Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

>> Chiến tranh Iran - Israel gần kề?


Iran ráo riết tập trận trước thông tin từ Mỹ cho rằng Israel sắp tấn công Tehran.



http://nghiadx.blogspot.com
Iran tập trận hồi tháng 1 vừa qua

Các lực lượng ở Iran đã bắt đầu một loạt các ý đồ chiến tranh trên không vào hôm qua nhằm nâng cấp tình trạng sẵn sàng chiến đấu - thông tin từ hãng Fars News Agency cho biết.

Các cuộc tập luyện của lực lượng vũ trang với tên gọi Hamiyan-e Vellayat (Những người ủng hộ cho Lãnh đạo Tôn giáo) đã được tiến hành tại tỉnh miền nam của Iran.

Đây là một loạt các cuộc tập trận đặc biệt liên quan tới cả đơn vị bộ binh.

"Lực lượng này cũng đã có cuộc tập dượt ở miền đông Iran vào tháng vừa qua, khi các đơn vị vũ trang và các biệt kích "tấn công vào các vị trí của quân thù giả định trong năm giai đoạn, sau đó nã pháo vào quân thù" - hãng tin cho biết.

Một chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang Iran cho biết rằng quân đội đã "thử nghiệm thành công" các công cụ và phương tiện chiến đấu được sản xuất mới nhất ở trong nước và đã đạt được "các kết quả khả quan" trong việc thử nghiệm các tiềm lực của đơn vị vũ trang.

Các cuộc tập trận này của Iran diễn ra trong bối cảnh Israel được cho là sẽ tấn công Iran trong thời gian vài tháng tới.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói rằng Israel có thể sẽ tấn công Iran trong khoảng tháng Tư, tháng Năm hoặc tháng Sáu tới.

Thông tin này đưa ra sau khi có báo cáo cho biết Iran có khả năng phát triển 4 quả bom hạt nhân và các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể gây ảnh hưởng tới Mỹ.

Ông Panetta đã nhìn thấy "nhiều khả năng" là Israel sẽ tấn công vào Iran trong tương lai rất gần. Thông tin này do tờ Washington Post đăng tải. Theo đó, cuộc tấn công có thể tiến hành trước khi Iran chuyển sang giai đoạn được gọi là "khu vực miễn vào" - đó là khi các cơ sở hạt nhân của họ được củng cố quá vững chắc để có thể tấn công thành công.

Cũng theo tác giả bài báo này thì Israel sợ rằng Iran đang tiến rất gần tới việc sản xuất hạt nhân ở mức mà chỉ có Mỹ mới có khả năng ngăn chặn bằng phương tiện quân sự.

Bộ trưởng Panetta và Lầu Năm góc từ chối bình luận về thông tin, nhưng một nguồn tin giấu tên từ hãng Reuters đã xác nhận quan điểm của Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng.

>> 'Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin'


"Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu", học giả người Mỹ Frederick William Engdahl nhận định.


Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?

“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh”

Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremlin. Mỹ và Châu Âu thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về triển vọng này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Nga Putin - ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay.
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.

Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga

Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow; trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề.

Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”.

Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED tiêu tốn 278.300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.

NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc “điều tra dân ý độc lập” trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử.

http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều vấn đề...


Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.

Trang web chính thức của NED chứng thực, NED trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan…

Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.

Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu”

NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều người dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia.


Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay.

“Quan trọng nhất là lật đổ Putin”

Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Italy đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.

Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.

Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.

>> Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam


Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.


Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận 'Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông'.

Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.

Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.




http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.

Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là 'sát thủ giản' và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.

'Sát thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.

Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng 'sát thủ giản' bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan. Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.

'Dĩ độc trị độc'

Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.

Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các 'khu vực chống tiếp cận' càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.

"Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."
 Phân tích gia Robert Karniol


Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc. "Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."

Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.

Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.

Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận. Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.

Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.

Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam


Biến thể tên lửa hàng không chiến thuật Kh-31 Mod2 cho tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA sẽ được Nga xuất khẩu trong năm 2012.


Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti hôm 31/1, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga, ông Boris Obonosov cho biết, 2 loại tên lửa hàng không chiến thuật mới nhất là Kh-31AD và Kh-31PD (biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P) sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2012.

Cũng theo ông này, Kh-31AD và Kh-31PD hay gọi chung là Kh-31 Mod2 là biến thể tên lửa chiến thuật hàng không mới độc nhất vô nhị trên thế giới. "Hai biến thể tên lửa mới đang được chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu vào năm 2012 và chúng tôi tin rằng sẽ có những hợp đồng được ký kết trong những năm tới", ông Obonosov nói.

Giám đốc KTRV cũng cho biết, nhiều khách hàng nước ngoài đang quan tâm tới vũ khí mới này. "Chúng tôi đã nhận được một số lời đề nghị từ các đối tác nước ngoài để tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng", tuy nhiên ông Obonosov không tiết lộ chi tiết về các đối tác của KTRV.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31 Mod2 và Su-30 sẽ là "cặp đôi hoàn hảo" trong các nhiệm vụ chế áp điện tử.

Nói về các đặc điểm của hai biến thể tên lửa mới, ông Obonosov nhấn mạnh tới sự vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài, về tầm bắn, tốc độ, trọng lượng đầu đạn, và các tham số khác.

Kh-31PD là tên lửa siêu thanh chống radar, dùng đêt tiêu diệt các đài radar tên lửa phòng không, tên lửa có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới. Hiện tại, Nga mới chỉ trang bị tên lửa này cho máy bay tiêm kích bom Su-34. Ngoài ra, Kh-31PD còn dự kiến sẽ được sử dụng trên tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Theo công bố của Nga, có nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD, trong đó có cả Su-30MK2 của Việt Nam.

Trong điều kiện tác chiến hiện đại ngày nay, với các hệ thống radar tiên tiến, đối phương gây nhiễu điện tử mạnh thì việc mua và trang bị các tên lửa chống radar Kh-31 Mod2 mới để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không của đối phương sẽ là một phương khả thi đối với các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam.

>> Năm Rồng thêm vũ khí “khủng”


4 chiến đấu cơ hiện đại Su-30МК2 tiếp tục về VN cùng tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng-Lý Thái Tổ, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và sắp tới là tàu ngầm Kilo để hình thành “tứ đại hộ vệ” bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.


Trong năm Con Rồng 2012, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga (Rosoboronexport) sẽ bàn giao tiếp cho Việt Nam 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30МК2. Số máy bay này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Su-30МК2 ký kết giữa hai bên vào tháng 2-2010.

4 chiếc Su-30МК2 trong hợp đồng trên, theo Interfax, đã được 2 chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga vận chuyển sang Việt Nam ngày 30/12/2011. Trước đó, Nga đã bàn giao cho Việt Nam 12 chiếc Su-30МК2 theo các hợp đồng ký kết các năm 2003 và 2009.




http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ SU-30MK2 mới nhất của Việt Nam - Ảnh: ĐVO


Sự hiện diện của Su-30MK2 đã nâng cao đáng kể khả năng tác chiến trên không của Việt Nam. Đây là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi thế hệ thứ 4, được sử dụng để chiếm ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết. Su-30MK2 có thể mang theo 8 tấn vũ khí các loại, gồm bom điều khiển có độ chính xác cao, tên lửa đối không hay đối biển có độ chính xác cao... Máy bay có tốc độ tối đa gấp 2 lần tốc độ âm thanh (hơn 2.100 km/giờ), trần bay thực tế 18,5 km và tầm bay 3.900 km.

http://nghiadx.blogspot.com
SU-30MK2 là loại máy bay chiến đấu siêu âm đa năng - Ảnh: ĐVO


Cùng với việc bàn giao 4 chiếc Su-30MK2 những ngày cuối cùng của năm 2011, Nga cũng đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại có khả năng tàng hình thuộc Dự án Gepard 3.9 trong năm Tân Mão vừa qua.

Hai tàu hộ vệ tên lửa sau khi về Việt Nam đã được đặt tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012). 2 con tàu hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam này có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đinh Tiên Hoàng tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo - Ảnh: Trọng Thiết


Hệ thống vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard-3.9 gồm 2 bệ phóng với 8 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km; 1 pháo đa năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.

Vũ khí phòng không tầm gần gồm 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М. Vũ khí chống ngầm gồm 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm và hệ thống rải mìn biển. Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Với tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ), Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lý Thái Tổ có khả năng di chuyển rất nhanh, lên tới 28 hải lý/giờ - Ảnh: Trọng Thiết


Interfax cho hay, Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard 3.9. Hãng tin của Nga này dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky - nhà máy đóng tàu lớp Gepard 3.9 - ông Sergei Rudenko nói, nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm".

Bên cạnh máy bay Su-30MK2 và tàu hộ vệ tên lửa Gepard, Nga cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P. Tổ hợp tên lửa di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa K300P Bastion-P luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước - Ảnh: Trọng Thiết


Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD.

http://nghiadx.blogspot.com
 Sơ đồ bố trí đội hình của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P - Ảnh: Internet


Trả lời Báo Người Lao động sau khi tái đắc cử Bộ trưởng Quốc phòng tháng 8/2011, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 trong thời gian 5-6 năm tới. Tàu ngầm lớp Kilo có biệt danh “lỗ đen” vì khả năng tránh bị phát hiện và được cho là loại tàu ngầm chạy bằng diesel êm nhất trên thế giới.

Tàu được thiết kế để tác chiến chống ngầm và trên biển, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát. Tàu có độ giãn nước 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 m, hoạt động trong phạm vi lên đến 10.000 km với thủy thủ đoàn 57 người. Loại tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.

http://nghiadx.blogspot.com
Một tàu ngầm lớp Kilo đang hoạt động trên biển - Ảnh minh họa từ Internet


Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết hiện đã có chế độ lương cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm. Theo đó, mức lương của trung úy phục vụ dưới tàu ngầm là 35 triệu đồng/tháng và đại tá 55 triệu đồng/tháng, mức lương cao gấp hơn hai lần so với lương Chuẩn đô đốc hiện tại.

http://nghiadx.blogspot.com
Những học viên tàu ngầm của Việt Nam tại Nga - Ảnh: Giaoduc.net


Những loại vũ khí hiện đại mà Việt Nam trang bị phù hợp khả năng kinh tế của đất nước như máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và tương lai gần là tàu ngầm Kilo 636 sẽ hình thành “tứ đại hộ vệ”, cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần hiệu quả.

Với các loại vũ khí này, lực lượng vũ trang Việt Nam có được năng lực tác chiến đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước), đáp ứng nhu cầu phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

>> Nga bàn giao đủ tên lửa cho Gepard Việt Nam


Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) cho biết, Nga đã bàn giao đủ các tên lửa chống tàu 3M24E (Kh-35E) cho Việt Nam.


Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti vào hôm 31/1, Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov tiết lộ công ty này đã bàn giao đầy đủ số tên lửa chống tàu Kh-35E cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết từ trước đó.

Theo thông tin từ KTRV, hợp đồng năm 2009 gồm 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rup, và năm 2010 đã tiếp tục chuyển giao thêm 16 tên lửa loại này (656 triệu rup) cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M24EMB trị giá 72 triệu rup.

Kh-35E hay còn gọi là Uran-E là tên lửa chống hạm chủ lực trên các chiến hạm mặt nước của Hải quân Việt Nam, điển hình là 2 chiến hạm Gepard 3.9 HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.


http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E trên chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam.(Ảnh : Báo Đất Việt)


3M24 hay Kh-35 (với biến thể xuất khẩu tương ứng là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống tàu dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển, sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên, lửa bờ biển Bal/Bal-E...

Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

>> Hải quân Việt Nam: Lương trung uý hoạt động dưới tàu ngầm là 35 triệu


Những hình ảnh, diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn hơn

“Ngày trước cứ nói đến hải quân là nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân mặc áo lính trần mình đối mặt với biển cả bao la và bất trắc, vất vả, gian nan, vợ con ở nhà tần tảo sớm hôm...". "Nhưng hình ảnh, diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn hơn”.

http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc diễn tập của hải quân trên vùng biển quê hương có sự tham gia của tàu Lý Thái Tổ - Ảnh: Trọng Thiết
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng hải quân, đã hào hứng chia sẻ với chúng tôi như vậy. Có thể thấy năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại đối với hải quân nhân dân Việt Nam, nổi bật là đã tổ chức thành công các hoạt động cấp nhà nước về kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, đồng thời tập trung mọi nỗ lực triển khai xây dựng hải quân theo hướng hiện đại, thông qua việc tiếp nhận các trang bị vũ khí kỹ thuật mới, hiện đại và tuyển chọn đội ngũ cán bộ đi đào tạo cả trong và ngoài nước.

Là một người am hiểu sâu về các loại tàu hải quân, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh đã trực tiếp tham gia các chương trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam, người từng giành huy chương vàng khi tốt nghiệp Đại học Hải quân ở Liên Xô. Trong dịp đầu xuân năm mới chúng tôi đã tìm đến ông với kỳ vọng mang đến cho bạn đọc, nhất là những lớp người trẻ, về hình ảnh của lực lượng hải quân Việt Nam hiện đại hôm nay.

Tiến thẳng lên hiện đại

* Thưa chuẩn đô đốc, không phải chỉ khi vấn đề biển, đảo nổi lên thì người dân mới nhìn về lực lượng hải quân như một lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nhưng cũng phải thấy là lâu nay những thông tin về hải quân còn ít. Người dân, nhất là những thanh niên trẻ có khả năng trở thành chiến sĩ hải quân, rất muốn được tìm hiểu và biết về sự đổi thay của hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay như thế nào?

- Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 7-5-1954, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, được sự quan tâm của Đảng, quân đội và nhân dân cả nước, Quân chủng hải quân đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, thật sự là lực lượng nòng cốt và trực tiếp trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Nhìn lại giai đoạn đầu mới thành lập, gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, cả về cơ sở vật chất, con người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhưng hiện nay diện mạo của Quân chủng hải quân đã có bước phát triển mới. Gần đây nhất, trong phương hướng chung của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hải quân nhân dân Việt Nam tiến lên hiện đại.

Chủ trương xây dựng lực lượng hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình hiện nay nói riêng.

* Thưa chuẩn đô đốc, ông có thể cung cấp những thông tin cụ thể hơn mà không đụng chạm đến điều người ta vẫn e ngại - “bí mật quân sự”?

- Như đã đề cập ở trên, xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại là yêu cầu tất yếu khách quan, là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc trong Quân chủng hải quân, làm quân chủng chuyển sang một trạng thái mới về chất. Đó là sự ổn định, vững mạnh về chính trị, tổ chức biên chế tinh gọn, nghệ thuật quân sự phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất, huấn luyện, bảo đảm mọi mặt, vũ khí trang bị kỹ thuật được trang bị đồng bộ, hiện đại. Trong đó nguồn lực con người phải đủ về số lượng, được chuẩn hóa về chất lượng và con người là động lực, là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến trình xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại.

Còn về đầu tư vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại là nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm có đủ sức mạnh trong tác chiến và thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài yếu tố về con người và tổ chức biên chế tinh gọn đủ sức làm chủ vũ khí trang bị mới thì Quân chủng hải quân cần phải được trang bị các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, xây dựng Quân chủng hải quân có đủ các thành phần lực lượng binh chủng hiện đại. Nhận thức rõ vấn đề trên, những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quân đội, Quân chủng hải quân đã được trang bị nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại như: tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu...

Các tổ hợp chống ngầm, rađa thông tin và hệ thống trinh sát mới, trang bị máy bay hiện đại, trang bị cho hải quân đánh bộ, đặc công nước với nhiều loại vũ khí có độ chính xác cao, gọn nhẹ, có khả năng chịu đựng tốt hơn trong môi trường hoạt động dưới nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở bảo đảm như: doanh trại, nhà máy, trạm xưởng, công trình cầu cảng quân sự; hệ thống mô phỏng huấn luyện, thao trường bãi tập, khu học tập, khu an dưỡng, nghỉ dưỡng cho cán bộ chiến sĩ trong quân chủng. Tất cả yếu tố trên là cơ sở, là điều kiện để Quân chủng hải quân tiến lên hiện đại, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Phó tư lệnh hải quân Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh - Ảnh: N.Khánh
Tình yêu nước vẫn nguyên vẹn

* Thưa phó tư lệnh, mua sắm vũ khí hiện đại là tối cần thiết để hiện đại hóa hải quân, nhưng điều kiện quan trọng nhất vẫn là con người. Mới đây, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh hải quân - đã cho biết điểm chuẩn vào các trường đại học thuộc khối quân sự đã xuống chỉ còn 15 điểm và rất khó tuyển dụng nhân tài trẻ tuổi vào quân đội?

- Đúng là thời hiện đại không còn có chuyện những thanh niên trí thức trẻ trung, giỏi giang và nhiệt huyết nhất nô nức ghi danh vào các trường quân sự như thời của tư lệnh chúng tôi (đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng tốt nghiệp hai lần tại Liên Xô, giành huy chương vàng với 100% điểm tuyệt đối trong suốt cả khóa học tại Học viện Hải quân ở Liên Xô cũ). Nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm đào tạo những sĩ quan - trí thức trẻ cho công cuộc hiện đại hóa hải quân nước nhà.

Chúng tôi đã có chương trình, đề án xây dựng lực lượng con người, trong đó có đào tạo. Mỗi lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa, không quân… đều có một đề án đào tạo. Bắt đầu từ khâu tuyển chọn. Ví dụ như tàu ngầm và không quân, phải kiểm tra sức khỏe rất gắt gao, sức khỏe về thể chất, sức khỏe về tâm lý rồi đến chọn trình độ.

Tâm lý của người làm việc với tàu ngầm là quanh năm trong một không gian hẹp, xa cách hoàn toàn với môi trường tự nhiên, đừng nói đến gia đình, bè bạn. Qua sự lựa chọn khắt khe mới chọn được người đủ trình độ có sức khỏe, tâm lý vững. Không quân hải quân và các ngành khác cũng thế. Sau đó, mở các lớp đào tạo trong nước, đào tạo ngoại ngữ rồi bắt đầu đưa đi học ở nước ngoài. Đi học ở các nước khác nhau, học cả ở Nga, Ukraine, Ấn Độ, Belarus, Anh, Pháp, Úc…

Chính vì yêu cầu cao nên lực lượng Quân chủng hải quân hiện có khó khăn về con người, nhưng hải quân sẽ vượt qua được khó khăn này. Chúng tôi đã được cho phép tuyển từ sinh viên đang học ở các trường quân đội, sắp tới sẽ tuyển cả sinh viên đang học ở các trường ngoài quân đội. Tuy nhiên tất cả đều phải là tình nguyện.

* Trước tình hình như vậy, hải quân có được sử dụng một cơ chế linh hoạt hơn để hấp dẫn người tài?

- Thật đáng mừng là bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của người chiến sĩ hải quân thì thời nào cũng vậy, đến bây giờ cũng vậy. Tất cả trường hợp được điều động vào các đơn vị mới để sử dụng khí tài quân sự mới đều viết đơn tình nguyện chứ không bắt buộc.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ... Hải quân đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ cho tất cả sĩ quan hải quân đang tại ngũ - một kiểu “thành phố quân sự” để anh em yên tâm chuyện gia đình mà lo tập trung huấn luyện chiến đấu.

Chế độ lương mới cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm cũng đã có. Theo tôi, mức lương 35 triệu đồng cho một trung úy và 55 triệu đồng cho một đại tá phục vụ dưới tàu ngầm (gấp hơn hai lần so với lương chuẩn đô đốc của tôi) đủ cho một sĩ quan yên tâm lo cho một gia đình nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân đánh bộ tập luyện - Ảnh: Trọng Thiết


* Hiện đại, lương cao, đãi ngộ nhiều, liệu chuẩn đô đốc có lo những sĩ quan - trí thức trẻ có giữ được tinh thần của thế hệ cha anh?

- Đúng là hiện nay mức sống thời bình cao hơn trước rất nhiều, tư tưởng hưởng thụ là có. Nhưng truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn không đổi: khi cần bảo vệ Tổ quốc thì chẳng ai từ chối, chẳng ai tiếc gì.

Bây giờ vẫn thế. Những người lính hải quân đều xác định ngay bây giờ có lệnh thì lên tàu ra khơi được ngay, dù hiện tại nhiều người trong số họ đã ở trong những căn phòng làm việc tiện nghi, đang cùng gia đình hưởng cuộc sống thời bình. Và những người lãnh đạo phải luôn đi đầu, phải là những người sẵn sàng lên đường trước nhất. Và thực tế đã là như thế. Trong những thời điểm khó khăn nhất, vị trí, nhiệm vụ khó khăn nhất, lúc nào cũng có mặt chỉ huy lãnh đạo cùng với bộ đội. Nhớ lại những năm khó khăn, khi chúng ta chỉ có những con tàu nhỏ, cũ hỏng, tôi từng là máy trưởng của một con tàu và lăn lộn nhiều năm ở đơn vị nên cũng thấu hiểu những khó khăn thử thách. Lính đảo từng tròn mắt không tin nổi một sĩ quan trẻ “bạch diện thư sinh” lại có thể lặn ngụp xuống biển sửa tàu, hàn luôn dưới nước hoặc nằm ngay dưới gầm một cỗ máy khổng lồ hàng vạn mã lực đang hoạt động để trực tiếp kiểm tra, sửa chữa.

Nhưng rồi họ đã tin mình, yêu mình, trọng mình. Không phải chỉ vì mình là chỉ huy, mình hiểu biết về tàu chiến, tàu ngầm mà còn vì mình đã sống trong họ, cùng với họ trải qua mọi gian khó. Những giá trị đã được người lính và biển thử thách qua thời gian thì không gì lay chuyển được. Ngày mai ngoài biển có biến thì anh Hiến (tư lệnh) và anh Huyền (chính ủy) vẫn đi, tôi và các đồng chí khác cũng vậy.

Tôi nghĩ rằng dù cho cuộc sống thay đổi nhiều giá trị thay đổi thì tình yêu nước và tình đồng đội vẫn còn nguyên vẹn ở nơi đây, với những người lính hải quân.

>> E2D Hawkeye : Mắt thần trên không của Quân đội Mỹ


Mẫu máy bay mini-AWACS được trang bị trên các tàu sân bay, được thiết kế để cảnh báo từ xa các mối đe dọa từ trên không, bên cạnh đó còn được dùng để chỉ huy tấn công, quan sát mặt biển và mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin liên lạc hoặc thâm chí làm “đài không lưu” di động cho các máy bay dân sự trong trường hợp khẩn cấp.



http://nghiadx.blogspot.com
Bản phân tích tính năng của E2D Hawkeye

Biến thể E-2 bắt đầu được trang bị trên các tàu sân bay của Mỹ và Pháp từ năm 1973 để thay thế cho phiên bản Hawkeye đời cũ, bên cạnh đó các quốc gia có bờ biển cũng sử dụng E-2 tại căn cứ không quân trên bộ như Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, tổng cộng đến nay đã có hơn 200 chiếc E-2 Hawkeye đã được sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc E2D Hawkeye trong giai đoạn thử tập cất hạ cánh trên tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái hiện đại bên trong chiếc E2D Hawkeye


Hiện Hải quân Mỹ đã đặt một hợp đồng trị giá gần 18 tỉ USD cho chương trình E-2D đời mới nhất với 75 chiếc máy bay mới trang bị radar, động cơ và hệ thống điện tử nâng cấp đã đủ khả năng tác chiến trong thời đại của những quả tên lửa hành trình “tàng hình”, những đợt tấn công cấp tập và phát triển khả năng quan sát mặt đất cũng như trên không.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu E2C tiền thân của E2D Hawkeye được biên chế trong lực lượng quân đội Nhật.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng khả năng kết nối cực cao của mẫu E2D Hawkeye mới


Về cơ bản, mẫu E-2D này có vẻ ngoài khá giống với mẫu E-2C Hawkeye 2000 nâng cấp mới nhất, nhưng bên trong nó thì thực sự là một chiếc máy bay mới hoàn toàn.

Cải tiến quan trọng nhất của E-2D là radar mảng pha quét chủ động APY-9 mới có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu nhỏ hơn (cũng có nghĩa là “tàng hình” hơn) với số lượng lớn hơn và khoảng cách xa hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng những tính năng mới nhất được áp dụng đối với E2D Hawkeye


http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc E2D Hawkeye đang được lắp ráp tại nhà máy sản xuất


Các màn hình quét sẽ liên tục hiển thị các mục tiêu trên không và trên biển, đồng thời cũng giảm đến mức thấp nhất việc bỏ sót các mục tiêu có độ phản xạ radar nhỏ.

Ngoài ra, hệ thống mới cũng cải thiện sự lộn xộn hay bị nhiễu khi theo dõi các mục tiêu nhỏ trên không hay trên mặt biển, đồng thời giảm thiểu khả năng bị đối phương gây nhiễu điện tử. Hệ thống “đĩa xoay” cũng có thể chuyển trạng thái từ quét 360 độ sang lệch 45 độ để đảm bảo không bị mất dấu mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay đi làm nhiệm vụ


http://nghiadx.blogspot.com
Một chuyến bay thử của E2D Hawkeye


Hệ thống thiết bị bên trong của E-2D cũng có những thay đổi, hệ thống đo sai điện tử ESM và hệ thống nhận diện địch ta IFF nâng lên chuẩn mới với tầm hữu dụng xa hơn. Thông tin liên lạc được hiện đại hóa gồm hệ thống thông tin kênh đôi SATCOM (liên kết với cả vệ tinh) cũng như cải tiến kết nối dữ liệu.

Và cũng như bất kì hệ thống điện tử khác, việc ứng dụng những tính năng công nghệ mới cũng đi kèm với chế độ giao diện điện tử thân thiện để người sử dụng có thể tối ưu hóa các khí tài hiện đại. Máy tính tác chiến mới và máy trạm chiến thuật tổng hợp các dữ liệu một cách rõ ràng và có thể được nâng cấp trong tương lai.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhìn bề ngoài E2D Hawkeye không khác nhiều những phiên bản trước đó


http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản chiếc E2D Hawkeye


Chính việc thông tin được hiển thị rõ ràng ở ghế trước của phi công cho phép các phi công có thể truy nhập hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay, giờ đây khoang lái sẽ chủ yếu sử dụng các màn hình thay cho các nút bấm hay công tắc cổ lỗ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bao quát của E2D Hawkeye gấp rưỡi các phiên bản trước


Kết quả của những thay đổi trên là một chiếc AWACS có hình dáng khá giống với E-2C Hawkeye 2000 nhưng có thể bao quát một diện tích rộng lớn hơn và phát hiện những mục tiêu có tiết diện nhỏ hơn, cung cấp một khả năng bao phủ mới bao gồm cả mặt đất, trên biển, trên không và ven bờ, có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo và cho phép chỉ huy sử dụng tối ưu những tính năng trang bị.

Được biên chế thành một phiên đội trên tàu sân bay, E-2D Hawkeye đã chứng minh rằng tính năng quan sát, chỉ huy trên không của mình không khác gì tên gọi Hawkeye “mắt diều hâu”.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga


Việt Nam sẽ mua từ 4-6 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hoặc S-400 nếu được phép xuất khẩu. Thông tin trên được Giám đốc CAST (Nga) tiết lộ.


Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima tổ chức tại đảo Langkawi ở Malaysia từ ngày 6-10/12/2011, ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ. Trung tâm này có sự liên kết chặt chẽ với công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Ruslan Pukhov

Theo ông này, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua sắm các trang bị khí tài hiện đại chủ yếu từ Nga. Trọng tâm của việc mua sắm là tăng cường sức mạnh cho không quân và hải quân.

Trong lĩnh vực phòng không không quân, năm 2005 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1, cùng với đó là hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M. Mua hệ thống radar phòng không hiện đại từ Nga và Belarus.

Lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam được biên chế tới 10 trung đoàn tên lửa phòng không hỗn hợp trang bị các loại tên lửa đối không SA-2 và S-125 Pechora 2M, 4 trung đoàn tên lửa đối không 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) và một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như Strela-2, Strela-3, Igla-1 và Igla-S, cùng với một số hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động Strela-1, Strela-10, bên cạnh đó còn có hàng ngàn khẩu pháo phòng không các loại 37, 57mm tạo nên thế trận phòng không nhiều tầng nhiều lớp.

Hiện tại, Việt Nam có trong biên chế một số lượng lớn các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao từ những năm 1980. Về cơ bản những hệ thống này đã lỗi thời, song với những nâng cấp gần đây vẫn duy trì được sức mạnh chiến đấu chống lại những cuộc tập kích đường không quy mô lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU2 và S-400 là những hệ thống tên lửa đối không mà Việt Nam có thể mua trong thời gian tới.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam đã nhận 2 tàu khu trục có trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Palma và đã quyết định đặt hàng thêm 2 chiếc nữa.

Về mặt lý thuyết, trong thập kỷ tới Việt Nam có thể mua thêm từ 4-6 hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300PMU2 Favorit hoặc S-400 Triumf trong trường hợp hệ thống này được phép xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ mua thêm một số hệ thống tên lửa đối không tầm thấp hiện đại như Tor-M2E(SA-15 Gauntlet) hệ thống pháo tích hợp tên lửa đối không Pantsir-S1(SA-22 Greyhound), tuy nhiên số lượng mua sẽ không lớn.

Nền kinh tế Việt Nam tuy có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua song vẫn còn nhiều khó khăn. "Điều này làm hạn chế việc mua số lượng lớn các hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga, song đó cũng là một cơ hội để chúng ta có thể dành những hợp đồng nâng cấp các hệ thống sẵn có", ông Ruslan Pukhov nhận xét. Ông này đưa ra ví dụ là hệ thống tên lửa đối không 2K12 Kub. Việc hiện đại hóa hệ thống, trang bị tên lửa 9M317E sẽ mang lại một sức mạnh vượt trội cho hệ thống này trong khi vẫn đảm bảo được vấn đề tiết kiệm ngân sách.

"Tuy không mua ào ạt số lượng lớn, song Việt Nam lại là một bạn hàng tin cậy và ổn định của Nga, tương lai Việt Nam có thể chuyển sang đóng mới các tàu chiến lớn hơn do Nga chế tạo, những tàu chiến này có thể được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung mang lại năng lực tác chiến hải đối không mới cho Hải quân Việt Nam", ông Pukhov nói.

>> Ai đủ khả năng lật đổ Assad?


Trong khi phương Tây đang cố thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết mới về Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad thì Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) cũng bắt đầu chứng tỏ ảnh hưởng của họ đối với cục diện trong nước. Câu hỏi đặt ra là, ai đủ khả năng lật đổ ông Assad?

FSA lớn mạnh... Hy vọng chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria nhờ các giải pháp ngoại giao đang ngày càng trở nên mong manh khi cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý nhiều hơn đến vài trò của lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA). Ngày càng trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, FSA đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar Assad.


http://nghiadx.blogspot.com
Với sự lớn mạnh vượt bậc thời gian gần đây, liệu Lực lượng Quân đội Tự do Syria liệu có đủ khả năng lật đổ chế độ Assad? Ảnh minh họa: Reuters.


Giới quan sát quốc tế nhận định, hai tháng qua, trong khi FSA đi lên cả về chất lượng và số lượng thì lực lượng trung thành với chế độ Assad dường như lại đang yếu đi. Một trong những nguyên nhân quan trong là bởi những người đào tẩu khỏi hàng ngũ quân sự cũng như dân sự thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad ngày càng gia tăng. Thực tế này tạo cơ hội cho FSA thực hiện các cuộc tấn công chống lại quân đội của Tổng thống.

Cụ thể, thời gian gần đây, FSA tích cực và chủ động tổ chức các cuộc tấn công khá quy mô chống chế độ Assad trong vòng bán kính 8 km xung quanh Damacus cũng như các thành trì, thành phố do quân đội Tổng thống Assad kiểm soát, bất chấp các khó khăn về mặt hậu cần, vũ khí, đạn dược. "Tôi tin rằng FSA sẽ ngày càng chứng tỏ được vai trò chi phối tình hình Syria. FSA sẽ định hình kết quả cuộc đối đầu giữa chế độ Assad và người biểu tình Syria khi đang dần thay đổi bản chất của nó. Sự thật là FSA đang lớn mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng và chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh trên chiến trường", nhà phân tích quân sự cho Chính sách Cận Đông (WINEP) tại Học viện Washington Jeffrey White nhấn mạnh.

FSA tuyên bố hiện họ có 37 tiểu đoàn bao gồm khoảng 40.000 binh sĩ trong đó có 17 đến 23 tiểu đoàn quân sự hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ước tính con số binh sĩ của FSA trên thực tế chỉ dao động xung quanh con số 4.000 đến 7.000 người.

… và tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế

Dù chứng tỏ sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng trong thời gian qua, trên thực tế FSA vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vũ khí, đạn dược để duy trì cuộc đấu tranh chống lại chế độ Assad đang là thách thức sống còn mà FSA phải đối mặt từng ngày từng giờ.

Bởi sự thiếu thốn về vũ khí, đạn dược FSA gặp nhiều bất lợi trong nỗ lực cân bằng lực lượng với quân đội của Tổng thống Assad cũng như nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các khu vực vừa giành được của chế độ Assad. Đó là một số vùng ngoại ô Damacus, một phần tỉnh Idlib ở phía Bắc Syria và thị trấn Zabadani gần biên giới với Lebanon.

"Chúng tôi cần tất cả mọi thứ, súng phóng lựu, súng đại liên, bộ phận giảm thanh hay đạn dược. Chúng tôi ngày càng gia tăng về số lượng và do đó, chúng tôi cần nhiều hơn những gì mà chúng tôi đang nhận được", Mohammed, một sĩ quan FSA tầm 40 tuổi cho hay.

“Vấn đề then chốt trong tình hình hiện nay chính là phải đảm bảo cung cấp các trang thiết bị quân sự, hậu cần cho quân nổi dậy cũng như khả năng cố vấn hợp lý cho ban lãnh đạo FSA để vạch ra những chiến lược đúng đắn”, nhà hoạt động chính trị người Syria tại Mỹ Ammar Abdulhamid nhận định.

Trong khi đó, ông White cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ FSA bằng cách cung cấp tiền, vũ khí, đặc biệt là vũ khí chống tăng, cũng như tư vấn xây dựng chiến lược và chiến thuật cho ban lãnh đạo FSA.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định rằng các nguồn hỗ trợ FSA đến từ cộng đồng quốc tế sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội và gay gắt từ chế độ Assad cũng như đồng mình của họ ở Iran và tổ chức Hezbollah ở Lebanon, thậm chí, từ cả Nga và Trung Quốc.

Một trong những lý do quan trọng là việc ủng hộ cho FSA để tổ chức các cuộc tấn công lật độ chế độ Assad mà sao lãng các giải pháp ngoại giao đàm phán hòa bình có thể đẩy mức độ bạo lực ở Syria tăng cao và kéo dài thêm nhiều tháng trước khi cục diện chuyến sang có lợi cho phe đối lập.

Các nguồn ủng hộ vũ khí đáng kể cho FSA

Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ trên, từ trước đến nay, vũ khí ủng hộ cho FSA đa phần đến với tư cách cá nhân và với số lượng nhỏ vẫn được bí mật vận chuyển thông qua biên giới giữa Lebanon – Syria. Ngoài ra, một số loại vũ khí khác cũng đến tay quân nổi dậy Syria khá dễ dàng thông qua biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một nguồn tin ngoại giao đáng tin cậy thì nhiều bộ lạc người Sunni ở tận tỉnh Al-Anbar của Iraq rất nhiệt tình ủng hộ vũ khí, đạn dược cho những người anh em của họ, những người Sunni ở miền Đông Syria. Ngoài ra, người Kurd ở miền Bắc Iraq cũng hết lòng ủng hộ vũ khí cho người Kurd phía Đông Bắc Syria giúp họ lật đổ chế độ Assad.

Không dừng lại ở đó, theo một quan chức FSA, nguồn vũ khí đáng kể ủng hộ cho quân nổi dậy thậm chí, còn đến từ binh lính lẫn một số quan chức quân đội phục vụ cho chế độ Assad.

“Khi một binh lính thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad muốn đào ngũ, họ liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ yêu cầu anh ta cung cấp tên tuổi và chức vụ. Từ đó, chúng tôi có thể đề nghị anh ta tiếp tục ở lại vị trí để lén đánh cắp vũ khí ủng hộ cho quân nổi dậy”, Sheikh Zuheir Amr Abassi, phát ngôn viên của Hội đồng Hồi giáo tối cao Syria kiêm điều phối viên hậu cần cho FSA tiết lộ.

Ngoài ra, ông Sheikh Zuheir Amr Abassi còn kể lại chuyện một sỹ quan thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad trước khí đào tẩu giúp FSA lấy được một lượng vũ khí đáng kể.

"Anh ta liên lạc với chúng tôi và tiết lộ nơi cất giấu vũ khí. Chúng tôi liền gửi 20 người tới và lấy được nhiều bao tải vũ khí, đạn dược”, Abassi kể lại.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

>> Tìm hiểu pháo tự động A-220M của Nga


Pháo tự động A-220M là biến thể nâng cấp của A-220, là loại pháo hiện đại được sử chủ yếu trên các tàu chiến có tải trọng trên 250 tấn


A-220M (hay AU A-220M) là một biến thể nâng cấp của AU A-220. Trong những năm 1967, pháo A-220 1x57mm bắt đầu được thiết kế.



http://nghiadx.blogspot.com


Đến năm 1968, Viện nghiên cứu trung tâm CRI “Burevestnik” đã hoàn thành xong bản vẽ thiết kế của nguyên mẫu A-220 đầu tiên. Năm 1975 - 1977, nguyên mẫu AU A-220M đã được đem thử nghiệm trên mặt đất.

Các thử nghiệm được xác nhận là không đạt yêu cầu, và nguyên mẫu được tiến hành sửa đổi. Năm 1977 - 1978, AU A-220 được đem thử nghiệm cùng với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220.

Để thử nghiệm, người ta đã lắp đặt hệ thống pháo này trên tàu lớp 206PE . Lần thử nghiệm này AU A-220 đã thành công, tuy nhiên hệ thống kiểm soát bắn không hoạt động.

Trong những năm 2000 - 2001, CRI “Burevestnik” tiếp tục phát triển và hiện đại hóa AU-220. Các nhà máy đã tiến hành nâng cấp AU-220. Biến thể mới này được gọi là AU A-220M hay A-220M. Mục đích chủ yếu của biến thể A-220M là để lắp đặt trên các tàu có tải trọng trên 250 tấn.

Pháo đa năng AU-220

Pháo đa năng AU-220 được trang bị cho các tàu có tải trọng 250 tấn. AU sử dụng kết hợp với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220 và radar MR-123. Chúng hỗ trợ việc dẫn hướng và theo dõi các mục tiêu mặt đất và mặt nước ở phạm vi lên đến 5 km.

Cơ số đạn: 400 viên

Chiều cao: 3,2 m

Trọng lượng: 6 tấn

Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ

Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ

Chiều dài nòng pháo: 75 ca líp

Giật: 300 mm

Trọng lượng đạn: 6.5 kg

Vận tốc ban đầu của đầu đạn: 1km/s

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 9 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 6 km

Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút

Một băng đạn: 50 viên

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 20-30 giây

AU-220 được lắp đặt trên tàu № 110 lớp 206PE hiện vẫn đang phục vụ trong Hải quân Nga.

Biến thể nâng cấp AU A-220M

Lắp đạt trên các tàu có tải tọng trên 250 tấn. Theo yêu cầu của CRI “Burevestnik ", AU A-220M phải có khả năng lắp đặt trên bất kỳ con tàu hiện đại nào. AU A-220M có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, mặt đất và trên không. Nó hoạt động tốt ở điều kiện nhiệt độ từ -40 đến 50 độ C.

Cấu tạo và tính năng kỹ chiến thuật của AU A-220M:

Tự động

Có giá để lắp đặt các phụ kiện

Hòm chứa đạn

Lớp bảo vệ bằng hợp kim nhôm

Có hệ thống kiểm soát bắn

Sử dụng đạn pháo CFC- 53-UOR-281U

Cơ số đạn: 400 viên

Nguồn: 380 V, 50 Hz

Công suất: 14 kw/h

Hệ thống làm mát bằng nước

Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 12 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 8 km

Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ

Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ

Trọng lượng: 6 tấn

http://nghiadx.blogspot.com


Cải tiến AU-220 với nòng pháo BM-57 57mm

Mục đích chủ yếu là để lắp đặt trên các thiết bị quân sự và các phương tiện chiến đấu hiện đại. AU-220M được phát triển dựa trên khẩu súng chống máy bay tầm trung S-60.

Nó cũng đã từng được đề xuất để lắp đặt trên xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76. Mặc dù không còn phục vụ trong quân đội Nga, tuy nhiên PT-76 vẫn được nước này hiện điện đại hóa để phục vụ nhu cầu của các khách hàng nước ngoài.

http://nghiadx.blogspot.com
PT-76, viết tắt của (Плавающий Танк/Plavajuschij Tank trong tiếng Nga) là kí hiệu loại xe tăng lội nước hạng nhẹ của quân đội Xô Viết nặng khoảng 14 tấn.

Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa.

PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước khác như Việt Nam, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba Có hơn 25 nước sử dụng PT-76.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa PT-76 vào chiến đấu trong các trận Làng Vây, Bến Hét và tham gia chiến đấu hợp đồng binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Đặc điểm chính của AU-220M sử dụng pháo BM-57

Cơ số đạn: 92 viên

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 8 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 5 km

Có hệ thống kiểm soát bắn

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

>> Trực thăng quân đội Mỹ trong tương lai


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn và có thể vận hành bán tự động.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Boeing AH-64 Apache của Hoa Kỳ.


Lầu Năm góc đặt mục tiêu triển khai các máy bay lên thẳng thế hệ mới này vào năm 2030.

Dự án này hiện đang nhận được sự đóng góp của nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ từ Văn phòng Bộ trưởng quốc phòng cho đến Lực lượng giám sát bờ biển, Lực lượng biệt động và thậm chí cả NASA. Các quan chức tham gia chương trình mong muốn đạt được “những cải tiến trên nhiều bình diện” như hệ thống điều khiển điện tử,phạm vi hoạt động, tốc độ, lực đẩy của động cơ, khả năng sống sót, độ cao hoạt động và khả năng chuyên chở.

“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một tầm nhìn xa”, Ned Chase lãnh đạo về khoa học và công nghệ cho chương trình này cho biết.

Mục tiêu chi tiết cho các thiết kế trực thăng mới này của Mỹ:

Chiếc trực thăng có thể duy trì vận tốc trên 170 hải lý/giờ (314 km/giờ), phạm vi hoạt động rộng hơm 800km (bán kính chiến đấu là 424 km) có thể bay khi chở đầy hàng ở độ cao 6.000 feet (1800m) và ở nhiệt độ 350C.

Ngoài ra dự án muốn tạo một chiếc trực thăng “đa dụng” có thể thực hiện nhiều chức năng với các kiểu dáng tương ứng từ tấn công cho đến chở hàng hóa, cứu thương, tìm kiếm, cứu nạn, chống tàu ngầm và các chức năng khác.

Ngoài ra quân đội Mỹ cũng mong thế hệ trực thăng mới có thể sẽ “cần hoặc không cần người lái” , tức là ở một mức độ nào đó có thể bay tự động được.

Vấn đề then chốt để đạt được mục tiêu này là các dữ liệu cảm biến bay không người lái có thể tích hợp được vào buồng lái mà không để vượt quá tầm kiểm soát của phi công và phi hành đoàn. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, những chiếc máy bay mô hình đầu tiên sẽ được thiết kế từ năm 2013 và chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2017.

Quân đội Mỹ có thể sẽ dùng công nghệ Hệ thống phòng vệ hồng ngoại (CIRCM), một hệ thống gây nhiễu lazer có thể làm chệch hướng các tên lửa vác vai và các loại tên lửa khác nhắm bắn vào máy bay.

Công nghệ CIRCM dự kiến được triển khai vào năm 2018.

Đồng thời, các quan chức sẽ sử dụng các công nghệ cảm biến chuẩn đoán để theo dõi sát sao tình hình sử dụng và bảo trì của trực thăng, giúp giảm chi phí và nâng tuổi thọ của chiếc máy bay này.

Dưới đây là một số mẫu thiết kế máy bay trực thăng thế hệ mới của quân đội Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt và cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt ngang và đuôi xẻ.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng giống trực thăng hiện tại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng vận tải AVX.


Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

>> Các cường quốc quân sự tăng cường phát triển vũ khí laser


Hiện nay, các cường quốc quân sự trên thế giới đang có xu thế nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị laser cho máy bay, tàu chiến và chiến xa rất mạnh.


Vũ khí laser trang bị cho máy bay

Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ.

Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Quân đội Mỹ


Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng;

bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.

Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.

Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010, làm cho cuộc thử nghiệm phát hiện,

đeo bám và giao chiến của vũ khí laser trang bị cho máy bay có một bước tiến quan trọng, trong tương lai có thể đảm đương nhiệm vụ phòng thủ cuối cùng của tên lửa đạn đạo chiến thuật của quân Mỹ.

Vũ khí laser trang bị cho tàu chiến

Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, đang được Công ty Raytheon Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Hệ thống LADS được cải tiến trên cơ sở hệ thống phòng thủ gần Phalanx hiện có,

chủ yếu đã tận dụng nền tảng của hệ thống cũ và radar kiểm soát hỏa lực, pháo pháo rãnh xoay phóng nhanh 6 nòng 20 mm được thay thế bởi thiết bị laser trạng thái rắn.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo laser trang bị cho tàu chiến của Quân đội Mỹ


Hệ thống LADS chủ yếu dùng cho tác chiến phòng thủ cuối cùng của tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.

Ngay từ năm 2007, Công ty Raytheon đã tuyên bố, trong thử nghiệm, hệ thống LADS sử dụng một thiết bị laser sợi IP 20 kW, đã bắn rơi thành công một máy bay không người lái giả ở cự ly 1050 m.

Vì vậy, hệ thống vũ khí laser trang bị cho tàu chiến đã thể hiện được tính năng và ưu thế tốt, việc đưa vào sử dụng thực tế sẽ không còn quá lâu.

Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn,

mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần,

đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng,

máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2. Công ty Công nghiệp Máy bay Israel cũng đã nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí laser chiến thuật trạng thái rắn tương tự hệ thống Low-Sentinel.

Được biết, tính năng của thiết bị laser chiến thuật dùng cho chiến xa này ưu việt toàn diện so với Low-Sentinel,

có thể phá hỏng hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện của tên lửa chống tăng, đồng thời có thể bám theo, ngắm chuẩn và tiêu diệt đầu đạn của tên lửa sau khi được phóng đi.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

>> Ấn Độ: Không ai ngớ ngẩn dùng vũ khí hạt nhân để tác chiến


“Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân” - Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh nói.


Ngày 16/1, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, phía Ấn Độ vừa bác bỏ mới lo ngại cho rằng Pakistan tiếp tục dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đe dọa Quân đội Ấn Độ trên chiến trường, cho biết không có ai “ngớ ngẩn” đến mức dùng vũ khí hạt nhân cho tác chiến.

Thông tin này được tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn lời từ Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh trong buổi lễ thành lập Lục quân Ấn Độ ngày 15/1/2012.

Singh cho biết: “Cho chúng tôi nói rõ vấn đề này… Vũ khí hạt nhân hoàn toàn không dùng cho tác chiến. Chúng có ý nghĩa chiến lược, đây cũng là ý nghĩa tồn tại của chúng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Shaheen-II của Pakistan/

Khi được hỏi về vấn đề có tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Singh nói rằng: “Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Singh cho biết: “Chúng tôi có nhiệm vụ của mình – làm cho Lục quân Ấn Độ với 1,3 triệu quân trở thành một lực lượng linh hoạt, có sức chiến đấu chí tử và hệ thống hóa”, có thể nhanh chóng tiến hành tập kết ở khu vực biên giới và thực hiện tác chiến thiết giáp.

Singh còn nhấn mạnh: “Từ sau chiến dịch “Operation Parakram” (Năm 2001, Ấn Độ tập kết lực lượng hùng hậu ở biên giới Ấn Độ-Pakistan), tình hình đã có sự thay đổi rất lớn.

Khi đó, chúng tôi cần 15 ngày mới có thể tiến hành được tập kết lực lượng, hiện nay 7 ngày là có thể hoàn thành. Sau 2 năm nữa, chúng tôi có thể hoàn thành trong vòng 3 ngày”.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng Ấn Độ tập trận


Ngoài ra, Singh thừa nhận Lục quân Ấn Độ đang có sửa đổi nhỏ “chiến lược đánh đòn phủ đầu” của họ. Chiến lược này nhằm phát động cuộc tấn công chớp nhoáng, hơn nữa còn từng được tiến hành thử trong 2 cuộc tập trận năm 2011.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiến lược này của Ấn Độ làm cho Pakistan vô cùng sợ hãi. Đáp trả, Pakistan đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình đến 90-100 đầu đạn hạt nhân (Ấn Độ có 80-100 đầu đạn), đồng thời Pakistan còn triển khai tên lửa Nasr mang theo đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới 60 km, và đề phòng Ấn Độ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

>> Vũ khí nào là "sát thủ" tàu sân bay?


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi.

Và cách thứ hai là dùng lửa, bằng cách dùng bom hoặc tên lửa, vì phần nhiều thiệt hại gây ra bởi những vũ khí này không phải từ bản thân vụ nổ ban đầu mà do đám cháy sau đó.

Nếu không thể kiểm soát được đám cháy này, ngọn lửa sẽ nhanh chóng nhấn chìm cả con tàu.

Một ví dụ là vụ chìm tàu khu trục Sheffield của Anh trong cuộc chiến Falkland khi bị trúng tên lửa diệt hạm Exocet.

Trên thực tế đầu đạn của tên lửa không kích nổ, nhưng số nhiên liệu còn sót lại trong tên lửa đã gây ra đám cháy, nó lan dần ra trước khi thuỷ thủ đoàn phải bỏ tàu.

Trong Thế chiến thứ 2, hải quân Mỹ đánh chìm tổng cộng 17 tàu sân bay của Nhật, trong đó 9 do trúng bom từ máy bay, và 8 do ngư lôi. Điều này cho thấy 2 phương pháp trên có mức độ hiệu quả gần bằng nhau.

Cũng phải nói rằng tàu sân bay là một mục tiêu rất khó bị hạ, kể cả khi đã bị trúng đạn, vì chỉ riêng kích thước lớn của tàu cũng giúp nó có thể chịu đựng được những mức độ thiệt hại mà có thể làm chìm các tàu chiến thông thường khác.

Ví dụ như chiếc USS Yorktown, trong trận chiến Midway (ngày 4-7/6/1942) bị trúng liên tiếp 3 quả bom của máy bay Nhật, nhưng thuỷ thủ đoàn vẫn có thể duy trì hoạt động của con tàu, các máy bay vẫn có thể cất và hạ cánh.

Yorktown sau đó trúng 2 quả ngư lôi được thả từ máy bay, và thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu. Tuy nhiên nó vẫn nổi trong suốt 24 tiếng sau đó.

Việc bơm nước ra và chống nghiêng cho tàu diễn ra rất tốt, cho đến khi nọ bị trúng thêm 2 ngư lôi nữa từ 1 tàu ngầm Nhật.

Song lần này nó vẫn không bị chìm ngay mà vẫn nổi trên mặt biển thêm hơn 15 giờ đồng hồ nữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Yorktown bốc cháy sau khi các nồi hơi bị trúng bom trong trận Midway


Chiếc USS Yorktown chỉ có lượng choán nước khoảng 25,000 tấn, so với gần 100,000 tấn của các tàu sân bay cỡ lớn hiện nay, và là một trong những kiểu tàu sân bay cổ nhất (được đóng năm 1934).

Song đối phương vẫn cần đến 3 quả bom, 4 ngư lôi để có thể đánh đắm nó. Điều này cho thấy để tiêu diệt được một tàu sân bay hiện đại không phải là chuyện dễ dàng.

1. Ngư lôi

So với các loại vũ khí khác, cùng với 1 lượng chất nổ, ngư lôi là loại vũ khí có khả năng gây nhiều thiệt hại nhất cho một con tàu. Ngư lôi kiểu cũ dùng cơ chế chạm nổ để xuyên thủng thân tàu và cho nước tràn vào qua lỗ thủng đó.

Trong khi đó ngư lôi hiện đại phát nổ bên dưới đáy tàu, cách con tàu vài mét, và bẻ gãy con tàu làm đôi. Nó có thể tạo ra sức tàn phá lớn như vậy là nhờ vào sự kết hợp của 3 tác động khác nhau.

Khi ngư lôi phát nổ, nó tạo ra một ‘bong bóng’ khổng lồ bên dưới con tàu. Bong bóng này giãn nở với tốc độ rất nhanh và đẩy lớp nước giữa nó và con tàu lên.

Phần thân tàu vì vậy cũng bị đẩy lên trên. Do hệ thống dẫn đường của ngư lôi sẽ nhắm vào điểm giữa của mục tiêu, nên phần giữa con tàu sẽ bị đẩy lên cao hơn so với 2 đầu, làm sống tàu bị bẻ cong.

Tác động thứ 2 xảy ra khi bong bóng đã giãn nở tối đa, nó sẽ vỡ và giải phóng toàn bộ năng lượng của vụ nổ ban đầu, mà cho đến lúc này vẫn bị nhốt bên trong bong bóng.

Năng lượng được giải phóng này sẽ ép lớp nước bên trên và bắn xuyên qua các vết nứt ở đáy tàu tạo ra do tác động thứ 1, giống như 1 lưỡi dao bằng nước. Hiệu ứng này gần giống như luồng xuyên kim loại tạo ra bởi các đầu đạn chống tăng.

Và tác động cuối cùng xảy ra khi bong bóng đã vỡ hoàn toàn và bắn tung một khối lượng nước lớn lên không trung, trong một tích tắc nó tạo thành 1 ‘lỗ hổng’ bên dưới con tàu, khi nước chưa kịp lấp vào.

Phần giữa của con tàu sẽ rơi lại vào trong lỗ hổng đó, làm cho sống tàu lại bị bẻ cong 1 lần nữa, ngược hướng với tác động lần thứ 1.

Sự kết hợp của cả 3 tác động này thường là con tàu bị gãy lìa làm đôi và chìm trong nháy mắt. Ví dụ sinh động nhất là vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị trúng 1 ngư lôi của Bắc Triều Tiên ngày 26/03/2010.

http://nghiadx.blogspot.com
Một tàu chiến bị trúng ngư lôi và gãy làm đôi


Tất nhiên với 1 mục tiêu lớn như tàu sân bay sẽ cần nhiều hơn 1 ngư lôi để đánh chìm nó.

Hải quân Mỹ từng thực hiện nhiều mô phỏng để xem cần bao nhiêu ngư lôi để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn, như lớp Nimitz của Mỹ.

Họ ước tính sẽ cần khoảng 6 ngư lôi hạng nặng, ví dụ như loại Mk-48 với đầu đạn nặng 300kg, để đánh chìm một tàu sân bay hạng nặng.

Như vậy để đánh chìm một tàu sân bay hạng trung, như chiếc mà TQ đang thử nghiệm, có thể sẽ cần khoảng từ 3 đến 4 ngư lôi hạng nặng.

Còn trên thực tế, chiếc tàu sân bay lớn nhất từng bị đánh đắm bởi ngư lôi là chiếc Shinano của hải quân Nhật. Con tàu 60,000 tấn này bị tàu ngầm USS Archerfish đánh chìm bằng 4 ngư lôi, vào ngày 29/11/1944.

Điểm bất lợi của ngư lôi là nó có tầm hoạt động ngắn và tốc độ thấp hơn nhiều so với tên lửa. Do đó các tàu ngầm sẽ phải tìm cách áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện.

Tàu ngầm tấn công thường được chia thành 2 loại chính: tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và tàu chạy bằng động cơ diesel-điện. Các tàu ngầm diesel-điện có tốc độ rất chậm so với tàu sân bay, tầm hoạt động ngắn, và phải thường xuyên nổi lên để chạy động cơ diesel và nạp lại pin.

Do đó chúng không thích hợp với những chiến trường lớn như khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên ở những vùng biển nhỏ hẹp, như vùng biển Vịnh Ba Tư, các tàu ngầm diesel-điện có thể trở thành những sát thủ thực sự của tàu sân bay khi áp dụng chiến thuật phục kích, ẩn nấp.

2. Bom và tên lửa

Trong Thế chiến thứ 2 chưa có sự xuất hiện của các tên lửa diệt hạm được phóng đi từ tàu chiến và máy bay. Tuy nhiên về bản chất chúng không khác mấy so với việc dùng bom, nghĩa là dùng lửa để tiêu diệt tàu sân bay mục tiêu.

Hiện nay tên lửa này đã hiện nay đã trở thành loại vũ khí chính cho tác chiến trên biển. Chúng có lợi thế là tầm hoạt động xa, có thể lên đến hàng trăm km, thời gian di chuyển đến mục tiêu ngắn nhờ vào tốc độ cao, những loại tên lửa diệt hạm mới có thể đạt vận tốc siêu thanh và nhanh hơn cả vận tốc của một viên đạn.

Ví dụ như tên lửa Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể đạt vận tốc tối đa trên 3000km/h. Vận tốc cao còn khiến đối phương ít có thời gian phát hiện và đối phó, và cũng khiến việc bắn chặn trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra vận tốc cao giúp tăng thêm sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu. Đa số các tên lửa diệt hạm sử dụng cơ chế xuyên phá và nổ chậm để tối đa hoá mức độ thiệt hại, nghĩa là nó dùng động năng của mình để xuyên thủng lớp vỏ ngoài của tàu, và phát nổ khi tên lửa đã ở bên trong con tàu.

Trong thực tế chiến tranh cho đến nay, tàu sân bay chưa từng bị tấn công bởi các tên lửa diệt hạm. Cuộc chiến hiện đại trên biển gần đây nhất là cuộc chiến Falkland 1982, song như đã phân tích ở trên, hải quân Anh đã thành công trong việc bảo vệ các tàu sân bay của mình trước các tên lửa Exocet của Argentina.

Tuy vậy trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, khi phát xít Nhật sử dụng các phi đội kamikaze, các phi công cảm tử lao máy bay vào tàu chiến Mỹ, thì đó cũng có thể xem như 1 loại ‘tên lửa’ diệt hạm, chỉ khác là chúng được con người điều khiển.

Trong nhiều trường hợp, máy bay cảm tử cũng xuyên qua lớp vỏ ngoài của tàu và phát nổ bên trong thân tàu giống các tên lửa. Vì vậy phân tích thiệt hại của các máy bay kamikaze gây ra cho tàu sân bay cũng giúp ta hình dung được phần nào tác dụng của tên lửa diệt hạm lên tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay kamikaze xuyên thủng boong tàu sân bay USS Intrepid, vào khoang chứa máy bay bên dưới. Đám cháy bị khống chế 1 giờ sau đó.


Tổng cộng có 22 tàu sân bay Mỹ bị các phi đội kamikaze tấn công. Chỉ 3 trong số đó bị chìm, và cả 3 đều là các tàu sân bay hạng nhẹ.

16 trong số 22 tàu là các tàu sân bay hạng nặng, một số bị thiệt hại khá nghiêm trọng, nhưng không chiếc nào bị chìm. Cũng cần lưu ý rằng các tàu sân bay “hạng nặng” của thế chiến thứ 2 chỉ bằng một nửa các tàu sân bay hiện nay của Mỹ, và nhỏ hơn tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc.

Hơn nữa, các tàu sân bay Mỹ trong thời kì đó có thiết kế khá kém an toàn. Mặt boong tàu chính, là nơi máy bay cất và hạ cánh, chỉ được làm từ gỗ và khung thép nhẹ.

Thiết kế này giúp việc sửa chữa thiệt hại trên boong nhanh hơn, nhưng khả năng chống xuyên rất kém, bom và máy bay cảm tử có thể dễ dàng xuyên thủng mặt boong và phát nổ bên trong khoang chứa máy bay, kích nổ số nhiên liệu và bom đạn bên trong và gây ra thiệt hại vô cùng lớn.

Ví dụ như ngày 19/3/1945, tàu sân bay USS Franklin bị trúng 2 quả bom, chúng xuyên qua mặt boong chính, qua 2 tầng bên dưới trước khi phát nổ.

724 sĩ quan và thuỷ thủ thiệt mạng, 265 người bị thương. Các tàu sân bay sau này đều dùng thiết kế với mặt boong chính bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 11/3/1945, một máy bay kamikaze mang 750kg bom tấn công tàu sân bay USS Randolph. Trên hình có thể thấy 1 lỗ thủng lớn ở đuôi tàu.


Tuy nhiên, ngay cả với kích thước nhỏ hơn so với tàu sân bay hiện đại và với lớp vỏ bảo vệ khá yếu các tàu sân bay này vẫn không bị đánh chìm bởi những phi đội kamikaze, như đã nói ở trên. Những tàu sân bay hiện đại được bọc thép gần như toàn bộ.

Các khu vực quan trọng được gia cường bằng các lớp Kevlar. Ngoài ra, cấu trúc bên trong tàu được chia thành nhiều khoang với các vách ngăn bọc thép dày, nhằm cô lập sức công phá trong trường hợp tên lửa xuyên được vào trong tàu.

Do đó có thể thấy tên lửa và bom không có sức hủy diệt lớn như ngư lôi. Bên cạnh đó, do phần lớn thiệt hại của bom và tên lửa là từ các đám cháy lan sau đó,

hiệu quả thực tế của chúng còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng khác, đó là khả năng của thuỷ thủ đoàn khi xử lý thiệt hại và ngăn chặn đám cháy.

Hải quân Mỹ tuy đã có vô số kinh nghiệm xử lý thiệt hại trong thế chiến thứ 2, vẫn có thể mắc những sai lầm chết người. Như trong vụ tại nạn trên tàu USS Forrestal trong chiến tranh Việt Nam.

Các thuỷ thủ đã dùng nước biển, thay vì bọt, để dập một đám cháy nhiên liệu trên boong. Do nhiên liệu nhẹ hơn nước nên đám cháy cùng bùng lên dữ dội, kích nổ nhiều bom và tên lửa trên các máy bay, gây ra thiệt hại lớn và vật chất và nhân mạng.

Sau vụ việc này, hải quân Mỹ phải tiến hành nhiều thay đổi lớn, trong đó bao gồm thiết kế các hệ thống phun bọt tự động trên các tàu sân bay mới, cải tiến quy trình huấn luyện việc dập lửa cho thuỷ thủ.

Nhờ vậy nên sau này trên tàu sân bay thế hệ mới USS Nimitz xảy ra 2 vụ tai nạn tương tự, nhưng đã được nhanh chóng khống chế và đảm bảo hoạt động thông suốt trở lại sau vài giờ.

Như vậy có thể thấy năng lực của thuỷ thủ đoàn cũng là 1 ‘lớp giáp bảo vệ’ vô hình nhưng cực kỳ quan trọng của tàu sân bay.

Trong trường hợp này, những nước chưa từng có truyền thống sử dụng tàu sân bay như Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp bất lợi vì những năng lực này không thể xây dựng trong thời gian ngắn mà phải thông qua sự tích luỹ kinh nghiệm thực tế, và những kinh nghiệm này thường phải trả bằng rất nhiều xương máu.

3. Vũ khí hạt nhân

Việc sử dụng vũ khí trong hải chiến từng được Mỹ và Liên Xô xem xét nghiêm túc trong chiến tranh lạnh.

Lí luận của họ là khi sử dụng trên biển, vũ khí hạt nhân chỉ gây thương vong cho các đơn vị quân sự mà không ảnh hưởng đến dân thường và các cơ sở kinh tế, dân sự, do vậy sẽ không leo thang lên thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), khi hải quân Mỹ phong toả Cuba để ngăn không cho Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân tại đảo quốc này, một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô do bị tàu chiến Mỹ truy lùng quá gắt đã dự tính sử dụng ngư lôi có đầu đạn hạt nhân.

May mắn là 2 sĩ quan cao cấp khác trên tàu không đồng ý, trong khi theo quy định phải có sự đồng thuận của cả 3 trước khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên tàu chiến nói chung và tàu sân bay nói riêng có thể rất khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Vũ khí hạt nhân có sức huỷ diệt lớn nhất khi được kích nổ dưới mặt nước và khi hạm đội đang tập trung, điều này được chứng minh qua cuộc thử nghiệm ngày 25/7/1946 của Mỹ tại đảo san hô Bikini.

Một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương quả bom thả xuống Nagasaki được kích nổ ở độ sâu 30m. 9 tàu chiến trong vòng bán kính 1km quanh tâm vụ nổ bị chìm. Trong số đó có 1 tàu sân bay 50,000 tấn, chiếc Saratoga.

Sóng chấn động của vụ nổ gây ra nhiều vết nứt khiến cho nước tràn vào, và nó chìm 8 giờ sau đó. Một tàu sân bay khác, chiếc Independence, đậu ở ngoài vùng bán kính huỷ diệt nên không bị chìm, nhưng cũng bị hư hại nghiêm trọng, và bị nhiễm xạ nặng.

http://nghiadx.blogspot.com
Cột nước khổng lồ trong thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển. Lưu ý những con tàu là những chấm nhỏ màu đen trên mặt biển


Các tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để chống chọi lại với sự nhiễm xạ từ các vụ nổ hạt nhân. Chúng có thể duy trì áp suất không khí bên trong cao hơn môi trường bên ngoài để ngăn các vật liệu phóng xạ không lọt vào trong được.

Một số còn được trang bị một hệ thống các vòi phun xung quanh tàu để tự động rửa trôi mọi vật liệu phóng xạ bám vào thành tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HMS Hermes của hải quân Anh đang diễn tập với các vòi phun tia cao áp năm 1961


4. Vô hiệu hoá tàu sân bay

Trên thực tế, trong chiến tranh không nhất thiết phải đánh chìm tàu sân bay của đối phương, vô hiệu hoá nó cũng là một lựa chọn. Vô hiệu hoá nghĩa là làm tàu sân bay không thể thực hiện nhiệm vụ của mình: phóng và thu hồi các máy bay.

Khi đó tàu sân bay chỉ còn là một khối sắt thép nổi vô dụng. Ngoài ra, đối phương cũng sẽ cần nhiều thời gian để sửa chữa. Về ngắn hạn, việc vô hiệu hoá tàu sân bay cũng có tác dụng như đánh chìm nó.

Trên tàu sân bay, điểm yếu nhất là các thang nâng dùng để đưa máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong. Trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, các phi đội cảm tử Kamikaze của Nhật khi tấn công tàu sân bay Mỹ luôn ưu tiên nhắm vào các thang nâng này.

Lí do là vì chúng là thiết bị cơ khí chuyển động lộ thiên duy nhất trên tàu sân bay, nên rất dễ bị đánh hỏng. Và một khi chúng đã bị vô hiệu hoá thì toàn bộ hoạt động của tàu sân bay cũng tê liệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Một thang nâng trên tàu sân bay. Ở hậu cảnh là đài chỉ huy


Đài chỉ huy trên boong cũng là 1 điểm yếu, tuy nhiên việc tiêu diệt nó không thể làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động của tàu sân bay, vì trung tâm chỉ huy chính nằm sâu bên trong tàu.

Ngoài ra, đối với các tàu sân bay thông thường, không chạy bằng năng lượng hạt nhân, ống khói cũng là một trong những điểm yếu của tàu.

Để có thể chọn đánh vào những điểm yếu này, tên lửa diệt hạm phải là loại được trang bị cảm biến hình ảnh, như tên lửa Kongsberg NSM ở trên.

Hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa mà Trung Quốc đang phát triển để đối trọng với các tàu sân bay của Mỹ được cho là có thể được trang bị loại đầu đạn đặc biệt,

có thể phóng ra hàng trăm đầu đạn xuyên, dùng để phá huỷ đường băng trên boong tàu sân bay.

Tuy nhiên, đường băng nói chung, cả trên bộ và trên tàu, tương đối dễ sửa chữa khi bị hư hỏng, và thường không gây nhiều gián đoạn cho hoạt động của các sân bay quân sự cũng như tàu sân bay.

Có thể kết luận rằng nếu muốn đương đầu với các lực lượng hải quân mạnh có trang bị tàu sân bay, cần đầu tư vào các máy bay trinh sát biển,

kết hợp hoả lực chính xác từ nhiều loại phương tiện khác nhau, đặc biệt là tàu ngầm và chiến đấu cơ trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang