Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc

Mỹ dùng siêu tàu sân bay lớp Ford tạo ưu thế “cách biệt thế hệ” với nước khác và thực hiện tư tưởng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm
>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Phần lườn tàu của tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã được lắp ráp

Mỹ gấp rút chế tạo “siêu tàu sân bay”

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp đi vào hoạt động vào năm 2015 tạo ra ưu thế áp đảo đối với tàu sân bay của các nước khác.

Ngày 24/5, nhà máy đóng tàu lớn nhất của Mỹ - Newport News đã lắp ráp bộ phận cuối cùng của siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford - phần lườn tàu. Đây là một cột mốc quan trọng trong chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân mới nhất của Mỹ.

Trước đó, tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay USS Gerald R. Ford mang theo kỳ vọng của Mỹ tiếp tục có thể giành được bá quyền hải quân nửa thế kỷ.

Xét tới xu thế chiến lược Hải quân Mỹ tăng cường binh lực ở châu Á-Thái Bình Dương và xu thế phát triển tốt đẹp trong xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc, tàu sân bay Trung Quốc khó tránh khỏi phải đối mặt với đối thủ mạnh – tàu sân bay lớp Ford của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Big Mac trên biển được tôn sùng

Khi Tổng thống Mỹ thứ 38 còn tại nhiệm, ông nói “là Ford, chứ không phải Lincoln”. Việc này có giải thích cho rằng, “Ford” là xe gia dụng phổ biến, “Lincoln” lại là xe xa hoa.

Nhưng khi đến tàu sân bay thì tình hình thay đổi, bởi vì “Lincoln” thuộc lớp Nimitz, “Ford” lại là “siêu tàu sân bay”, “Ford” đặt tên theo cựu Tổng thống Mỹ Ford, là tàu sân bay hạt nhân đa năng mới được Hải quân Mỹ đưa ra trên cơ sở đẩy nhanh chuyển đổi sang chiến tranh thông tin hóa trên biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.

Từ khi quân Mỹ tuyên bố bắt đầu chế tạo tàu sân bay lớp Ford đến nay, chiếc “Big Mac trên biển” trong tương lai này luôn được quan tâm. Được biết, kế hoạch chế tạo liên quan bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã được chuẩn bị, công tác thiết kế một số bộ kiện của nó đã bắt đầu từ năm 2000.

Ngày 24/5, trang mạng “Thời báo Hải quân” Mỹ cho biết, sẽ đưa phần lườn tàu vào xưởng, tức là 80% toàn bộ công tác chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã hoàn thành.

Hàng trăm công nhân đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử - lườn tàu khổng lồ của tàu sân bay được cần cẩu cỡ lớn kéo lên. Các phương truyền thông Mỹ tập trung đưa tin, đồng thời đã tự hào giới thiệu về công nghệ chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford áp dụng công nghệ chế tạo mô đun hóa kiểu “xếp gỗ”, thông qua lắp ráp một loạt bộ kiện, thiết bị nhỏ ở trong nhà máy, đồng thời hoàn thành một đơn vị mô đun (modular unit) thiết bị lớn. Cần cẩu cỡ lớn có khả năng cẩu tới 900 tấn lần lượt cẩu những đơn vị mô đun này và lắp ghép chính xác trong nhà máy.

Theo tiết lộ của tạp chí “Popular Mechanics” Mỹ, ở khu vực ngoài trời để đầy các tấm thép, những ống thép chất đống và mô đun thân tàu vài trăm tấn, giống như một người khổng lồ nào đó tháo tung đồ chơi ra rải lên mặt đất.

Sau khi chế tạo xong tàu sân bay mới, độ cao từ mặt nước trở lên tương đương lầu cao 20 tầng, sử dụng lò phản ứng hạt nhân tích hợp công suất lớn thế hệ mới.

Lò phản ứng mới không cần phải thay đổi lõi, khi được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động liên tục 20 năm, tuổi thọ sử dụng có thể đạt 50 năm.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye trang bị cho tàu sân bay Ford

Có ưu thế mạnh trước tàu sân bay của nước khác

Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford dài 333 m, rộng 40,8 m, có đường băng cỡ lớn, lượng choán nước khoảng 100.000 tấn, thủy thủ đoàn từ 2.500-2.700 người, được gọi là “siêu tàu sân bay”.

So với tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Ford có nhiều đổi mới, sáng tạo: khu kiểm soát, chỉ huy áp dụng kết cấu bố cục có thể thay đổi linh hoạt, tiện lợi cho lắp ráp trang bị mới; đảo tàu đã được thiết kế hoàn toàn mới, không chỉ đã tiếp nhận tư tưởng tàng hình, mà cũng đã trang bị radar song tần AN/SPY-3 vốn được thiết kế cho tàu khu trục lớp Zumwalt.

Tàu sân bay này có thể mang theo 90 máy bay, gồm: máy bay chiến đấu tàng hình F-35, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye, máy bay trực thăng MH-60R/S và máy bay chiến đấu/do thám không người lái.

Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay lớp Ford sẽ dùng máy phóng điện từ, thay thế cho máy phóng hơi nước, có thể phóng máy bay nhanh hơn.

Còn theo tiết lộ của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, so với tàu sân bay động cơ hạt nhân hiện có, chu kỳ hoạt động của tàu sân bay lớp Ford đạt 50 năm, chi phí hoạt động tổng thể khoảng 5 tỷ USD.

Đương nhiên, Hải quân Mỹ nghiên cứu phát triển và trang bị tàu sân bay lớp Ford hoàn toàn không chỉ là để tiết kiệm tiền, mà khả năng tác chiến mạnh, hiệu quả cao và toàn diện mới là điều họ coi trọng nhất.

Xét tới việc tàu sân bay lớp Ford sẽ chế tạo 11 chiếc, lại là một vũ khí tác chiến tin cậy nhất của Hải quân Mỹ, trong tương lai chắc chắn sẽ hoạt động thường xuyên ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Khi đó, tàu sân bay Trung Quốc (kể cả Varyag và tàu sân bay nội địa tương lai) khó tránh khỏi phải đối mặt với chiếc “Big Mac trên biển” này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc.

Lấy tàu sân bay Kuznetsov cùng cấp làm đối tượng tham khảo, tàu sân bay Varyag dài khoảng 302 m, rộng gần 70,5 m, lượng choán nước đầy là 67.000 tấn, thuộc tàu sân bay cỡ trung bình điển hình.

So sánh các chỉ tiêu như lượng choán nước, khả năng hoạt động liên tục, khả năng mang theo và cất/hạ cánh máy bay sẽ thấy rằng, tàu sân bay cỡ trung bình như Varyag cơ bản không thể đối phó tàu sân bay lớp Ford.

Bình luận viên quân sự Trung Quốc Lương Vĩnh Xuân cho rằng, Mỹ phát triển tàu sân bay lớp Ford chính là để tạo được ưu thế to lớn “khác biệt về thế hệ” trước tàu sân bay hiện có của nước khác.

Sợ tên lửa và máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc?

Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, khi Hải quân Mỹ thiết kế kế hoạch tàu sân bay thế hệ mới và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2015, họ không dự kiến được vấn đề này: Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo có thể chọc thủng đường băng của tàu sân bay Mỹ.

Bài báo cho rằng, mấy năm trước, Mỹ còn áp dụng biện pháp cử 1 hoặc nhiều tàu sân bay ứng phó xung đột và trấn an đồng minh, cũng có thể tạo hiệu quả áp chế Trung Quốc; nhưng hiện nay, vũ khí trang bị tác chiến mạnh nhất của quân Mỹ đã đối mặt với mối đe dọa.

Eric Heginbotham, nhà nghiên cứu vấn đề an ninh Đông Á của Công ty RAND Mỹ cho rằng: “Vào năm 1995 hoặc năm 2000, mối đe dọa đối với tàu sân bay còn rất nhỏ, nhưng mối đe dọa hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều, mối đe dọa kiểu tích hợp mới cũng nổi lên”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Đầu năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates đến thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã cho bay thử một loại máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới, mang tên J-20, một loại máy bay có thể phát động không kích các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Guam.

Báo Trung Quốc viết rõ ràng, Hải quân Mỹ lo ngại “siêu tàu sân bay” đang khổ công nghiên cứu phát triển của họ bị tên lửa đạn đạo chống hạm và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc làm mất tác dụng.

Báo Trung Quốc cho rằng, cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, mấy năm gần đây, phương Tây ngày càng tích cực tuyên truyền về “mối đe dọa tàu ngầm”, “mối đe dọa máy bay chiến đấu tàng hình”... của Trung Quốc, và tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã trở thành mục tiêu rõ ràng. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc bị “cố ý thổi phồng”.

Cục tình báo Hải quân Mỹ từng cho rằng, trong thời gian ngắn, Trung Quốc còn chưa có khả năng sử dụng có hiệu quả tên lửa chống hạm kiểu mới để tấn công tàu sân bay hoặc tàu chiến khác của Mỹ.

Ngoài ra, một vài tướng lĩnh nghỉ hưu Mỹ có nghiên cứu sâu về tình hình quân sự khu vực Thái Bình Dương cũng cho rằng, hiện nay nói “kết thúc thời đại tàu sân bay” còn hơi sớm.

Trong biên đội tàu sân bay Mỹ không chỉ có lực lượng hộ tống như tàu khu trục phòng không Aegis, tàu tuần dương săn ngầm và tàu ngầm hạt nhân tấn công; hơn nữa những máy có người lái và máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay lớp Ford có khả năng tác chiến kiểm soát trên không và tấn công đối biển rất mạnh.

Máy bay chiến đấu và tên lửa của đối phương rất khó đột phá được mạng lưới phòng thủ nhiều tầng xung quanh tàu sân bay, việc tấn công tàu sân bay hoàn toàn không phải là việc dễ dàng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc.

Trang bị kỹ thuật dẫn trước tuyệt đối, tàu sân bay Ford không có đối thủ

Quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay lớp Ford tương tự như tàu lớp Nimitz trên một số phương diện, chẳng hạn lượng choán nước đầy khoảng 100.000 tấn, tốc độ hơn 30 hải lý/giờ (con số cụ thể còn bí mật); máy bay chiến đấu có thể tấn công mục tiêu ngoài trăm ngàn km.

Nhìn bề ngoài, tàu sân bay Ford tương lai không khác nhiều lắm so với 11 tàu sân bay lớp Nimitz hiện có. Tuy nhiên, vị trí tháp tàu Ford chuyển về phía sau, thể tích cũng tương đối nhỏ, song sửa chữa rất dễ, nhân lực cần thiết cũng giảm xuống, do đó giúp cho tàu sân bay Ford có được đường băng rộng hơn.

Bên trong tàu sân bay Ford được thay đổi đáng kinh ngạc. Nó có trung tâm chỉ huy được thiết kế lại, hệ thống phóng điện từ (trước đây đều là phóng hơi nước) và đường băng kiểu tăng cường, giúp máy bay chiến đấu cất cánh nhanh hơn.

Tàu sân bay Ford mỗi ngày bình thường điều động máy bay có thể đạt 160 lượt chiếc, lúc cao điểm có thể lên tới 270 lượt chiếc, cao hơn nhiều so với lượng điều động 120 lượt chiếc bình thường hàng ngày và 220-240 lượt chiếc lúc cao điểm của tàu sân bay hiện có.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng MH-60R trang bị cho tàu sân bay Ford

Ngoài ra, tàu sân bay Ford sẽ trang bị lượng lớn máy bay không người lái. Những máy bay này trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác.

Tàu Ford sẽ còn áp dụng công nghệ hệ thống thông tin tác chiến tiên tiến hơn và thiết bị tự động hóa, hỗ trợ toàn diện cho khả năng tác chiến trung tâm mạng của quân Mỹ, có thể tiến hành “kết nối, liên lạc thông suốt với nhau, phối hợp hoạt động với nhau” giữa các loại vũ khí và quân chủng.

Do tàu sân bay Ford phần lớn áp dụng hệ thống tự động hóa và trang bị hoạt động không cần con người điều khiển, không gian sinh hoạt cá nhân của thủy thủ đoàn sẽ tăng mạnh.

Có phân tích cho rằng, Mỹ chế tạo tàu sân bay, lựa chọn vũ khí phối hợp có tư tưởng chung là đáp ứng nhu cầu tác chiến tổng hợp – đối không, đối biển, đối ngầm và đối đất. Các loại tàu sân bay của Mỹ đến nay như “cô độc cầu bại”, khó tìm kiếm được đối thủ thực sự.

Trong khi đó, trong tình hình chưa có đối thủ, tàu sân bay Ford vẫn tiếp tục kiên trì đa chức năng hợp nhất trên không-trên biển, từ biển đến đất liền, cho thấy Mỹ nhất quán kiên trì tư tưởng phát triển trang bị “lấy công nghệ dẫn trước tuyệt đối để răn đe đối thủ”.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục .NET)

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

>> DDG 1000 USS Zumwalt - Tàu chiến 7 tỉ đô la của Hải quân Mỹ

Con tàu tối tân này sẽ là một thách thức lớn với Trung Quốc nếu Trung Quốc muốn cản đường Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt này có giá 7 tỉ đô la Mỹ.


Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt có giá 7 tỉ đô la Mỹ này sẽ tập trung vào các cuộc tấn công trên cạn và phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, tàng âm của nó để di chuyển nhanh vào bờ trước khi bắn phá ồ ạt vào đất liền.

Ngoài những vũ khí truyền thống, con tàu này được trang bị thêm loại vũ khí mới mà Hải quân Mỹ từng dự định tung ra có tên gọi “railgun” (có thể tạm dịch là “súng đường ray” – PV).

Đây là một loại pháo điện từ, phóng ra rất nhiều đạn ở tốc độ cao mà không phải sử dụng thuốc phóng. Thay vì đó sẽ có một dòng điện chạy qua vỏ pháo, tương tác với lực từ trường trong những đường ray và nện mạnh vào vỏ pháo từ phía nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
DDG 1000 USS Zumwalt

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí này vào tháng 2 năm nay nhưng nó chưa được đưa vào sử dụng.

Ban đầu chiếc Zumwalt được dự đoán trị giá khoảng 3.8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên do sử dụng nhiều công nghệ nên giá thành của nó đã đội lên gần gấp đôi. Cộng với chi phí nghiên cứu và phát triển mỗi chiếc Zumwalt có giá lên tới 7 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên Hải quân Mỹ chỉ dự định sản xuất ba chiếc tàu loại này.

Một nhà phân tích quốc phòng tên Jay Korman cho rằng do sử dụng quá nhiều công nghệ nên giá thành của chiếc tàu này mới ngất ngưởng như vậy và ông cho rằng chi phí như vậy là quá đắt.

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ) đã phải mua một xưởng mới với giá 40 triệu đô la Mỹ để có thể lắp ráp con tàu khổng lồ này.

Nhưng dù kích cỡ lớn như vậy con tàu này cũng chỉ cần nửa đoàn thợ lắp ráp một con tàu truyền thống do trên tàu có hệ thống máy ráp tự động hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ).

Đây có thể coi là một động thái đáng chú ý của Bộ Quốc phòng Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và thách thức lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến chiếc tàu Zumwalt này chìm xuống đáy Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc tàu Zumwalt này quả là một thách thức lớn với lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến nó chìm xuống đáy Biển Đông.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc cũng đang nghiên cứu củng cố năng lực hàng không mẫu hạm và phát triển các hệ thống tên lửa và tàu ngầm có thể cản đường tiếp cận của Mỹ tới những làn biển quan trọng.

>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"

Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012

Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng.

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”.

Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày.

Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011.

Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây.

Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông.
“Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”.

Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”.

Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin…

Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc

Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc.

Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam.

Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ.

Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông.

Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD)

Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”.

Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ.

Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”.

Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung

Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.

Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân.

 Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương.

Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa.

Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu.

Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu.

Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012.

Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần.

Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này…

Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.

Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ tại Singapore từ năm 2013.

Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên.

Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”.

Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen.

Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???).

Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ?

Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”.

(Theo Báo Giáo Dục.NET)

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Học thuyết quân sự Mỹ và đòn đánh phủ đầu Trung Quốc ?

“Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu các căn cứ quân sự của Trung Quốc, mục tiêu là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.




http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu chủ yếu "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của quân Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.


Tân Hoa xã dẫn nội dung từ tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết nhan đề “Chiến lược mới của Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ”, cho rằng phương châm quân sự mới của Mỹ mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (không-hải quân)” sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Trung Quốc.

>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Bài viết cho rằng, phương châm quân sự mới của Mỹ, nhằm đáp trả khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở mức độ nhất định, đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, cho rằng nó hoàn toàn không cần thiết thể hiện thái độ khiêu khích với một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Mỹ.

Trong thời điểm Mỹ điều chỉnh triển khai chiến lược toàn cầu, gia tăng coi trọng châu Á, tư tưởng tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (AirSea Battle) là để cố gắng duy trì ưu thế quân sự ở những khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Trong 20 năm qua, cùng với việc cảm thấy lo ngại về xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang dần dần hé lộ tư tưởng chiến lược này.

Nhưng, trong thời điểm Mỹ cố gắng nắm chắc sự cân bằng thích hợp “cạnh tranh” và “hợp tác” trong quan hệ với Trung Quốc, có người (thậm chí gồm một số người trong nội bộ Quân đội Mỹ) cảnh báo, học thuyết quân sự mới này sẽ chọc giận Trung Quốc một cách hoàn toàn không cần thiết.

“Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển đang ma quái hóa Trung Quốc” – Thượng tướng nghỉ hưu, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright vừa nói tuần trước. “Điều này không phù hợp với lợi ích của bất cứ ai”. - Tân Hoa xã viện dẫn lời bàn chưa được xác minh cho hay.

Học thuyết quân sự mới này mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh. Vào thập niên 1970, do cảm thấy lo ngại về mối đe dọa quét sạch Tây Âu của Quân đội Liên Xô, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã phát triển học thuyết chiến tranh, được gọi là “tác chiến hợp nhất trên không-mặt đất” (không-lục quân).

Từ vũ khí kiểu mới đến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, ở mức độ rất lớn, học thuyết này đã trở thành nền tảng chính sách quân sự của Mỹ giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trên phương diện chính sách và chiến lược ảnh hưởng 20 năm tới, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” có thể đóng vai trò quan trọng tương tự. Các quan chức cho biết, nó tập trung vào tăng cường quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á, đồng thời đáp trả vũ khí và khả năng chiến đấu “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial) do nước khác phát triển.

“Điều này rất có thể là thách thức đặc trưng nhất của thời đại hiện nay và trong tương lai gần” – Đô đốc Jonathan Greenert, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng hải quân vừa nói tuần trước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần tới đã đến châu Á, giải thích với đồng minh của Mỹ về hàm nghĩa của học thuyết quân sự này.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ thực hiện "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bề ngoài nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là tấn công Trung Quốc.

Trong thời điểm quân Mỹ từng bước rút khỏi Chiến tranh Iraq và Afghanistan, phương châm quân sự mới tìm cách ứng phó với chủ đề chiến lược quan trọng hiện nay của quân Mỹ: sự trỗi dậy của châu Á; sự điều chỉnh trọng tâm theo yêu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn (chú trọng hơn về sức mạnh trên không và trên biển); tầm quan trọng của chiến tranh mạng.

Nhưng, bối cảnh phát triển của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" có sự khác biệt một trời một vực với bối cảnh phát triển của học thuyết quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đối thủ trước đây là Liên Xô, Mỹ không có bất cứ quan hệ kinh tế thương mại nào với họ; còn hiện nay, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại sâu sắc với Trung Quốc - từ thương mại đến trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong bối cảnh chính trị tinh tế này, trong các trường hợp công khai, quan chức Mỹ kiên trì cho biết, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào một nước nào, thậm chí cũng không nhằm vào khu vực nào, mà là có liên quan đến công nghệ đang nghiên cứu phát triển của rất nhiều quốc gia.

"Ý tưởng này không nên buộc chặt vào bất cứ tình cảnh riêng nào" - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Thượng tướng Norton Schwartz vừa cho biết tuần trước khi được hỏi "mục tiêu chủ yếu phải chăng là Trung Quốc".

Nhưng, các quan chức Mỹ ngầm thừa nhận, từ tên lửa đạn đạo có thể bắn chìm tàu chiến, đến tàu ngầm và sức mạnh tác chiến mạng không ngừng phát triển của Trung Quốc, việc đầu tư cho vũ khí "chống can dự" của Trung Quốc khiến cho Lầu Năm Góc cảm thấy lo ngại, mà loại vũ khí này đang là thứ mà "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" phải đối phó.
Trong thời điểm Mỹ đưa ra phương châm quân sự mới, đúng vào lúc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách. Lầu Năm Góc đã cắt giảm 485 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ngân sách toàn diện trong năm nay, Lầu Năm Góc còn có thể buộc phải tiếp tục cắt giảm ngân sách với số tiền tương tự.

Nhưng, nếu phải quán triệt có hiệu quả học thuyết "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì phải tiến hành đầu tư to lớn cho máy bay ném bom tầm xa mới, tàu chiến, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng.

"Trong khoảng 12 năm qua, nếu bạn cần gì, chúng tôi cơ bản đều có thể sắp xếp ngân sách". George Flynn, một quan chức hoạch định cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, "thực tế mới về mặt tài chính đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn".

http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với việc đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, uy lực của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ còn tiếp tục được tăng cường.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề giấu giếm quan điểm của họ - châu Á là một khu vực quan trọng hàng đầu trong chiến lược lâu dài của họ.

Leon Panetta đã nói với học viên tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis hồi tuần trước rằng: "Thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với một trong những chương trình quan trọng, đó chính là duy trì và tăng cường ưu thế của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn".

Theo quan điểm của một số nhà quan sát, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh nhằm vào Trung Quốc. Một trong những văn kiện công khai của Lầu Năm Góc "Ý tưởng can dự tác chiến liên hợp" (Joint Operational Access Concept) đề nghị, trong tình huống xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào, quân Mỹ "tiến hành tấn công chiều sâu (tung thâm) đối với sự phòng thủ chống can dự/ngăn chặn khu vực của đối phương".

Lấy tên lửa chống hạm của Trung Quốc làm ví dụ, điều đó sẽ có nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn "đánh đòn phủ đầu" đối với các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

"Rủi ro to lớn ở chỗ, cuộc tấn công này sẽ gây leo thang nghiêm trọng tình hình, Trung Quốc thậm chí có thể sẽ cho rằng, mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc" - Raoul Heinrichs, Đại học Quốc gia Australia cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay là bộ phận cốt lõi của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc "kết" máy bay EA-18G Growler của Mỹ

Triển khai EA-18G là một quyết sách quan trọng giúp Mỹ tăng cường quyền kiểm soát trên không, trên biển ở Tây Thái Bình Dương.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.

Nổi bật từ chiến dịch không kích Libya

Gần đây, báo giới tiết lộ, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler sẽ triển khai ở Tây Thái Bình Dương. Trong các hoạt động quân sự trên không của quân Mỹ hơn 20 năm qua, đều không thể thiếu bóng dáng của máy bay tác chiến điện tử, chẳng hạn như chiến dịch chống Libya hồi năm 2011, sau khi được cử đi, máy bay Growler đã thể hiện được khả năng xuất sắc, khả năng gây nhiễu mạnh của nó đã gây “mù” cho toàn bộ radar của Libya, tên lửa mặt đất không còn khả năng đánh trả, thực sự trở thành “người mù”.

>> Mổ xẻ điểm khác biệt của chiếc Su-T-50 03
>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)

Thậm chí trong thời gian máy bay này thực hiện nhiệm vụ, điện thoại di động của phóng viên tại Thủ đô Tripoli của Libya cũng đã bị ảnh hưởng. Hiện nay Mỹ lại muốn triển khai máy bay tác chiến điện tử Growler ở châu Á-Thái Bình Dương.

Gần đây, báo chí quốc tế cho biết, Mỹ sẽ triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler kiểu mới ở căn cứ bay hải quân Atsugi của Nhật Bản, thay thế cho EA-6B Prowler đã hoạt động nhiều năm.

Máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ đã thể hiện xuất sắc trong Chiến dịch El Dorado Canyon không kích Libya năm 1986, đã can thiệp điện tử có hiệu quả, áp chế được hỏa lực phòng không mặt đất, đồng thời cũng đều đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Iraq sau này, từng được gọi là lực lượng xương sống của máy bay tác chiến điện tử Mỹ.

Nhưng, do các yếu tố như tính cơ động dưới âm thanh của nó kém, khả năng không chiến kém, Hải quân Mỹ quyết định sử dụng EA-18G, loại máy bay tác chiến điện tử hoạt động thích hợp với chiến trường hơn, thay cho Prowler cũ.


http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ toàn năng EA-18G Growler, Mỹ

Khác với Prowler có tốc độ bay khá chậm, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng của máy bay chiến đấu F-18, vì vậy đã đảm bảo cho nó duy trì được ưu thế nhất định về tốc độ-tính cơ động trên không.

Growler đã lắm hệ thống triệt tiêu gây nhiễu, giúp nó có thể vừa phóng tín hiệu gây nhiễu, vừa tiến hành liên lạc được với lực lượng, thứ mà Prowler không có. Nó được trang bị tên lửa dẫn đường radar AIM120, đã tăng khả năng phòng thủ tác chiến không đối không.

Là vũ khí then chốt của quân đội, trong chiến dịch quân sự không kích Libya của NATO năm 2011, EA-18G đã lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế, Growler đã không chỉ dùng thiết bị gây nhiễu điện tử áp chế được tên lửa phòng không của Quân đội Libya, mà cũng đã tấn công lực lượng xe tăng của Libya.

Quân Mỹ cho rằng, tại các khu vực chiến lược có mối đe dọa tên lửa phòng không nghiêm trọng trên không, Growler chắc chắn đã trở thành người tiên phong mở đường không thể thiếu ở trên không.

Hiện nay, do máy bay chiến đấu liên hợp thế hệ mới F-35 của quân Mỹ còn chưa được triển khai vào vị trí, máy bay chiến đấu F-22 còn tồn tại các vấn đề như thiếu khí ô-xy trên cao, không thể hoàn toàn đưa vào chiến đấu thử, lúc này, quyết định triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G ở tiền duyên châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn là kế hoãn binh của quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Các căn cứ của quân Mỹ gồm Guam, Atsugi cùng với tàu sân bay tới lui tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, đều có thể được dùng làm nơi triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G, do đó, các thiết bị điện tử, radar duyên hải của khu vực Tây Thái Bình Dương đều sẽ đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng của Growler.

Growler – sát thủ toàn năng

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, đặc điểm lớn nhất của máy bay tác chiến điện tử EA-18G là một “sát thủ toàn năng”, có cả khả năng “cứng” và “mềm”. Nó kết hợp được 2 chức năng, bởi vì nền tảng của nó là máy bay FA-18E/F, đó là loại máy bay trang bị cho tàu chiến hiện có của Mỹ, cho nên khả năng vận tải lớn.

Đến nay, sau khi được cải tiến thành máy bay tác chiến điện tử, khả năng treo vũ khí bên ngoài, tải trọng vũ khí của nó không hề thay đổi, nên nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu.

Theo Đỗ Văn Long, nhìn vào khả năng mềm của EA-18G, nó có hai đột phá so với Prowler. EA-18G có 2 khoang treo lần lượt tên là khoang treo 99 và 218. Khoang treo 99 có hình thù kỳ lạ, mô hình gây nhiễu của nó đã chuyển từ gây nhiễu kiểu rải bom trước đây sang gây nhiễu chính xác.
http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ toàn năng" - máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Trước đây, khi Mỹ đánh Iran, nếu không đánh được thì đem bom rải để san bằng, hình thức gây nhiễu này chính là gây nhiễu kiểu rải thảm. Nhưng EA-18G lại có thể tìm được chính xác một đoạn băng tần, tiến hành gây nhiễu kiểu “định điểm” chính xác, tức là muốn gây nhiễu ai thì người đó sẽ bị gây nhiễu.

Khoang 218 có thể gây nhiễu thông tin của đối phương ở tàu chiến, có thể chặn và nghe rõ được thông tin, nhưng lại không hề gây nhiễu gì cho thông tin của bên mình (quân Mỹ), cho nên đây là một hình thức gây nhiễu rất thông minh, khả năng này có sự khác biệt về chất so với Prowler.

Chuyên gia quân sự Doãn Trác cho rằng, EA-18G đã được phát triển trong nhiều năm, hiện nay nó đã được xuất hiện công khai, trên thực tế nó đã được triển khai vài năm. EA-18G là một thủ đoạn/quyết sách then chốt trong tác chiến của quân Mỹ. Trước hết, trước khi chiến đấu nó có thể trinh sát, thu thập các loại thông tin, ghi nhớ các loại radar của đối phương, nó có khả năng máy tính rất mạnh, toàn bộ đều có thể lưu trữ.

Sau đó, EA-18G ngắm vào radar thì sẽ chính xác sẽ là radar đó, tức là tất cả những yếu tố thuộc về radar sẽ bị nó thu lại như vị trí triển khai, tần suất… Việc gây nhiễu chính xác của nó chính là một thủ đoạn trinh sát, thủ đoạn sát thương mềm – tức là gây nhiễu chủ động.
Bên trong việc gây nhiễu chủ động có gây nhiễu mang tính áp chế, có gây nhiễu làm tắc nghẽn chính xác, đồng thời còn có gây nhiễu kiểu đánh lừa, nó có thể tạo ra rất nhiều mục tiêu giả, đánh lừa đối phương là lực lượng tấn công đã tới, trên thực tế là không hề có. Sự điều chỉnh máy tính của nó có thể tạo ra các loại hình thức biên đội để tạo ra mục tiêu giả cho đối phương, đây chính là một loại gây nhiễu điện tử.

Ngoài ra còn biện pháp sát thương cứng, tức là nó mang theo tên lửa chống bức xạ, tên lửa này có thể tiến hành tấn công chính xác đối với các cơ sở thông tin radar của đối phương.

Sát thương cứng của nó cũng gồm cả việc không sử dụng thủ đoạn điện tử, như mang theo một số vũ khí gồm AM120 hoặc bom dẫn đường chính xác. Những vũ khí nào mà FA-18E/F có thể mang theo thì EA-18G cũng có thể mang theo, nhưng công suất của EA-18G lớn hơn FA-18E/F, do máy phát điện của nó đã được thay đổi, công suất lớn hơn EA-6B, nên nó mới có thể áp chế đối phương.

Mối đe dọa của Growler chính là tên lửa chống bức xạ

Chuyên gia Doãn Trác cho rằng, mối đe dọa của EA-18G chính là tên lửa chống bức xạ. Lấy Nga làm ví dụ, Nga có máy bay cảnh báo sớm điện tử, tên lửa phòng không có tầm bắn 400 km của họ chuyên để tấn công nguồn bức xạ, đây chính là gây nhiễu điện tử, tên lửa ở phía sau sẽ tìm đến theo nguồn bức xạ của đối phương. Khả năng gây nhiễu của nó rất mạnh, khi tốc độ truyền sóng của máy bay đối phương càng mạnh thì nó càng dễ tìm đến tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, một số máy bay chiến đấu cũng mang tên lửa chống bức xạ có tầm phóng 300-400 km, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho các máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay cảnh báo sớm của đối phương. Bởi vì, các máy bay này gây nhiễu sẽ hỗ trợ cho tốp máy bay của mình, nhưng lại phát xa bức xạ, chính điều này lại bị phát hiện và bị tên lửa chống bức xạ tấn công.

Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, EA-18G được triển khai ở Tây Thái Bình Dương là lấp lỗ hổng hiện nay của F-22 và là kế hoãn binh khi F-35 chưa thể đưa vào hoạt động. Triển khai loại máy bay vừa có khả năng tác chiến vừa có khả năng điện tử siêu mạnh này cũng phản ánh phần nào sự coi trọng châu Á của Mỹ, hỗ trợ cho việc chuyển hướng chiến lược sang phương Đông.

Ngoài ra, rất có thể Mỹ triển khai EA-18G cũng nhằm để đối phó với việc CHDCND Triều Tiên gây nhiễu sóng GPS vừa qua như Hàn Quốc đã cáo buộc. Bởi vì, tất cả các vũ khí trang bị công nghệ cao của Mỹ, Hàn Quốc tại khu vực này đều gắn liền với hệ thống GPS, nếu không loại bỏ được những nguồn bức xạ thì toàn bộ những vũ khí này sẽ không thể hoạt động hiệu quả khi xảy ra xung đột hay các hoạt động đối đầu khác trong tương lai.

Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử Growler ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là để bảo đảm được quyền kiểm soát trên biển và trên không cho hạm đội tàu sân bay và hệ thống căn cứ chuỗi đảo của họ tại khu vực này, đồng thời cũng là một phần trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông

Thực hiện đúng lời hứa của mình, sau khi cử siêu tầu ngầm tấn công tới biển Đông, mới đây hải quân Mỹ tiếp tục khẳng định các tàu chiến siêu hạng của họ sẽ lại tới biển Đông để tham gia tập trận.




http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tích cực điều động hạm đội Nam Hải tập trận trên biển Đông, mặc cho tình hình căng thẳng ở khu vực này đang có chiều hướng gia tăng

Trung Quốc đưa hạm đội Nam Hải phủ kín biển Đông

Trong khi tình hình căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì bất ngờ thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng xác nhận, lực lượng chiến hạm Trung Quốc đang triển khai diễn tập ở Tây Thái Bình Dương.

>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

Mặc dù, không thông báo địa điểm, thời gian, tính chất cụ thể, nhưng phía Trung Quốc khẳng định đây là hoạt động theo kế hoạch năm, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Bản thân Trung Quốc cũng khẳng định việc 5 chiến hạm mang theo 48 quả tên lửa của hải quân Trung Quốc đồng loạt kéo về hướng vùng biển Philippines trong lúc căng thẳng giữa các bên đang leo thang chỉ là một phần trong kế hoạch tập trận và không nhằm vào Philippines.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận hoạt động diễn tập đã kết thúc và các chiến hạm đã quay trở về theo kế hoạch. “Hạm đội Nam Hải vẫn thường xuyên tổ chức tập trận trên biển, chúng tôi làm như vậy là để nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, chứ không nhằm vào quốc gia nào hay vì mục đích nào khác”, đại diện Cục Tin tức thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Mặc dù, vẫn “lớn tiếng” khẳng định việc tổ chức tập trận bất ngờ trên biển Đông là hoạt động thường niên, nhưng rõ ràng lần tập trận này của hạm đội Nam Hải không hề nhỏ. Cụ thể hạm đội Nam Hải đã huy động hầu hết những loại phương tiện, khí tài hiện đại nhất của mình.

Nội dung buổi tập trận không được tiết lộ, nhưng theo nhiều nguồn tin thì cuộc tập trận có sự hiện diện của tầu đổ bộ 071 Côn Luân Sơn – ngôi sao của hạm đội Nam Hải, tầu chiến, tầu hộ vệ tên lửa, tầu ngầm, trực thăng trinh sát, trực thăng chống ngầm... Các bài tập trận chủ yếu là đổ bộ chiếm đảo, hải chiến, không-hải chiến.

Trên thực tế Trung Quốc đang cố gắng hình thành thế gọng kìm để ép chặt Philippines trên biển Đông, song song với việc triển khai hạm đội Nam Hải trên biển, Trung Quốc cũng không ngừng đăng đàn tố cáo Philippines xâm phạm lãnh hải của họ.

Trung Quốc hy vọng kế sách “vừa ăn cướp, vừa la làng” của mình sẽ phát huy tác dụng trang việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng có một điều thật dễ hiểu là không quốc gia nào về mặt ngoại giao luôn rao giảng đề cao hòa bình, coi trọng đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp lại thừa nhận quân đội nước mình kéo chiến hạm, tên lửa tiến sát lãnh hải nước khác, đúng là Trung Quốc đang “tự tay vả vào miệng mình”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự trong khu vực Đông Nam Á thì Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì làm căng (thực chất là đối đầu trên biển Đông), bởi nếu không có sự can thiệp tích cực từ những cường quốc khác thì càng kéo dài tình trạng hiện nay, càng có lợi cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết: Bắc Kinh đang “nỗ lực” làm tình hình xấu đi, nếu sự việc vẫn tiếp diễn như vậy, rõ ràng họ đang nắm lợi thế, một ngày chúng ta bị mất quyền kiểm soát lãnh hải đất nước là một ngày nguồn tài nguyên của Philippines bị người khác cướp mất...

Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc

Đó gần như là lời khẳng định chắc chắn của Washington trước việc Trung Quốc đang ngày một bành trướng thế lực của mình đè nén các quốc gia nhỏ hơn trên biển Đông.

Với đòn cảnh cáo đến từ tầu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina đã áp sát khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Tiếp sau sự kiện này, Lầu Năm góc khẳng định họ sẽ cử thêm nhiều tầu chiến hiện đại khác xuất hiện tại vùng biển “nóng” này.

Thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, mới đây hải quân Mỹ đã quyết định điều động ba chiến hạm USS Vandegrift FFG-48, USS Germantown LSD-42 và USCG Waesche sẽ cùng 831 quân nhân tới quốc đảo Đông Nam Á, Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Trước sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã quyết định can thiệp sâu hơn vào tình hình biển Đông

Mặc dù, không trực tiếp xuất hiện trên biển Đông, nhưng rõ ràng việc tầu chiến hiện đại của Mỹ xuất hiện tại khu vực giáp ranh với biển Đông cũng khiến Trung Quốc phải “dè chừng”.

Quyết định này của Washington được đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố họ đang “bí mật” triển khai một cuộc tập trận “tổng lực” trên biển Đông.

Với động thái này rõ ràng khẳng định một điều rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi Asean trong việc đòi lại quyền lợi của mình trên biển Đông đã bị Trung Quốc “ăn cướp” trắng trợn.

“Chúng tôi tới đây để thực hiện một cuộc tập trận chung với hải quân Indonesia theo bản cam kết thường niên, sẽ không hề có một quốc gia nào bị hướng mũi nhọn trong sự việc này...đại diện Hạm đội 7 cho biết.

Có thể nói việc các tàu chiến của Mỹ thời gian qua xuất hiện Philippines, sắp hiện diện tại Indonesia và sẽ có mặt ở Singapore trong năm sau. Động thái này nằm trong chiến lược quân sự mới của Mỹ, với trọng tâm chuyển dịch dần sang khu vực châu Á - Thái Bình dương và Trung Quốc sẽ không còn “tự tung, tự tác” như hiện nay...

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông

Chuyên gia “sát thủ dưới nước” - tàu ngầm hạt nhân Virginia nổi trội về tính tàng hình, khả năng nhìn đêm, dò hồng ngoại, nhận biết chiến trường…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina SSN777 lớp Virginia của Hải quân Mỹ, thả neo tại vịnh Subic của Philippines.

Ngày 15/5, Quân đội Philippines tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ mang tên “North Carolina” gần đây đã neo đậu tại vịnh Subic ở phía bắc Philippines để bổ sung vật tư, dự kiến ngày hôm nay (19/5) sẽ rời đi.(xem ảnh)

Người phát ngôn Hải quân Philippines nhấn mạnh, chiếc tàu ngầm hạt nhân này của quân Mỹ thả neo tại vịnh Subic không có liên quan gì tới tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines.

>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân Mỹ nổi lên khỏi mặt nước vào thời điểm và địa điểm nhạy cảm này đã gây không ít sự phỏng đoán cho dư luận, vì vậy tàu ngầm hạt nhân Virginia đã được quan tâm rộng rãi.

Tàu ngầm Virginia – một loại vũ khí tác chiến đa chức năng

Theo tư liệu của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ dài 114,91 m, rộng 10,36 m, mớn nước 10,1 m, tốc độ lặn 28 hải lý/giờ, lượng choán nước khi lặn là 7.800 tấn, lặn có thể đạt độ sâu tới 243 m, có thể trang bị ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình, toàn bộ con tàu do gần 130 binh sĩ hải quân điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân North Carolina SSN777.

Báo giới Mỹ nói rằng tàu ngầm lớp Virginia không cần bổ sung nhiên liệu trong thời gian hoạt động hoàn toàn không phải là thổi phồng, bởi vì lò phản ứng của tàu ngầm này chỉ một lần nạp nhiên liệu là có thể sử dụng tới 33 năm, không chỉ có thể kéo dài thời gian hoạt động, mà còn có thể giảm mạnh giá thành.

Theo kế hoạch, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, sẽ từng bước thay thế tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đã phục vụ trong nhiều năm.

Mũi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có thiết kế ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm, dùng để phóng 28 quả ngư lôi MK-48 và tên lửa chống hạm Harpoon.

Một điểm nhấn khác trong thiết kế của loại tàu ngầm này là đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tấn công đối đất, mũi tàu này trang bị thêm 12 ống phóng thẳng đứng tên lửa hành trình Tomahawk, điều này không những đã giúp cho tên lửa Tomahawk tránh chiếm mất không gian của khoang ngư lôi, đồng thời còn giảm thời gian chuẩn bị phóng.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, trên tàu còn có thể mang theo “hệ thống vận tải Seal tiên tiến” (một loại tàu ngầm cỡ nhỏ/mi ni), trong thân tàu còn có phần khoang có nhiệm vụ đặc biệt độc lập, có thể giúp cho 9 lính đột kích Seal từ trong tàu ngầm hạt nhân trực tiếp vào tàu ngầm cỡ nhỏ, từ khoảng cách khá xa, tiến hành thâm nhập từ dưới biển vào bờ biển của đối phương. Do đó có thể thấy, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia là một loại tàu ngầm đa chức năng kiêm nhiệm vụ tác chiến biển xa và biển gần.

Hoàn Cầu báo: “Cá mập hạt nhân” ở cửa nhà người khác

Trong Quân đội Mỹ từng có người đề nghị, trên nền tảng của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia tốp thứ tư, lắp thêm khoang để chứa tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm Trident D5, để nó trở thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ tiếp theo.

Nhưng sau khi chính quyền Mỹ tiến hành nghiên cứu đề nghị này, do nguyên nhân về thiết kế cơ bản của tàu ngầm và chi phí thiết kế tên lửa, phương án này thiếu tính khả thi.

Điều này có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đã mất đi cơ hội gia nhập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược, sau này chỉ có thể chuyên làm “sát thủ dưới nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia "sát thủ dưới nước" - tàu ngầm lớp Virginia.

Tính năng tác chiến tổng thể của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mặc dù kém hơn một chút so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf, nhưng nó được trang bị hệ thống bơm đẩy độc đáo, hiệu quả hoạt động êm rất lớn, tính tàng hình nổi trội.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Virginia cũng đã bỏ đi kính tiềm vọng truyền thống, thiết bị quang học cỡ lớn được trang bị cho nó có khả năng nhìn đêm và dò hồng ngoại, khả năng nhận biết chiến trường rất mạnh.

Những ưu thế này đã quyết định tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có khả năng “kiêm nhiệm” nhiệm vụ của tàu ngầm thông thường, góp sức vào tác chiến biển gần.

http://nghiadx.blogspot.com

Có phân tích cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tiên tiến, không khác gì con “cá mập hạt nhân” bí mật ra vào cửa nhà của nước khác, sẽ trở thành một trong những lực lượng răn đe tuyến một có tính bí mật nhất, khả năng sát thương nhất của Hải quân Mỹ.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

>> Thi Lang nhập cuộc chơi ở Biển Đông

Trong bối cảnh Philippines ngày càng kiên quyết cộng với sự can thiệp tích cực của Mỹ trên biển Đông, cuối cùng Trung Quốc đã phải dùng tới con bài tẩy của mình là tầu sân bay. Nhưng liệu rằng biện pháp này của Trung Quốc có làm dịu đi căng thẳng đang leo thang trên biển Đông hay sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang “tổng lực” trong khu vực…


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc quyết định điều động tầu sân bay trực chiến tại biển Đông

“Rồng” Thi Lang sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc trên biển Đông?


Thời báo Tân Hoa xã Trung Quốc đã đăng tải một loạt bức ảnh mới nhất về chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Hành động “khoe” tàu chiến của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biển Đông leo thang vì một cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Manila đã khiến cho nhiều người bày tỏ sự quan ngại.

Được biết, tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc vừa trở về cảng Đại Liên ngày 15/5/2012 sau một chuyến thử nghiệm trên biển kéo dài 9 ngày, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, con tàu này đã trải qua 6 lần thử nghiệm trên biển.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa tàu sân bay Thi Lang vào biên chế chính thức của Lực lượng Hải quân trong đầu tháng 8 tới và con tàu này sẽ trực chiến ở Biển Đông.

Đây là động thái có thể khuấy động khu vực Biển Đông vốn đầy sóng gió.

Tàu sân bay sẽ giúp cho Trung Quốc giải được bài toàn hóc búa là khoảng cách địa lý trong tranh chấp với Philippines. Có thể Thi Lang chưa hoàn thiện bằng tầu sân bay của Mỹ, nhưng ít nhất nó cũng trở thành một căn cứ không quân trên biển Đông.

Một khi Thi Lang đã “xuống biển” điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã nắm được lợi thế so sánh gần như tuyệt đối với Philippines.

Nhưng nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại cần tới “dao mổ trâu”. Câu trả lời rõ ràng là Trung Quốc đang muốn nhằm vào “kẻ” đang đứng sau chống lưng cho Manila.

Nếu xét về lý thuyết tầu ngầm tấn công hiện đang có mặt tại biển Đông của Mỹ chỉ có thể cầm chân chứ không thể “tiêu diệt” được Thi Lang cùng hạm đội tầu hộ tống của nó.

Trong hoàn cảnh này thì rõ ràng Bắc Kinh đang quyết đem toàn bộ “vốn liếng” ra đấu một ván bài quan trọng với Mỹ. Có lẽ bản thân Mỹ lúc này cũng khá bất ngờ trước lời tuyên bố này của Trung Quốc, bởi khả năng phòng thủ cũng như tấn công của Thi Lang vẫn là một bí mật…

Biểu tượng chiến thắng, hay chỉ là “rồng” giấy trong mắt Mỹ?

Với chiều dài 300m và nặng khoảng 60.000 tấn, tàu Thi Lang được xem là tàu chiến lớn nhất khu vực châu Á. Tàu sân bay vốn được xem là thứ vũ khí bá chủ trên đại dương, là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Việc Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên vào biên chế trực chiến trên biển Đông đã khiến nhiều nước lo ngại.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tin rằng, tàu Thi Lang của Trung Quốc là “tàu lớn” nhưng “cú đấm nhỏ”. Theo các nhà phân tích, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể làm thay đổi phần nào cán cân quyền lực trong khu vực nhưng không thể giúp Trung Quốc xác lập vị trí bá chủ ở biển Đông. Thậm chí, có người còn coi tàu sân bay Trung Quốc chỉ là thứ vũ khí mang tính biểu tượng.

Đại diện chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc chứ thực sự không có giá trị về khả năng chiến đấu.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc hy vọng tầu sân bay Thi Lang sẽ trở thành cứu cánh cho Hải quân nước này khi phải đối mặt với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

Chuyên gia phân tích quân sự Paul Wright nhận định rằng chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn.

Ông Wright lập luận: “Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì”.

Trước thông tin Trung Quốc đưa tầu sân bay vào trực chiến, các chuyên gia quân sự của Indonesia, Singapore, Philippines đều cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại biển Đông nếu như Mỹ không bỏ rơi Asean.

Bản thân một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cũng nhận xét với tờ “Thời báo hoàn cầu” rằng: “Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị”.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất lúc này là sự hiện diện của tầu ngầm tấn công Mỹ trên biển Đông, còn tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc lại đang được lệnh trực chiến, vậy liệu rằng một viễn cảnh nào sẽ xảy ra trên biển Đông nếu các quốc gia liên quan không chịu ngồi lại với nhau?

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

>> Tàu chiến Mỹ sẽ đe dọa an ninh châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ triển khai thường trú 4 tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore sẽ ảnh hưởng đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không mang tính quyết định.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới của Mỹ.


Một chương trình quân sự trên Đài tiếng nói Trung Quốc đưa tin, ngày 10/5 quan chức Hải quân Mỹ tiết lộ, cùng với việc Mỹ từng bước mở rộng khả năng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ sẽ cử chiếc tàu chiến kiểu mới đầu tiên là tàu USS Independence đến Singapore vào mùa hè năm 2013, thời gian triển khai dài tới 10 tháng.

Mỹ dự kiến trong tương lai sẽ trang bị 55 tàu chiến đấu duyên hải, trong đó 4 tàu được cử đến đồn trú ở Singapore, tốp tàu chiến này sẽ triển khai theo phương thức bố trí luân phiên. Mỹ sẽ còn tăng triển khai tàu chiến ở Philippines và Thái Lan.

Tàu chiến USS Independence có đặc điểm gì? Mỹ đóng quân ở Singapore gây ảnh hưởng thế nào đến tình hình châu Á-Thái Bình Dương? Về vấn đề này, phóng viên Trung Quốc đã phỏng vấn giáo sư Vương Bảo Phó, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

USS Independence có uy lực tác chiến duyên hải lớn

Tàu chiến USS Independence là một loại tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới, thích hợp cho tác chiến biển gần, nó từng lần đầu tiên xuất hiện trong “diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim)” diễn ra 2 năm 1 lần, tổ chức vào năm 2010.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải USS Independence , Mỹ.

Vương Bảo Phó cho rằng, tàu USS Independence có chức năng chủ yếu nhất là tác chiến kiểu mô-đun, nó có thể tiến hành chiến đấu với các phương thức tổ hợp khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ khác nhau.

Ngoài ra, khi tác chiến ở khu vực biển gần, nó có tốc độ khá nhanh, hỏa lực cũng tương đối mạnh, chức năng đa dạng, không chỉ có khả năng chống tàu ngầm, còn có thể chống thủy lôi, chống tàu nổi…, cộng với kiểu dáng của nó không lớn, khoảng 2.000-3.000 tấn, cho nên tác chiến ở duyên hải tương đối có uy lực.

Mỹ một mặt tập trung phát triển tàu chiến gần bờ đa chức năng, mặt khác có kế hoạch thu nhỏ quy mô tàu chiến cỡ lớn. Vương Bảo Phó phân tích, sau khi bước vào thế kỷ 21, chiến lược biển của Mỹ có sự thay đổi to lớn, sự phát triển “từ biển tới bờ” là đặc điểm chính.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Mỹ cảm thấy tác chiến của hải quân phần lớn là đến vùng biển duyên hải của đối phương, của nước khác để tác chiến.

Phát triển tàu chiến đấu duyên hải chính là vũ khí trang bị được phát triển dựa trên sự thay đổi này. Cho nên, nó là một sản phẩm của sự thay đổi toàn bộ tư tưởng tác chiến trên biển của Mỹ, đặc biệt là sự chuyển đổi lực lượng chiến lược của hải quân.

Singapore dựa Mỹ về an ninh, Mỹ thấy Singapore có giá trị chiến lược

Singapore nằm ở eo biển Malacca có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, 1/3 vận tải dầu thô, gần 40% thương mại toàn cầu đều phải đi qua tuyến đường quan trọng có tính chất “yết hầu” này.

Đối với việc Mỹ lựa chọn triển khai tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới tại Singapore, Vương Bảo Phó cho rằng, trước đây, Mỹ và Singapore đã sớm có thỏa thuận về tiếp tế hậu cần trên biển, tàu sân bay Mỹ có thể neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để tiến hành các hoạt động như tiếp tế hậu cần và sửa chữa.

Vương Bảo Phó cho rằng, lần này Mỹ đưa tàu chiến đấu duyên hải đến thường trú tại Singapore tiếp tục là một nội dung rất quan trọng trong phát triển quan hệ hợp tác quân sự song phương.
Singapore sở dĩ sẽ đồng ý cho Mỹ triển khai tàu chiến này thực chất là do đã nhìn thấy được vị trí và giá trị chiến lược độc đáo của Singapore: Không chỉ kề sát eo biển Malacca, mà còn là điểm tựa chiến lược rất quan trọng của toàn bộ hướng Đông Nam Á.

Mặc dù Singapore luôn thực hiện tư tưởng chiến lược quan trọng cân bằng nước lớn về chính trị đối ngoại, nhưng nhìn vào góc độ an ninh, chủ yếu vẫn dựa vào Mỹ.

Còn đối với Mỹ, sau khi quyết định chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi Mỹ đưa ra “Phương hướng Chiến lược Quốc phòng” vào đầu năm nay, quân Mỹ cử tàu chiến đấu duyên hải tới thường trú ở Singapore là một bước đi rất quan trọng thực hiện phương hướng chiến lược này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Mỹ vừa đến Philippines và neo đậu tại cảng biển của nước này.

Ảnh hưởng tới tình hình châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không có vai trò quyết định?

Vương Bảo Phó phân tích, Mỹ triển khai tàu chiến ở Singapore sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tình hình an ninh trên biển ở châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai.

Nhưng, bất cứ một loại vũ khí trang bị nào kể cả tàu sân bay hay tàu chiến đấu duyên hải của Mỹ, cho dù đã triển khai chúng ở một khu vực, thì cũng không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cán cân sức mạnh quân sự của toàn bộ khu vực.

Bởi vì, tình hình an ninh và cán cân sức mạnh trên biển của bất cứ khu vực nào đều liên quan đến nhiều phương diện, không phải do một loại vũ khí nào đó quyết định.

http://nghiadx.blogspot.com
Vịnh Subic của Philippines là tiền duyên chiến lược để quân Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn

Mỹ vừa thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới, sử dụng động năng để tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao mà không cần sức công phá của đầu đạn nổ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa SM-3 Block IB được phóng lên từ tàu khu trục USS Lake Erie và tiêu diệt thành công mục tiêu tên lửa tầm ngắn.

Tổ hợp tên lửa đánh chặn đạn đạo mới nhất của Lầu Năm Góc đã phát hủy thành công một tên lửa trong cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi bờ biển Hawaii (hôm 9/5).

Đó là một hệ thống đánh chặn tên lửa nâng cấp mới nhất và đầu tiên của quân đội Mỹ và NATO, hệ thống phòng thủ tên lửa chính để chống lại một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên, Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ, cuộc thử nghiệm gồm mục tiêu là tên lửa tầm ngắn được phóng lên vào lúc 20h (giờ Hawaii) từ căn cứ quân sự Kauai, bên bờ Thái Bình Dương.

Mục tiêu tên lửa tầm ngắn sau đó đã bay trên biển Thái Bình Dương, từ đây, tên lửa được radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis thế hệ thứ hai trên tàu khu trục USS Lake Erie (CG 70) theo dõi và sau đó bị phá hủy bởi một tên lửa đánh chặn.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) của Mỹ, loại tên lửa tầm ngắn được sử dụng làm mục tiêu đánh chặn "tương tự" như Scud mà Triều Tiên và Iran đang sử dụng.

"Vụ đánh chặn được thực hiện bởi duy nhất một cú va chạm "trực tiếp giữa hai tên lửa", Lầu Năm Góc cho hay. Điều đó có nghĩa là vụ thử nghiệm tên lửa đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, hay còn được gọi là "hit to kill" (đánh và giết).

"Đó là một phương tiện tiêu diệt tên lửa đối phương, và diễn tập chống lại những mối đe dọa. Ở đó, mối đe dọa (tên lửa) đã bị phá hủy bởi chính động năng khi va đập, vì vậy, không cần đầu đạn", ông Wes Kremer, Phó Chủ tịch, kiêm phụ trách chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Không gian của công ty Raytheon nói với tờ Danger Room. "Tên lửa không thể bắn trượt mục tiêu", ông Kremer nói thêm.

Theo nguồn tin, hệ thống tên lửa đánh chặn được giới thiệu là Standard Missile-3 Block IB, phát triển mới nhất sau tên lửa SM-3 Block IA.

http://nghiadx.blogspot.com
Các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Ageis của Hải quân Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ lá chắn tên lửa AMD ở châu Âu và Đông Á.

Theo các nhà phân tích, Mỹ từng thử tên lửa tương tự hồi tháng 9/2011 nhưng đã thất bại.

Bằng việc thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa mới vừa qua, chí ít, Mỹ sẽ có một "cái gì đó" để thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Chicago trong tháng 5/2012.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, Mỹ sẽ thông báo chính thức hoạt động đầu tiên của hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu.

"Chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng để có thể triển khai hệ thống này bắt đầu vào năm 2015 để đáp ứng các cam kết trước đó", ông Kremer nói thêm.

Sự khác biệt ở thế hệ tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB so với "người tiền nhiệm" của nó, tên lửa SM-3 Block IA là việc nó được trang bị một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hai màu (two-color infrared seeker), do vậy mở rộng được phạm vi đánh chặn và giúp tên lửa có thể tìm thấy mục tiêu nhanh hơn.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, tên lửa Block IB cũng có khả năng cơ động tốt hơn loại tên lửa thế hệ trước nó do sử dụng hệ thống kiểm soát bay và một động cơ điều chỉnh hướng linh hoạt.

Mặt khác, tên lửa Block IB không quá phức tạp, đủ để có thể bắn rơi các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Với thành công bước đầu này, hệ thống đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB có thể được Mỹ đề cập trong các chương trình đàm phán hạt nhân với Iran trong tương lai.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang