Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Gaddafi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gaddafi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Tên lửa phòng không Libya có thể bị tuồn ra nước ngoài



[BDV news] Những tên lửa phòng không vác vai nằm trong tay quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại Libya có khả năng sẽ rơi vào tay các tổ chức khủng bố khi tình hình chiến sự tại quốc gia bắc Phi này tiếp tục căng thẳng.

“Một trong những hậu quả của chiến dịch quân sự chống lại chính phủ của ông Gaddafi chính là khả năng các tổ chức khủng bố sẽ mua được các loại tên lửa phòng không vác vai của quân chính phủ và quân nổi dậy Libya trên chợ đen”, ông Igor Korotchenko - giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới nói.




Tên lửa SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có thể sẽ tới tay quân khủng bố.

Theo các chuyên gia, Libya hiện có 600-1.500 tên lửa vác vai SA-14 Gremlin và SA-16 Gimlet có xuất xứ từ thời Xô Viết.

Ông Gaddafi đã ra lệnh phát vũ khí (bao gồm cả tên lửa vác vai) cho nhưng người ủng hộ nhằm tăng cường khả năng phòng không trên bộ. Theo ông Korotchenko, quân nổi dậy tại Libya đã thu được tới 50 bộ tên lửa vác vai từ các kho chứa vũ khí.

Tình hình tại biên giới Libya đang nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Điều này làm gia tăng khả năng tên lửa vác vai bị đưa tới các quốc gia láng riềng và bán cho các tổ chức khủng bố tại Trung Đông.

“Những vũ khí này sau đó sẽ được sử dụng để tấn công khủng bố nhằm vào các máy bay Israel và phương Tây”, ông Korotchenko nói.

Các loại tên lửa vác vai có kích thước nhỏ nên dễ dàng di chuyển. Tổ chức buôn lậu vũ khí có thể tuồn tên lửa vác vai vào Mỹ bằng các tàu chở hàng và bán cho các thành phần khủng bố ở Bắc Mỹ.

“Những tổ chức đặc biệt trên thế giới cần tiến hành hợp tác để ngăn chặn mối đe dọa này”, ông Korotchenko nói thêm.


Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya



[BDV news] Lần đầu tiên máy bay Pháp bắn hạ một phi cơ Libya từ khi thiết lập vùng cấm bay được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Điểm xảy ra va chạm là gần thành phố miền Tây Misrata và lý do là máy bay Libya không tuân thủ nghị quyết 1973.

Trước đó, Anh thông báo không lực Libya không còn đủ mạnh như một lực lượng tác chiến. Liên quân phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ quân sự với mục đích triệt hạ không lực của ông Gaddafi.

Trong khi đó, tiếp tục xảy ra giao tranh ở Misrata và ở Ajdabiya. Nhiều đơn vị phòng không ở Tripoli vẫn hoạt động khi các chiến đấu cơ của liên minh đánh bom các mục tiêu quân sự bên trong Thủ đô và nhiều nơi khác.



Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Libya phát đi hình ảnh nhiều xác người bị cháy đen mà họ nói là do liên minh gây ra. Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khalid Kaim khẳng định là liên minh tấn công các mục tiêu dân sự và yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích.

Ông tuyên bố: “Các cuộc không kích không phân biệt thường dân hay quân đội. Ông kêu gọi đối thoại và đưa đời sống trở lại bình thường và các cuộc không kích phải chấm dứt ngay lập tức”.

Ngược lại, Ngoại trưởng Pháp là Alain Juppe khẳng định rằng các cuộc không kích của liên minh chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự.

Một bác sĩ Libya ở Tripoli tên Haitham al Traboulsi nói với đài truyền hình Arabiya rằng: “Không có thường dân nào bị trúng đạn” trong các cuộc không kích mới đây của liên minh và những cuộc tấn công này “cực kỳ chính xác”. Hình ảnh những xác người được chiếu trên đài truyền hình Libya là xác của những người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh trước tại Zawiya và Tripoli.

Cùng lúc, nhiều người trong khu vực bị phe Chính phủ bao vây như Misrata khẳng định, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi pháo kích bừa bãi.

Ngoài ra, một bác sĩ trong thị trấn này tiết lộ là nhiều người bắn tỉa nhắm vào thường dân, các xe tăng bắn vào các tòa nhà, cuộc sống tại đây không có nước máy, thực phẩm thì khan hiếm và điều kiện tại bệnh viện rất tồi tệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Kaim khẳng định rằng quân đội Chính phủ tôn trọng cuộc ngưng bắn tại Misrata: “Tình hình chỉ xảy ra ở một vài nơi có bạo động và những người bắn tỉa rải rác ở những khu vực khác nhau của Misrata. Không có cuộc tấn công nào của quân đội Libya, từ trên không hay trên bộ, và không có cuộc hành quân nào của quân đội trong địa phận Misrata”.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya



[Vietnamdefence news] Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Tình hình Libya tiếp tục diễn biến theo kịch bản khó lường. Trong khi đó, các nước đồng minh chống Libya chưa quyết định được ai sẽ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch chống Libya từ tay Mỹ, và những mục tiêu cuối cùng và thời hạn chiến dịch.

Điều bí ẩn đối với họ vẫn là các kế hoạch của ông Gaddafi và giới thân cận của ông, cũng như những hành động tiếp theo của quân nổi loạn.




Trong bối cảnh bất định đó, Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Theo cổng thông tin DVIDS chuyên về tin tức quân sự, hôm 23.3, Mỹ đã điều động hơn 4.000 thủy binh và lính thủy đánh bộ tới khu vực Địa Trung Hải để chi viện cho chiến dịch Odyssay Dawn.

Số quân này lấy từ biên chế Nhóm đổ bộ Bataan (Bataan Amphibious Ready Group) và Đơn vị viễn chinh (Marine Expeditionary Unit) số 22 của Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí.



Đại tá hải quân Steven J. Yoder, chỉ huy nhóm đổ bộ cho biết, “các tàu đổ bộ đệm khí là tối ưu để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, từ trợ giúp nhân đạo đến các chiến dịch quân sự trên bộ và trên biển”.

Số thủy binh và lính thủy đánh bộ này đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường trong 1 năm và nay có khả năng “hoàn thành mọi nhiệm vụ” đặt ra.

Hiện nay, chiến dịch chống Libya có sự tham gia ở mức độ khác nhau của 13 nước, nhưng trực tiếp cho máy bay chiến đấu xuất kích và tấn công chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp. Từ khi bắt đầu ngày 19.3.2011, chiến dịch do Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ chỉ huy, song Mỹ dự kiến trao trả lại quyền chỉ huy cho đồng minh.



Các nước NATO đang thảo luận việc chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch ở Libya cho ai, song chưa đạt kết quả. Hiện có 2 phương án là giao cho NATO hoặc cho một số nước NATO nào đó như Anh-Pháp, song NATO chưa quyết định được việc chọn phương án nào.


>> Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều chiến hạm tới Libya



Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất triển khai các chiến hạm để giúp NATO thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, báo chí thế giới dẫn nguồn tin từ NATO ngày 23/3 cho hay.

Trước đó, hôm 17/3 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh thiết lập vùng cấm bay đối với Libya và cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường tránh các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào các thành phố do lực lượng nổi dậy kiểm soát.

Theo báo chí quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sẽ triển khai 5 chiến hạm, bao gồm 4 khinh hạm và một tàu phục vụ, cùng với một tàu ngầm để giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya.




Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ điều chiến hạm tới tham gia phong tỏa Libya.


Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Hiện vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về đề xuất triển khai số tàu chiến này.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Pháp đã đạt được thoả thuận rằng NATO cần phải giữ vai trò chính trong chiến dịch quân sự tại Libya.

Vào ngày 22/3, Cao ủy Liên minh châu Âu ông Catherine Ashton phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh đã xác nhận rằng cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang tiến hành.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn thành kế hoạch về vùng cấm bay và việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Đồng thời tất cả các thành viên của liên minh quân sự NATO đã “cam kết thực hiện trách nhiệm của mình theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được đối với thường dân Libya.”

Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, mà Mỹ cho là “trung tâm của hệ thống dầu khí quốc gia Libya” và là “nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho chế độ Gaddafi.”

Mới đây, đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin có ít nhất 60 thường dân thiệt mạng và hơn 150 người khác bị trọng thương trong các cuộc không kích liên tiếp của lực lượng Liên quân NATO.


Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Vì sao Mỹ dùng vũ lực với Libya, còn Yemen và Bahrain thì không?


[BDV news] Cả ba nước đều sử dụng vũ lực để "xử lý" các cuộc biểu tình nhưng Mỹ chỉ lên kế hoạch phản ứng quân sự với mỗi Libya. Hai nước còn lại chỉ bị phản đối bằng lời bởi họ là đồng minh của Mỹ.

Khi cuộc nổi dậy lan ra khỏi Bắc Phi thì Washington tỏ ra thận trọng với cách tiếp cận riêng biệt đối với mỗi nước bởi sự ổn định tại các quốc gia giàu dầu mỏ dường như quan trọng hơn là hy vọng của Mỹ về các phong trào phản kháng.

Cụ thể, Yemen có ý nghĩa rất quan trọng đối với Washington trong cuộc chiến chống al-Qaeda. Điều này khiến chính quyền Obama phải hết sức thận trọng trong việc gây áp lực tới đâu đối với Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh.

Nói cách khác, “Mỹ rất sợ rằng nếu ông Saleh đi, Yemen sẽ sụp đổ”, bà Marina Ottaway, Giám đốc chương trình Trung Đông tại Carnegie Endowment for International Peace ở Washington nhận định. Tương tự, ở Bahrain, Mỹ có căn cứ hải quân lớn nên cũng không phản ứng quân sự.

“Mỹ luôn luôn thuyết giảng những giá trị mà chính họ không thể sống theo. Cuối cùng thì quyền lợi của Mỹ luôn là trên hết”, bà Marina khẳng định.



Mỹ chỉ lên kế hoạch phản ứng quân sự với mỗi Libya. Ảnh minh họa.

Ngay cả với Libya, sự thận trọng mới cũng đang được thể hiện. Chính quyền ngần ngại một thời gian trong việc ủng hộ quyết định áp dụng vùng cấm bay, bởi lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thứ ba của My tại một quốc gia Hồi giáo, sau Afghanistan và Iraq.

Và Mỹ chỉ quyết định việc này sau khi nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia Arab và các đồng minh châu Âu.

Và hiện vẫn chưa rõ Mỹ sẽ đóng góp quân sự tới mức nào đối với khu vực cấm bay được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, cũng như chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Gaddafi thành công trong việc níu giữ quyền lực.

Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử và làn sóng biểu tình tràn qua khu vực, người ta có thể nói rằng thận trọng là một chính sách hợp lý, nếu nhìn từ quan điểm Mỹ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang