung Quốc, quá sức với đối thủ?

Các nhà kinh tế cũng không tiên liệu rằng, một cuộc chiến nhỏ giành giật năng lượng sẽ gây ra quá nhiều khó khăn đối với một nước láng giềng ở Đông Nam Á khi bị tấn công.

Ronald A Edwards, một chuyên gia về kinh tế chính trị của Trung Quốc tại ĐH Tamkang (Đài Loan) nói rằng: “Các thị trường chứng khoán sẽ phản ứng mãnh liệt trên toàn thế giới về ngắn hạn – trong vài ngày. Nhưng sẽ không có hoặc rất ít tác động đến các khía cạnh như lạm phát, công ăn việc làm cả năm tại các nước, trừ nước bị Trung Quốc tấn công.”

Edwards đưa ra một kết luận khá khó chịu khi lập luận rằng, kết cục cuộc chiến tranh 9 ngày giữa Nga và Gruzia trong năm 2008, trong đó Nga đã sử dụng một lực lượng áp đảo đánh bật Georgia ra khỏi Nam Ossetia, gây phản ứng lên án dữ dội ở phương Tây, có thể được coi là một chí số so sánh nền kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho các cuộc phiêu lưu của họ đến mức nào.

“Cuộc chiến tranh ngắn giữa Nga với Gruzia nổi lên như một ví dụ hay để so sánh. Trong khi việc đưa tin về cuộc chiến này là chủ đề tin tức ở tất cả các nước trong mấy tuần liền tuần, nhưng không có tác động lớn nào về kinh tế đối với các nước, ngoài Gruzia, trong tháng 8/2008 và các năm sau đó.”

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

>> Quân sự Trung - Ấn bất đối xứng

“Bắc Kinh bành trướng nhanh chóng về quân sự đã gây ra tình trạng bất đối xứng quân sự với Ấn Độ ngày càng trầm trọng hơn” - Theo Tư lệnh KQ Ấn Độ.
http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal của Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng (ảnh báo Phượng Hoàng, Hồng Kông).

Ngày đầu tháng 4/2012, trang mạng “The Hindu” Ấn Độ có bài viết nhan đề “Ủy ban Quốc hội triệu tập Thủ trưởng Quân đội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc phòng của Quốc hội Ấn Độ đã quyết định triệu tập Thủ trưởng của 3 quân chủng Lục, Hải, Không quân đến làm chứng, đây là một động thái chưa từng có. Trước đó, các quan chức cấp cao của quân đội nói với các nghị sĩ rằng, Ấn Độ có lẽ không thể ứng phó được với cuộc chiến trên hai mặt trận.

Quyết định này được đưa ra sau khi tổ chức cuộc điều trần kín vào ngày hôm qua. Khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc phòng đã lắng nghe trình bày của Phó Tư lệnh Lục quân và Không quân, quan chức Bộ Quốc phòng, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng và một số cơ quan quốc phòng.

Thủ trưởng 3 quân chủng nhận lệnh làm chứng ngày 20/4, đây là lần đầu tiên họ trình bày tình hình sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Ấn Độ trước cơ quan giám sát quan trọng của Quốc hội.

Bối cảnh tổ chức phiên điều trần của Quốc hội là, bức thư của Tham mưu trưởng Lục quân V.K. Singh gửi cho Thủ tướng Manmohan Singh, đã cảnh báo Quân đội Ấn Độ không có khả năng sẵn sàng chiến đấu, bị tiết lộ ra bên ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực Kashmir - tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony yêu cầu 3 quân chủng Lục, Hải, Không quân làm tốt công tác chuẩn bị cho tác chiến trên hai mặt trận với Pakistan và Trung Quốc, nhưng chỉ huy phía quân đội luôn nói rằng hoạt động mua sắm bị chậm trễ, có nghĩa là họ vẫn chưa sẵn sàng.

Nguồn tin từ Ủy ban Thường vụ Quốc phòng nói với phóng viên rằng, Trung tướng Không quân Kishan Nohar cho biết, chiến đấu trên hai mặt trận cần 45 phi đội máy bay chiến đấu, trong khi đó hiện nay Không quân Ấn Độ chỉ có 34 phi đội.

Ông nói, cùng với việc máy bay lỗi thời lần lượt nghỉ hưu, đến năm 2017 khả năng tác chiến của chúng sẽ tiếp tục giảm xuống còn 31 phi đội. Nohar nói với ủy ban này rằng, mặc dù sau đó sức mạnh của Không quân sẽ tiếp tục tăng lên, nhưng lúc đó Không quân Trung Quốc đã đạt được ưu thế dẫn trước mang tính quyết định.

Nguồn tin này cho biết, Nohar còn chủ trương, không thể tiếp tục cho rằng vị thế hơn hẳn của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ làm cho phần lớn Quân đội Trung Quốc bị mắc kẹt ở bờ biển phía đông Trung Quốc.

Phó Tư lệnh Lục quân S.K. Singh đã quan tâm đến tình trạng thiếu thốn vũ khí tác chiến. Ông nói, đạn xuyên thép hiện có của xe tăng Ấn Độ đã giảm, chỉ có thể duy trì chiến đấu trong 4 ngày, chứ không phải là 40 ngày theo yêu cầu phương án sẵn sàng chiến đấu.

Sở dĩ có tình trạng thiếu thốn này là do nhà sản xuất Israel, mà Lục quân Ấn Độ phụ thuộc, đang phải đối mặt với khả năng bị đưa vào danh sách đen do bị cáo buộc tham nhũng.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo.

Một thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc phòng cho biết, họ có ý định hỏi tại sao Lục quân chỉ phụ thuộc vào một nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu vũ khí quan trọng.

Trang mạng “Thời báo Ấn Độ” ngày 10/4 có bài viết nhan đề “Dự trữ đạn dược xe tăng giảm xuống còn 4 ngày”. Theo bài viết, các sĩ quan cấp cao của Không quân và Lục quân Ấn Độ đã nói với một ủy ban Quốc hội rằng, dự trữ một số đạn dược của xe tăng đã giảm, chỉ có thể duy trì được 4 ngày.

Khi trả lời câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc phòng - Quốc hội, Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ Kishan Nohar cho biết, cùng với việc Bắc Kinh tạo động lực cho sự bành trướng nhanh chóng của Quân đội Trung Quốc theo tư tưởng chiến tranh đầy tính xâm lược, sự bất đối xứng về sức mạnh quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang không ngừng trầm trọng hơn.

Vị Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ này nói, nếu Ấn Độ không muốn tiếp tục lạc hậu so với Trung Quốc về mặt sẵn sàng chiến đấu, Ấn Độ cần phải có cách tiếp cận tích cực và chủ động.

Đồng thời, Phó Tư lệnh Lục quân S.K. Singh nói với các nhà lập pháp rằng, do một công ty Israel bị liệt vào danh sách đen, một số đạn dược của xe tăng đã bị thiếu thốn, nhưng tình hình hoàn toàn không quá gây lo ngại, bởi vì hầu hết hệ thống vũ khí được dự trữ đầy đủ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp chế tạo, Ấn Độ đã đặt mua.

Trong vấn đề mua sắm máy bay huấn luyện cho Không quân, Ủy ban Thường vụ Quốc phòng được thông báo mặc dù đã bị chậm trễ, nhưng hoạt động đặt mua đang được đẩy mạnh, có thể sẽ đạt thỏa thuận vào tháng 5.

Cùng với việc 126 máy bay chiến đấu Rafale, mà Ấn Độ quyết định mua để tăng cường sức mạnh cho Không quân, đi vào hoạt động, nhu cầu đối với máy bay huấn luyện sẽ trở nên cấp bách hơn.

Phó Tư lệnh Không quân Ấn Độ nói, thiếu máy bay huấn luyện có nghĩa là những phi công được huấn luyện trong năm đầu tiên chỉ có thể hoàn thành huấn luyện bay 25 giờ, chứ không phải là 150 giờ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Eagle của Không quân Ấn Độ, do Anh chế tạo.


Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

>> S-300V được trọng dụng trở lại ?

Quân đội Nga bất ngờ đặt mua số lượng lớn hệ thống S-300V.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V.

RIA Novosti trích dẫn lời phỏng vấn của Tổng giám đốc tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov cho biết.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Anatoli Seducov và Tổng giám đốc liên doanh Tập đoàn phòng không Almaz – Antei Vladislav Mensicov trong tháng 3/2012 đã ký hợp đồng cung cấp cho Lục quân các hệ thống tên lửa phòng không S-300V4. Tương ứng với hợp đồng, ba tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300V4 đầu tiên sẽ được cung cấp và đưa vào khai thác sử dụng ở Quân khu phía Nam.

Trước đó, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Almaz – Antei là ông Igor Ashurbeili thông báo, việc sản xuất hệ thống S-300 cho quân đội Nga đã chấm dứt, trừ các hợp đồng xuất khẩu mới.

“Trong chương trình vũ khí quốc gia tới năm 2020 (GPV-2020), Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua đủ lớn các hệ thống tên lửa phòng không S-300V”, ông Mensicov nói.

Ông này nhấn mạnh thêm, các hệ thống tên lửa S-300P và S-300V là không hoàn toàn giống với nhau.

“Chúng được chế tạo để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên cơ sở phần tử khác nhau, với các giải pháp kỹ thuật khác nhau.

S-300V được sử dụng cho Phòng không Lục quân, chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường trước vũ khí tấn công đường không và không gian như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch".

"Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của S-300P là bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (các tòa nhà dân sự, trung tâm kinh tế, chính trị) trước vũ khí tấn công đường không của đối phương như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn, hoặc các loại đạn pháo phản lực có và không có điều khiển, thực hiện nhiệm vụ khác một cách không hoàn toàn tối ưu” – Tổng giám đốc tập đoàn Almaz - Antei nói với RIA Novosti.

“Trong khoảng thời gian dài, các tổ hợp tên lửa này đã không được quân đội đặt mua, dĩ nhiên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất. Nhưng chúng tôi có kinh nghiệm khôi phục việc sản xuất” – ông Mensicov nói thêm.

Ông Mensicov nhấn mạnh thêm, nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ sự quan tâm tới sản phẩm được thiết kế và chế tạo bởi các xí nghiệp của tập đoàn Almaz - Antei.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 là kết quả của việc hiện đại hóa sâu từ hệ thống S-300V và S-300VM. Hệ thống này có thể đảm bảo khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và mục tiêu bay với tầm xa hơn 300 km.

Theo một số thông tin, trong trang bị của quân đội Nga gồm có hơn 2.000 tổ hợp S-300 với các biến thể khác nhau. Những tổ hợp này tạo nên nền tảng của hệ thống phòng không Nga.

Theo tờ Kzgroup.ru, dựa trên các yếu tố chiến đấu mới, xe mang bệ phóng và xe theo dõi mục tiêu trên không của hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 sẽ sử dụng một khung gầm mới.

Trong điều khoản của hợp đồng đặt mua S-300V4 của Bộ Quốc phòng Nga, Almaz-Antei sẽ liên kết với nhà máy Kirov để cung cấp 40 khung gầm xe theo dõi thống nhất thực hiện trong thời gian 3 năm, năm 2012 sẽ cung cấp 12 xe, 2013 là 21 xe và năm 2014 cung cấp 7 xe còn lại.

Trong đó, chương trình chế tạo khung gầm mới vào năm 2014 có thể sẽ tăng lên đáng để để đáp ứng yêu cầu cho việc cung cấp các hợp đồng quốc phòng trong năm 2015 với ước tính cung cấp tới 72 khung gầm xe mới mỗi năm (sau năm 2015).

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã sử dụng các loại vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến nhất mà họ mới phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ đã thử nghiệm những cỗ máy UAV thô sơ của mình trong chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh một chiếc UAV QH-50 trên tàu khu trục USS Allen M. Sumner tham chiến từ tháng 4 đến tháng 6/1967.

Trong số đó có cả dự án nghiên cứu máy bay không người lái của Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến.

Việt Nam được Mỹ coi là chiến trường thực tế để Mỹ thử nghiệm các vũ khí mới, cũng như điều chỉnh các dự án nghiên cứu đầy tham vọng của Lầu Năm Góc.

Một phần của những sửa đổi này vẫn là bí ẩn lịch sử, trong khi một số thử nghiệm đã may mắn trở thành những người sáng lập của một xu hướng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Và ở đây không chỉ nói về những phương tiện vận tải với áo giáp và vũ khí. Một trong những phương tiện bay chiến đấu không người lái đầu tiên của thế giới cũng xuất hiện trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Những cỗ máy không người lái đầu tiên xuất hiện vào cuối thập niên 1940. Khi đó, các quốc gia hàng đầu thế giới đang bận rộn với việc phát triển loại máy bay trực thăng và xác định vị trí của nó trong chiến tranh hiện đại. Ví dụ, vào năm 1947 ở Liên Xô lần đầu tiên máy bay trực thăng Ka-8 đã có chuyến bay thành công.

Các dự án tương tự như vậy cũng xuất hiện ở phía bên kia bờ đại dương, nhưng trong sô vô vàn những con "chuồn chuồn" siêu nhẹ mà người Mỹ đã tạo ra, có một sản phẩm mà Liên Xô đặc biệt quan tâm đó là XRON-1 Rotorcycle do công ty Gyrodyne chế tạo.

Người Mỹ đã lên kế hoạch cỗ máy này sẽ được sử dụng cho Hải quân để tìm kiếm kẻ thù, ... Nhưng vào thời điểm đó Quân đội Mỹ đã có gần như đầy đủ các loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm, ngay cả khi chuyển đổi từ mô hình "cơ bản". Vì vậy, chỉ có 10 mẫu XRON-1 được chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
XRON-1 Rotorcycle trong giai đoạn thử nghiệm

Công ty Gyrodyne dường như đã rất thất vọng, bởi 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của XRON-1 Rotorcycle, vào năm 1959 một UAV khác đã được cất cánh, mà sau đó cỗ máy này được gọi là DSN-1.

Việc tạo ra một trực thăng điều khiển bằng radio được bắt đầu từ lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, và chương trình này được gọi là DASH.

Đầu tiên, Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ muốn có được một cỗ máy trinh sát không người lái, nhưng sau đó yêu cầu đã được thay đổi, và DSN đã nhận được những chi tiết mới, đó là khả năng truyền dữ liệu về trung tâm. Ngay sau đó tất cả những UAV nghiên cứu theo hướng này đều được đổi tên thành QH-50.

http://nghiadx.blogspot.com
DSN-1 thực nghiệm trên biển

Đề tài này cũng đã nhận được sự quan tâm của cả Hải quân. Nhưng họ không muốn chỉ dừng lại ở mục đích trinh sát, mà yêu cầu thiết bị này phải có khả năng tìm kiếm tàu ​​ngầm đối phương vượt quá giới hạn của các thiết bị hiện có trên tàu chiến.

Sau đó, Hải quân yêu cầu một biến thể UAV có thể mang theo một quả ngư lôi. Nhưng vì một số nguyên nhân, tất cả những cỗ máy này, dù đã được chế tạo hoàn chỉnh, phần lớn đã không thể bay được.

Lúc này đã xuất hiện các chỉ trích cho rằng, có phi công thì nhiệm vụ sẽ được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn, và đương nhiên cũng cho kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, thiết bị vô tuyến vẫn còn lỗi, dẫn đến nhiều chiếc trực thăng không người lái vào thời điểm đó đã bị rơi, vì vậy người ta đã từ chối sử dụng.

Hẳn nhiên chẳng có vị chỉ huy nào muốn vào thời điểm quan trọng một quả ngư lôi được thả xuống nước cùng với một cỗ máy. Do đó, thời điểm này người ta đã quyết định giới hạn nó chỉ ở mục đích tìm kiếm, trinh sát.

Có thể nói Gyrodyne và các nhà đặt hàng đã có một vài năm thú vị với những phần công việc khá lý thú.

Vào cuối tháng 9/1967, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cần đến một một loại công cụ cho phép giám sát tình hình trên phần lãnh thổ được ủy thác. Một lần họ không muốn theo đuổi phương án sử dụng máy bay hoặc trực thăng, mà dành sự quan tâm đối với máy bay không người lái với số lượng không nhỏ.

Đến tháng 9/1967, để phù hợp với nhiệm vụ hiện hành, QH-50 được trang bị thiết bị truyền hình. Nhưng điều này ở Thủy Quân Lục Chiến được coi là không đủ, và ngày 28/9/1967 của cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến ARPA (sau này là DARPA) đã phát động một thiết kế mang tính cách mạng vào thời điểm đó là Blow Low. Mục đích của dự án là tạo ra các máy bay không người lái cả các tính năng tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiếc UAV QH-50S nỗi khiếp đảm với chính người Mỹ

Đầu tiên, người ta thử treo trên súng M-60 trên UAV QH-50. Các màn trình diễn thật ấn tượng, nhưng tính chính xác, nói một cách nhẹ nhàng, là không có.

Sau đó họ đã cố gắng thay thế chất lượng bằng số lượng – bằng cách sử dụng súng máy M134 minigun. Kết quả không chỉ là gây ấn tượng, mà còn là nỗi khiếp đảm khó tưởng tượng, không chỉ các mục tiêu tiềm năng, mà còn cả người điều khiển UAV- cũng bị nguy hiểm. Và ngay cả bộ phận nạp đạn cũng có vấn đề: cơ số đạn mà QH-50 có thể mang chỉ đủ cho một vài lần bắn.

Ngoài ra, với phương án sử dụng "minigun" đã phải bỏ đi các thiết bị truyền hình, tất cả vấn đề nằm ở khả năng tải trọng có hạn của UAV, mà vào thời điểm đó không cho phép có nhiều lựa chọn tốt cùng lúc.

Thậm chí theo yêu cầu của hải quân, người ta đã tích hợp cho QH-50 cả ngư Mk43 và Mk44. Nhưng tất cả những gì vượt quá trọng tải cho phép đều là không thể và làm cho thiết bị trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể UAV QH-50 được trang bị hai quả ngư lôi

Sau khi thử một số phương án vũ khí, Gyrodyne và ARPA xác nhận sử dụng bộ đôi UAV QH-50, trong đó một chiếc làm nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu, chiếc khác trang bị vũ khí tiêu diệt mục tiêu, là phương án hiệu quả hơn cả.

Các vũ khí thuận tiện và phù hợp nhất cho UAV, lần lượt được xác nhận, gồm hai phương án: hai bộ rocket Hydra-70 và súng phóng lựu. Trong trường hợp thứ hai dưới bụng của QH-50 người ta đã thay gá súng type M5 bằng súng phóng lựu tự động XM129 40-mm.

Ngoài ra, chúng còn được bổ sung thêm hai bộ phóng bom chùm XM18. Một trong những cải tiến mới nhất đối với QH-50 là giá treo hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser, nhưng cải tiến này không được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
"Nguy hiểm" và cồng kềnh

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ đã đóng băng các dự án UAV của mình. Những cỗ máy này bị xếp vào kho, trong khi vũ khí và thiết bị truyền hình được tách ra và sử dụng vào mục đích khác.

Bấy giờ QH-50 đã được sử dụng làm bia mục tiêu cho việc đào tạo các phi công Mỹ. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ kéo dài một thời gian.

Đến giữa những năm 1980, do việc mua những loại bia mục tiêu chuyên biệt dành cho huấn luyện phi công có giá rẻ hơn nhiều so với trước, nên UAV QH-50 còn lại được thu hồi và cất vào kho.

http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ luôn đi trước thế giới về công nghệ UAV

Tuy nhiên, các thiết bị điều khiển vô tuyến trên tất cả các biến thể máy bay không người lái gần như không thay đổi, mà người ta chỉ tăng tầm hoạt động xa hơn, từ 35 đến 130 km ở các mẫu sau này.

Ngoài ra lực lượng hải quân tại thời điểm đó đã yêu cầu tiến hành thiết lập bảng điều khiển thứ hai đối với thiết bị này. Theo đề nghị của họ, một bảng điều khiển phải được đặt trên boong, và bảng thứ hai đặt tại Trung tâm chỉ huy (Command Post). Đây là giải pháp hợp lý, bởi vì các thông tin từ máy bay không người lái sẽ nhanh chóng được gửi tới nơi cần thiết nhất.

Ngoài ra, còn một điều thú vị nữa là tất cả các biến thể trực thăng cũng như UAV QH-50 ở thời điểm đó đã không có vỏ bọc thân và đều bay với động cơ lộ ra ngoài.

>> Casa-212 : Máy bay tuần thám đầu tiên của Việt Nam

Trung đoàn bay 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) chuẩn bị tiếp nhận và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển máy bay Casa-212 - loại máy bay tuần thám chuyên dụng hiện đại.





http://nghiadx.blogspot.com
Các phi công của Trung đoàn 918 bay chuyển loại máy bay Casa- 212 tại Tây Ban Nha.

Trung đoàn bay 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân) chuẩn bị tiếp nhận và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển máy bay Casa-212 - loại máy bay tuần thám chuyên dụng hiện đại.

Trong tiếng gầm của động cơ máy bay huấn luyện tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Đại tá Hoàng Văn Tiến, Chính ủy Trung đoàn bay 918 cho biết, máy bay Casa-212, loại máy bay vận tải hạng nhẹ đa mục đích đầu tiên, sắp tới Việt Nam. Trung đoàn 918 đang dồn sức hoàn tất những công việc chuẩn bị cuối cùng.

Đại tá Tiến chia sẻ, để thực hiện nhiệm vụ mới này, trung đoàn đã “khởi động” cách đây 2 năm. Việc chuyển sang khai thác và sử dụng một hệ vũ khí, khí tài hoàn toàn mới (bởi từ trước đến nay đơn vị chủ yếu khai thác và sử dụng loại khí tài của Nga và các nước Đông Âu) được họ chuẩn bị kỹ càng.

Xác định ngoại ngữ là chìa khóa mở ra những thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ khai thác và sử dụng khí tài mới, đơn vị đã chủ động đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hàng không cho cán bộ chiến sĩ ở trình độ cao.

Từ năm 2011 đến quý 1 năm 2012, đơn vị đã tổ chức 3 đoàn công tác (60 lượt cán bộ) chuyển loại và kiểm tra khí tài tại Tây Ban Nha và Thụy Điển trước khi chuyển máy bay về nước.

Đoàn cán bộ đi chuyển loại kỹ thuật đến Thụy Điển vào đúng thời điểm lạnh giá của Châu Âu. Đại úy Phạm Trọng Huấn, trợ lý Vô tuyến điện tử của Trung đoàn cho biết, trong thời gian gần một tháng huấn luyện chuyển loại, vấn đề khó khăn nhất là việc phải vật lộn với nhiệt độ thường xuyên ở mức -20 độ C.

"Nhiều người khi ở xưởng học tập trở về thấy áo thấm máu mà không biết bị chảy máu cam từ bao giờ, cảm giác gần như bị tê liệt. Song ai cũng cố gắng vượt lên tranh thủ lĩnh hội kiến thức mọi nơi, mọi lúc", đại úy Huấn nói.

Với 3 lớp chuyên ngành kỹ thuật máy bay động cơ, thiết bị hàng không, vô tuyến điện tử, các học viên đã hoàn thành chương trình chuyển loại lý thuyết. Đối với các phi công, họ đã hoàn thành chuyển loại lý thuyết và chuẩn bị mặt đất, thực hành bay với các khoa mục: Bay tại sân, bay biển và bay đêm…

Năm phi công nhiều kinh nghiệm được lựa chọn đi học chuyển loại tại Tây Ban Nha sẽ là lực lượng nòng cốt của Phi đội 4 - Phi đội cảnh sát biển đầu tiên của Trung đoàn 918 và cũng là đầu tiên của Việt Nam.

Hiện tại Trung đoàn cũng đang tích cực triển khai phối hợp với lực lượng cảnh sát biển để xây dựng nhà che máy bay, nâng cấp xưởng bảo dưỡng, kho tiếp nhận khí tài và kho chứa xe chuyên dụng phục vụ máy bay. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết bị điện tử của khí tài đều đã được tính đến, tất cả đã sẵn sàng.

Casa – 212 hoạt động được với tần suất cao cả trong điều kiện ban ngày và ban đêm. Casa - 212 có sải cánh 20,2m, tổng chiều dài 16,1m, chiều cao 6,5m. Tốc độ hành trình tối đa đạt 375km/h, tốc độ bổ nhào 470km/h. Tải trọng cất cánh tối đa đạt 8,1 tấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Các kỹ sư của Trung đoàn 918 và cán bộ của lực lượng Cảnh sát biển học tập chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Máy bay được trang bị 2 động cơ Tuabin đẩy. Khí tài này có nhiều đặc điểm tính năng kỹ thuật cực kỳ ưu việt như có thể bay ở độ cao cực thấp trên mặt biển, tính an toàn cao, có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong vòng 7 giờ.

Máy bay được trang bị tiện nghi đảm bảo cho phi hành đoàn gồm 2 ngưới lái. Các cần điều khiển và dụng cụ bố trí để cho thành viên nào cũng vận hành được. Máy bay sẽ bay và điều khiển được từ bất kể ghế nào của phi công.

Nó còn có một ghế phụ trên sàn cho một thành viên phi hành đoàn thứ 3. Cửa kính chắn gió rộng và bảo đảm tầm nhìn bao quát cho cả hai phi công ở mọi tư thế bay. Các núm điều khiển bay chính được lắp cho mỗi phi công. Khoang lái được trang bị tấm nhựa tự dập cháy.

Đặc biệt, loại máy bay này còn được trang bị hệ thống tuần thám SSC- MSS -6000, đây là hệ thống tuần thám biển do Tập đoàn không gian Thụy Điển nghiên cứu và chế tạo với mục đích bảo vệ môi trường.

Kiểm soát sự cố tràn dầu, vẽ bản đồ, giám sát băng trôi… là những chức năng trọng tâm của hệ thống. Khi thiết kế cho Việt Nam, hệ thống tuần thám đã được cải tiến và có thêm một số chức năng như: giám sát tàu cá, tuần tra biên giới, bảo vệ môi trường và cứu hộ cứu nạn…

Phát hiện sự cố tràn dầu, giám sát mục tiêu (tàu cá)… được thực hiện trên khu vực rộng (mức độ bao phủ rộng tối đa 80 dặm vuông) sau đó các hệ thống sẽ quay chụp hình ảnh với độ chính xác cao và truyền về trung tâm theo 3 cách:

Truyền qua vệ tinh, qua radio và hệ thống di động, đặc biệt có thể phát trực tiếp thông tin về sở chỉ huy trung đoàn.

Máy bay còn được trang bị hệ thống kính nhìn đêm nhằm cung cấp diễn biến hoạt động của tàu thuyền về đêm. Tuần tra tìm kiếm các điểm bị nghi ngờ. Quay phim hoặc chụp ảnh những đối tượng vi phạm.

Với chức năng phát hiện và kiểm soát sự cố tràn dầu, khu vực dầu bao phủ có thể được đo đạc chính xác trên ảnh SLAR.

Không chỉ có vậy, khu vực dầu dày hơn có thể được đo trên ảnh hồng ngoại tạo điều kiện cho sự đánh giá chuẩn xác về lượng dầu trên mặt biển. Phim và hình ảnh được chú thích kèm với những thông tin ngày, tháng và kinh, vĩ độ.

Casa- 212 cũng là một công cụ lý tưởng để tuần tra biên giới và tìm kiếm cứu nạn.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

>> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp

“Bắc Kinh ngày càng mất niềm tin vào Mỹ, theo đó Trung-Mỹ có thể sẽ chạy đua vũ trang và đối đầu trực tiếp…”



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc.

Gần đây, dư luận chú ý đến báo cáo “Sự hoài nghi chiến lược Trung-Mỹ” của Vương Tập Tư, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế-Đại học Bắc Kinh và học giả Think Tank Washington Lieberthal, báo cáo này đến từ Viện Brookings có ảnh hưởng ở Washington.

Báo cáo đã đề xuất một số kiến nghị cải thiện quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai nước, bao gồm hai nước tiến hành đối thoại lâu dài về triển khai quân sự, mục đích là để đạt được các thỏa thuận, điều này vừa giúp cho Trung Quốc bảo vệ được “lợi ích cốt lõi”, vừa cho phép Mỹ thực hiện nghĩa vụ đồng minh châu Á-Thái Bình Dương.

Về kinh tế, Mỹ cần khuyến khích Trung Quốc đầu tư trong lĩnh vực bất động sản của Mỹ, đồng thời nhanh chóng hoàn thành nghiên cứu về hạn chế công nghệ xuất khẩu cho Trung Quốc. Trung Quốc cần làm cho chi tiết của hệ thống quyết sách chính trị minh bạch hơn, để cho các quan chức Mỹ có sự kỳ vọng thực tế đối với Trungn Quốc. Hai nước còn cần nhanh chóng triển khai đàm phán về lĩnh vực đầu tư song phương.

Trong báo cáo, Vương Tập Tư viết, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “đầu óc đủ tỉnh táo”, còn chưa đi đến kết luận vị thế siêu cường của Mỹ hiện nay đã bị thách thức nghiêm trọng, xét thấy sự phụ thuộc của Trung Quốc vào xuất khẩu, Trung Quốc cũng không cho rằng Mỹ suy thoái kinh tế có thể thay thế.

Nhưng, sau khi Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cải thiện nhân quyền, gây sức ép trong vấn đề CHDCND Triều Tiên và Iran, bán vũ khí cho Đài Loan…, Bắc Kinh ngày càng mất niềm tin đối với Mỹ, nếu cứ để phát triển theo hướng đó, hai nước sẽ rơi vào cuộc chạy đua vũ trang, cũng có thể xuất hiện sự đối đầu trực tiếp. Đây là kết luận của báo cáo Viện Brookings.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hạt nhân DF-31A Trung Quốc

Lieberthal cho rằng, trước cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở vị trí nước lớn số một trong một thời gian dài, nhưng hiện nay Bắc Kinh cho rằng, Washington đang tìm mọi cách “cố gắng làm chậm sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Theo Lieberthal: “Nếu đây là kết luận của họ, thì họ sẽ không tin vào động cơ những việc chúng ta làm. Trên thực tế, tôi cho rằng, phần lớn những việc chúng ta làm là muốn tiếp nhận Trung Quốc, tiếp nhận sự trỗi dậy của họ, làm hết khả năng và mang tính xây dựng để Trung Quốc hòa nhập vào hệ thống toàn cầu”.

>> Trung Quốc đẩy mạnh phát triển vũ khí tác chiến điện tử

Mỹ đang rất lo ngại về các mối đe dọa từ vũ khí tác chiến điện tử và tác chiến mạng của Trung Quốc đối với máy bay tiên tiến của họ.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát điện tử H-6 và máy bay gây nhiễu điện tử H-5 của Trung Quốc.


Tờ “Phương Đông” dẫn bài viết của “Tuần san Hàng không”, theo đó quan chức Lầu Năm Góc Mỹ cho biết, hệ thống theo dõi, tác chiến điện tử và tác chiến mạng do Trung Quốc phát triển đang đe dọa các thiết bị cảm biến và thông tin quan trọng của tàu chiến và máy bay Mỹ.

Chẳng hạn như máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 tiên tiến, cũng sẽ rất mỏng manh. Do F-35 đã lắp đặt radar mảng pha quét điện tử chủ động góc rộng (AESA), rất dễ bị vũ khí tác chiến mạng tấn công.

Chuyên gia tác chiến mạng Mỹ cho biết, vũ khí tác chiến mạng trên máy bay của đối phương dùng hình thức "phần mềm ác ý" để bắn trực tiếp chùm sóng dữ liệu tới ăng-ten mục tiêu. Rất nhiều nước đều đang phát triển loại vũ khí này, để tấn công, gây nhiễu, xâm phạm và tiêu diệt mục tiêu trang bị trên máy bay có giá trị cao.

Đặc biệt là vũ khí tác chiến điện tử đang được Trung Quốc phát triển, chuyên tấn công thiết bị cảm biến có giá trị cao và máy bay chỉ huy-kiểm soát, bao gồm radar không đối không của máy bay cảnh báo sớm E-3, radar không đối đất của E-8 Joint Stars và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay gây nhiễu điện tử Y-8 và máy bay JH-7 có khoang gây nhiễu KG300G.

Các chuyên gia tác chiến điện tử cho rằng, “tấn công điện tử có thể trở thành phương thức đưa vi-rút vào hệ thống. Thông qua tín hiệu phát ra từ hệ thống mục tiêu, có thể tìm được phương pháp xâm nhập hệ thống”.

Ba năm trước, nhà thầu F-35 từng bị một cuộc tấn công mạng, vài dữ liệu TB có liên quan đến hệ thống điện tử của F-35 bị sao chép. Căn cứ vào theo dõi địa chỉ IP, những kẻ xâm nhập đến từ Trung Quốc.

Trên thực tế, loại mối đe dọa tiềm tàng này không chỉ đe dọa đến các kiểu máy bay F-35, mà các loại máy bay F/A-18 Super Hornet và EA-18G Growler cũng bị đe dọa.

Để tăng độ phân giải và khoảng cách phát hiện cho radar mang theo trên máy bay, những máy bay này đều đã lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động, dễ nhận được tín hiệu bị giả mạo hoặc lây nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết: “Tôi đặc biệt lo ngại radar của chúng ta bị gây nhiễu hoặc bị tấn công mạng.

Rất khó phân biệt tác chiến điện tử và tấn công mạng. Chúng ta đã đánh giá thấp giá trị của tác chiến điện tử, không coi trọng đối với lĩnh vực này. Trên phương diện nào đó, chúng ta đã tụt hậu”.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35B/C của Mỹ.

Do đó, quân Mỹ quyết định ngăn chặn lỗ hổng của radar. Mùa hè năm 2011, các chuyên gia bắt đầu điều chỉnh chương trình tác chiến điện tử của Lầu Năm Góc, đồng thời quyết định mùa thu năm 2012 sẽ tìm được nguồn vốn đầy đủ.

Mặc dù các chuyên gia tác chiến điện tử của Mỹ đã tiếp xúc tương đối nhiều với tác chiến điện tử và tác chiến mạng ở Iran và Afghanistan, nhưng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, công nghệ tác chiến điện tử mà Không, Hải quân Mỹ phải đối mặt sẽ mạnh hơn.

Trong ngân sách tài chính năm 2013, phần lớn chương trình nâng cấp của radar trang bị trên máy bay chiến thuật và trên tàu chiến đã được phê duyệt, nhưng việc cắt giảm kinh phí quốc phòng vẫn sẽ ảnh hưởng tới chương trình tác chiến điện tử và tác chiến mạng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của hãng Boeing - Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm E-3 của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay E-8 của Không quân Mỹ, trang bị hệ thống radar tấn công mục tiêu và giám sát liên hợp.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon của Công ty Boeing, chế tạo cho Hải quân Mỹ.

>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn

Tăng cường sức mạnh, âm thầm so kè với Trung Quốc, Ấn Độ đang tự tin đặt mình vào vị trí của “tay chơi lớn”.

http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Trung - Ấn còn nhiều nghi kỵ. Ảnh: Time.

Thâm hụt niềm tin và nhân tố Mỹ

Gần đây báo giới New Delhi và Bắc Kinh thường dành cho nhau những lời lẽ mang đầy tính thù địch. Một tờ báo của Ấn Độ mới đây giật dòng tít: “Hãy cảnh giác, Ấn Độ. Trung Quốc chuẩn bị lập căn cứ quân sự tại Ấn Độ Dương”. Đáp trả, báo giới Bắc Kinh nhanh chóng đả kích New Delhi là “ngày càng tỏ rõ sự đố kỵ với thành công của Trung Quốc”.

Thực tế, không chỉ báo giới mà giới chức New Delhi và Bắc Kinh cũng không thực sự tin tưởng lẫn nhau. Mặc cho Trung Quốc khẳng định căn cứ tại đảo Seychelles trên Ấn Độ Dương chỉ nhằm hỗ trợ cho các tàu hải quân nước này, giới lãnh đạo Ấn Độ vẫn coi động thái này là biểu hiện của “chính sách bao vây chiến lược của Trung Quốc”.
Dù không đánh giá cao khả năng xảy ra xung đột thực sự, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Ấn Độ vẫn thừa nhận: “New Delhi và Bắc Kinh đang trải qua thời kỳ thâm hụt niềm tin”.

Gần 50 năm sau chiến tranh biên giới, tranh chấp lãnh thổ dài hàng nghìn km2 giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết và cái “ung” này thỉnh thoảng lại trở chứng, khiến quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc đau tím tái.

Rõ ràng, quan hệ song phương tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, hồ nghi tới mức Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Ấn Độ là Bharat Verma phải cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công Ấn Độ để đảm bảo vị trí thống lĩnh tại châu Á.

Và ngay cả lĩnh vực thương mại song phương, dù có tốc độ phát triển nhanh nhất giữa các nền kinh tế mới nổi, cũng tồn tại việc thiếu tin cậy lẫn nhau.

“Mối quan hệ này đang dần tiến tới thù địch chính bởi quan điểm hiếu thắng của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn trở thành số 1 thế giới, có thể không phải để thống trị lãnh thổ mà là nhằm có được cái quyền gạt bỏ chính sách của những nước láng giềng mà Trung Quốc không ưa thích”, Shyam Saran, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ nhận định.

Khó chịu không kém, phía Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang góp sức cho chiến lược kìm chế của Mỹ. Theo Bắc Kinh, mục tiêu rõ ràng của cuộc họp ba bên đầu tiên sắp tới giữa Washington, New Delhi và Tokyo là nhằm tìm cách đối phó với “một Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế lớn”.

Vì vậy, giới phân tích nhận định, cuộc họp này, cùng với loạt động thái tăng tốc của New Delhi sẽ chỉ càng gia tăng nghi ngờ trong mối quan hệ song phương.

“Trò chơi lớn”

Dù giới ngoại giao hai nước khẳng định mong muốn thiết lập mối quan hệ song phương thân thiết nhưng căng thẳng vẫn không ngừng gia tăng ở mọi khía cạnh quan hệ giữa hai láng giềng châu Á này. BBC cho rằng, những sự dè chừng, so găng của New Delhi và Bắc Kinh rất giống như một cuộc đấu trong "trò chơi lớn”.

"Trò chơi lớn" là khái niệm gắn liền với cuộc tranh giành ảnh hưởng cũng như quyền kiểm soát đối với khu vực Trung Á giữa Nga và Anh được bắt đầu từ năm 1813 và chỉ kết thúc đến khi hiệp ước Anh-Nga năm 1907 được ký kết.

Theo BBC, so với trò chơi nguyên bản hồi những năm 1880, phiên bản mới giữa hai “ông lớn châu Á” này dù không gây ồn ào bằng nhưng lại có tác động lớn hơn trên toàn cầu, đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ cho khu vực và thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ - Trung Quốc "chơi trò chiến tranh mới". Ảnh: Economist.

Giống như phiên bản cũ, cuộc chơi mới này cũng diễn ra trên mọi lĩnh vực như viện trợ, đầu tư, chính trị, văn hóa và đặc biệt là quân sự.

Trung Quốc giúp Chính phủ Sri Lanka trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao và viện trợ hàng tỷ USD để họ đánh bại lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil. Đổi lại, quốc đảo này cho Bắc Kinh sử dụng cảng nước sâu ở Hambantota, qua đó kiểm soát được nhiều tuyến đường vận chuyển huyết mạch trên biển, có ý nghĩa sống còn với Ấn Độ.

Không dừng lại, Trung Quốc còn dựng lên lá chắn ở phía Tây Nam, ngăn chặn ý định Đông tiến của Ấn Độ bằng cách lôi kéo Myanmar, biến nước này thành đồng minh thân cận nhất. Bằng chứng là Bắc Kinh liên tục thúc đẩy thương mại song phương, trở thành đối tác buôn bán lớn nhất của Naypyidaw, liên tục bảo vệ nước này tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sở thương mại, các căn cứ hải quân…

Đổi lại, Trung Quốc được phép khai thác mỏ khí tự nhiên của Myanmar với giá hữu nghị, cũng như từng bước tiếp cận những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này vừa có lợi cho Trung Quốc, vừa kết lấy lòng Myanmar và quan trọng hơn, cắt đi một nguồn cung nguyên, nhiên liệu cho nhu cầu kinh tế Ấn Độ cũng như lấy đi của Ấn Độ một đồng minh trong vùng đệm an ninh.

Một nước khác cũng được Trung Quốc tận dụng là “kẻ thù” của Ấn Độ: Pakistan. Bằng cách giúp đỡ tài chính, kỹ thuật vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân… cho Islamabad, Bắc Kinh được phép xây dựng một căn cứ hải quân lớn, trạm giám sát ở Gwadar và một bến cảng ở Pasni. Đã vậy, với việc giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh giúp kẻ thù của kẻ thù, khiến Ấn Độ phải chia lửa đối phó Pakistan ở phía Tây, không thể dồn sức cho cuộc cạnh tranh với Trung Quốc ở phía Bắc, Đông và Nam.

Xét trên bình diện toàn khu vực xung quanh Ấn Độ, Trung Quốc còn âm thầm lôi kéo Nepal, Bangladesh… tạo thế bao vây Ấn Độ trên đất liền. Và với hàng loạt hải cảng, căn cứ hải quân ở các nước thân thiết với Trung Quốc dọc theo Ấn Độ Dương, Bắc Kinh tạo thành vành đai trên biển. Có thể nói, Trung Quốc đi trước một bước, bao vây thành công Ấn Độ, hoàn toàn có cơ sở để kìm chế được cường quốc này.

Vì vậy, với một số người ở New Delhi, đối phó với Trung Quốc thậm chí còn được đặt cao hơn với đối thủ truyền thống là Pakistan. "Gần đây, có một quan điểm phổ biến ở Ấn Độ rằng, Trung Quốc là mối nguy hiểm thực sự trong tương lai", Gurmeet Kanwal, giám đốc nghiên cứu chiến tranh mặt đất tại New Delhi nhấn mạnh.

Trước sự uy hiếp của Trung Quốc, Ấn Độ cũng không chịu khoanh tay ngồi nhìn. Ngoài việc tự lực phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga, ASEAN… tạo thế cân bằng chiến lược, nước này còn tập trung tăng cường sức mạnh quốc phòng.

“Quân đội Ấn Độ đang củng cố lực lượng của mình để chuẩn bị đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra dọc khu vực biên giới tranh chấp và không ngừng cố gắng cân bằng với việc phô trương sức mạnh của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương”, James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ tuyên bố trước một uỷ ban thượng viện.

Để cạnh tranh, Ấn Độ bắt đầu con đường dài để hiện đại hoá các lực lượng của mình và thay thế những vũ khí lạc hậu từ thời Xô Viết. Ấn Độ quyết định mua 126 máy bay chiến đấu từ hãng Dassault của Pháp sau một cuộc chiến giữa các nhà sản xuất máy bay toàn cầu để lôi kéo Ấn Độ. Chi phí ban đầu cho hợp đồng này ước tính vào khoảng 11 tỷ USD nhưng các vũ khí trên máy bay, việc chuyển giao công nghệ, duy tu bảo dưỡng và các phí tổn khác được cho là làm gia tăng hầu như gấp đôi giá thành.

Hải quân Ấn Độ mới đây cũng tiếp nhận một tàu ngầm hạt nhân Nerpa của Nga, đổi tên là INS Chakra-II. Động thái này khiến Ấn Độ trở thành thành viên của một nhóm "đẳng cấp" các quốc gia vận hành tàu ngầm hạt nhân. Những thành viên khác trong câu lạc bộ này có Mỹ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc.

Ngoài ra, 6 tàu ngầm đang được xây dựng ở Ấn Độ theo giấy phép từ Pháp trong hợp đồng trị giá 5 tỷ USD dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động năm 2015.

“Như vậy, không chỉ có Trung Quốc đang trỗi dậy, mà Ấn Độ cũng đang gia tăng và xu thế này tiếp tục trong vài thập niên tới", phó chỉ huy không quân Kapil Kak nghỉ hưu, hiện là thành viên Trung tâm nghiên cứu không lực ở New Delhi nhận định.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không ai trong số hai nước muốn gây chiến tranh bởi họ đều có vũ khí hạt nhân, khi giao chiến thì hậu quả là vô cùng lớn, đôi bên đều bị thương nặng, thậm chí hủy diệt lẫn nhau. Vì vậy, tất cả những động thái cứng rắn của họ chỉ nhằm mục đích là để tranh giành ảnh hưởng, giống như những gì diễn ra trong “trò chơi vĩ đại” hồi những năm 1980.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

>> EU vong ân bội nghĩa với Mỹ ???

Nếu châu Âu bỏ cấm vận vũ khí Trung Quốc nghĩa là vô ơn với Mỹ, vì châu Âu được Mỹ bảo vệ, nhưng lại làm cho đối thủ của Mỹ mạnh hơn.



http://nghiadx.blogspot.com
Anh đang phát triển tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

 Ngày 18/4, trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản có bài viết nhan đề “EU cần duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc”. Theo bài viết, việc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của EU có ý nghĩa tượng trưng lớn hơn thực chất, chủ yếu là để bày tỏ phản đối, chứ không phải dựa vào đó để thay đổi hành vi của Bắc Kinh; mục tiêu không phải là tiến hành trừng phạt kinh tế, mà là để phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho giá trị của châu Âu.

Nhưng, đối với vấn đề thực hiện lệnh cấm, nội bộ EU thiếu sự đồng thuận. Mỗi nước căn cứ vào pháp luật, quyết sách của nước mình để giải thích, lập trường tập thể của EU thiếu tính thống nhất. Pháp luôn thúc đẩy dỡ bỏ cấm vận Trung Quốc. Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng có lúc bày tỏ ủng hộ. Nhưng Anh và một số thành viên EU mới đến từ Liên Xô cũ thì bày tỏ phản đối.

Những người chủ trương hủy bỏ cấm vận cho rằng, cấm vận vũ khí đã gây phiền phức cho quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc, gây trở ngại cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và Bắc Kinh. Trong đó có thể có sự tính toán về thương mại, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các công ty châu Âu rất muốn xóa bỏ các trở ngại xuất khẩu.

EU hy vọng sau khi dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, cho dù không bán vũ khí cho Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng sẽ trả ơn bằng cách tăng mua hàng hóa của EU.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu.

Gần đây, các nước châu Âu cắt giảm chi tiêu quân sự, khiến cho rất nhiều đơn đặt hàng trong nước của các công ty quốc phòng giảm xuống. Đồng thời, Mỹ vẫn không muốn mua hàng hóa quân dụng của châu Âu. Trong tình hình đó, bán vũ khí cho Trung Quốc giúp cho các công ty quốc phòng châu Âu giữ được nhân viên, phát triển kinh tế.

Ngoài ra, lệnh cấm vận thực sự đã khích lệ Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển hàng hóa quân dụng và nâng cao trình độ chế tạo, từ đó làm suy yếu ưu thế chiến lược của phương Tây trong lĩnh vực này, cũng làm cho phương Tây càng khó nắm chắc trình độ phát triển vũ khí của Trung Quốc.

Những điều này đương nhiên có lý do thuyết phục, nhưng những người ủng hộ duy trì cấm vận Trung Quốc càng có lý do vững chắc hơn. Trước hết, cấm vận không thể gây cản trở tăng trưởng mạnh mẽ thương mại và đầu tư song phương giữa Trung Quốc và châu Âu.

Châu Âu đến nay là khu vực nhập khẩu lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc, EU và Trung Quốc đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau.

Ngoài ra, trong 20 năm qua, tình hình nhân quyền của Trung Quốc không được cải thiện rõ rệt, Mỹ lo ngại hủy bỏ cấm vận sẽ phát đi tín hiệu sai lầm cho Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Gowind của Pháp.

Mỹ còn lo ngại việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và chính trị châu Âu-Trung Quốc có thể cản trở EU ủng hộ những nỗ lực của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc và thúc đẩy Trung Quốc trỗi dậy theo cách không tạo ra mối đe dọa.

Thương mại vũ khí giữa Trung Quốc và châu Âu sẽ làm tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau, EU có thể càng trở nên miễn cưỡng thách thức Bắc Kinh trong các vấn đề gây tranh cãi. Trước đây, khi quan hệ Nga và EU mật thiết, Mỹ đã gặp phải vấn đề này.

Do hợp tác công nghiệp quốc phòng Âu-Mỹ rộng mở, các công ty của EU có thể chuyển nhượng công nghệ quân sự của Mỹ cho Trung Quốc. Điều này sẽ giúp Trung Quốc có được công nghệ quân sự hữu dụng đưa vào tự nghiên cứu phát triển vũ khí, từ đó tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng răn đe cho Trung Quốc.

Điều này cũng có nghĩa là giúp phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, từ đó tăng sức cạnh tranh cho vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc.

Nội bộ EU phổ biến cho rằng, việc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc cần được kết thúc vào một lúc nào đó. Nhưng hiện nay rõ ràng không phải là lúc vì vấn đề này mà gây ra một cuộc khủng hoảng xuyên Đại Tây Dương khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm kiểu mới do Trung Quốc tự sản xuất.

Hiện nay, lực lượng quân sự của Mỹ chuyển sang châu Á để ứng phó tốt hơn với Trung Quốc. EU bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ làm gia tăng mối lo ngại của Mỹ đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời còn làm cho người Mỹ cảm thấy người châu Âu vong ân bội nghĩa, được lợi từ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, nhưng vì lợi ích thương mại với Bắc Kinh lại hy sinh lợi ích an ninh chung xuyên Đại Tây Dương.

>> Thế kỷ 21 là của Mỹ, không phải Trung Quốc?


Ngày nay hầu hết mọi người quen với những lời tán dương sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc và cảnh báo sự suy giảm của Mỹ. Không ít người dự đoán, thế kỷ 21 là hoàn toàn là kỷ nguyên của "người khổng lồ châu Á" nhưng họ sai lầm.



Trong khi Mỹ bắt đầu khôi phục từ cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử 80 năm qua, Trung Quốc lại lướt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu, một cách nhẹ nhàng và gần như không bị thiệt hại đáng kể.

Ngay cả nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, chỉ còn giữ ở mức 7,5%, như dự báo mới nhất của Chính phủ nước này, tỷ lệ trên vẫn gấp ba lần tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ thời hậu khủng hoảng.

Từ đó, nhiều người tin rằng không lâu nữa nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ và thế kỷ 21 là kỷ nguyên của Trung Quốc. Thậm chí, Quỹ tiền tệ quốc tế còn dự báo Trung Quốc sẽ soán ngôi cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ vào năm 2016, mang lại cho nước này cơ hội thống lĩnh sân khấu chính trị toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu soán ngôi cường quốc kinh tế số 1 thế giới của Mỹ, Trung Quốc sẽ có cơ hội thống lĩnh sân khấu chính trị toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP.


Tuy nhiên, không ít người cũng tin vào một kịch bản hoàn toàn khác rằng sau bao biến cố và thăng trầm, nền kinh tế Mỹ đang sẵn sàng để hồi sinh trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu đối mặt với các rào cản trong thế kỷ này.

Theo nhóm người này, mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu được thúc đẩy bởi giá lao động rẻ mạt của Trung Quốc đang bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nó.

Trong lòng Trung Quốc, sức ép để phải chia sẻ rộng rãi hơn và công bằng hơn các thành quả có được nhờ gia tăng khả năng sản xuất đang nổi lên mạnh mẽ và trở thành bài toán khó dành cho giới lãnh đạo nước này.

Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với vấn đề tăng chi phí lao động và sự suy giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Việc kích thích các hộ gia đình Trung Quốc tiêu dùng nhiều hơn có thể là giải pháp nhằm bù đắp cho tình trạng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu thấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích cũng khuyến cáo rằng giải pháp này sẽ ít hiệu quả bởi thói quen chi tiêu là điều khó mà thay đổi.

Thực tế, chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc gần đây ở mức thấp bởi thị trường bất động sản ảm đảm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có khả năng giảm xuống còn 7,5% trong năm nay và tương lai, còn có thể sụt giảm hơn nữa, ít nhất khoảng 3 %, theo dự đoán của GS.Michael Pettis, thuộc ĐH Bắc Kinh.

Trong khi đó, Mỹ bắt đầu nhận được hàng loạt các báo cáo hàng tháng đầy khả quan về tình trạng việc làm (bất chấp tỷ lệ tăng trưởng việc làm đầu tháng 4 khá ảm đảm).

Ngoài ra, theo báo cáo của Cục phân tích kinh tế Mỹ, Tổng thu nhập quốc nội (GDI) quý IV/2011 của Mỹ tăng trưởng ấn tượng 4,4%.

Sức sản xuất của Mỹ, nói cách khác đang trở lại. Và xét cho cùng thì suy thoái kinh tế không hoàn toàn là thảm họa mà nó dường như mang lại cơ hội cho các công ty Mỹ để sắp xếp lại hoạt động và tăng năng xuất lao động.

Chẳng hạn, các hãng xe hơi của Mỹ, ba năm trước đây đứng trên bờ vực phá sản thì nay, đang bắt đầu bắt kịp lại với nhu cầu của thị trường.

Hơn nữa, Mỹ luôn đi đầu thế giới trong việc áp dụng sức mạnh trí tuệ nhân tạo và tin học cho các loại mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ.

Trong khi đó, Trung Quốc nổi lên như là “kẻ sao chép” các sản phẩm công nghệ cao của cường quốc số 1 thế giới chứ không phải là “nhà sáng chế” các sản phẩm tương tự như trên.

Một câu hỏi đặt ra là liệu kỷ nguyên suy giảm của Mỹ đã kết thúc? Và trên thực tế, thế kỷ 21 là của Mỹ chứ không phải của Trung Quốc?

Theo hai Giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị và kinh tế Mỹ, George C. Pardee và Helen N. Pardee thuộc ĐH California tại Berkeley, bất cứ kết luận nào vào thời điểm này đều là quá vội vàng.

Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, trên thực tế, Bắc Kinh vẫn là một xã hội năng động và giới lãnh đạo nước này cũng rất khôn khéo khi luôn “chịu khó” áp dụng các đòn bẩy chính sách – từ giảm dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng tới tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng – nhằm tránh kịch bản nền kinh tế sụt giảm không phanh.

Thêm vào đó, chi phí lao động có thể gia tăng nhưng Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường lao động giá rẻ dồi dào.

Ngoài ra, trên thực tế, giới lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi tăng trưởng kinh tế chậm lại để phát triển ổn định hơn. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang tập làm quen với lĩnh vực sản xuất các loại mặt hàng phức tạp hơn, tinh vi hơn, chẳng hạn, tuabin gió và pin mặt trời. Các nghành sản xuất này đòi hỏi lao động có kiến thức kỹ thuật và công nghệ cao chứ không đơn thuần dựa vào nguồn lao động giá rẻ.

Trong khi đó, sự phục hồi của Mỹ hiện nay chưa hẳn đã chắc chắn. Trên thực tế, tỷ lệ tăng trưởng 4,4% GDI trong quý IV/2011 của Mỹ chủ yếu được kích thích bởi sự tăng trưởng về tồn kho (ở Việt Nam thường gọi là tích lũy tài sản lưu động). Mỹ chỉ đang duy trì mức tăng trưởng 2,5%, thua xa Trung Quốc. Giá bất động sản tiếp tục sụt giảm, gây ra tâm trạng bất an, lo lắng cho nhiều người.

Ngoài ra, người ta cũng chỉ có thể chắc chắn rằng các thành tựu công nghệ cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất chúng chứ không ai dám chắc chúng đang góp phần kích thích năng xuất hay tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người Mỹ.

Đáng ngại nhất là những bế tắc về chính trị của Mỹ đang trở thành trở ngại để họ giải quyết các thách thức trung hạn về tài chính. Suy đoán cho rằng sau thời kỳ chịu đựng một chuỗi các cuộc suy thoái kinh tế nặng nề, “phép màu năng xuất” sẽ diễn ra trên đất Mỹ đang bắt đầu phai nhạt.

Không có gì phải bàn cãi về thực trạng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn hơn trong khi kinh tế Mỹ đang chứng tỏ những tín hiệu phục hồi tích cực đầu tiên. Nhận ra điều đó, Trung Quốc đang bắt đầu áp dụng chiến lược phát triển ổn định hơn mà biểu hiện đầu tiên chính là chủ trương giảm tăng trưởng. Do đó, nếu Mỹ không biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội dựa trên đà phục hồi kinh tế hiện tại để thúc đẩy tăng trưởng thì thế kỷ 21, sau tất cả, sẽ hoàn toàn là thế kỷ của Trung Quốc.

>> Trung Quốc tiếp tục ‘dạy đời’ Ấn Độ


Trong khi báo chí Ấn Độ đua nhau viết bài ca ngợi thành công vang dội của vụ phóng tên lửa Agni-5, báo giới Trung Quốc hôm nay tiếp tục dành cho New Delhi những bình luận “khó nghe”.



Theo Global Times, thành công trong vụ phóng tên lửa tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân Agni-5 đang “đưa Ấn Độ lên mây”.

“Cả nước hòa vào niềm vui thắng lợi của các nhà khoa học quốc phòng…” hay “Ấn Độ tự hào tuyên bố về khả năng phòng thủ cũng như phát triển các loại vũ khí chiến lược của mình”... là những lời viết đầy tự hào mà các báo Ấn Độ như Mail, Indian Express, Times of India dành để nói về thành công trong việc phóng thử tên lửa liên lục địa Agni-5.

Như nhận định của giới quan sát, với tầm bắn lên đến 5.000km của Agni-5, Ấn Độ thực sự gia nhập câu lạc bộ của các cường quốc sở hữu tên lửa liên lục địa gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Các báo cáo từ quân đội cho hay, tên lửa Agni-5 sau khi được phóng thử bay trong vòng 20 phút, qua vịnh Bengal và đáp xuống một địa điểm ở phía Nam Ấn Độ Dương.

Toàn bộ “chuyến bay” của Agni-5 được các nhà khoa học quân sự Ấn Độ theo dõi chặt chẽ. Theo đó, tên lửa dài 17m và nặng 50 tấn này đã bay lên độ cao hơn 600km, ba tầng hoạt động tốt và trọng tải được triển khai đúng như dự kiến.

Một số chuyên gia quân sự quốc tế còn nhận định, với trang thiết bị bổ sung là con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao, tên lửa đạn đạo Agni-5 có đủ sức vươn tới bất kỳ khu vực nào ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực bờ biển miền Đông nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Báo Trung Quốc tiếp tục tỏ ý khinh thường bước tiến tên lửa của Ấn Độ. Ảnh minh họa: Blogspot.


Tuy nhiên, Global Times khẳng định, trên thực tế, Ấn Độ “không có nhiều lý do để ăn mừng về sự kiện này”. Cho đến tận những năm 1980, Ấn Độ vẫn phát triển hơn Trung Quốc cả về lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Tuy nhiên, sau đó, Bắc Kinh đã tiến vọt lên và vượt mặt New Delhi trên hầu hết các lĩnh vực.

Dưới sức ép của các thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh nỗ lực không ngừng để phát triển chương trình tên lửa hành trình (IGMP) và vụ thử tên lửa Agni-5 dường như nằm trong giai đoạn cuối của chương trình này. Dẫu vậy, trên thực tế, các tên lửa trong IGMP được dự tính ban đầu là có tầm bắn tới 9.000km, thay vì 5.000km như Agni-5 đang có.

Theo tờ báo Trung Quốc, những hoạt động ăn mừng rầm rộ của Ấn Độ chỉ càng cho thấy nước này đang cố che giấu đi thực tế bất cân xứng và lạc hậu của chương trình phát triển tên lửa của mình.

Thêm vào đó, theo Global Times, sự phát triển của Ấn Độ thực sự không bền vững. Hơn 80% hệ thống vũ khí hiện đại của nước này là nhập khẩu từ Pháp, Mỹ, Nga và Israel. Nếu những nước này bất ngờ hạn chế nguồn cung vì một bất đồng dù là nho nhỏ nào thì New Delhi sẽ trở nên bất lực.

“Những thương vụ vũ khí ồn ào được đánh giá là có thể gia tăng đáng kể tiềm lực hạt nhân cũng như quân sự nói chung của Ấn Độ song liệu những vũ khí vay mượn này có thể đảm bảo an ninh vĩnh viễn cho New Delhi? Câu trả lời rất có thể là không bởi những hệ thống vũ khí nhập khẩu cũng chính là đầu mối rủi ro”, Global Times nhấn mạnh.

Tờ báo còn khẳng định, những ai ở Ấn Độ đang hoan hỉ ăn mừng bởi quốc gia này trở thành một điểm đến ưa thích cho các nhà buôn vũ khí toàn cầu thật là ngây thơ.

Với việc lựa chọn con đường theo đuổi để bắt kịp, thậm chí vượt mặt Trung Quốc, Ấn Độ đang tự dốc toàn bộ hầu bao của mình vào túi các nhà buôn vũ khí nước ngoài, thay vì đầu tư cho sản xuất trong nước.

Quan điểm này dường như khá tương đồng với chuyên gia quân sự Vasu Deva của Ấn Độ. Ông này cho rằng, sự tụt hậu về công nghiệp quốc phòng là do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vũ khí. Ông Deva đồng thời nhấn mạnh, Ấn Độ nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này, thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật”. New Delhi cần có sự quân tâm và đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Ngoài ra, Global Times cho rằng, thật lố bịch khi Chính phủ Ấn Độ nhồi nhét vào đầu dân chúng nỗi sợ hãi mang tên Trung Quốc để rồi coi vụ phóng tên lửa thành công mới đây là cái cớ để hạn chế mối lo sợ đó.

“Cả hai nước nên nhận thức được rằng, những nỗ lực nhằm gieo rắc sợ hãi hay căng thẳng giữa hai bên sẽ chỉ càng làm nhau tổn thương, theo đó, làm lợi cho những kẻ bên ngoài đang nhăm nhe phá bĩnh châu Á”, tờ báo Trung Quốc lưu ý.

Theo tờ báo, giới phân tích ở cả Ấn Độ và Trung Quốc cần có cái nhìn bao quát hơn và tập trung vào mối đe dọa chung mà nhân dân hai nước đang phải đối mặt. Lòng yêu nước chỉ thực sự hữu ích khi nó được bày tỏ theo cách có lợi cho đất nước, còn nếu nó gây tổn hại cho lợi ích quốc gia thì đó không thể gọi là lòng yêu nước.

Ấn Độ còn đang thiếu thốn nhiều nguồn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, Chính phủ nước này nên tăng cường đầy tư nhằm nâng cao đời sống nhân dân, thay vì đổ vào những dự án quân sự hao tiền tốn của.

>> Trung Quốc làm càn trên biển Đông ?


Trong mấy ngày qua, dư luận Trung Quốc đang xôn xao trước bài viết đăng trên trang web của Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 và được hàng loạt trang tin điện tử của Trung Quốc đăng lại, chỉ trích “Trung Quốc đã làm càn trên biển Đông”.



Bài viết được đăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh tranh chấp trên vùng đảo Scarborough/Hoàng Nham đang ngày càng “nóng”, khiến quốc tế hết sức lo ngại. Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, bài viết chỉ ra, bất chấp cảnh báo của Mỹ và Nhật Bản, nhưng những hành động cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông chưa khi nào ngừng.


http://nghiadx.blogspot.com
Thời báo Hoàn Cầu hôm 23.4 chỉ trích “Trung Quốc làm càn trên biển Đông”.


Bài viết đặt vấn đề, trong vấn đề biển Đông, chính phủ Trung Quốc luôn chiếm quyền chủ động. Mặc dù dư luận trong nước cho rằng, hải quân Trung Quốc trên biển Đông còn rất yếu, nhưng thực tế thì sao?

Trước đây Hãng dầu khí của Anh BP đã từng đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khai thác các giếng khí đốt Mộc Tinh và Hải Thạch tại biển Đông, ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam. Nhưng trước sức ép của Bắc Kinh BP phải rút lui khỏi dự án này. "Nếu hành động này chỉ xảy ra một lần vẫn còn chấp nhận được, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể thấy thái độ của Trung Quốc đối với biển Đông, can thiệp vào các thoả thuận này là vô lý", bài báo viết.

Do không có đủ năng lực tự khai thác dầu, các nước Đông Nam Á thường phải tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở biển Đông. Nhưng vì tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Hơn nữa Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa, xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), nên họ không thể yên ổn khai thác dầu trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển Đông


Cũng có một số công ty nhỏ muốn thử, nhưng liền gặp phải sự khống chế của hai “ông lớn”: Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) -luôn vươn ra khắp thế giới tìm mua dầu khí, liên kết khai thác dầu mỏ... Hành vi khống chế này cũng không phải chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Ngoài Malaysia có những mỏ dầu gần bờ,còn hầu hết các mỏ dầu đều xa bờ, các công ty phương Tây đều không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, cho dù Malaysia có những mỏ dầu gần bờ, nhưng nếu mở bản đồ ra xem cho thấy, Trung Quốc chủ trương đẩy đường giới tuyến trên biển đến sát vùng đặc quyền 12 hải lý của Malaysia.

Điều đó có nghĩa là, vùng đặc quyền kinh tế cũng không thuộc về Kuala Lumpur. Đến bãi ngầm James Shoal nằm ở phía đông Malaysia, còn được Bắc Kinh coi là điểm cực nam của nước này, cho thấy sự tưởng tượng quá mức cùng với sự gian tà tột cùng của họ.

Cái bản đồ “đường lưỡi bò” vốn do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra trên biển Đông, nay được Bắc Kinh ra sức tuyên truyền để có sự chấp nhận của dân chúng trong nước cũng như quốc tế. Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia... Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Sau đó phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia... chia rẽ các nước ASEAN, nhấn chìm Philippines và từng bước gặm nhấm Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
"Đường lưỡi bò" vô lý đăng trên bản đồ Hành chính và Du lịch tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), năm 1999

Thập niên 1930 - thời kỳ cực thịnh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Trong thời kỳ đó, một nhóm chuyên gia tìm cách mở rộng lợi ích dân tộc Hán. Một số người du học trở về đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật và tìm tất cả các loại đảo trên khắp tấm bản đồ đó, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc liền đánh dấu hết lên trên đó.

Một nhóm chuyên ra trong nước thì tìm kiếm các tư liệu sử sách cũ, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải nhằm tuyên bố chủ quyền. Một lần, họ phát hiện ra một dải đá ngầm mang tên James Shoal. Họ đã đẩy đường giới tuyến biển xuống đến đó, dừng lại đó vì xét thấy không thể mở rộng được nữa, nếu không, sẽ đưa Malaysia nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1935, Trung Hoa dân quốc đã cho công bố tên gọi dải đá ngầm James Shoal này là dải đá ngầm Tăng Mẫu, đồng thời tuyên bố rằng đây chính là ranh giới cực nam vỹ độ thấp nhất thuộc phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mới ra đời, Trung Hoa dân quốc bị đẩy ra đảo Đài Loan cho đến ngày nay. Mặc dù đối đầu nhiều vấn đề, nhưng riêng về “đường lưỡi bò” này cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan dễ dàng có tiếng nói chung.

"Do địa lý biển Đông quá lớn, khoảng cách giữa các đảo cũng tương đối xa, mặc dù được gọi là biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là vùng biển của riêng Trung Quốc. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ?". Bài viết lập luận.

Ai đã khiến cho biển Đông dậy sóng? Bài viết đặt câu hỏi.

Trung Quốc đã làm càn trong các cuộc xung đột từng xảy ra trên biển Đông. Bài viết thuật lại những trận đánh chiếm của hải quân Trung Quốc lên quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Năm 1989, sau khi chiếm được một số đảo trên quần đảo Trường Sa, với ý đồ lôi kéo sự thừa nhận của Liên hợp quốc, trong vai trò là Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bắc Kinh kêu gọi UNESCO lập Trạm quan sát hải dương trên dải đá Chữ Thập (Fiery Cross Ree, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), hàm ý rằng, ai dám đánh chiếm dải đá Chữ Thập, chính là đối đầu với Liên hợp quốc.

Phần cuối, bài viết đưa ra kết luận: “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên biển Đông. Trung Quốc đã tát vào mặt người khác, rồi tỏ thái độ tức giận rằng, họ đã tự đập mặt vào tay mình”.

>> Các tổ chức tình báo quốc phòng Mỹ (kỳ 1)


Sức mạnh của Quân đội Mỹ gắn liền với sự phát triển của các tổ chức tình báo. Tình báo quân sự Mỹ chi phối cả tình hình quân sự, chính trị trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài

Năm 2010, cộng đồng tình báo Mỹ được chi 80 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2001, để cung cấp tiền, trang bị, con người cho 72 trung tâm tình báo hỗn hợp và hơn 100 đội đặc nhiệm hoạt động khắp toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của ODNI – Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia.

Ngoài CIA – Cục tình báo trung ương của dân sự, thì 4/5 phương tiện, con người và ngân sách của cộng đồng tình báo Mỹ thuộc quyền điều hành của Bộ quốc phòng, với các tên gọi:

- DIA (Defence Intelligence Agency): Cục tình báo quốc phòng
- NSA (National Security Agency): Cục an ninh quốc gia
- NRO (National Reconnaissance Office): Văn phòng trinh sát quốc gia
- NI (Navy Intelligence): Tình báo hải quân
- AI (Army Intelligence): Tình báo lục quân
- AFI (Air Force Intelligence): Tình báo không quân
- MCI (Marine Corps Intelligence): Tình báo hải quân đánh bộ.

Cùng nhiều cơ quan thu thập và phân tích tin đặc biệt khác.

DIA – “Anh cả” của tình báo quốc phòng Mỹ

Ngành tình báo ra đời rất sớm trong Quân đội Mỹ. Ngay từ năm 1882, đã có phòng tình báo Lục quân Mỹ. Trải qua 2 cuộc đại chiến thế giới (1914-1918 và 1939-1945) các tổ chức tình báo của các quân chủng, binh chủng phát triển mạnh.

Năm 1958, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tổ chức lại tình báo của hội đồng tham mưu liên quân (chỉ huy trực tiếp 4 quân chủng lục quân, không quân, hải quân và hải quân đánh bộ) nhằm cung cấp tin kịp thời cho các bộ tư lệnh chiến trường của Mỹ rải khắp thế giới.

Lúc đầu tổ chức có tên JIG. Đến ngày 8/2/1961, có sắc lệnh lập cục tình báo quốc phòng DIA và ngày 1/10/1961 DIA chính thức đi vào hoạt động cho đến ngày nay.

Nhiệm vụ của DIA

- Tổ chức người, phương tiện để khai thác, thu thập tất cả các tin liên quan đến an ninh của Mỹ và đồng minh.
- Xử lý tất cả mọi tài liệu, mẫu vật thu thập được, hình thành các bản tin và báo cáo, thông báo cho các cơ quan cấp trên, ngang cấp và cấp dưới.
- Trực tiếp điều hành từ khâu tuyển chọn, đào tạo, hoạt động của tình báo quốc phòng.
- Cung cấp nhân sự về tình báo theo yêu cầu của cấp trên.

Quan hệ giữa DIA và CIA rất chặt chẽ. Từ 1976, DIA không trực thuộc JCS (tham mưu trưởng liên quân) mà trực thuộc Bộ trưởng quốc phòng.

Cơ cấu tổ chức

Số lượng nhân viên (công khai): 7.000 người. Tổng hành dinh DIA đặt ở Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Nòng cốt của DIA là 3 trung tâm và 3 văn phòng. Trong đó, 3 trung tâm là:

- Trung tâm thu thập tư liệu, tài liệu: Tổ chức hoạt động thu thập tin tình báo quân sự và liên quan tới các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới trung tâm là các phòng phân theo địa lý, khu vực.

Tổ chức này có trên 10 phòng, ví dụ phòng đảm trách tin tức khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chịu trách nhiệm thu thập tin tức các quốc gia và vùng lãnh thổ trải từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á đến tận Nam Á với mấy chục đầu mối. Đây là trung tâm có số nhân viên lớn nhất.

- Trung tâm phân tích và ra tin: Trên cơ sở tin thu thập của trung tâm thu thập tin, tiến hành phân tích, xử lý tin để kịp thời có tin về quân sự, chính trị và khoa học công nghệ đệ trình lãnh đạo nhà nước, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan, đồng thời chỉ đạo các cơ quan phân tích tin ở các quân chung, chỉ đạo chung trung tâm tình báo tên lửa và vũ trụ (Missile and Space Intelligence Center) đặt ở bang Alabama và Trung tâm y tế của lực lượng vũ trang ở bang Mariland để ra các tin về vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân...

- Trung tâm hỗ trợ tin tình báo: Chủ yếu xử lý tin bằng hệ thống máy tính, đảm bảo an toàn liên lạc, kỹ thuật cho hệ thống tin từ các chiến trường về DIA và ngược lại.

Và 3 văn phòng gồm:

- Văn phòng chính trị: Chuẩn bị văn bản đáp ứng yêu cầu của các giới chức về vị trí, vai trò, tác dụng, nhu cầu của DIA. Phối hợp với các nhóm của CIA, thay mặt DIA giải quyết mọi vấn đề với tình báo các nước.

- Văn phòng đảm bảo kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của các trung tâm, văn phòng trong DIA.

Tại đây, có trung tâm tổng hợp tình báo quân sự quốc gia (National Military Joint Intelligence Center), chịu trách nhiệm về các tình huống khủng hoảng trên thế giới, phối hợp với CIA, NSA và tình báo quân binh chủng.

Ngoài ra, còn có Trung tâm tình báo liên quân mới thành lập nhằm hình thành mạng thông tin giữa tổng hành dinh DIA đến các binh đoàn, đơn vị của một chiến trường (như Iraq, Afghanistan) truyền tin gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh qua mã cao cấp.

- Văn phòng hành chính: Bảo đảm các mặt hành chính, hậu cần, tài chính cho toàn DIA và hướng dẫn theo ngành dọc các cơ quan tình báo cấp dưới.

DIA đã qua nhiều lần điều chỉnh cơ cấu tổ chức. Sau năm 1991, tổ chức đã điều chỉnh, giảm 30% số lượng nhân viên theo dõi, hoạt động ở hướng Nga, Đông Âu .

Sau sự kiện 11/9, DIA điều chỉnh một lần nữa, tăng cường nhân sự và phương tiện cho hướng Trung Đông, Trung Á. Chắc chắn từ đầu năm 2011 đến nay, DIA đang điều chỉnh do Bắc Phi, Trung Đông có biến động lớn.

Ngoài 3 trung tâm chính và 3 văn phòng lớn nêu trên, dưới giám đốc DIA có một số phó giám đốc phụ trách các mặt hoạt động, sản xuất tin, quan hệ với các cơ quan tình báo trong và ngoài nước, chỉ đạo các chương trình tình báo quân sự chung, tuyển chọn và huấn luyện.

Trực thuộc giám đốc và các phó giám đốc có các cơ quan: Phòng nhân sự, phòng kế hoạch, phòng bình phong, phòng tài chính, phòng luật pháp, phòng thanh tra...

Trong số này, phòng bình phong có vai trò đặc biệt, hoạt động theo một đạo luật có từ tháng 10/1990 cụ thể và có tính định hướng thời gian rất dài. Trước đó, đã có một số văn bản khác cho phép nhân viên DIA được hoạt động dưới bình phong thương mại, ngoại giao, hàng không, thông tấn báo chí...

Người ta cũng nhớ rằng giai đoạn 1967-1981 số nhân viên DIA ở nước ngoài dạng bình phong có bị cắt giảm do nhiều thất bại của toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ trên khắp các lục địa. Đạo luật 1990 cho phép nhân viên bình phong có điều kiện nâng cao cả chất lượng và số lượng.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang