Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

>> R-73, tên lửa không đối không số 1 của Nga

Được thiết kế dùng cho các cuộc cận chiến trên không, sự xuất hiện của R-73 - tên lửa không đối không số 1 của Nga, khiến nhiều nước sửng sốt bởi khả năng ưu việt về kỹ, chiến thuật của loại tên lửa này.




http://nghiadx.blogspot.com
R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại nhất của Nga hiện nay.

R-73 là tên lửa không đối không tầm ngắn, hiện đại, được Viện thiết kế quốc gia Vympel phát triển từ những năm cuối thập kỷ 70, NATO gọi là AA-11 Archer.

R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (NATO gọi là AA-8 'Aphid') được sử dụng trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô.

R-73 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 1985. Năm 1997, phiên bản nâng cấp R-73M được trang bị trong quân đội Nga với nhiều tính năng ưu việt hơn như tầm bắn lớn hơn, góc dò rộng hơn và khả năng gây nhiễu radar đối phương tốt hơn.

Là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.

Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh thiết bị quan sát mục tiêu giữa Su-27 của Nga với F/A18A của Mỹ cho thấy khả năng tác chiến của R-73 lớn hơn nhiều so với AIM-9M của Mỹ.

Bên cạnh những tính năng ưu việt về kỹ chiến thuật, tên lửa được kết nối trực tiếp trên màn hình hiển thị của mũ phi công, cho phép lựa chọn và khóa mục tiêu theo hướng mắt của phi công.

Đây là một công nghệ tiên tiến, vì đối với các hệ thống dẫn đường truyền thống, phi công không thể lựa chọn được mục tiêu mong muốn vào phút cuối cùng trước khi tên lửa rời khỏi máy bay.

Trong những phiên bản đầu tiên, R-73 có tầm bắn tối đa 30 km, độ cao thấp nhất khi tác chiến là 300m. Tầm bắn của tên lửa đã được cải tiến qua nhiều phiên bản khác nhau và hiện đạt tầm xa nhất là 40 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu cận chiến trên không, cả hai bên đều cùng phóng tên lửa thì R-73 của Nga dễ dàng tiêu diệt đối phương trong trường hợp góc tấn công nhỏ.

R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.

Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73EE (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60° và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.

Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.

Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề trệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống thống khí động lực học giúp R-73 có thể thao diễn một cách hoàn hảo trên không.


Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-32 và Su-35.

Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50.

Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.

Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên".


http://nghiadx.blogspot.com
R-73 có thể trang bị cho nhiều loại máy bay khác nhau, kể cả trên các loại trực thăng chiến đấu.
Ảnh là một chiếc Ka-50 có thể lắp tên lửa R-73.

Chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động hỗ trợ phi công có thể khóa mục tiêu trước khi bấm nút phóng tên lửa.

Dẫn đường bay tới vị trí dự kiến được thực hiện bằng phương thức lái tỷ lệ. Thiết bị chiến đấu của tên lửa gồm một đầu nổ gần hoạt động chế độ tích cực, một đầu nổ do va chạm và phần tiếp theo của đầu đạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa R-73 tại một căn cứ không quân của Trung Quốc.

Phiên bản xuất khẩu R-73EE hiện có mặt tại nhiều nước châu Á, trong đó, có Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2008, quân đội Trung Quốc mua một lượng lớn R-73 nhằm trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MKK.

>> Top 10 trực thăng hàng đầu thế giới (Kỳ 1)


Military Channel mới đây đã công bố bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới, trong đó có các trực thăng từng tham chiến tại Việt Nam.



Lần đầu tiên có mặt trên các chiến trường trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, máy bay trực thăng đã thực sự làm thay đổi chiến thuật quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com

Hiện nay, trực thăng đang được sử dụng một cách phổ biến trong quân đội hầu hết các nước trên thế giới. Nó là một thành phần rất quan trọng của lực lượng Không quân nói riêng và quân đội nói chung: vừa là loại máy bay vận tải thuận tiện vừa là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ đường không, tấn công cơ động, thọc sâu và yểm trợ, tấn công mặt đất.

Mới đây, Kênh Military thuộc Hãng truyền thông Discovery của Mỹ - một kênh truyền hình mới dành cho quân đội đã đưa ra một ma trận gồm các điểm như mức độ hoàn thiện kỹ thuật thiết kế, số lượng sản xuất, tính năng kỹ chiến thuật, hiệu quả sử dụng, lịch sử chiến đấu, xu hướng phát triển…để xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Mi-26 của Nga

Như bất kỳ kênh truyền hình quân sự nào, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Một điều dễ gây ra tranh cãi ở đây là làm thế nào để có thể so sánh được giữa trực thăng vận tải và trực thăng tấn công? Theo các chuyên gia của Military Channel, sự khác biệt trong cấu trúc của các loại trục thăng này là không đáng kể.

Chúng đều là những trực thăng đa năng, vừa có thể vận chuyển, vừa có thể tham gia hỗ trợ chiến đấ và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là bảng xếp hạng 10 trực thăng hàng đầu thế giới theo đánh giá của Military Channel.

10. “Khổng lồ” Mi-26 của Nga

Mil Mi-26 (định danh NATO Halo) là một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Liên Xô/Nga hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được chế tạo.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26

Chuyến bay đầu tiên - 1977

Số lượng sản xuất: 310 chiếc

Tải trọng: 20 tấn hàng hoặc 80 lính

Mi-26 được thiết kế để sử dụng trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ một loại máy bay trực thăng nào từng có trước đó. Chiếc Mi-26 đầu tiên cất cánh ngày 14 tháng 12 năm 1977 và lần đầu tiên phục vụ trong quân đội Xô viết năm 1983.

Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

9. “Thiên Miêu” Westland Lynx

Xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những trực thăng hàng đầu thế giới của Military Channel là vua tốc độ của các trực thăng Westland Lynx – một trực thăng đa năng của Anh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Westland Lynx
Chuyến bay đầu tiên - 1971

Số lượng: 400 chiếc

Tải trọng: 750 kg hoặc 10 binh lính.

Tốc độ: 306 km/h.

Vũ khí: 2 ngư lôi, hoặc 4 tên lửa Sea scua, hoặc 2 tên lửa chống tàu ngầm, 2 khẩu pháo cỡ đạn 20mm, 2 tên lửa 70mm CRV7 và 8 tên lửa dẫn đường chống tăng TOW.

Sự xuất hiện của Lynx không thật sự quá ấn tượng. Nó không “hung hãn” như Apache của Mỹ và cũng không “hầm hố” như Mi-24 của Nga. Nhưng nó là sự kết hợp hoàn hảo của trực thăng dân sự và trực thăng quân sự - một trong những xu hướng phổ biến nhất trong việc phát triển máy bay trực thăng hiện đại trên thế giới.

Lynx từng tham gia trong cuộc chiến tranh Falklands - cuộc xung đột hải quân lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Với sự tham chiến của Lynx, Hải quân Hoàng gia Anh đã đánh chìm các tàu tuần tra của Argentina bằng tên lửa đối hạm Sea Scua.

Trong lịch sử hơn bốn mươi năm hoạt động của mình, Lynx đã tham chiến ở rất nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là tại khu vực Balkan, nơi mà nó đã giúp quân đội Anh và đồng minh phong tỏa bờ biển của Nam Tư, phá hủy các tàu quét lôi T-43 và 4 tàu tàu tên lửa của đối phương trong chiến tranh Iraq vào mùa đông năm 1991.

Năm 1986, máy bay Lynx đã lập kỉ lục về tốc độ bay của trực thăng mà đến bây giờ vẫn chưa máy bay nào phá nổi - 400.8 km/h. Nó được mệnh danh là vua tốc độ của các loại trực thăng.

8. “Tàu bay” CH-47 Chinook

CH-47 Chinook là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường.


http://nghiadx.blogspot.com
Boeing CH-47 Chinook

 Chuyến bay đầu tiên - 1961

Số lượng sản xuất: 1179 chiếc.

Trọng tải: 22,7 tấn hoặc 55 binh lính.

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay M134 và 1 súng máy M60.

Một trong những tiêu chí quan trọng của quân đội hiện đại đó là tính cơ động. Nếu như việc vận chuyển hàng hóa hay binh linh đến các nơi trên khắp thế giới là nhiệm vụ của máy bay vận tải nói chung, thì trực thăng là “cỗ máy” thực hiện nhiệm vụ đó một cách trực tiếp trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng CH-47 Chinook đã được quân đội Mỹ cho tham chiến lần đầu tiên tại Việt Nam – nơi có địa hình đồi núi trập trùng và khí hậu khắc nghiệt.

Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này.

Được mệnh danh là huyền thoại siêu tải của Không quân Mỹ, CH-47 Chinook quả thực là một trực thăng vận tải tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn biết đến Chinook nhiều hơn bởi nó “rất dị”.

Không chỉ là một vận tải cơ có thể chở gấp đôi số lượng binh lính qui định, CH-47 còn là một oanh tạc cơ, một xe kéo pháo chuyên dụng.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Chinook đã thực hiện hơn 100 lần hạ cánh khẩn cấp, kịp thời sơ tán hơn 1.000 xe chiến đấu của Mỹ trị giá tới 3 tỷ đôla.

Hiện tại, trực thăng CH-47 Chinook vẫn đang được quân đội Mỹ trọng dụng và tham gia nhiều hoạt động trên khắp thế giới.

7. “Hổ mang chúa” Cobra

Xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng của Military Channel là trực thăng tấn công Bell AH-1 Cobra của Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Bell AH-1 Cobra

Chuyến bay đầu tiên - 1965

Số lượng sản xuất: 1.116 chiếc

Vũ khí: 2 khẩu súng 6 nòng xoay Minigun, 4 giá treo vũ khí có thể gắn súng máy, tên lửa không đối không, pháo phản lực không điều khiển 70 mm, tên lửa chống tăng TOW.

AH-1 Cobra là loại máy bay đa nhiệm vụ hai cánh quạt một động cơ do công ty sản xuất máy bay Bell (Bell Helicopter) chế tạo và từng là máy bay trực thăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hoa Kỳ.

Trực thăng AH-1 đã trở thành trực thăng đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích tấn công. Buồng lái của phi công được bảo vệ bởi áo giáp composite. Cobra có thể làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Cho đến nay, “Hổ mang chúa” đã được hiện đại hóa nhiều lần và đưa vào phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ. Do có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn và tính năng tuyệt vời nên Cobra còn được trang bị trên các tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

AH-1 được sử dụng lần đầu tiên bởi quân đội Mỹ trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến cuối chiến tranh Việt Nam. AH-1 hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng chiến đấu trên mặt đất, hộ tống máy bay trực thăng vận tải và nhiều vai trò khác, bao gồm cả pháo tên lửa trên không.

Trong tổng số 1.110 chiếc AH-1 tham chiến từ 1967 đến 1973, có khoảng 300 chiếc bị bắn hạ hoặc bị tai nạn trong cuộc chiến.

6. “Xe tăng bay” Mi-24

Được các phi công Xô Viết gọi với cái tên thân mật “Xe tăng bay”, trực thăng Mi-24 bước vào vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Military Channel với tư cách là trực thăng chiến đấu chở quân được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Đây là loại trực thăng được trang bị vũ khí hạng nặng kèm theo một chút chức năng vận chuyển.

http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng Mi-24

Định danh NATO - Hind

Chuyến bay đầu tiên - 1969

Số lượng sản xuất: 2.000 chiếc

Tải trọng: 12 tấn hoặc 8 binh lính.

Vũ khí: 4 súng máy 12,7 mm, các giá treo vũ khí có thể gắn pháo phản lực không điều khiển cỡ nòng từ 57 đến 240 mm, tên lửa chống tăng Phalang .

Nếu mang đầy đủ vũ khí, trực thăng Mi-24 giống như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoành tráng ở trên không.

Thực tế, Mi-24 là một loại trực thăng lai. Nó không thể cất cánh thẳng đứng như các trực thăng thông thường và cần có một đường băng ngắn (khoảng 100 đến 150) để có thể đưa “chiếc xe tăng” hơn 8 tấn này bay lên không trung.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài cái tên thân mật “xe tăng bay”, Mi-24 còn được gọi với cái tên “Cá sấu” vì hình dạng ngụy trang và thân của máy bay được thiết kế giống con cá sấu đang bơi. Với tốc độ tối đa lên tới 320 km/h, “Cá sấu” Mi-24 là một trong những máy bay trực thăng “bơi” nhanh nhất thế giới.

Về khả năng tác chiến, Mi-24 đã tham gia chiến đấu trong các hẻm núi Caucasus và Pamir, trên sa mạc châu Phi và rừng nhiệt đới châu Á.

Tuy nhiên, nó lại được biết đến nhiều nhất và trở thành biểu tượng trong cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989).

Chiến tranh Việt Nam, loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rất phổ biến. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới


Báo The Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đã thống kế 6 công nghệ tên lửa đang gây chú ý nhiều nhất trên thế giới hiện nay.



Cùng với sự kiện Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công và Triều Tiên phóng tên lửa thất bị, chủ đề về tên lửa đang chiếm vị trí nổi bật thời gian gần đây.

Sau đây là 6 hệ thống tên lửa tiên tiến nhất đang là chủ đề nóng trong những tuần gần đây: 3 hệ thống tên lửa tấn công và 3 hệ thống tên lửa phòng thủ.

1. Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ

Ấn Độ tiến hành thử tên lửa đạn đạo đầu tiên có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh và Thượng Hải.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ

Sau vụ thử lần này, các nhà khoa học Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Agni-5 là loại tên lửa được Ấn Độ hoàn toàn tự sản xuất, có tầm bắn lên tới 5.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,5 tấn..

Agni-5 được cho là sẽ cản trở Trung Quốc trước tham vọng gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Mặc dù Ấn Độ đã sở hữu tên lửa hạt nhân, nhưng Agni-5 là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Trung Quốc.

Không những thế, nó sẽ làm suy giảm những ảnh hưởng về quân sự và chính trị từ quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này.

2. Tên lửa Ngân Hà -3 của Triều Tiên

Chưa đầy 1 tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa Ngân Hà-3 nhưng thất bại.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ngân Hà-3 của Triều Tiên


Mặc dù Bình Nhưỡng đã thừa nhận thất bại trước các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, đó là một vụ tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Tên lửa này đã rơi xuống vùng biển Hoàng Hải ngay sau khi khởi động.

3. Tên lửa hành trình mới của Hàn Quốc

Sau khi Triều Tiên bắn thử tên lửa, gần như để đáp trả lại điều này, Hàn Quốc tuyên bố sẽ triển khai một loại tên lửa hành trình mới để đối phó với Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàn Quốc triển khai tên lửa hành trình mới nhất để đối phó với Triều Tiên

Đài tiếng nói Mỹ bình luận, loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tầm bắn khoảng 1.500 km, đây là loại tên lửa được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ của Hàn Quốc.

Quân đội Hàn Quốc đã không tiết lộ tên gọi của nó, nhưng các chuyên gia cho rằng loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tên là “Bazan”.

Quân đội Hàn Quốc đã cho ra mắt một video trong lần bắn thử thành công loại tên lửa này. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của Triều Tiên là Hàn Quốc đã thử tên lửa thất bại.

4. Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ

Cùng với sự thịnh hành của nhiều loại tên lửa trên thế giới, Mỹ muốn đẩy mạnh triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn tương ứng để bảo vệ mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Patriot (ảnh minh hoạ)

Thời kỳ Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền, các quan chức Mỹ và NATO đã ủng hộ mạnh mẽ việc bố trí một hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.

Kế hoạch cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền Obama hiện tại, cho dù có đôi chút thay đổi. Nhưng nó lại khiến Nga cảm thấy không hài lòng.

Điện Kremlin cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm chống lại Nga và kho tên lửa đạn đạo khổng lồ Nga.

Đài RFE đưa tin, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen mới đây đã nhắc lại một lần nữa, hệ thống này sẽ không đe dọa gì đến an ninh nước Nga.

5. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran

Hiện này, có lẽ có rất nhiều quốc gia đang xem xét việc làm thế nào để đối phó với tên lửa của Iran khi nước này quyết định phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S-300 của Iran do Nga chế tạo

Theo kế hoạch sơ bộ, Iran cần mua thêm hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Tuy nhiên, các kế hoạch này bị cản trở bởi Nga muốn thực hiện theo các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây.

Theo báo cáo chính thức của đài truyền hình Press TV, Iran đã tuyên bố rằng, họ có thể phát triển hệ thống tên lửa S-300 theo phiên bản của riêng mình và công tác này đang thu được những kết quả đang kể.

Theo thông tấn xã Fars bán chính thức của Iran, nước này đã công khai chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa tại vùng Vịnh của Mỹ, cho đây là ý đồ thao tùng khu vực Trung Đông dưới vỏ bọc của mối đe dọa từ tên lửa Iran.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel

Iron Dome là hệ thống đánh tên lửa chặn tiên tiến nhất mà Israel triển khai tại miền nam và bên ngoài Dải Gaza.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel

Hệ thống tên lửa Iron Dome cũng là kết quả của một phần giúp đỡ về kinh phí và thiết kế của Mỹ, nó có khả năng theo dõi tên lửa đang bay và có thể phán đoán được các vị trí mà tên lửa của đối phương muốn hướng tới.

Nếu khu vực bị ảnh hưởng là các thành phố thì hệ thống này sẽ tự khởi động các tên lửa để tiến hành đánh chặn.

Mặc dù đắt tiền (mỗi tổ hợp tên lửa này có giá trị 21 triệu USD), nhưng Iron Dome là hệ thống tên lửa đánh chặn rất khả thi. Lầu Năm Góc đã tính toán rằng, khả năng bặn hạ các tên lửa tấn công của nó đạt hiệu quả đến 80%.

>> Hành trình phát triển xe tăng của Ấn Độ


Với việc chính thức đi vào phục vụ của xe tăng Arjun, cuối cùng công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã có được thành quả sau hàng chục năm nỗ lực phát triển.




http://nghiadx.blogspot.com
Xưởng chế tạo, lắp ráp xe tăng Vijayanta.


Tổng quan lực lượng tăng, thiết giáp Ấn Độ

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ biên chế 58 trung đoàn tăng - thiết giáp với 3.500 xe tăng và hàng nghìn xe chiến đấu bộ binh khác nhau. Trong đó, các loại xe bọc thép hầu như được sản xuất trong nước và xuất xưởng cách đây hàng chục năm, còn xe tăng đa số được sản xuất tại Nga (hoặc Liên Xô).

Thực tế, Ấn Độ bắt đầu phát triển và chế tạo xe tăng từ những năm 1960, khi đó chính phủ Ấn Độ đã thỏa thuận với công ty Vickers của Anh để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng tại Avadi. Nhà máy này đi vào hoạt động năm 1966 và chế tạo ra xe tăng Vijayanta, phát triển trên nền tảng Vickers Mk.1 của Anh.

Ban đầu, Avadi chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp các phụ tùng, linh kiện được nhập khẩu từ Anh. Không lâu sau đó, các kỹ sư Ấn Độ đã tích lũy được kinh nhiệm và tự sản xuất xe tăng của riêng mình.

Đến cuối những năm 1980, ngành công nghiệp Ấn Độ đã xuất xưởng khoảng 2.200 chiếc Vijayanta, loại xe tăng này phục vụ trong quân đội Ấn Độ đến năm 2008.

Với kinh nghiệm thu được từ việc phát triển xe tăng Vijayanta, Ấn Độ nghiên cứu thiết kế thành công xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Arjun tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện Lục quân Ấn Độ có 169 xe tăng Arjun Mk.1.

Trong tương lai sẽ có 248 tăng loại này, tiếp theo là hợp đồng cung cấp 248 xe tăng nâng cấp Arjun Mk.2, sau tất cả những hợp đồng này, Quân đội Ấn độ sở hữu 496 xe tăng “nội địa”.

Tuy vậy, "xương sống" lực lượng tăng Ấn Độ vẫn là các loại xe do Nga sản xuất gồm: 600 xe tăng T-55, 1.925 T-72M1 và 640 T-90S.

Năm 2011, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận cấp phép sản xuất 1.000 xe tăng T-90S tại Ấn Độ, nhưng mãi đến năm 2009 những chiếc T-90S đầu tiên mới được xuất xưởng từ nhà máy Avadi.

Theo kế hoạch, Quân đội Ấn Độ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.657 xe tăng T-90 trước năm 2020. Cũng trong thời gian này tất cả các xe tăng T-55 và T-72 sẽ được thay thế bằng các Arjun Mk.2 và FMBT (xe tăng tương lai). Theo kế hoạch, chương trình phát triển FMBT của Ấn Độ sẽ bắt đầu từ năm 2012.

Dưới đây là thông tin về một số loại xe tăng chủ lực gắn liền với sự nỗ lực phát triển xe tăng nội đại của Ấn Độ:

Vijayanta - Bước đi đầu tiên

Vijayanta là chiếc xe tăng đầu tiên được chế tạo tại Ấn Độ, dựa trên thiết kế Vicker Mk.1 của Anh. Loại tăng này có thiết kế theo kiểu cổ điển với phần phía trước là trung tâm điều khiển, động cơ và cơ cấu truyền động đặt phía sau còn ở giữa là khoang chiến đấu, thân và tháp pháo được hàn bằng thép cán đồng nhất.

Vũ khí chính của Vijayanta là pháo rãnh xoắn L7A1 cỡ nòng105 mm của Anh, sử dụng loại đạn xuyên giáp và nổ phân mảnh với sơ tốc đầu đạn 1.470 m/s. Ngoài ra, trên tháp pháo có trang bị súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm.

Trong quá trình sử dụng, xe tăng này đã trải qua một vài lần nâng cấp. Đặc biệt, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới Mk.1A do Madras sản xuất nhằm tăng cường liên kết giữa máy ngắm và pháo làm giảm tối đa sự không thích ứng giữa máy ngắm và vũ khí, trang bị hệ thống kiểm soát độ cong của nòng pháo, cho phép loại bỏ việc không tương thích giữa trục của nòng pháo và máy ngắm có thể xảy ra do sự biến dạng vì nhiệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng "nội địa" đầu tiên Vijayanta.


Một bước tiến nữa của hệ thống điều khiển hỏa lực Mk-1 là trang bị máy tính đường đạn, làm tăng xác xuất trúng đích từ phát bắn đầu tiên và thiết bị đo xa laser.

Song song với đó, có một phương án khác là cài đặt hệ thống điều khiển hỏa lực SUV-T55A của Nam Tư và hiện đại hóa hệ thống bảo vệ với giáp Kanchan được sản xuất dành riêng cho tăng Arjun.

Dù Vijayanta là bản sao của Vickers Mk.1, nhưng nó có một số đặc tính khác với nguyên mẫu, cơ số đạn của xe tăng gồm 44 viên, 3.000 viên cho súng máy đồng trục 7,62 mm và 600 viên cho súng máy 12,7mm,

Sản xuất xe tăng Nga theo giấy phép

Bên cạnh việc làm chủ công nghệ chế tạo xe tăng Vijiayata, Quân đội Ấn Độ luôn nhập các vũ khí trang bị từ Liên Xô, trong đó có các xe tăng nổi tiếng T-54 và T-55. Chúng đã rất thành công trong cuộc chiến với Pakistan năm 1971. Để kéo dài tuổi thọ của các loại xe tăng này, tại thành phố Kirsi đã xây dựng nhà máy sửa chữa xe tăng. Do đó cho đến giờ T-55 vẫn còn được sử dụng trong Quân đội Ấn Độ.

Song song với thời gian này, các nhà thiết kế Ấn Độ bắt đầu phát triển xe tăng cho riêng mình, nhưng tiến độ rất chậm. Để duy trì lực lượng xe tăng của mình, Chính phủ Ấn Độ quyết định mua tăng T-72M1 của Liên Xô. Ban đầu, Dehli dự kiến sẽ mua một lượng nhỏ khoảng 200 chiếc để chờ đợi sản xuất xe tăng nội địa Arjun.

Nhưng vì Arjun không đạt được độ tin cậy và thời gian phát triển kéo dài, Ấn Độ quyết định sản xuất bản sao được cấp phép của T-72M1 tại Avadi. Việc sản xuất loạt dnăm 1987. Trong đó, 175 chiếc lắp ráp từ các bộ phận được nhập từ Liên Xô, điều này hỗ trợ đáng kể cho ngành công nghiệp xe tăng Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Ấn Độ.


Mục tiêu của các nhà thiết kế Ấn Độ là sản xuất loại tăng này với việc tối đa nội địa hóa lên đến 90% và có tên mới Ajeya. Hiện nay, T-72M1 và Ajeya là nền tảng của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ.

Đầu năm 1997, Nga đề nghị cài đặt hệ thống phòng thủ tích cực Arena lên các xe tăng T-72M nhằm đối phó với xe tăng T-80UD của Pakistan có được từ Ukraina (có một số khả năng ưu việt hơn T-72M1). Tuy nhiên, Ấn Độ quyết định mua xe tăng hiện đại T-90S của Nga để tiếp tục phát triển, sản xuất chúng theo giấy phép.

Hiện nay, Ấn Độ trở thành quốc gia có lượng xe tăng T-90 hùng hậu vào bậc nhất thế giới. Dự kiến, đến năm 2020 Ấn Độ sẽ sở hữu hơn 1.600 xe tăng T-90S và được biên chế thành 21 trung đoàn.

Tự lực phát triển tăng "nội địa"

Bắt đầu từ năm 1972, nhằm thay thế cho Vijiayata, dự án xe tăng nội địa đã thu hút rất nhiều các công ty nổi tiếng nước ngoài như Krauss-Maffei, Renk và Diehl của Đức và Oldelft của Hà Lan.

Nguyên mẫu Arjun được ra mắt lần đầu vào 1984, cho đến thời điểm này chi phí của dự án đã vượt quá 6 tỷ USD. Quá trình thử nghiệm thực hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến 2011 xe tăng này mới được biên chế trong Quân đội Ấn Độ.

Arjun được bố trí theo kiểu cổ điển, người điều khiển được ngồi ở phía trước bên phải, tháp pháo ở khu vực trung tâm. Xạ thủ và chỉ huy được bố trí trong tháp pháo phía bên phải, bên trái là khu vực nạp đạn. Động cơ của xe tăng được bố trí vào phía sau. Ban đầu, xe dùng động cơ MTU MB838 Ka-501 của Đức với công suất 1.400 mã lực. Với động cơ này, Arjun của Ấn Độ nặng 59 tấn, đạt tốc độ 70 km/h trên đường bằng và 40 km/h trên địa hình gồ ghề.

http://nghiadx.blogspot.com
Arjun - niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Xe tăng có trang bị giáp tổng hợp mới Kanchan do Ấn Độ sản xuất, chúng được phát triển bởi Phòng thí nhiệm luyện kim Bộ quốc phòng Ấn Độ. Gần đây, một số nguồn thông tin không chính thức còn cho rằng, Ấn Độ có thể trang bị cho Arjun hệ thống phòng vệ chủ động Trophy của Israel.

Ngoài ra xe tăng còn trang bị hệ thống bảo vệ NBC và hệ thống chữa cháy hoàn toàn tự động. Trong đó bao gồm máy hồng ngoại để phát hiện cháy và chữa cháy, hệ thống này kích hoạt trong vòng 200/1.000 giây, ở khoang lái và khoang động cơ là 15 giây làm gia tăng khả năng sống sót.

Xe tăng Ấn Độ cũng được trang bị pháo 120mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, được làm bằng thép đặc biệt với công nghệ tiên tiến có lớp vỏ cách nhiệt. Ngoài ra trên xe tăng còn trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm để bắn hạ các thiết bị bay tầm thấp.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của Arjiun gồm máy tính đạn đạo, máy đo xa laser, thiết bị ảnh nhiệt và kính viễn vọng. Theo các chuyên gia, hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ ba này cho phép các xạ thủ có thể phát hiện, xác định, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu ở cả hai trạng thái tĩnh và cơ động.

Dù xe tăng nội Arjun được đánh giá khá cao về mọi mặt, nhưng tỉ lệ nội địa hóa cũng chưa hẳn đã là cao.

Arjun sử dụng khá nhiều trang bị của nước ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm để có thể gọi Arjun là "made in India". Dường như, họ sẽ đặt niềm tin vào biến thể Mk.2 được cho là có tỉ lệ nội địa hóa 90%.

Biến thể Arjiun Mk.2 sẽ được phục vụ trong lực lượng tăng thiết giáp vào năm 2014 và được cho là rất ấn tượng.

Khác biệt cơ bản là tăng công suất động cơ lên 1.500 mã lực nhưng kích thước chỉ bằng 2/3 động cơ cũ, hệ thống vũ khí được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới và giáp phản ứng nổ, hệ thống dẫn hướng và kính ngắm đêm, hệ thống ảnh nhiệt, hệ thống liên lạc hiện đại hơn, nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ nhằm tăng hiệu quả chiến đấu trong điều kiện khắc nhiệt tại Ấn Độ

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

>> 6 chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng


Trước chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden năm 2011, lịch sử đã biết đến các chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng có những nét tương đồng.


Gần 10 năm sau khi các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở hạ Manhattan sụp đổ, một phân đội biệt kích SEAL của Hải quân Mỹ đã đột kích khu nhà ở Abbottabad, Pakistan và giết chết kẻ cầm đầu al-Qaeda chủ mưu vụ khủng bố Osama bin Laden.

Từ Thế chiến II đến nay, đã có nhiều chiến dịch đặc biệt và chiến dịch nhỏ nổi bật tạo ra những dấu ấn rất kịch tính trong lịch sử quân sự đương đại. Chúng cũng có những nét giống với những gì đã xảy ra ở Pakistan và những bài học giúp chiến dịch tiêu diệt bin Laden thành công. Dưới đây là 6 chiến dịch đặc biệt xuất sắc nhất.

Chiến dịch Chariot (28/3/1942)

Nhiệm vụ: Nỗ lực của quân Anh phá hủy một ụ tàu của phát xít Đức ở St Nazaire, Pháp thời bị Đức tạm chiếm.

Kết quả: Thành công, song tổn thất nặng nề.

Các sử gia đã gọi nó là “Cuộc tập kích vĩ đại nhất”. Quân Anh đã xếp chất nổ tự kích nổ lên tàu khu trục HMS Campbletown, một tàu chiến cổ lỗ thời Thế chiến và nó đã xóa sổ ụ tàu khô của quân Đức ở St. Nazaire, Pháp. Vụ nổ làm cho ụ tàu khô vô dụng trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, buộc tàu chiến phát xít phải quay về Đức để sửa chữa.

http://nghiadx.blogspot.com


Do thời đó kỹ thuật điều khiển bom còn rất sơ đẳng nên nếu dùng máy bay tấn công phá hủy ụ tàu từ trên không thì có thể san phẳng cả thành phố. Và chiến dịch Chariot cũng xảy ra ở thời kỳ đầu chiến tranh khi mà quân đồng minh quan tâm đến việc giảm thương vong cho dân thường hơn sau này. Vì vậy, người Anh đã phát động một chiến dịch mạo hiểm, phái đi 18 tàu khác (2 tàu khu trục, 16 tàu nhỏ hơn) để hộ tống tàu Campbletown và đưa những người trên tàu này trở về.

Bộc phá trên tàu Campbletown được cài nổ chậm để binh lính Anh sau khi lao tàu vào trong ụ tàu kịp chạy trốn sang các tàu khác. Campbletown chỉ dừng ở đó một lát nên quân Đức không thể biết con tàu chất đầy thuốc nổ, cho đến khi nó nổ tung với tiếng nổ long trời.

Tuy nhiên, do cuộc đột kích không được yểm trợ bằng không quân đủ mạnh nên quân Đức thoải mái bắn vào đội tàu Anh bằng toàn bộ lực lượng pháo binh vây quanh St. Nazaire. Chỉ có 3 tàu sống sót trở về Anh; tổ tấn công sống sót đã phải trốn chạy bằng đường bộ qua nước Pháp. Trong số 622 lính tham gia chiến dịch, cuối cùng chỉ có 228 người trở về nhà.

Đây là chiến dịch có độ rủi ro cao giống như cuộc tập kích tiêu diệt Osama bin Laden. Có tin Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xem xét phương án ném bom khu nhà của bin Laden khi ông biết chắc chắn trùm khủng bố có mặt ở đó. Song Obama lại muốn thử ADN của bin Laden để biết đích xác là trùm al-Qaeda đã chết thực sự nên ông đã phê chuẩn chiến dịch mạo hiểm hơn với sự tham gia của SEAL.

Chiến dịch Eiche (12/9/1943)

Nhiệm vụ: Giải cứu nhà độc tài Italia Benito Mussolini.

Kết quả: Quân Đức giải thoát được Mussolini mà không bị tổn thất nào.

Ngày 25/7/1943, Đại hội đồng phát xít của chính phủ Italia hạ lệnh thay thế và bắt giữ nhà độc tài Italia Benito Mussolini. Không muốn mất một đồng minh quý giá, Adolph Hitler đã hạ lệnh cho lính dù Đức giải cứu hắn.

http://nghiadx.blogspot.com


Phân đội dù Đức do đại úy SS Otto Skorzeny khét tiếng chỉ huy đã dùng tàu lượn đổ bộ vào nơi giam giữ Mussolini là khách sạn Campo Imperatore trên đỉnh núi Gran Sasso.

12 tàu lượn do máy bay kéo đã được thả phía trên Gran Sasso. Một tàu lượn bị tai nạn khi hạ cánh làm binh sĩ trên tàu bị thương. Nhưng đó là cản trở duy nhất trong chiến dịch thành công rực rỡ mà không cần bắn một phát đạn này. Sau khi quân SS đột kích khách sạn, chiến dịch chấm dứt chỉ trong vòng 4 phút. Mussolini sau đó trở lại nắm quyền tại khu vực Đức tạm chiếm ở Italia. Cuối cuộc chiến, Mussolini lại mất quyền lực và bị treo cổ ngày 28/4/1945.

Sử gia chuyên nghiên cứu về SEAL và các chiến dịch đặc nhiệm William McRaven viết rằng, cuộc giải cứu Mussolini thành công vì nó “thể hiện đầy đủ cả ba yếu tố bất ngờ: thời gian, nghi binh và khai thác những điểm yếu trong phòng thủ”. Trong chiến dịch của Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden có những tiếng súng. Song việc nó cũng nhấn mạnh vào tính bất ngờ đã giúp không một lính Mỹ nào bị thương tổn.

Cuộc tập kích ở Cabanatuan (30/1/1945)

Nhiệm vụ: Giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh gần thành phố Cabanatuan ở Philippines.

Kết quả: Thành công với tổn thất tối thiểu.

Sau cuộc di chuyển cưỡng bức chết chóc Bataan ở Philippines năm 1942 do quân đội Nhật thực hiện đối với tù binh 76.000 tù binh Mỹ và Philippines sau trận đánh Bataan kéo dài 3 tháng làm chế hàng ngàn tù binh, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù binh ở gần thành phố Cabanatuan.

Điều kiện ở trại thật kinh khủng, các vụ hành quyết hàng loạt là chuyện thường. Lo ngại các tù binh sẽ bị hành quyết hết giống như ở các trại tù binh khác của Nhật, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành chiến dịch giải cứu.

http://nghiadx.blogspot.com


Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo bằng cách lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trên trại tù binh, bằng cách vừa tắt rồi lại khởi động động cơ tạo ra những tiếng nổ lớn khiến người ta tưởng là chiếc máy bay đang bay thấp của anh bị hỏng và sắp rơi đến nơi.

Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để đội quân 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 người Philippines tấn công trại tù binh. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.

Giống như chiến dịch hạ sát bin Laden ở Pakistan, công tác lập kế hoạch chiến dịch ở Philippines năm 1945 cũng được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị trước khi tấn công.

Chiến dịch Kingpin (21/11/1970)

Nhiệm vụ: Chiến dịch giải cứu 61 tù binh phi công Mỹ bị giam ở miền Bắc Việt Nam.

Kết quả: Thành công về chiến thuật (người Mỹ khoe), song thất bại không thể giải cứu được tù binh nào.

Tình báo Mỹ đã định vị được một trại tù binh ở gần Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Tổng thống Mỹ Nixon đã phê chuẩn chiến dịch và lựa chọn một lực lượng gồm 56 binh lính. Giống như chiến dịch triệt hạ Osama bin Laden, lực lượng tham gia chiến dịch Kingpin đã diễn tập cuộc đột kích trong nhiều tháng tại một mô hình trại giam được xây dựng tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Nhờ được huấn luyện kỹ càng, đội giải cứu tiến vào và rút ra khỏi trại giam mà chỉ có 1 người bị thương.

http://nghiadx.blogspot.com


Dù thành công về chiến thuật, chiến dịch này là thất bại tình báo đau đớn: Toàn bộ tù binh đã được đưa khỏi trại tù binh từ hơn 4 tháng trước khi diễn ra chiến dịch giải cứu. Nguyên nhân không hẳn là tình báo yếu kém mà là do thiếu sự trao đổi, phối hợp giữa các lực lượng, nhóm điều phối kỹ thuật liên quân làm nhiệm vụ lập kế hoạch chiến dịch đã không hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tình báo Mỹ khác.

Trái lại, cuộc tập kích hang ổ của bin Laden lại là thành công chói sáng của chia sẻ tình báo. Có tin các cơ quan tình báo hàng đầu như Cục Tình báo Trung ương CIA, Cục An ninh Quốc gia NSA và Cục Tình báo Không gian địa lý Quốc gia (NGA) đều tham gia đóng góp cho chiến dịch.

Chẳng hạn NSA đã phát hiện ra là khu nhà của bin Laden không có kênh liên lạc Internet và điện thoại, còn NGA chịu trách nhiệm về các bản đồ và phần mềm nhận dạng để hỗ trợ cho lực lượng SEAL trong chiến dịch.

Chiến dịch Entebbe (4/7/1976)

Nhiệm vụ: Giải cứu các con tin là hành khách chuyến bay Air France Flight 139.

Kết quả: 103 con tin được giải cứu, 3 con tin và chỉ huy đặc nhiệm Israel giải cứu bị thiệt mạng.

Ngày 27/6/1976, một chuyến bay của hãng Air France bị không tặc trên đường bay từ Tel Aviv đến Paris. Bọn khủng bố bắt các phi công hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda, và thả toàn bộ các hành khách không phải là người Do Thái sau khi hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com


Dưới sự chỉ huy của Trung tá Yonatan Netanyahu (anh trai của Thủ tướng Israel đương nhiệm Benjamin Netanyahu), một chiến dịch giải cứu hơn 100 con tin còn lại bị giam giữ tại nhà ga sân bay Entebbe bắt đầu hôm 4/7/1976.

Một toán biệt kích Israel đi trên các xe Mercedes giống như xe của quan chức Uganda đến nhà ga sân bay, khiến binh lính Uganda bối rối giây lát, sử gia McRaven cho hay. Đặc nhiệm Israel đã gần như thành công trong việc tiếp cận nhà ga mà không bị phát hiện, song họ đã để lọt một sơ xuất tai hại: các quan chức Uganda đi xe Mercedes tay lái thuận. Hai lính gác Uganda đã phát hiện ra sự khác lạ này. Toán đặc nhiệm Israel nhanh chóng tiêu diệt các lính gác, song yếu tố bất ngờ đã mất.

Entebbe được lập kế hoạch tỉ mỉ và giống như cuộc tập kích Sơn Tây năm 1970 và cuộc tập kích khu nhà của bin Laden năm 2011, những người lập kế hoạch đã xây dựng một mô hình để lính đặc nhiệm luyện tập. Bài học của chiến dịch Entebbe là bất kỳ chiến dịch đặc nhiệm nào, dù được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng là hành động có độ mạo hiểm cao. Biệt kích Israel đã tiêu diệt được toàn bộ 4 tên khủng bố, nhưng chỉ huy lực lượng giải cứu Netanyahu và 3 con tin đã bị bắn chết trong khi đấu súng với binh lính Uganda.

Cuộc tập kích tàu Maersk Alabama (12/4/2009)

Nhiệm vụ: Giải cứu 20 thành viên thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama bị hải tặc Somalia cướp.

Kết quả: Toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn được giải thoát, 3 hải tặc Somalia bị giết bằng súng bắn tỉa.

Cuộc tập kích hạ sát Osama bin Laden không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama sử dụng biệt đội SEAL để tiêu diệt kẻ thù. Ngày 8/4/2009, 4 cướp biển Somalia xông lên tàu chở container Maersk Alabama của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com


Cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 4 ngày bắt đầu giữa bọn hải tặc tàu khu trục USS Bainbridge của Hải quân Mỹ được cử đến để giải cứi thủy thủ đoàn tàu Alabama. Luống cuống và lo sợ vì bị truy đuổi và sự phản kháng của thủy thủ đoàn tàu Alabama vốn được huấn luyện và chuẩn bị tốt cho tình huống bị hải tặc tấn công và mới tham gia một cuộc diễn tập đầy đủ một ngày trước, bọn cướp biển tìm cách chuồn về Somalia trên chiếc xuồng cứu sinh cùng với con tin là thuyền trưởng tàu Alabama Richard Phillips.

Đặc nhiệm SEAL truy kích chiếc xuồng bỏ trốn với mệnh lệnh nổ súng nếu tính mạng của Phillips bị đe dọa. Cảm thấy Phillips đang bị nguy hiểm cận kề và biết rõ hầu như không thể giải cứu được Phillips nếu bọn cướp biển đặt chân được lên mặt đất, đội biệt kích SEAL đã bắn chết 3 tên cướp biển. Tên thứ tư là tên từng lên tàu USS Bainbridge đàm phán với phía Mỹ đã bị bắt và đưa về Mỹ để xét xử.

>> Ấn Độ : hãy học tập Trung Quốc để tự sản xuất vũ khí ?


Hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài

Thời báo Ấn Độ dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Vasu Deva cho hay, Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gần đây đã đánh giá, hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.

Mới đây, Tư lệnh lục quân Ấn Độ K. Singh đã có một bức thư gửi lên Thủ tướng Ấn Độ chỉ ra những yếu điểm trong quân đội Ấn Độ như:

Hiện tại, lực lượng tăng, thiết giáp của Ấn Độ vẫn còn thiếu đạn dược, lực lượng phòng không thì có đến 97% vũ khí đã lỗi thời, ngay cả đội quân tinh nhuệ nhất cũng thiếu những loại vũ khí cần thiết.

Sự yếu kém của quân đội Ấn Độ đang khiến cho Chính phủ nước này đang phải đau đầu để giải quyết, đồng thời điều này cũng làm cho hình ảnh một cường quốc quân sự ở châu Á đang trở nên xấu đi.

Ông Singh đồng thời chỉ ra rằng, hiện tại những loại vũ khí trang bị như: thiết bị cơ giới hóa, pháo, trang bị không quân, lục quân và các lực lượng đặc nhiệm đang là vấn đề đáng lo ngại.

Có đến 70% nhu cầu vũ khí của Ấn Độ phải phục thuộc vào nhập khẩu. Và lý do chính dẫn đến tình trạng này là Ấn Độ không có một nền công nghiệp quốc phòng phát triển.

Năm 1993, Ấn Độ đang từng quyết định thành lập một nhà máy sản xuất đạn dược với sự giúp đỡ của Công ty Naland của Israel, nhưng cho đến nay, công tác xây dựng nhà máy này mới chỉ hoàn thành được 27%.

Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị 1.697 xe tăng T-90S cho 59 đơn vị tăng của nước này, trong đó 1.000 xe tăng sẽ được quân đội Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga

Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được thực hiện thành công khi các doanh nghiệp của Ấn Độ không đủ khả năng nghiên cứu, sản xuất, đồng thời phía Nga cung chậm trễ trong việc chuyển giao công nghệ.

Chuyên gia quân sự Vasu Deva cho rằng, sự tụt hậu về công nghiệp quốc phòng là lý do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vũ khí.

Ông Deva đồng thời nhấn mạnh, Ấn Độ nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này, thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật”.

Ấn Độ cần có sự quân tâm và đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình.


>> Xe chở tên lửa Triều Tiên có linh kiện của Mỹ, Đức


Theo Asia Times Online, động cơ diesel Mỹ và hệ thống dẫn động của Đức cũng có mặt trong chiếc xe tải, là bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc xe tải mang tên lửa có nguồn gốc từ Trung Quốc? Ảnh: CNN


Thông tin này đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của các lệnh cấm mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Trie, nhắm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chuyên gia quân sự khắp thế giới phân tích, chiếc xe vận tải bệ 16 bánh chở quả tên lửa mới ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/4 vừa qua rất giống với xe tải WS-51200 được Viện khoa học số 9, Công ty Công nghiệp và khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hay còn gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle, sản xuất.

Sản phẩm của công ty này chủ yếu là các xe tải - bệ phóng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung DF-11, DF-16 và DF-21. CASIC là một doanh nghiệp nhà nước về công nghệ cao đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương Trung Quốc.

Trong khi phươn Tây "rầm rầm" cáo buộc Trung Quốc đứng sau giúp đỡ Triều Tiên phát triển tên lửa (cung cấp xe - bệ phóng) thì trên trang chủ của CASIC đưa tin, một công ty Mỹ chuyên sản xuất động cơ diesel là Cummins Inc, có đăng ký trên thị trường chứng khoán ở New York Stock, đã cung cấp động cơ diesel KTTA19-C700 cho chiếc xe tải WS-51200.

Đồng thời, Công ty ZF Friedrichshafen của Đức, một trong những nhà cung cấp công nghệ ôtô hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ băng truyền và khung xe, đã cung cấp băng truyền ký hiệu WSK440+16S251 cho loại xe tải WS-51200 nói trên.

Narushige Michishita, Phó giáo sư về An ninh và Quan hệ Quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo nói rằng: “Đối với Mỹ sự kiện này như bỗng nhiên bị rút thang dưới chân. Giữa lúc dư luận thế giới bực tức với lập trường của Trung Quốc chống đỡ cho Triều Tiên, Mỹ có chủ trương nhân cơ hội này ép mạnh hơn đối với Trung Quốc. Nhưng giờ đây sự việc trở nên khó khăn”.

Trước đó, không được thông tin về việc nhà sản suất động cơ diesel cho xe tải WS-51200, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói với phóng viên báo chí ngày 20/4 rằng Mỹ đã nêu vấn đề này ra tại cuộc đối thoại song phương đang tiến hành với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cũng phát biểu trong cuộc điều trần trước quốc hội ngày 19/4 rằng, “chắc chắn có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tôi không biết chính xác về mức độ … nhưng rõ ràng là có sự trợ giúp theo hướng đó”.

Ông Panetta cũng nói bày tỏ sự lo ngại của Mỹ về “khả năng cơ động của tên lửa được thể hiện trong buổi duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, nếu họ sở hữu khả năng cơ động cho loại tên lửa xuyên lục địa ICBM như vậy thì càng tăng mức độ đe dọa của Triều Tiên”.

Cung cấp một xe tải-bệ phóng cho Bình Nhưỡng sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an (UNSC) được thông qua tháng 6/2009 và ngăn cấm việc cung cấp cho Triều Tiên “bất cứ loại vũ khí hay nguyên liệu liên quan, hoặc cung cấp tài chính, đào tạo kỹ thuật, dịch vụ hay các hình thức trợ giúp liên quan đến những loại vũ khí như vậy”.

Loại xe tải có lẽ cũng nằm trong diện bị cấm theo nghị quyết 1718 của UNSC, được thông qua tháng 10/2006 sau khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân lần đầu. Bởi, những biện pháp trừng phạt đó ngăn cấm việc nhập khẩu bất kỳ “một loại xe nào được thiết kế hoặc cải tiến để vận chuyển, xử lý, điều khiển, kích hoạt và phóng” cho “các hệ thống tên lửa đầy đủ (bao gồm cả hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa đẩy không gian và tên lửa âm thanh)”.

Bí mật về xe tải WS-51200

Xe tải-bệ phóng WS-51200 giống chiếc xe chở tên lửa mới của Triều Tiên được khai trương ngày 15/4 trong buổi duyệt binh tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lãnh tụ Kim Il Sung.

Chiếc xe có tổng trọng lượng là 122 tấn và nó có trọng tải là 80 tấn, dài 20,11 mét dài, rộng 3,35 mét rộng và cao 3,35 mét với bánh xe có đường kính là 1,6 mét. Chiều dài của quả tên lửa mới trên xe tải vào khoảng 18 mét, lớn hơn quả tên lửa đạn đạo di động tầm trung Musudan (IRBM) của Triểu Tiên, nhưng nhỏ hơn loại tên lửa tầm xa Taepodong-2 đã nổ trong vụ phóng tên lửa thất bại ngày 13/4 vừa qua (>> chi tiết). Các chuyên gia quân sự thế giới đang cố hình dung xem liệu đây có phải là loại ICBM mới, hay chỉ là một mô hình để trưng trong cuộc duyệt binh.

Tháng 10/2010, CASIC công bố tin họ đã đạt được một hợp đồng xuất khẩu loại xe WS-51200 cho một nước nhất định, có thể hiểu rằng đó là Triều Tiên, và giá trị của bản hợp đồng đó là 30 triệu nhân dân tệ (4,75 triệu USD) gồm một khoản ứng trước là 12 triệu nhân dân tệ (gần 50% giá trị hợp đồng).

Sau đó vào tháng 5/2011 CASIC cũng tuyên bố, một chi nhánh của họ đã hoàn thành việc chế tạo loại xe tải-bệ phóng WS-51200.

Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật ngày 16/4 đưa tin từ Bắc Kinh, theo cộng đồng tình báo ở Bắc Kinh, vào khoảng tháng 8/2011, Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle đã chuyển một lô hàng 4 xe tải-bệ phóng WS-51200 lên một tàu vận tải biển mang quốc tịch Cambodia. Chiếc tàu này sau đó đã lên đường đến cảng Namp’o của Triều Tiên.

Phản ứng của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã phủ định dính líu và vi phạm trừng phạt. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vi Dân (Liu Weimin) phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 19/4 rằng, Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt cũng như các phương tiện chuyên chở các loại vũ khí đó.

Một công ty của Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp các linh kiện cho bệ phóng tên lửa cơ động được trình diễn trong cuộc duyệt binh gần đây tại Triều Tiên.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay: “Chính quyền Obama nghi ngờ nhà sản xuất Trung Quốc đã bán khung xe – không phải toàn bộ chiếc xe – và có lẽ họ đã tin rằng sẽ được sử dụng cho những vấn đề dân sự, nghĩa là không cố ý vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ tin tưởng ở những bảo đảm của Trung Quốc là Trung Quốc tôn trọng lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Mark Toner nói với báo chí ngày 19/4 rằng: “Tôi nghĩ chúng tôi tin vào lời nói của họ”.

>> Ấn Độ: Người khổng lồ chân đất?


Bất chấp việc Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V, giới phân tích quân sự nước ngoài vẫn nghi ngờ khả năng tác chiến của quân đội nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Năng lực tác chiến của quân đội Ấn Độ vẫn là dấu hỏi lớn.

Izvestia của Nga ngày 19/4 dẫn lời nhiều chuyên gia là tướng lĩnh quân đội cho rằng, tuy Ấn Độ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, nhưng trên thực tế, số lượng máy bay chiến đấu cũng như xe tăng của quân đội nước này rất khiêm tốn so với đòi hỏi của các cuộc chiến tranh hiện đại.

Theo Izvestia, nội bộ trong giới quân nhân Ấn Độ vẫn chia rẽ sâu sắc sau tuyên bố của tướng Vijay Kumar Sing, Tư lệnh Lục quân, về khả năng tác chiến yếu kém quân đội nước này.

Trung tuần tháng 4/2012, New Dehli đề nghị Ủy ban Nghị viện về quốc phòng tổ chức phiên điều trần, triệu tập lãnh đạo của tất cả 3 loại quân binh chủng, để tìm kiếm một lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao một đất nước chiếm đến 9% lượng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới, mà lại đứng trước những nghi vấn về khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội?

Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là 32,5 tỷ USD. Trong 5 năm tới, New Delhi có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn, tới 50 tỷ USD, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, phiên điều trần tưởng như “vô tiền khoáng hậu” đã phơi bày hàng loạt sự thật khiến giới chức New Dehli giật mình: Các kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ thiếu thốn đạn dược một cách nghiêm trọng. Đáng chú ý, đạn dành cho xe tăng chỉ đủ cung cấp cho hoạt động chiến sự trong vòng 4 ngày, tức là ít hơn mức chuẩn cần thiết của tác chiến hiện đại tới 10 lần.

Về không quân, trong số 42 phi đội tiêm kích hiện hoạt động chỉ có 34. Nhưng con số đó chưa phải chấn động, bởi đến cuối giai đoạn bắt đầu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, cơ số phi đội trong biên chế không quân Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31.

Báo cáo tại phiên điều trần cũng cho thấy, trong biên chế của Không quân Ấn Độ vẫn còn các loại máy bay chiến đấu lỗi thời và quá hạn sử dụng từ thời Xô Viết là MiG-21, MiG-27. Hiện Ấn Độ lên kế hoạch thay thế số máy bay trên bằng Su-30MKI, máy bay chiến đấu đa năng hạng trung của Pháp, cũng như các máy bay hạng nhẹ LCA do Ấn Độ sản xuất.

Được chờ đợi hơn cả là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, theo Izvestia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới chỉ là dự án. Rất khó xác định thời điểm đưa những phi cơ hiện đại này được chuyển vào biên chế của lực lượng không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiềm lực quốc phòng chưa tương xứng với tham vọng của New Dehli.

Tháng 3/2012, trong buổi điều trần trước quốc hội về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee tuyên bố: New Dehli sẽ tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng.

Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhận định, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự.

Ấn Độ đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua sắm phương tiện quân sự hiện đại của Nga, Pháp, trong đó, ưu tiên tàu ngầm hạt nhân, máy bay và xe tăng hạng nặng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua 145 khẩu pháo hạng nặng, 197 máy bay trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí trang bị khác trong năm 2012.

Theo đường hướng của New Dehli, cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng hùng mạnh sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập vị thế một cường quốc của Ấn Độ tại khu vực. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony không dưới một lần thẳng thừng tuyên bố: New Dehli đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tiềm lực quân sự để chuẩn bị cho những cuộc xung đột hạn chế dọc khu vực biên giới tranh chấp và để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, theo nhận định của Rajeswari Pillai Rajagopalan, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Quỹ Nghiên cứu ở New Dehli, các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Ấn Độ diễn ra rất chậm chạp.

Cùng với sự thiếu hụt nghiêm trọng về khí tài và phương tiện tác chiến hiện đại, phải mất rất nhiều thời gian nữa, New Dehli mới có thể hy vọng đối đầu một cách sòng phẳng với Trung Quốc tại khu vực.

>> 'Ông trùm' tình báo Iran và cuộc chiến với Mỹ


Trong đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Iran, "ông trùm" tình báo Iran - Thiếu tướng Qasem Soleimani - được coi là một trong những nhân vật lãnh đạo chủ chốt


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Qasem Soleimani.

Vào tháng 1/2012, tướng Soleimani - Chỉ huy lực lượng hải ngoại tinh nhuệ của Iran - có nhiều chuyến đi bí mật đến Damascus để gặp gỡ Tổng thống Basharal Assad của Syria.

Theo thông tin từ các quan chức Mỹ và Arập qua cuộc hội đàm với Tổng thống Syria, tướng Soleimani đồng ý tăng cường sự hỗ trợ về quân sự cho nước này và tái khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Iran và Syria.

Mặc dù khó biết được chính xác hoạt động của người đứng đầu Cơ quan Tình báo Iran, nhưng vai trò của tướng Soleimani ở Syria là dấu hiệu mới nhất cho thấy ông nằm trong số những nhân vật quan trọng điều khiển chính sách của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Theo giới quan chức Mỹ và Arab, Tướng Soleimani là người đề ra kế hoạch vũ trang cho chiến binh Shiite ở Iraq để quấy rối lực lượng Mỹ ở nước này trong nhiều năm qua.

Israel từng công khai lên tiếng chỉ trích lực lượng Qods đứng đằng sau một chuỗi những vụ mưu sát nhằm vào các nhà ngoại giao của Israel, và giới quan chức Mỹ cũng không ngần ngại cáo buộc chính quyền Iran, đặc biệt là Qods - lực lượng binh sĩ và gián điệp tinh nhuệ của Soleimani có sứ mạng giám sát nỗ lực trợ giúp các nhóm đối đầu với Israel, bao gồm Hezbollah và Hamas.

Tháng 10/2011, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội tướng Soleimani có vai trò trong mưu đồ đánh bom mưu sát Đại sứ Saudi Arabia tại một quán cà phê ở Washington D.C.

Ngoài ra, người Mỹ cũng gán cho Qods với các âm mưu đánh bom ở Thái Lan, Ấn Độ và cả Azerbaijan. Mowwafak al-Rubaie - cựu cố vấn an ninh quốc gia Iran được diện kiến Soleimani 3 lần trong những năm gần đây - nhận định Soleimani là nhà tư tưởng chiến lược sâu sắc và cũng là người sẵn sàng tử vì đạo của chính quyền Iran.

Qasem Soleimani thật sự là ai?

Giới quan chức tình báo Mỹ và Anh so sánh vị tướng này với siêu điệp viên Xô VIết hư cấu Karla trong tiểu thuyết về Chiến tranh lạnh của nhà văn John le Carré. Cả hai đều là bậc thầy chơi cờ và đều có chung mục đích là đối đầu với Washington.

Đầu năm 2008, tướng Soleimani gửi một thông điệp đến Chỉ huy các lực lượng Mỹ đóng ở Iraq lúc đó là tướng David Petraeus thông qua chính khách Ahmad Chalabi của Iraq, trong đó nhấn mạnh ông chính là người kiểm soát chính sách của Iran đối với Iraq, Liban, Gaza và Afghanistan.

Theo nhận định của giới quan chức Mỹ và Trung Đông, tướng Soleimani đảm nhận nhiều vai trò như tổ chức chiến dịch tình báo, vạch ra đường lối cho chính sách đối ngoại, chỉ huy mặt trận và cả nhiệm vụ lên kế hoạch khủng bố. Richard Clarke, chuyên gia chống khủng bố từng làm dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, cho rằng Soleimani đứng đằng sau mọi hoạt động bí mật của Qods Force cũng như nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Iran ra khu vực Trung Đông.

Qasem Soleimani xuất thân từ gia đình nghèo khó ở tỉnh Kerman phía đông nam Iran, nơi mà chính quyền trung ương không đọ nổi sức mạnh của các bộ tộc địa phương. Trước khi gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng và sau đó là Qods, Soleimani chỉ là một công nhân xây dựng bình thường.

Trong thời gian phục vụ Qods, chàng thanh niên Soleimani chiến đấu chống bọn buôn lậu ma túy và chính quyền Taliban ở Afghanistan.

Vào cuối thập niên 1990, Soleimani nắm quyền lãnh đạo Qods sau khi gây dựng được tiếng tăm trong cuộc chiến Iran - Iraq (1980-1988) - theo Ali Alfoneh, nhà nghiên cứu về Soleimani thuộc Viện Kinh tế Mỹ ở Washington.

Nhiều tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Qasem Soleimani có tên trong danh sách những người trong Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran chủ trương hợp tác với Mỹ lật đổ chế độ Taliban.

Sau đó, các nhà ngoại giao Mỹ và Iran thường xuyên gặp nhau để bàn bạc kế hoạch đưa Hamid Karzai lên nắm quyền lực ở Afghanistan. Nhưng Soleimani chỉ hợp tác với phương Tây nếu điều đó đem lại các lợi ích cho Tehran.

Bắt đầu đối đầu

Nhưng quan hệ đồng minh mỏng manh giữa Mỹ và Iran bắt đầu sụp đổ sau khi lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công Iraq năm 2003.

Washington và Tehran cùng nhìn thấy Saddam Hussein là mối đe dọa, song cả hai có quan điểm rất khác nhau về Iraq. Iran muốn Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi Iraq và dựng lên một chính quyền tạm thời do người Shiite và người Kurd thân Tehran lãnh đạo, song lực lượng Mỹ lại tiếp tục chiếm đóng nước này suốt 7 năm sau đó.

Đầu năm 2004, tình báo Mỹ và Iraq phát hiện những chiến binh vượt biên giới phía đông nam Iraq để vào Iran nhận sự huấn luyện của Qods và điệp viên Hezbollah.

Giới quan chức Mỹ lúc đó bộc lộ sự thất vọng khi thấy nhiều đồng minh của họ bên trong Iraq - gồm cả Tổng thống Jalal Talabani của Iraq - duy trì mối quan hệ khăng khít với tướng Qasem Soleimani.

Trong thời gian đó các đồng minh người Iraq và Hezbollah của tướng Soleimani đã xung đột trực tiếp với lực lượng Mỹ ở Iraq.

Tháng 1/2007, 4 lính Mỹ bị bắt và bị hành hình tại thành phố Karbala, miền Trung Iraq trong một chiến dịch mà Lầu Năm Góc tin là có sự phối hợp của Qods, Hezbollah và chiến binh người Iraq.

Syria, mặt trận mới của Soleimani

Trung tâm của mối xung đột gay gắt giữa Mỹ và Iran hiện nay là Syria, với Tổng thống Basharal Assad là đồng minh thân thiết nhất của Tehran.

Giới quan chức ở Washington tin rằng, một khi chế độ Assad sụp đổ thì Iran sẽ bị yếu đi một phần và mất con đường hỗ trợ vũ trang cho đồng minh ở Liban và vùng lãnh thổ Palestine.

Chính quyền Barack Obama cũng hy vọng biến động ở Syria sẽ giúp nhen nhóm lại phong trào đối kháng ở Iran vốn bị lực lượng an ninh Tehran dập tắt vào năm 2009.

Qods hiện diện từ lâu ở Damascus để vũ trang cho Hezbollah và Hamas. Qods của Qasem Soleimani cũng đang tăng cường những chuyến hàng chở vũ khí và pháo đến hỗ trợ cho chính quyền Assad. Một số vũ khí được vận chuyển vào Syria bằng máy bay Illuyshin của Qods, theo nguồn tình báo Mỹ.

Tiếp nối những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama đang cố gắng loại bỏ sức mạnh của Qasem Soleimani để Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra khắp khu vực Trung Đông. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã 3 lần trừng phạt Soleimani. Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đang tìm cách ngăn cản Qods chuyển vũ khí vào Syria.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ đã có biện pháp trừng phạt Công ty Hàng không Yas Air của Iran do đơn vị này cung cấp phương tiện vận chuyển vũ khí đến Syria và được coi là nằm dưới sự kiểm soát của Qods. Nhưng người phát ngôn của Yas Air tuyên bố những chuyến bay của công ty luôn tuân thủ Luật Hàng không quốc tế.

Tháng 10/2011, cựu điệp viên CIA Reuel Marc Gerecht làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng Qasem Soleimani có liên quan đến vụ mưu sát Đại sứ Saudi Arabia và cần bắt giữ hay giết chết người này.

Đáp lại, Tehran kêu gọi cộng đồng quốc tế và Interpol phát lệnh bắt giữ Gerecht. Hơn 200 nhà lập pháp Iran đồng ký tên vào bản tuyên bố ủng hộ tướng Qasem Soleimani. Và trên trang mạng bằng tiếng Farsi (ngôn ngữ chính thức của Iran), các nhóm Iran phát động một chiến dịch bảo vệ Qasem Soleimani với khẩu hiệu: "Tất cả chúng tôi đều là Qasem Soleimani".

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

>> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử


Cách đây gần 50, Liên Xô khiến cả thế giới bàng hoàng bởi một vụ thử hạt nhân được ghi nhận khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.




http://nghiadx.blogspot.com
Đám mây hình nấm từ vụ nổ có độ cao tới 64km, rộng 40km. Ảnh chụp từ máy bay quan sát Tu-16.

Vụ thử có đương lượng nổ lên đến 50 megaton, một báo cáo của Mỹ cho biết vụ nổ lên đến 57 megaton, tương đương với sức nổ của khoảng từ 50-57 triệu tấn TNT. Năng lượng tỏa ra từ vụ nổ tương đương với 1,4% năng lượng một lần phát xạ của mặt trời.

Thiết kế ban đầu tạo ra một vụ nổ có đương lượng nổ lên đến 100 megaton, tuy nhiên sau đó giảm xuống khoảng 57 megaton để giảm mức độ bụi phóng xạ. Năng lượng từ vụ nổ lớn gấp 10 tổng lượng thuốc nổ được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

"Nhân vật chính" của vụ nổ là Tsar- bomba, một quả bom khinh khí ba giai đoạn. Ban đầu một quả bom hạt nhân được kích nổ để tạo ra chuỗi phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, sau đó năng lượng từ vụ nổ này tạo ra chuổi phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba, một kỷ lục trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Tsar-bomba đươc đưa đến vùng thử nghiệm bằng một chiếc Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt do thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển cất cánh từ sân bay trên bán đảo Kola, cùng với một chiếc Tu-16 tiến hành quan sát vụ nổ. Cả 2 máy bay đều được sơn một màu trắng phản quang đặc biệt để hạn chế hư hại do bức xạ nhiệt từ vụ nổ.

Do quả bom có kích thước dài 8 mét, đường kính 2 mét, nặng đến 27 tấn, chiếc Tu-95V buộc phải bỏ bớt khoang chứa bom và các thùng nhiên liệu để có thể mang nó.

Thả từ độ cao 10,5km và có dùng một chiếc dù hãm tốc độ, để đội bay có đủ thời gian rời khỏi vùng nguy hiểm, quả bom được kích nổ lúc 11h30 ngày 30/10/1961 trên trường thử hạt nhân Mityushikha thuộc đảo Novaga Zemlya tại biển Bắc Băng Dương ở độ cao 4km so với mặt đất, 4,2 km so với mực nước biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba rời máy bay.

Sức tàn phá khủng khiếp

Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua, nhưng vụ thử hạt nhân của Liên Xô vẫn giữ kỷ lục "bất khả xâm phạm", những thống kê từ vụ nổ vẫn khiến nhân loại rùng mình.

Mặc dù được kích nổ từ độ cao 4km, song năng lượng từ vụ nổ gây ra một cơn địa chấn lên đến 5,7 độ richter. Vụ nổ được thực hiện trên không nên phần lớn năng lượng không được chuyển thành sóng địa. Tuy nhiên, các máy móc đã ghi nhận được ảnh hưởng địa chất của vụ nổ trong lần chạy thứ ba quanh trái đất


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh sức công phá của Tsar Bomba với những quả bom khác.


Sóng xung kích tạo ra trong không khí, san bằng mặt đất như một sân bóng với bán kính tới 55km, bán kính phá hủy lên đến 900km từ tâm vụ nổ. Thậm chí, ở Phần Lan và Thụy Điển nhiều nhà đã bị vỡ cửa kính hàng loạt do tác động của vụ nổ.

Theo đo đạc của các chuyên gia, sức nóng từ vụ nổ khiến người ở cách xa 100km có thể bị bỏng cấp độ 3. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 1.000km bất chấp trời nhiều mây, đồng thời hội tụ khí quyển gây thiệt hại ở bán kính 1.000 km. Phản ứng phân hạch trong vụ nổ tạo ra năng lương tương đương 1,4% tổng năng lượng phát ra từ mặt trời.


Video Tsa-bomba Test

Tsar Bomba là bước tiến của nhân loại trong việc chinh phục, chế ngự năng lượng hạt nhân nhưng cũng là sự thử nghiệm mang tính răn đe trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Rất may cho nhân loại chỉ có duy nhất 1 quả bom kiểu này được chế tạo.

Mặc dù hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được đưa ra từ năm 1996. Song không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt bút ký vào đó. Nhiều nước vẫn âm thầm tiến hành các công tác nghiên cứu để sở hữu loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này. Hoạt động nghiên cứu, chế tạo chỉ chấm dứt khi nhân loại xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng bao giờ mới đến lúc đó?

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V


Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni V

Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên.

Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế.

Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ.

Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010.

So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó.

Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”.

Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa.

Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai

Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm.

Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình.

Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu.

Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang