Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Máy bay ném bom Trung Quốc 'biến mất'?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Máy bay ném bom Trung Quốc 'biến mất'?



Từ 2008, xuất hiện xu hướng liên quan tới việc tái cấu trúc 3 sư đoàn không quân ném bom tầm xa của Trung Quốc, dẫn tới số lượng máy bay này bị giảm mạnh đột biến.


Điều này nhiều khả năng là do những thay đổi tình hình quốc tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

Ngoài ra, đa số các máy bay ném bom H-6 được sản xuất trong thập niên 1980 và hầu hết sắp hết hạn sử dụng.



Máy bay ném bom H-6H.


Mặt khác, ta không thấy dấu hiệu Tập đoàn chế tạo máy bay Tây An (Xi’an Aircraft Corporation) tiến hành sản xuất quy mô lớn máy bay H-6. Rõ ràng là khả năng của không quân tầm xa của Trung Quốc đang suy giảm.

Dưới đây là quan điểm của Tạp chí Kanwa Asian Defence về vấn đề này:

Không quân Trung Quốc có 3 sư đoàn không quân tầm xa là các sư đoàn 36, 8 và 10.

Sư đoàn 10 đóng tại đại quân khu Nam Kinh và sử dựng sân bay tại An Khánh (Anqing). Trong biên chế của sư đoàn này có cả các máy bay kiểu cũ H-6H và các máy bay hiện đại nhất H-6K, nghĩa là trình độ kỹ thuật chung của các máy bay đã được nâng lên. Còn ở các sư đoàn còn lại, số lượng máy bay H-6 đã giảm mạnh.

Sư đoàn không quân 36

Sư đoàn không quân ném bom số 36 đóng tại đại quân khu Lan Châu và sử dụng các sân bay ở Wukong và Lintong. Các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 13/11/2006 cho thấy, ở Wukong có 21 máy bay ném bom, trong đó có 10 chiếc đang được sử dụng.

Năm 2003, các bức ảnh vệ tinh cho thấy, tại Wukong có 33 chiếc H-6. Tháng 8/2009, không phát hiện thấy một chiếc H-6 nào ở căn cứ Lintong, trong khi đó vào tháng 4/2009 vẫn thấy có 16 máy bay ném bom ở đây.

Có 2 lý do giải thích cho điều này. Một là, sư đoàn 36 đã bị cắt giảm, 2 trung đoàn không quân ném bom đã được sáp nhập làm một trung đoàn, điều này phù hợp với trạng thái quan hệ Nga-Trung sau chiến tranh lạnh.

Hai là, sân bay ở Lintong cần phải sửa chữa khẩn cấp nên toàn bộ máy bay được di chuyển tạm thời sang căn cứ khác. Hiện nay, Không quân Trung Quốc sửa chữa 2-3 sân bay/năm.

Sư đoàn không quân số 8

Sư đoàn không quân ném bom số 8 đóng tại đại quân khu Quảng Châu, sử dụng các sân bay Đan Dương (Dangyang) và Lôi Dương (Leiyang).

Tại sây bay Đan Dương vào tháng 1/2010, trên các bức ảnh vệ tinh không thấy có các máy bay ném bom mà chỉ có các máy bay vận tải Il-76. Trong khi vào năm 2004, vẫn thấy có 22 máy bay ném bom ở sân bay này.

Các bức ảnh vệ tinh chụp năm 2006 cho thấy, có 31 máy bay ném bom ở sân bay Lôi Dương. Sân bay này có các hầm ngầm giống như ở sân bay An Khánh của sư đoàn 10. Mỗi đường hầm có chiều rộng 10 m, trong khi đó sải cánh của các máy bay ném bom Trung Quốc tương tự sải cánh máy bay Tu-16 của Nga, tức là gần 30 m. Rõ ràng là đường hầm được dùng làm kho chứa đạn dược và nhiên liệu.

Theo giả định táo bạo của Tạp chí Kanwa, các máy bay ném bom trong các đường hầm này được trang bị vũ khí hạt nhân (tuy nhiên, phỏng đoán này trái ngược với chức năng của các đường hầm này mà Kanwa vừa nêu ra ở trên).

Sư đoàn không quân số 10

Sư đoàn không quân số 10 đóng tại đại quân khu Nam Kinh là sư đoàn duy nhất được bổ sung trang bị, và tình hình tại các sân bay Dajiaochang và An Khánh cung cấp nhiều thông tin nhất về các xu hướng mới nhất.

Một là, tại sân bay An Khánh vào tháng 6/2009 đã phát hiện 15 chiếc máy bay ném bom H-6, trong đó có 5 chiếc có lớp sơn mới. Theo Kanwa, đây là các máy bay cải tiến H-6K vừa mới được sản xuất và có thể được trang bị tên lửa hành trình CJ-10. Phải chăng các máy bay ném bom này là nhằm vào Okinawa, Đài Loan hay thậm chí Guam?

So sánh những bức ảnh này với các bức ảnh vệ tinh chụp vào tháng 3/2008 thấy rằng, hồi đó trên sân bay này chỉ có 9 chiếc H-6, còn các phần khác của sân bay không có vẻ là bị bỏ hoang. Điều đó có thể nói lên rằng, những máy bay H-6 khác đang bay.

Các bức ảnh chụp vào tháng 7/2004 cho thấy, có 20 chiếc H-6, tức là tương ứng với số lượng máy bay biên chế cho một trung đoàn. Các bức ảnh sân bay này chụp vào 3 thời điểm khác khẳng định sân bay này đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, còn các kho đạn dược và nhiên liệu được bố trí ngầm dưới đất.

Tại sân bay Dajiao (có lẽ chính là sân bay Dajiaochang) ở Nam Kinh vào tháng 8/2009, trên các bức ảnh vệ tinh thấy có 17 chiếc H-6, nhưng chỉ có 13 chiếc ở bãi đỗ và có lẽ thường xuyên được sử dụng.

Tháng 7/2007, ở đây thấy có 21 chiếc H-6, năm 2006 là 23 chiếc, tháng 1/2004 là 18 chiếc. Rõ ràng là sư đoàn 10 có 2 trung đoàn không quân ném bom.

Chúng ta hãy xem xét vấn đề sản xuất H-6. Tại trung tâm thử nghiệm Yanliang tháng 10/2009, các bức ảnh vệ tinh cho thấy có 9+1 chiếc H-6, trong đó 1 chiếc H-6 đậu ở sân đỗ riêng.

Kanwa có lần đã cho rằng, chiếc máy bay này có thể là H-6K, còn 9 chiếc còn lại có thể là là là các máy bay H-6H mới sản xuất hoặc H-6M của không quân hải quân, hoặc là một biến thể đặc biệt của H-6 có thời gian sử dụng dài hơn. Cũng có thể giả định rằng, số máy bay H-6 này là đang được cất giữ ở đây.

Dựa trên việc phân tích nhiều năm các bức ảnh vệ tinh, Kanwa cho rằng, các máy bay ném bom H-6 có phần mũi và phần đuôi được phủ bạt là các máy bay mới sản xuất. 3 trong số 9 chiếc được phủ bạt.

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy, vào tháng 4/2009, chỉ có 2 chiếc H-6 trên sân bay này. Hai chiếc máy bay này là rất đáng chú ý vì xung quanh chúng có rất nhiều xe ô tô. Theo Kanwa, nhiều khả năng đây là 2 chiếc H-6K.

Tháng 6/2006, các bức ảnh vệ tinh cho thấy, tại sân bay này có 9 chiếc H-6, trong đó có 7 chiếc được phủ bạt. Điều này cho thấy rõ rằng, việc sản xuất H-6 là rất hạn chế.

Tóm lại, số lượng máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đang giảm đi, trong khi các máy bay ném bom mới vẫn còn chưa bắt đầu bay thử nghiệm.


[BDV news]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang