Súng trường đa năng K11 do hãng S&T Daewoo Hàn Quốc nghiên cứu, chế tạo. Đây được cho là súng trường đắt đỏ nhất của Quân đội Hàn Quốc. K11 chính thức được công bố tại cuộc triển lãm vũ khí trang thiết bị quân sự DSEI vào năm 2000. Đến năm 2009, súng trường đa năng K11 được sản xuất và bắt đầu trang bị thử nghiệm cho một số đơn vị thuộc quân đội Hàn Quốc. Đến cuối năm 2010, vũ khí đa năng này đã được biên chế cho toàn bộ các lực lượng trong Quân đội Hàn Quốc. Sở dĩ đến cuối năm 2010 Quân đội Hàn Quốc mới đưa vào trang bị bởi vì trước đó, trong giai đoạn đầu thử nghiệm phát hiện ra một số khiếm khuyết nghiêm trọng liên quan đến độ chính xác của đường đạn, làm cho súng bắn trệch mục tiêu. Sau khi thay đổi hình dáng hệ thống điều khiển bắn và hiệu chỉnh một số tính năng kỹ thuật hoàn chỉnh hơn và tiến hành bắn thử ngoài thực địa, Hàn Quốc đã cho phép tái triển khai súng trường K11 trong quân đội. Cip giới thiệu súng trường đa năng K11. Súng trường đa năng K11, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) của Bộ Quốc phòng có khả năng vượt trội hơn hẳn so với loại súng trường Quân đội Hàn Quốc hiện có. Chương trình phát triển vũ khí này được Hàn Quốc thực hiện kỹ lưỡng một thời gian kéo dài trong 15 tháng. Đại diện của Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Hàn Quốc (ADD) còn cho biết, hiện súng trường thế hệ mới cũng đang được nghiên cứu chế tạo tại Mỹ, Pháp và Thụy Điển. Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vũ khí bộ binh này. Súng trường K11 được chế tạo theo vũ khí chiến đấu lý tưởng XM29 của Mỹ, nếu nhìn về hình dạng bên ngoài của XM29 của Mỹ và K11 Hàn Quốc khó nhận ra sự khác biệt. Súng trường đa năng K11 được thiết kế một nòng phóng lựu bán tự động 20mm và một súng carbine bên dưới, bắn đạn cỡ 5,56mm. Ngoài ra, súng trường K11 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn hỗ trợ bằng máy tính với một bộ đo tầm xa laser tích hợp và các phương tiện quan sát ban đêm bằng hồng ngoại. Theo quan chức quân sự Hàn Quốc, vì có hệ thống tự điều khiển phát nổ nên đạn 20mm phóng từ súng trường K11 có thể phát hiện mục tiêu và phát nổ cách mục tiêu khoảng 3-4 m, nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiêu diệt hoặc tăng tối đa tỷ lệ sát thương mục tiêu. K11 có trọng lượng là 6,1kg và chiều dài toàn bộ súng là 860mm. Các thiết bị đi kèm bao gồm máy đo khoảng cách bằng laser, hệ thống ngắm hỗn hợp với kênh quang học và tia hồng ngoại cũng như máy tính đường đạn. Theo đánh giá của các nhà sản xuất, súng trường mới sẽ sử dụng đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thành phố vì đạn của súng có khả năng xuyên qua tường mạnh. Thông số kỹ thuật của súng K11 Súng được thiết kế 2 nòng: Nòng nhỏ: Cỡ nòng 5.56x45 mm; Nòng lớn: 20mm Trọng lượng (rỗng): 6,1kg; Chiều dài của toàn bộ súng: 860 mm Tốc độ bắn: 680 phát/phút; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng lớn: 300 m; Tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng nhỏ: 500 m Hộp tiếp đạn lớn: 30viên; Hộp tiếp đạn nhỏ: 6 viên Một số hình ảnh về súng trường đa năng K11: Hàn Quốc cũng được cho là một là trong những nước hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất điện tử tiên tiến, và cũng có một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại trong việc nâng cấp các trang thiết bị trên thế giới.. K11 được chế tạo bằng hợp kim nhôm và titan, sử dụng đạn theo tiêu chuẩn NATO. K11 bao gồm một phóng bán tự động 20mm với lựu đạn thông minh thông qua sự trợ giúp của hệ thống điện tử tinh vi gắn trên súng. K11 là một súng trường tấn công đa năng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 6m và sát thương nghiêm trọng trong phạm vi 8m. Chế độ đạn nổ tự động được lập trình sẵn có thể tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp trong các tòa nhà, hoặc sau những bức tường. Các đạn sử dụng cho K11. Cơ chế lên đạn của K11 cũng như súng thông thường bằng việc trích khí phản lực đẩy búa đập kim hỏa về sau tạo đà và khóa chốt xoay. Mỗi khẩu K11 có giá khá đắt, khoảng 14.000USD. Mới đây, một nước Arab đã mua một số lượng 40 khẩu K11 với tổng chi phí 560.000 USD. [BDV news] |
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
>> K11: Súng trường xa xỉ của Hàn Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét