Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc


Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.


Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.




http://nghiadx.blogspot.com
Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.


Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


http://nghiadx.blogspot.com
Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.


Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.

Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.


Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?

Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì?

Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.

Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.

Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.

Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980.

http://nghiadx.blogspot.com
Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam.


Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia.

Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.

Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

>> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam


Được mệnh danh là “rồng lửa”, tên lửa S-300PMU1 đang là loại vũ khí tối tân nhất canh giữ bầu trời quê hương. Những chú "rồng lửa" ấy hiện do nhiều sĩ quan Việt Nam còn rất trẻ điều khiển.


10h, đoàn tên lửa phòng không 64 (Đoàn phòng không Hà Nội) nhận lệnh báo động, ngay lập tức toàn đoàn chuyển sang cấp 1 - sẵn sàng chiến đấu.

Ở tất cả vị trí chiến đấu, các hệ thống ăngten, bệ phóng tên lửa tự hành từ từ dựng lên trời đầy kiêu hãnh, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1. Chỉ chưa đầy năm phút sau khi nhận lệnh, toàn bộ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 đã triển khai xong và sẵn sàng phóng tên lửa đến mục tiêu.

Không bỏ sót mục tiêu

Tại sở chỉ huy trên không, radar phát hiện mọi độ cao 96L6E nhanh chóng phát hiện nhiều tốp mục tiêu đang bay vào khu vực bảo vệ của đoàn. Chỉ huy bắn - đoàn trưởng - thiếu tá Nguyễn Quốc Văn yêu cầu kíp đài radar khẩn trương thiết lập quỹ đạo đường bay, xác định chính xác số lượng kiểu loại, các tham số về phương vị, cự ly, độ cao và vận tốc của mục tiêu để chỉ thị đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đánh đúng đối tượng.

Đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E được ví là “siêu mắt thần”. Bởi đây là đài radar đa kênh - đa chức năng, sử dụng hệ thống ăngten mạng pha xung dopler hiện đại có khả năng phát hiện được các loại mục tiêu chế tạo theo công nghệ “tàng hình” (kể cả mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng tới 0,02m2), khả năng chống nhiễu tốt với tất cả các dạng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực. Các bộ phận trong kíp chiến đấu căng mắt nhìn vào các màn hình và liên tục thao tác. Hàng chục màn hình lớn nhỏ hiển thị liên tục những tham số về tốc độ di chuyển, hướng đi của mục tiêu; về tình trạng sẵn sàng bắn hỏa lực của hệ thống vũ khí khí tài...


http://nghiadx.blogspot.com
Từ trái qua: xe bệ phóng tên lửa tự hành và xe gắp ống phóng bảo quản đạn - Ảnh: Nguyễn Quốc Văn


Đến lúc này, tôi mới cảm nhận chân thực và đầy đủ hơn câu nói của đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn trước đó: “Khi sử dụng S-300PMU1, sĩ quan chỉ huy tác chiến không cầm súng như bộ binh, không lái máy bay như phi công. Chúng tôi chiến đấu qua hệ thống điều khiển, màn hình, các tín hiệu...”.

Cùng lúc đó, ở sở chỉ huy mặt đất, kíp tiêu đồ quản lý vùng trời đang tập trung liên lạc bằng các tín hiệu morse dồn dập đổ về. Trước mặt họ là hai bảng mạng tình báo khu vực và tình báo hỏa lực rất lớn. Cũng thời điểm này trong sở chỉ huy trên không, các sĩ quan liên tục thao tác, báo cáo, nhận lệnh... trong khi nhân viên tiêu đồ đang tập trung đi đường bay theo thông báo của mạng tình báo radar khu vực. Các mục tiêu trên không nhanh chóng được phát hiện, bắt và bám sát từng milimet.

“Mục tiêu đã được bám sát và xác định được đầy đủ các phần tử mục tiêu” - sĩ quan bắt và bám sát mục tiêu báo cáo. “Đoàn quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ném bom chiến lược bằng hai tên lửa” - chỉ huy bắn ra lệnh tiêu diệt mục tiêu.

Sau khi xác định mục tiêu đã vào vùng phóng, sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện nhấn nút điều khiển phóng hỏa lực. Hai quả tên lửa rời bệ phóng lao đi với vận tốc 1.900m/giây, tiêu diệt ngay mục tiêu trên không.

Đó là một trong những tình huống tác chiến trên không giả định mà các cán bộ, chiến sĩ của đoàn tên lửa phòng không 64 thường xuyên huấn luyện.

Vài nét về sư đoàn phòng không 361

Đoàn tên lửa phòng không 64 là một trong 13 đơn vị trực thuộc sư đoàn phòng không 361 (Đoàn phòng không Hà Nội). Sư đoàn 361 thành lập ngày 19-5-1965 với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm (tháng 12/1972), sư đoàn là lực lượng phòng không chủ lực bảo vệ Hà Nội, bắn rơi 29 máy bay (trong đó có 25 máy bay B52)! Ngày 15/1/1976, sư đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


“Rồng lửa” hiện đại

Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn cho biết: “Khi được tiếp nhận và sử dụng S-300PMU1, chúng tôi coi đây là vinh dự lớn và càng nhận thức rõ trách nhiệm sâu sắc của từng người đối với loại khí tài rất hiện đại mà đất nước đã tin tưởng giao cho mình”.

S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch trong hiện tại và cả tương lai, các loại máy bay chiến lược, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo trong tất cả khu vực hoạt động rộng lớn tới 1.600km2 (trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot chỉ 300km2).

Với xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, S-300PMU1 thật sự là ác mộng với đối phương khi tác chiến trên không bởi hỏa lực của nó được coi là mạnh nhất trong hệ thống tên lửa phòng không hiện đại thế giới. Tầm quan sát, phát hiện mục tiêu của tổ hợp này lên đến 300km và tiêu diệt trong cự ly 150km.

Cùng một lúc, S-300PMU1 có khả năng bám sát và tiêu diệt sáu mục tiêu, điều khiển đến 12 tên lửa và quản lý tới 100 mục tiêu. S-300PMU1 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao lên đến 27.000m và thậm chí ở độ cao chỉ 10m. Ngay cả những mục tiêu vận tốc lên đến 10.000km/giờ cũng dễ dàng hóa thành con mồi dưới hỏa lực của S-300MPU1.

Thời gian phản ứng của S-300PMU1 được coi là số 1 hiện nay. Khi đang hành quân, tổ hợp cơ động này có khả năng chuyển sang chế độ sẵn sàng chiến đấu chỉ trong thời gian nhỏ hơn 5 phút (con số này với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng Patriot của Mỹ là 30 phút). Và chỉ mất 40 giây để S-300PMU1 chuyển sang chế độ chiến đấu từ chế độ trực ban.

Toàn bộ hệ thống của đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đa kênh, đa chức năng 30N6E được đặt trên xe đặc chủng có thể leo dốc 30O, vượt hào 2,5m, lội nước 1,3m, quãng đường hành quân liên tục 500km.

Đặc biệt khi xe hỏng một bánh cho phép treo bánh và tiếp tục hành quân tới vị trí bảo dưỡng đến 40km. radar phát hiện mọi độ cao 96L6E thông minh có các hệ thống thăng bằng tự động. Xe bệ phóng tự hành có khả năng bảo dưỡng đạn tên lửa tại chỗ, có thể mang đạn đi khi hành quân và thời gian di dời chỉ trong 5 phút (với các loại hệ thống phòng không cũ phải mất 60-90 phút!).

Mỗi xe bệ phóng tự hành gồm một chỉ huy và một lái xe kiêm trắc thủ. Thế nên ngay cả “tài xế” của đoàn tên lửa phòng không 64 cũng được đào tạo bài bản ở Nga và tham gia một số khóa huấn luyện khi về nước.



http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong phòng điều khiển của sở chỉ huy trên không, tức đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E - Ảnh: Nguyễn Quốc Văn


Sức trẻ điều khiển “rồng lửa”

Đến đoàn tên lửa phòng không 64 lần đầu tiên sẽ rất ngạc nhiên khi luôn bắt gặp những gương mặt rất trẻ từ chỉ huy đến sĩ quan. Họ - những con người làm chủ được một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, đôi mắt luôn bừng lên sự tự tin, vững chãi khi trao đổi với các chuyên gia người Nga.

Dù mới chỉ mang quân hàm thiếu tá, anh Nguyễn Quốc Văn đã được tin tưởng giao trọng trách đoàn trưởng. Năm 2009, chàng sĩ quan người Hà Nội có gương mặt rất thư sinh này khi đang là tham mưu trưởng của đoàn đã được cấp trên cho đi đào tạo lớp chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch tại Học viện Phòng không - không quân. Tháng 9-2011, khi về đoàn tên lửa phòng không 64, Quốc Văn đã bắt đầu chỉ huy buổi diễn tập bắn đạn thật có sự tham gia của S-300PMU1.

Phó đoàn trưởng - tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cũng mang quân hàm thiếu tá và 35 tuổi. Đó là chưa kể đội ngũ sĩ quan rất nhiều người thuộc thế hệ 8X, người trẻ nhất mới 24 tuổi. Còn chiến sĩ đa số thuộc thế hệ 9X!

Từ tháng 7/2005, đoàn tên lửa 64 bắt đầu tiếp nhận toàn bộ vũ khí khí tài của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 cơ động từ cảng Hải Phòng về. Sau hai lớp tập huấn do chuyên gia người Nga trực tiếp giảng dạy trong 120 ngày, các cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp vũ khí tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay trong thực hành chuẩn bị chiến đấu và cả bảo dưỡng kỹ thuật.

Tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cho biết: “Từ tháng 10/2006, chúng tôi đã có thể tự huấn luyện chuyển loại toàn bộ cho sĩ quan trẻ”.

“Không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc với loại khí tài hiện đại nhất quân chủng và là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại thế giới” - sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện 26 tuổi chia sẻ.

Tất cả đều đạt điểm giỏi

Đoàn tên lửa phòng không 64 ra đời ngày 20/9/2005 nhưng trước đó, từ tháng 10-2004 đã diễn ra cuộc tuyển chọn trong toàn sư đoàn phòng không 361 để chọn ra 46 người chuẩn bị tham gia học chuyển loại tên lửa S-300PMU1. Sau hai tháng huấn luyện chuyển loại ở Kim Bài (Hà Nội), tháng 1-2005 họ lên đường sang Nga tham gia một khóa học chuyển loại vũ khí khí tài mới kéo dài sáu tháng.

Thiếu tá Lương Đình Thi - một trong những người từng được cử sang Nga học chuyển loại - cho biết: “Ngoài thời gian tám giờ học một ngày, chúng tôi luôn tận dụng hỏi chuyên gia ngay sau giờ học. Dù chỉ tranh thủ được khoảng 10 phút vì chuyên gia rất bận nhưng đó thật sự là những giây phút rất đáng quý. Tối về anh em còn thức đêm đọc nghiên cứu tài liệu, xem lại những phần chưa hiểu trao đổi với nhau...”.

Kết thúc khóa học, 46 học viên đã tham gia diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn Ka-pútrin-iar của Bộ Quốc phòng Nga. Những cán bộ, sĩ quan trẻ Việt Nam đã làm các thầy người Nga thán phục với kết quả diệt mục tiêu, đạt điểm giỏi và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Hiện nay, trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam có 4 chiến đấu cơ chủ lực gồm có MiG-21, Su-22, Su-27SK và Su-30MK2V.

“Én bạc” MiG-21

Trong đó, tiêm kích đánh chặn MiG-21 chiếm số lượng đông đảo nhất. Theo một số nguồn tin, Việt Nam có thể sở hữu khoảng hơn 100 chiếc. Việt Nam trang bị 2 biến thể: MiG-21bis và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM.

MiG-21bis gần như là biến thể cuối cùng của dòng tiêm kích MiG-21 do Liên Xô phát triển (ra đời từ năm 1977), có cải tiến nhiều về mặt động cơ, điện tử. Tuy nhiên, so với các loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay, MiG-21bis đã hoàn toàn lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt.

Dù vậy, với lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, trong điều kiện mà ngân sách quốc phòng chưa cho phép ta thay thế toàn bộ bằng chiến đấu cơ hiện đại hơn, MiG-21bis vẫn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ vùng trời tổ quốc.

Về biên chế, Việt Nam có 3 trung đoàn trang bị MiG-21 gồm: Trung đoàn tiêm kích 921 và 927 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 929 thuộc Sư đoàn 372.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi MiG-21UM.

Theo một số nguồn tin, để phù hợp với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đã hợp với Ấn Độ hiện đại hóa MiG-21bis lên chuẩn MiG-21bison.

Gói nâng cấp MiG-21bison sẽ “lột xác” hoàn toàn MiG-21, đưa nó trở thành tiêm kích hiện đại. Cụ thể, MiG-21bison trang bị radar điều khiển hỏa lực Phazotron Kopyo cho phép theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc.

MiG-21bison có khả năng mang các vũ khí không đối không thế hệ mới: tên lửa tầm nhiệt R-73, tên lửa đối không tầm trung lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động R-27 và tên lửa đối không tầm xa lắp đầu tự dẫn radar chủ động R-77. Qua đó, nâng cao đáng kể khả năng không chiến của MiG-21.

Tuy nhiên, hệ thống điện tử hay động cơ có thể thay thế nhưng về khung thân máy bay thì không thể chống chọi với thời gian. Sớm muộn, trong tương lai gần các máy bay MiG-21 của Việt Nam sẽ phải ngừng hoạt đông, dấu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ trang bị loại máy bay nào để thay thế MiG-21 đảm nhiệm bảo vệ bầu trời đất nước.


Bộ tứ chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam.(Youtube)

“Đôi cánh ma thuật” Su-22

Sau MiG-21, loại chiến đấu cơ có số lượng đông thứ 2 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị là tiêm kích – bom cánh cụp cánh xòe Su-22.

Việt Nam có trong biên chế 3 trung đoàn tiêm kích – bom Su-22 gồm: Trung đoàn 923 và 931 thuộc Sư đoàn 371 và Trung đoàn 937 thuộc Sư đoàn 370. Gồm các biến thể: Su-22M3, Su-22M4 và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-22UM3.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích - bom cánh cụp cánh xòe Su-22M4 (trên) và biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi Su-22UM3.


Trong đó, Su-22M4 là biến thể cuối cùng do Liên Xô phát triển, được nâng cấp mạnh với nhiều thiết bị điện tử cho phép mang vũ khí không đối đất chính xác cao.

Cụ thể, Su-22M4 thiết kế với 10 giá treo mang được 4.000kg vũ khí các loại gồm: tên lửa không đối không R-60; tên lửa không đối đất Kh-23, Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-58; bom có điều khiển; bom và rocket không điều khiển.

Kể từ năm 1988, Việt Nam thường xuyên sử dụng Su-22M3/M4 thực hiện các chuyến bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế biển, thềm lục địa.

“Kẻ tấn công sườn” Su-27

Đầu những năm 1990, Không quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu hiện đại hóa đơn vị máy bay chiến đấu. Và loại chiến đấu cơ đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến tiến lên hiện đại của Không quân Việt Nam – tiêm kích đa năng Su-27.

Giai đoạn 1994-1995, Việt Nam đã nhập khẩu 12 chiếc Su-27 gồm các biến thể: 5 Su-27SK, 5 Su-27UBK huấn luyện 2 chỗ ngồi và 2 Su-27PU (biên thể Su-30 đời đầu).

Hiện nay, toàn bộ máy bay Su-27 biên chế trong trung đoàn tiêm kích 940, thuộc sư đoàn không quân 372 trấn giữ miền trung đất nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích hiện đại Su-27SK (trên) và biến thể huấn luyện Su-27UBK.

>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực

Tuy có thể đảm nhiệm việc tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ nhưng tiêm kích Su-27SK nghiêng về về khả năng đối không. Máy bay có thể mang tối đa 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn R-73.

Đối với tác chiến tiêu diệt mục tiêu mặt đất, Su-27SK không có khả năng mang vũ khí đối đất chính xác cao. Nó chỉ có thể mang bom, rocket không điều khiển.

Hãng Sukhoi (Nga) đã phát triển biến thể nâng cấp Su-27SKM cho phép thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí có điều khiển nhưng có lẽ Việt Nam không còn ý định mua những chiếc Su-27 mà tập trung vào nhập khẩu các chiến đấu cơ Su-30MK2V hiện đại hơn gấp nhiều lần.

“Hổ mang chúa” Su-30MK2V

Sau hợp đồng Su-27SK/UBK không lâu, năm 2004 Việt Nam nhập khẩu thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2V. Đây là biến thể cải tiến từ mẫu Su-30MK2, chứ “V” đằng sau nghĩa là có một số sửa đổi nhỏ phù hợp theo yêu cầu từ phía Việt Nam.

Sau một thời gian sử dụng, thấy được hiệu quả của Su-30MK2V, giai đoạn 2009-2010, Việt Nam ký 2 hợp đồng mua thêm loại máy bay hiện đại này.

Su-30MK2V có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại, buồng lái tiện nghi với màn hình màu tinh thể lỏng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Nhân dân Việt Nam, Su-30MK2V.

>> 'Hổ mang chúa' trên bầu trời Việt Nam
>> Su-30 và các biến thể

Su-30MK2V thiết kế với 12 giá treo mang 8 tấn vũ khí tiên tiến: tên lửa đối không R-73, R-27, R-77; tên lửa không đối đất Kh-29, bom có điều khiển KAB-500KR và đặc biệt là tên lửa không đối hạm Kh-31P.

Với tầm bay không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.000km cùng lượng vũ khí lớn, Su-30MK2V đáp ứng tốt yêu cầu vững chắc bảo vệ biển đảo Việt Nam, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.

Hiện nay, tất cả Su-30MK2V đều được biên chế trong Trung đoàn tiêm kích 935, thuộc Sư đoàn Không quân 370 bảo vệ phía nam đất nước.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

>> 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 trên bầu trời Việt Nam


Đúng 7h15, các phi công và chuyên gia Nga nhanh chóng di chuyển ra hangar - nơi để những tiêm kích đa năng Su-30MK2 hiện đại trên thế giới hiện nay chờ chuẩn bị xuất kích.


Trước đó, lúc 6h30, căn cứ quân sự của trung đoàn không quân tiêm kích đa năng 935 (Sư đoàn không quân 370 - Quân chủng Phòng không không quân Việt Nam) yên bình giữa nắng và gió sớm mai.

Nhưng trong phòng họp triển khai nhiệm vụ ban bay là khung cảnh rất tất bật: toàn bộ phi công, chuyên gia người Nga đang ngồi chật kín phòng, sau khi nghe các bộ phận bảo đảm báo cáo tình hình, trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các thành phần bảo đảm tiếp tục các công việc còn lại và chuẩn bị tốt mọi mặt cho hoạt động của ban bay.

Trên tường, bảng kế hoạch bay dày kín tên phi công, số hiệu phi công, số hiệu máy bay, giờ bay. Mỗi giờ bay đều ghi cụ thể yêu cầu từng bài bay huấn luyện và cả những điều cấm kỵ không được làm vì yếu tố an toàn của chuyến bay.

“Thiên nga và hổ mang chúa”

Các chuyên gia và kỹ thuật viên luôn di chuyển, kiểm tra từng chi tiết, đôi mắt không rời chiếc Su-30MK2. Họ bận bịu với những cuộc trao đổi dồn dập. Tất cả chuyên gia đều là người của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi - văn phòng thiết kế số 1 của Nga trong lĩnh vực hàng không. Trong số họ có người là anh hùng không quân Nga được phong cách đây bảy năm. Ông được coi là chuyên gia số một của Văn phòng thiết kế máy bay Sukhoi.

Cả không gian căn cứ không quân rộng lớn bị âm thanh gầm rú đầy uy lực của Su-30MK2 chiếm lĩnh. Từng chiếc lần lượt nhẹ nhàng lao ra khỏi hangar, di chuyển ra đường lăn vào khu vực đường băng và lao vút lên trời. Có lúc từng chiếc một, có lúc cả một biên đội.

Ngày hôm nay, các phi công phải thực hiện những bài bay huấn luyện tác chiến nhào lộn phức tạp ở nhiều độ cao. Hai quả tên lửa tinh khôn cũng được gắn vào thiết bị phóng thả của một chiếc Su-30MK2 để phi công bay kiểm tra thông số kỹ thuật sau khi cải tiến.




http://nghiadx.blogspot.com
"Hổ mang chúa" Su-30MK2V xuất kích.


Trong khi đó, trên đài chỉ huy, chỉ huy bay và tổ dẫn đường đang liên lạc với phi công bằng những câu thông thoại ngắn gọn, chuẩn xác. Hôm nay thượng tá Phan Xuân Tình - phó trung đoàn trưởng quân huấn - chỉ huy bay, đang cùng các sĩ quan dẫn đường và một chuyên gia người Nga tập trung theo dõi màn hình với những thông số về tốc độ bay, độ cao... và liên tục đưa ra những câu thông thoại. Tất cả những câu đối không được ghi chép cẩn thận từng chi tiết.

Cùng lúc đó, ở phòng kiểm tra khách quan, đại tá Nguyễn Văn Phượng - phó trưởng phòng quân huấn Sư đoàn không quân 370 - đang theo dõi các bài bay huấn luyện của từng nhóm phi công trong hộp đen và được tái hiện bằng sơ đồ trên màn hình. Có lúc khi tuyến bay vừa kết thúc, anh lại đến phòng họp gặp phi công học chuyển loại, sửa những lỗi mà một phi công trẻ hay mắc phải.
11 năm trước, Đại tá Phượng là một trong bốn phi công từng được cử sang Nga bay thử nghiệm hai dòng máy bay Su-30MK2 và Su-30MKI để tham mưu cho Bộ Chính trị, Quân chủng Phòng không không quân... nên mua cái nào.

“Su-30MK2 ổn định hơn các loại máy bay khác, ít phụ thuộc vào các phương tiện dẫn đường ở mặt đất. Làm chủ được nó là làm chủ bầu trời”, Đại tá Phượng khẳng định.“Ở dưới mặt đất, Su-30MK2 hiền lành như những con thiên nga nhưng khi thực hiện những động tác bay kỹ chiến thuật trên trời, nó dũng mãnh như rắn hổ mang chúa”.

Khi được tận mắt nhìn thấy hình ảnh những chiếc Su-30MK2 bay huấn luyện chiến đấu, tôi mới cảm nhận trọn vẹn cách so sánh đầy biểu cảm của các phi công. Su-30MK2 là loại máy bay có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển. Nó có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000km lên tới 8.000 km!).

Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất... Ở chế độ không đối không, chiến đấu cơ này có thể thực hiện chín nhiệm vụ và mười nhiệm vụ ở chế độ không đối đất.

Đặc biệt, hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất.


Su-30MK2 Việt Nam

Phi công Phạm Hồng Dương (phó chính ủy trung đoàn), người có gần 1.000 giờ bay tích lũy trên cả hai loại Su-27 và Su-30MK2, cho biết: “Su-30MK2 có những kỹ thuật bay mà nhiều máy bay chiến đấu khác không thực hiện được, tính năng cơ động tốt, hệ thống vũ khí tối tân rất thông minh, khả năng làm chủ trên không lớn và rất dài”.

Đây là một trong những loại máy bay cất cánh nhanh nhất, có thể tác chiến mà không cần dẫn dắt của mặt đất. “Tất cả phi công trẻ lần đầu tiên được lái Su-30MK2 đều rất tự hào, hãnh diện vì đó là một dấu ấn lớn trong đời, đánh dấu sự trưởng thành”, phi công trẻ Đỗ Mạnh Hùng nói.

Kỳ tích 14 năm bay an toàn

“Chúng tôi phải thường xuyên bay huấn luyện để rèn luyện bản lĩnh, làm dày dạn thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống trên không, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Có những bài bay huấn luyện phải làm đi làm lại nhiều lần để phi công thật sự thành thạo, nếu có tình huống chiến đấu xảy ra sẽ xử lý rất nhanh," Thượng tá Trần Trọng Tuyến, chính ủy trung đoàn 935, cho biết. Việc bay huấn luyện diễn ra hàng tuần. Có khi nhiệt độ trên đường băng lên đến 45-47 độ C, ban bay vẫn diễn ra như kế hoạch. Có phi công một ngày bay ba chuyến.

“Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2”, thượng tá Tuyến nói.

Một chuyên gia người Nga đã nhiều năm làm việc tại trung đoàn 935 nhận xét: “Đội ngũ kỹ sư máy bay Việt Nam rất thông minh. Nhiều sự cố hỏng hóc ngay cả chúng tôi cũng không xử lý được vì ở Nga chưa từng gặp tình huống như thế, nhưng kỹ sư và nhân viên kỹ thuật người Việt tự mày mò khắc phục được. Còn phi công của các bạn rất giỏi và dũng cảm. Có những tình huống nếu là phi công ở nước khác họ đã nhảy dù, hi sinh máy bay. Nhưng phi công Việt Nam vẫn ở lại cùng máy bay, bình tĩnh xử lý và cứu thành công chiến đấu cơ này”.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất trên thế giới.


Theo thượng tá Nguyễn Gia Nhân - Chủ nhiệm bay trung đoàn 935, chỉ có khoảng 60-70 tình huống có trong sách nhưng thực tế có những tình huống chưa từng thấy trong tài liệu. Với 14 năm liên tiếp bay an toàn, trung đoàn không quân tiêm kích 935 đã làm nên kỳ tích trong lực lượng không quân - nói như phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn.

Đến trung đoàn 935 sẽ được nghe, được gặp những con người đã rất dũng cảm cứu máy bay trong những tình huống đầy kịch tính còn hơn cả phim ảnh. Đặc biệt nhất là câu chuyện cứu máy bay Su-27 bị cháy động cơ khi vừa cất cánh chỉ mấy giây của thượng tá Đào Quốc Kháng (phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn).

Gần đây nhất là kỳ tích cứu Su-30MK2 khi bay tuần tiễu trên biển trở về, cách đất liền tới 600km của phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến (hiện nay là trung đoàn trưởng trung đoàn 935) và chủ nhiệm bay Nguyễn Gia Nhân ngày 9/4/2011.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến, người từng kinh qua tám loại máy bay chiến đấu với hơn 1.500 giờ bay tích lũy, giải thích: “Trong tình huống đó nếu nhảy dù cũng không có lực lượng nào ra cứu kịp. Rơi xuống biển là hi sinh. Nhưng trong tâm trí của chúng tôi luôn nghĩ rằng đất nước mình còn nghèo, khó khăn. Giữ trong tay một tài sản trị giá hơn 50 triệu USD là mồ hôi, công sức của dân thì phải bằng mọi giá, kể cả tính mạng, bảo vệ cho được khối tài sản mà đất nước, nhân dân đã tin tưởng giao cho mình”.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

>> Máy bay của Sư đoàn B70 luyện tập


Ngay sau hiệu lệnh bắn, những chiếc phản lực nhào xuống cắt bom, nhả tên lửa… và mặt đất rung chuyển, từng cụm đất đá bốc cao mù mịt…

Ngay sau hiệu lệnh bắn, những chiếc phản lực nhào xuống cắt bom, nhả tên lửa… và mặt đất rung chuyển, từng cụm đất đá bốc cao mù mịt…

Đó là hình ảnh trong đợt bắn, ném đạn thật đầu tiên của Đoàn không quân (KQ) B70 trong năm 2012, diễn ra sáng 23.3 tại khu vực bia trường bắn quốc gia TB-3 (Đồng Nai).




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay của Sư đoàn B70 trong đợt bắn ném


Từ sáng sớm, sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, căn cứ của đơn vị KQ C17 đã ầm vang tiếng động cơ của những con chim sắt. Từ tiếng phành phạch của biên đội UH1, đến tiếng nổ gầm gừ chói tai của các trực thăng Mi8 và Mi172.

Bên những máy bay là những tổ bay dạn dày kinh nghiệm chiến trường của C17, đơn vị đã 2 lần được phong danh hiệu anh hùng bởi những thành tích đặc biệt xuất sắc.

Ngay từ khi mới thành lập, với vũ khí trang bị sẵn có cộng thêm máy bay tiếp thu từ chế độ cũ, họ đã nhanh chóng chuyển loại và sử dụng thành thạo, lập nhiều chiến công trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc...

Bây giờ, các phi công của C17 với các máy bay thế hệ mới, là cầu nối giữa đất liền với đảo xa. Nhiều lần đi cùng các tổ bay ra Trường Sa để cứu ngư dân bị nạn, chúng tôi đã chứng kiến sự vững vàng, bản lĩnh của các phi công khi điều khiển máy bay hàng giờ miệt mài trên biển...

Cùng các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của đoàn công tác Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân và Đoàn KQ B70, chúng tôi lên chiếc Mi8 để di chuyển đến Trường bắn quốc gia TB-3 ở Đồng Nai.

Tranh thủ trước lúc máy bay hạ cánh, đại tá Đỗ Hồng Ngọc, Chủ nhiệm chính trị Đoàn KQ B70, chỉ cho chúng tôi khu vực nhỏ làm bia. Đó là những vòng tròn bán kính khoảng hơn 20 mét được kẻ bằng sơn trắng với các cây cờ trắng, đỏ được cắm trong tâm vòng tròn...

Sau khi nghe đại tá, Đoàn trưởng Đoàn KQ B70 Trần Ngọc Đông báo cáo kế hoạch bay bắn tên lửa và ném bom thường niên năm 2012 của đơn vị, thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng phòng không - không quân ra lệnh bắt đầu...


Trực thăng tấn công

Từ vị trí chỉ huy ở khu vực trường bắn, đại tá phi công Trần Văn Quang, Đoàn trưởng C17, lệnh cho các biên đội trực thăng ở căn cứ Tân Sơn Nhất lần lượt theo kế hoạch cất cánh.

Chẳng mấy chốc, bầu trời trường bắn quốc gia TB-3 đã vang rền tiếng động cơ trực thăng. Từ trên cao, biên đội gồm hai chiếc Mi8 hiện ra với các dàn súng, rốc két lắp hai bên thân.

Sau những vòng bay theo lệnh của chỉ huy, từng chiếc hạ thấp độ cao bay sát từng ngọn núi quanh trường bắn rồi bất thần vọt lên cao, lấy thế bổ nhào xuống mục tiêu nhả đạn.

Chúng tôi chỉ nghe hàng loạt tiếng rầm rầm rầm và nhìn về phía xa, bụi đất văng lên mù mịt. Qua máy quan sát, sĩ quan chỉ huy báo cáo: Trúng rồi. Ngay mục tiêu. Tiếng đại tá Quang ra lệnh: Biên đội 05 - thoát ly - tắt hệ thống vũ khí...

Tiếp đến là biên đội trực thăng UH1 vào cuộc. Khác với sự to lớn của những chiếc Mi8, Mi172, những chiếc UH1 xem ra nhỏ bé và khá thanh thoát, nhưng theo một sĩ quan phi công thì:

“Thực tiễn chiến đấu, UH1 là loại trực thăng lợi hại và hiệu quả cao nhất trên thế giới”. Nhìn lên trời, những chiếc UH1 nhẹ nhàng như len lỏi giữa các rặng núi, bay sát ngọn cây, lần lượt lao vào phía mục tiêu và nhả đạn. Cứ mỗi lần như thế, chúng tôi lại nghe tiếng sĩ quan báo bia vang lên: Trúng rồi....

Thấy chúng tôi thắc mắc tại sao phải bay thấp rồi lại kéo lên cao rồi bổ nhào mới bắn, một sĩ quan Quân chủng phòng không - không quân giải thích đó là bài tập chiến thuật với ý nghĩa vượt qua hệ thống phòng không của địch, tạo yếu tố bất ngờ tấn công địch.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Su 22 phóng tên lửa - Nguồn: Internet


http://nghiadx.blogspot.com
Mục tiêu bị xới tung sau đợt bắn tên lửa


Su - 22 xuất kích



Tâm điểm của buổi bắn, ném bom của Đoàn KQ B70 là đợt xuất kích của đơn vị tiêm kích - bom C37, sử dụng máy bay tiêm kích - bom Su 22M4 có căn cứ ở Thành Sơn.

Một sĩ quan nói với chúng tôi đây là buổi huấn luyện như đang chiến đấu thật của các phi công vì họ phải bay đi, bay về hàng trăm km từ căn cứ đến trường bắn để hạ mục tiêu.

Chỉ sau một thời gian ngắn khi biết các máy bay Su 22 đã xuất kích, chúng tôi đã nghe tiếng gầm rú của động cơ phản lực. Từng biên đội hai chiếc máy bay như hiện ra từ mây xanh.

Ngồi ở vị trí chỉ huy bay, thượng tá phi công Phạm Đức Doanh, Đoàn phó - Tham mưu trưởng C37, mắt vừa dõi lên bầu trời vừa ra những khẩu lệnh ngắn gọn: Biên đội 29 - vòng 1. Biên đội 29 - vòng 3. Biên đội 29 - bổ nhào, Biên đội 29 - cắt bom...

Sau lệnh ấy, những chiếc phản lực gầm lên, chúi đầu xuống mục tiêu cắt bom, rồi nhanh chóng bám đuôi nhau từng chiếc lấy độ cao vọt lên trời trông rất đẹp mắt, bỏ lại dưới đất khu vực bia những cột khói bốc cao...

Sau khi ném bom, một biên đội Su 22 khác bắn tên lửa không đối đất. Khi nghe tiếng máy bay của biên đội bay đến, các sĩ quan trên đài quan sát hầu như ai cũng đứng dậy mắt ngước lên bầu trời dõi theo.

Qua máy đối không, chúng tôi nghe tiếng phi công vang lên: Biên đội vòng 4 - bổ nhào - bắn. Ngay lập tức, thượng tá Phạm Đức Doanh báo lại: Nghe tốt. Bắn! Từ trên trời, dưới bụng máy bay, từng quả tên lửa rơi ra, xé gió lao về phía mục tiêu.

Gần như cùng lúc, phía mục tiêu sau tiếng ầm ầm ầm là từng cột khói, lửa và đất đá bốc cao. Tiếng sĩ quan quan sát bia vang lên: Trúng rồi, quá xuất sắc...

Qua buổi bắn, ném bom, nhận xét về kết quả, đại tá Trần Ngọc Đông nói giọng chắc nịch: “Đây là đợt bắn, ném đạn thật đầu tiên của đơn vị trong năm 2012, hầu hết các phi công đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tất cả đều trúng mục tiêu. Kết quả ấy có được sau cả một quá trình thường xuyên, liên tục huấn luyện của đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc...”.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài


Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng PKKQ, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời tổ quốc Việt Nam.

Tạp chí Airforce Monthly đã có bài viết về sự hình thành và phát triển của Không quân Nhân dân Việt Nam, chủ yếu tập trung vào trang bị chiến đấu cơ qua các thời kỳ.

Ra đời và phát triển

Hình thành

Ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 15/QDA thành lập Ban nghiên cứu sân bay do đồng chí Đặng Tính phụ trách, nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Để chuẩn bị đội ngũ xây dựng lực lượng, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng bắt đầu lựa chọn, gửi học sinh ra nước ngoài đào tạo chuẩn bị sự thành lập của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Tháng 3/1956, đợt đầu gồm 110 người đi ra nước ngoài. Trong đó, một nhóm gồm 50 người do đồng chí Phạm Dưng phụ trách cử đi học lái tiêm kích MiG-17.

Nhóm còn lại (60 người) chia làm hai: một nhóm do đồng chí Phạm Đình Cương phụ trách đi học lái máy bay vận tải Ilyushhin Il-14 và Li-2 ở Liên Xô; nhóm còn lại do đồng chí Đào Đình Luyện chỉ huy học lái máy bay ném bom hạng nhẹ Tu-2 ở Học viện Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).

Sau này, đồng chí Phạm Dưng được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay Li-2 và trực thăng Mi-4, đoàn tiêm kích MiG-17 giao lại cho đồng chí Đào Đình Luyện.



http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích MiG-17 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Ngoài chương trình đào tạo phi công, đội ngũ kỹ thuật, bảo dưỡng, dẫn đường bắt đầu tham gia khóa huấn luyện do nước bạn tổ chức.

Ngày 21/3/1958, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 047/ND thành lập Bộ tư lệnh Không quân. Ngày 24/1/1959 thành lập Cục Không quân dựa trên Ban nghiên cứu sân bay và cục hàng không dân dụng do đồng chí Đặng Tính làm cục trưởng.

Ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân vận tải đầu tiên 919 chính thức thành lập tại sân bay Gia Lâm. Trang bị chủ yếu của đoàn bay lúc đó gồm: vận tải cơ Li-2, Il-14, An-2.

Ngày 22/10/1963, Cục Không quân sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Lực lượng khi đó của không quân gồm: trung đoàn vận tải 919 và đoàn bay huấn luyện 910.

Đơn vị máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân là trung đoàn tiêm kích 921 (Sao Đỏ) được thành lập ngày 30/5/1963. Đơn vị được trang bị 33 máy bay tiêm kích MiG-17 và 3 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI. Lúc này, đội ngũ và phi công đơn vị vẫn đang huấn luyện ở Mông Tự, Trung Quốc.

Thời kỳ mở rộng

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 6/8/1964, phi công và máy bay của 921 di chuyển về nước chuẩn bị cho cuộc chiến tranh gay go ác liệt phía trước.

Giai đoạn đầu, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng tiêm kích MiG-17 đánh chặn lạc hậu hơn nhiều so với máy bay Mỹ. Phải tới cuối năm 1965 Liên Xô bắt đầu viện trợ tiêm kích mạnh hơn MiG-21F-13 cho Việt Nam. Những năm tiếp theo, Việt Nam còn nhận thêm các biến thể MiG-21PF/PFM/MF.

Cùng với việc trang bị thêm máy bay, các đơn vị chiến đấu được mở rộng. Ngày 4/8/1965, Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (đoàn Yên Thế) thành lập được trang bị máy bay MiG-17.

Ngày 24/3/1967, Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định thành lập sư đoàn 371 với đội hình ba trung đoàn: tiêm kích 921/923 và vận tải 919.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.


Năm 1966, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số tiêm kích J-6 nhưng mãi tới năm 1969, số máy bay này mới về tới Việt Nam. Với số J-6 này, Việt Nam thành lập trung đoàn tiêm kích 925.

Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972), Không quân Nhân dân Việt Nam dù chỉ được trang bị hai loại tiêm kích chủ lực MiG-17, MiG-21 những đã giành hàng trăm chiến thắng trong trận đánh không đối không với Không quân, Hải quân Mỹ trang bị nhiều chủng loại máy bay hiện đại.

Đặc biệt, Không quân Nhân dân Việt Nam lập nên kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ, thán phục khi ba lần hạ “đo ván” siêu pháo đài bay B52 – niềm tự hào Không quân Mỹ thời điểm đó.

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được không ít khí tài, trang bị của quân VNCH trong tình trạng tốt, có thể sử dụng được ngay.

Riêng số máy bay thu giữ được lên tới hàng trăm chiếc gồm: tiêm kích F-5, cường kích A-37, vận tải cơ C-130/C-119/C-47, trực thăng UH-1/CH-47, trinh sát cơ...

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E của sư đoàn 372.


Với các “chiến lợi phẩm” này, trong năm 1975 Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập trung đoàn máy bay chiến đấu 935, 937 và trung đoàn trực thăng 917, 918 sử dụng máy bay thu giữ của VNCH. Cũng trong năm này, hai sư đoàn không quân mới 372/370 cùng lúc được thành lập.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng, hai sư đoàn 372/370 trang bị kiểu máy bay thu được của VNCH đã tham gia hỗ trợ tích cực hỏa lực mặt đất, tiêu diệt hàng nghìn tên Khơ Me đỏ cùng phương tiện cơ giới.

Hiện đại hóa và tiến thẳng lên hiện đại

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện thay thế, các chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng thu được từ VNCH lần lượt ngừng hoạt động. Ngoài ra, Không quân Nhân dân Việt Nam đứng trước một thực tế, vũ khí trang bị do Liên Xô viện trợ (tiêm kích MiG-21, cường kích Su-22) đã lỗi thời, lạc hậu.

Trước tình hình đó, dù ngân sách quốc phòng hạn hẹp nhưng Việt Nam cố gắng nỗ lực từng bước thực hiện hiện đại hóa một phần vũ khí trang bị cho không quân, tăng cường sức chiến đấu bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Giai đoạn năm 1994-1995, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-27. Trong đó, gồm 7 chiếc biến thể chiến đấu Su-27SK và 5 biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UBK. Tuy nhiên, phía Nga trong chuyến bay vận chuyển 2 Su-27UBK bị tai nạn, nên họ đã đền lại 2 chiếc chiến đấu cơ Su-27PU (biến thể đời đầu Su-30).

Tiếp đến, năm 2004, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng thực hiệm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển. Vào thời điểm đó, Su-30MK2V là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Năm 2009, Việt Nam thỏa thuận với Nga mua 8 Su-30MK2V. Đầu năm 2010, Việt Nam ký tiếp hợp đồng mua 12 Su-30MK2V. Dự kiến, quá trình chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2011-2012.

Bên cạnh việc mua sắm chiến đấu cơ thế hệ mới, trong điều kiện ngân sách chưa đủ khả năng để thay thế một cách nhanh chóng, toàn bộ máy bay thế hệ cũ. Việt Nam đã hợp tác với Ấn Độ hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-21bis lên tiêu chuẩn Bison – gói nâng cấp cuối cùng đối với dòng tiêm kích huyền thoại này.

Đối với cường kích cánh cụp – cánh xòe Su-22. Những năm 1980, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số biến thể Su-22M, đưa vào biên chế trung đoàn 923 (đóng tại sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa).

Đầu những năm 1990, Việt Nam mua thêm các biến thể Su-22M3/UM3/M4 từ một số nước ở khu vực Đông Âu. Đặc biệt, Su-22M4 là biến thể được nâng cấp mạnh, trang bị nhiều khí tài điện tử thế hệ mới. Nó có khả năng mang tên lửa – bom có điều khiển.

Huấn luyện phi công

Trở thành người phi công Không quân Nhân dân Việt Nam là ước mơ của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Nhưng con đường đi không hề dễ, mỗi năm có khoảng 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự. Tất cả phải trải qua vòng kiểm tra ngặt nghèo gồm:

- Vòng 1: khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng...

- Vòng 2: kiểm tra 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi…thí sinh phải ngồi ghế quay kiểm tra chức năng tiền đình. Tiếp đó, thí sinh ngồi buồng khí áp trong môi trường thiếu oxy giống như trên độ cao 300-500m.

Thông thường, chỉ khoảng 1/20 số thí sinh đăng ký vượt qua được yêu cầu trên để dự thi vào trường sĩ quan không quân. Sau đó, chỉ còn 1/3 vượt qua vòng thi chính thức thành học viên trường sĩ quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm


Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên con đường đầy thử thách, trong trường học viên học 2 năm đầu lý thuyết, chính trị, rèn luyện thể lực đặc biệt. 3 năm còn lại, học viên bắt đầu tập bay từ đơn giản tới phức tạp.

Ban đầu, học viên bay huấn luyện cơ bản tại trung đoàn 920 (đoàn Cam Ranh), trang bị 18 máy bay cánh quạt Yak-52 và 10 chiếc Aerostar S A lak-52 (theo một số nguồn tin thì Việt Nam được Romania tặng năm 2009).

Nếu hoàn thành tốt khóa học này, học viên sẽ chuyển sang bay huấn luyện nâng cao tại trung đoàn 910 trang bị các máy bay phản lực Aero L-39. Vượt qua hai giai đoạn huấn luyện này, học viên sẽ tốt nghiệp và chuyển tới đơn vị chiến đấu, vận tải phù hợp. Tại đó, phi công trẻ phải trải qua huấn luyện để bay trên các máy bay khác.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực


Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Không quân Việt Nam sử dụng chiến đấu cơ hiện đại Su-27SK/30MK2V, hai quốc gia Indonesia và Malaysia cũng trang bị loại này với những biến thể khác nhau, phù hợp với quân đội mỗi nước.

>> Su-30 và các biến thể
>> F-16 và các biến thể

Dưới đây là các biến thể Su-27/30 biên chế trong Không quân Indonesia và Malaysia. Các biến thể này chủ yếu có sự khác biệt trong hệ thống điện tử còn vũ khí và động cơ tương tự nhau.

Su-27SKM

Su-27SKM là chiến đấu cơ đa năng được cải tiến từ tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK. Hiện nay, Indonesia là nước duy nhất trong khu vực sở hữu 3 chiếc Su-27SKM mua từ Nga năm 2007.

Điểm cải tiến chủ yếu đối với biến thể Su-27SKM gồm: radar điều khiển hỏa lực cải tiến có khả năng đáp ứng nhiệm vụ không đối đất bằng vũ khí chính xác cao, hệ thống buồng lái tiên tiến; cải tiến thiết bị định vị dẫn đường; thiết bị đối kháng điện tử tinh vi hơn.





http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-27SKM của Không quân Indonesia


Radar kiểm soát hỏa lực của Su-27SKM hoạt động với hai chế độ chính:

- Chế độ không đối không đảm bảo tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng mục tiêu; hỗ trợ dẫn đường đường cho tên lửa tấn công mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn/tầm trung; tìm kiếm, khóa trong khi theo dõi mục tiêu trong tầm nhìn.

- Chế độ không đối đất đảm bảo bám bắt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, xác định tọa độ mục tiêu và cung cấp cho tên lửa chống hạm Kh-31A tấn công. Đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất với Su-27SK vốn không có khả năng mang vũ khí chính xác cao.

Thiết bị định vị quang học kết hợp giữa hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) và chỉ thị - đo xa laze. Nó được sử dụng để đo khoảng cách từ máy bay tới mục tiêu mặt đất và trên không tới máy bay bằng tia laze, hỗ trợ chiếu chùm tia laze vào mục tiêu mặt đất dẫn đường cho tên lửa điều khiển bằng laze tấn công đối phương.

Buồng lái phi công được hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị mục tiêu, màn hình HUD. Đặc biệt, phi công có mũ bay tích hợp hiển thị mục tiêu.

Su-27SKM trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa gấp hai lần vận tốc âm thanh Mach 2,15, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.530km.

Su-30MK

Su-30MK là biến thể xuất khẩu của chiến đấu cơ đa năng Su-30M do Nga thiết kế phát triển từ Su-27. Trong khu vực Đông Nam Á, Không quân Indonesia đang sử dụng 2 chiếc Su-30MK.

Su-30MK thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Phazotron N-10 Zhuk-27 (tầm phát hiện mục tiêu trên không 130km).

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK của Không quân Indonesia


Su-30MK trang bị hệ thống ngắm quang điện gồm hệ thống định vị quang học (kết hợp giữa thiết bị tìm kiếm theo dõi hồng ngoại và đo xa laze) và thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay của phi công.

Buồng lái phi công trang bị hệ thống màn hình tinh thể lỏng và màn hình HUD đem lại sự tiện nghi, thoải mái cho phi công.

Su-30MK trang bị hai động cơ AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.000m.

Su-30MK là cơ sở để phát tiển một loạt các biến thể phục vụ xuất khẩu tới bạn hàng chiến lược của nước Nga như: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKA (Algeria), Su-30MKV (Venezuela).

Su-30MKM

Năm 2003, trong nỗ lực hiện đại hóa Không quân, Malaysia đã ký hợp đồng mua 18 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM từ Nga.

Su-30MKM thiết kế dựa trên mẫu Su-30MKI của Ấn Độ, vì thế Su-30MKM có hình dáng tương tự MKI với đặc trưng cánh mũi, động cơ với hệ thống điều khiển véc tơ, hệ thống điều khiển kỹ thuật số fly-by-wire tiên tiến. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở thiết bị điện tử bên trong.

Su-30MKM sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Pháp - Nam Phi - Nga: màn hình HUD, hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước; thiết bị chỉ thị mục tiêu laser (Pháp) và cảm biến cảnh báo sớm/cảm biến cảnh báo laze (Nam Phi); thiết bị đối kháng điện tử, hệ thống ngắm quang – điện (Nga).

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia


Máy bay lắp loại radar mạng pha quét điện tử bị động N011M, đây là radar rất mạnh có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó cùng lúc.

Radar tìm kiếm mục tiêu ở cự ly 400km, theo dõi ở tầm 200km hoặc theo dõi mục tiêu phía sau máy bay ở tầm 60km trong chế độ không đối không. Ở chế độ không đối đất, nó có thể phát hiện xe tăng – thiết giáp ở tầm 50km.

Su-30MKM trang bị 2 động cơ AL-31FM cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bay 3.000km, trần bay hơn 17.000m.

Hệ thống vũ khí Su-27SKM/Su-30MK/MKM

Các biến thể trên đều thiết kế trong thân một pháo tự động 30mm dùng cho đánh cận chiến, trong tầm mà tên lửa khó phát huy được hiệu quả.

Về giá treo vũ khí, riêng Su-27SKM chỉ có 10 giá còn Su-30MK/MKM đều có 12 giá mang được tên lửa, bom, rocket phù hợp cho từng nhiệm vụ khác nhau.

Đối với nhiệm vụ đối không, các máy bay đều mang được: tên lửa tầm ngắn R-73, tầm trung R-27, riêng Su-30MKM mang được loại tên lửa tầm xa Novator KS-172 có tầm bắn tới 400km, tốc độ gấp 4 lần vận tốc siêu thanh. Tuy vậy, nhiều khả năng Malaysia không sử dụng loại này.

Đối với nhiệm vụ đối đất, đối hạm: tên lửa dẫn đường laze Kh-29T/L, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P, bom dẫn đường laze KAB-500L/1500L. Riêng Su-30MKM còn mang được tên lửa hành trình đối hạm tầm xa Kh-59.
Vũ khí không điều khiển cả ba loại đều dùng chung bom FAB-500T, OFAB-250, rocket. 

(Theo bee.net.vn)

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

>> Chiếc Su-30 bị rơi thuộc lô máy bay xuất sang VN ?


Nhiều nguồn tin cho biết, chiếc Su-30MK2 vừa bị rơi ở vùng Viễn Đông nước Nga, thuộc lô hàng chuẩn bị xuất khẩu sang Đông Nam Á.

Theo Interfax, vụ tai nạn xảy ra khi chiếc Su-30MK2 thực hiện chuyến bay thử nghiệmtrước khi bàn giao cho đối tác.

Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do động cơ bên phải bị cháy khi máy bay tăng tốc ở độ cao khoảng 3.000 m, thiệt hại sơ bộ ước tính khoảng 50 triệu USD.

Theo Cục điều tra quân sự ICRF, khi động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 cháy, hệ thống kiểm soát hỏa hoạn của máy bay đã bị hư hỏng và không thể điều khiển được.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không.


ICRF cũng lưu ý, các phi công lái chiếc máy bay gặp nạn cùng với một số bộ phận liên đới sẽ bị truy tố theo điều 351, Bộ luật Hình sự (hành vi vi phạm quy tắc bay). Nguồn tin cũng đề cập đến mức án có thể lên đến 7 năm tù.

Trước đó, một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga nói với Interfax rằng, nguyên nhân của vụ tai nạn có thể là một lỗi trong hệ thống điều khiển. "Theo số liệu sơ bộ, Su-30MK2 bị rơi vì những vấn đề trong việc kiểm soát bay", nguồn tin giấu tên nói với Interfax.

Các phương án đền bù

"Sự việc xảy ra trong một chuyến bay thử nghiệm”, phát ngôn viên của Tổng công ty hàng không Nga cho biết. Ông này cũng lưu ý, "chiếc Su-30MK2 bị rơi thuộc lô hàng chuẩn bị bàn giao cho khách hàng nước ngoài". Tuy nhiên chi tiết về khách hàng nước ngoài không được tiết lộ.

Tuy nhiên, hiện tại Nga chỉ có 2 hợp đồng cung cấp máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam và Indonesia.

Indonesia mới chỉ đặt mua máy bay loại này cách đây chưa đầy 2 tháng (hợp đồng được ký cuối tháng 12/2011) và theo dự kiến, phải mất gần 1 năm sau viêc bàn giao mới được thực hiện. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn một lô 4 máy bay Su-30MK2 được Nga chuyển giao trong năm nay.

Các nguồn tin lưu ý, thiệt hại này sẽ được phía Nga bồi thường với một mức độ lớn, nhờ các khoản bảo hiểm.

Theo dự đoán, có một số phương thức bảo hiểm khả quan đó là: Nga sẽ đền bù chiếc Su-30MK2 đã mất cho khách hàng bằng một máy bay Su-30 khác, có tính năng hiện đại hơn.

Giải pháp này đã có tiền lệ. Vào năm 1997, trong quá trình vận chuyển bàn giao, 2 chiếc Su-27UBK bị tai nạn cùng với chiếc máy bay vận tải An-124. Sau đó Nga đã đền bù lại bằng việc cung cấp thêm 2 chiếc Su-27PU (Su-30 đời đầu tiên, hiện đại hơn so với Su-27UBK).

Trường hợp không thay thế bằng máy bay khác, Nga có thể hoàn lại tiền tính theo giá của một chiếc máy bay và phải đền bù thêm bởi đã không giao đủ số lượng máy bay trong hợp đồng. Tuy nhiên khả năng này không cao do cả hai phía đều không mong muốn.

Nga cũng có thể giao trước số máy bay đã hoàn thành và tiếp tục chế tạo thêm 1 máy bay để bàn giao sau đó, tuy nhiên khả năng này cũng rất thấp bởi sẽ mất nhiều thời gian.

Đây là vụ tai nạn đầu tiên của Su-30 tại Nga và là lần tai nạn thứ tư liên quan đến loại máy bay này trên thế giới.

Năm 1999, máy bay chiến đấu Su-30MK đã bị rơi tại triển lãm hàng không Le Bourget ở Pháp. Trong tháng 11/2009, và tháng 12/2011, hai chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã bị rơi.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

>> Hệ thống tên lửa "lỡ hẹn" với Điện Biên Phủ trên không


Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tháng 12/2011 tại trường bắn quốc gia khu vực 1 (TB1), bên cạnh các loại tên lửa S-75M, 9K35 Strela 10, S-300, pháo phòng không. Việt Nam lần đầu công khai hệ thống tên lửa đất đối không nâng cấp S-125 Pechora-2TM. 

Pechora-2TM là gói nâng cấp hiện đại hóa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-125 do công ty Tetraedr (Belarus) thực hiện.

S-125 do Liên Xô phát triển sản xuất năm 1963 chuyên dùng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. So với S-75M, S-125 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp tốt hơn và khả năng kháng nhiễu (môi trường tác chiến điện tử) mạnh hơn.

S-125 được đưa vào biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ đầu những năm 1970. Thậm chí, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (12 ngày cuối năm 1972), nó đã “có mặt” nhưng không tham gia chiến đấu.

Hiện nay, S-125 Pechora là một trong những “rồng lửa” chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối không S-125.


Trong các cuộc xung đột sau này có sự tham gia của S-125, chiến công vang dội nhất mà loại tên lửa đạt được là năm 1999, tại cuộc chiến Kosovo lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã dùng S-125 bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117 của Mỹ.

Ngày nay, tuy S-125 đã được xếp vào hàng “tên lửa lỗi thời, lạc hậu”. Nhưng đối với những quốc gia có ngân sách chi tiêu quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế từ nền kinh tế như Việt Nam thì việc duy trì S-125 là cần thiết.

Và để nâng cao khả năng chiến đấu thích ứng với môi trường chiến tranh hiện đại, giải pháp nâng cấp hiện đại hóa đưa yếu tố mới vào thiết kế cũ là việc làm tốt nhất để S-125 tiếp tục bảo vệ vững chắc vùng trời tổ quốc Việt Nam.

Việt Nam đã lựa chọn Belarus – nước thừa hưởng thành tựu công nghiệp quốc phòng Liên Xô là đối tác nâng cấp S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2TM.

Thành phần S-125-2TM

Gói nâng cấp S-125-2TM thiết kế để tiêu diệt mục tiêu (kể cả loại kích cỡ nhỏ) trên không ở tầm thấp và tầm trung trong môi trường gây nhiễu điện tử cao. Ngoài ra, nó có thể phá hủy cả mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt biển.

Hệ thống nâng cấp có thể tác chiến phòng không độc lập hoặc nằm trong phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi kiểu loại radar và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không.

S-125-2TM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số. Điều này giúp rút ngắn thời gian thu hồi và triển khai hệ thống.

http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng của hệ thống S-125-2TM Quân chủng PK-KQ Việt Nam trong đợt diễn tập bắn đạn thật TB1 2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa 5V27 của S-125-TM rời bệ phóng lao thẳng tới mục tiêu.


Thành phần của S-125-2TM gồm:

- Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe ăng ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM. Đài này có khả năng theo dõi đồng thời hai mục tiêu cùng lúc, dẫn đường tiêu diệt cả hai mục tiêu bằng 2 tên lửa hoặc một mục tiêu bằng 2 tên lửa.

- Bệ phóng 5P73-2TM: mỗi bệ đặt 4 đạn tên lửa, mỗi hệ thống trang bị 4 bệ.

- Đạn tên lửa đối không có điều khiển 5V27 lắp đầu đạn nặng 70kg (33kg thuốc nổ và 4.500 mảnh).

- Hệ thống tự cung cấp điện năng APSS-2TM

- Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T có cự ly hoạt động 360km, theo dõi cùng lúc 250 mục tiêu.

- Thành phần bổ trợ đảm bảo chiến đấu: xe chở và nạp đạn TRV-2TM.

“Lột xác” hoàn toàn

Với gói nâng cấp S-125-2TM, nó đã cải thiện đáng kể sức chiến đấu của hệ thống phòng không này. Cụ thể, S-125-2TM có khả năng theo dõi, tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc so với 1 mục tiêu hệ thống cũ.

Tuy cự ly bắn của tên lửa vẫn là 35km nhưng trần bay tiêu diệt mục tiêu có thể đạt 25.000m (so với 18.000m của S-125). Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 100km so với 80km hệ thống cũ.

Đặc biệt, khả năng kháng nhiễu chặn tích cực là 2.700 W/MHz so với 24 W/MHz của S-125 (W/MHz nghĩa là cường độ nhiễu tính bằng công suất phát nhiễu W trên một đơn vị băng thông MHz, chỉ số W/MHz càng cao tính kháng nhiễu càng lớn).

Nhờ cơ giới hóa mạnh mẽ, thời gian thu hồi triển khai hệ thống rất nhanh 25-30 phút , đây là yếu tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại (giúp đơn vị di chuyển trận địa mới để đối phó địch phản kích).

Các xe điều khiển radar thiết kế với “nội thất” tiện nghi cho kíp trắc thủ với các màn hình màu tinh thể lỏng có độ phân giải cao.

Dưới đây là một vài hình ảnh về hệ thống tên lửa nâng cấp S-125-2TM:

http://nghiadx.blogspot.com
Xe rơ moóc đặt cụm ăng ten UNV-2TM của đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe điều khiển UNK-2TM của đài SNR-125-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Nội thất tiện nghi, bắt mắt trong xe điều khiển UNK-2TM.


http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng 5P73-2TM với 4 đạn tên lửa.


http://nghiadx.blogspot.com
Đài radar nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T đặt trên xe vận tải Kamaz.


http://nghiadx.blogspot.com
Bố trí bên trong xe P-18T cũng khá tiện nghi.


Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam


Biến thể tên lửa hàng không chiến thuật Kh-31 Mod2 cho tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA sẽ được Nga xuất khẩu trong năm 2012.


Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti hôm 31/1, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga, ông Boris Obonosov cho biết, 2 loại tên lửa hàng không chiến thuật mới nhất là Kh-31AD và Kh-31PD (biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P) sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2012.

Cũng theo ông này, Kh-31AD và Kh-31PD hay gọi chung là Kh-31 Mod2 là biến thể tên lửa chiến thuật hàng không mới độc nhất vô nhị trên thế giới. "Hai biến thể tên lửa mới đang được chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu vào năm 2012 và chúng tôi tin rằng sẽ có những hợp đồng được ký kết trong những năm tới", ông Obonosov nói.

Giám đốc KTRV cũng cho biết, nhiều khách hàng nước ngoài đang quan tâm tới vũ khí mới này. "Chúng tôi đã nhận được một số lời đề nghị từ các đối tác nước ngoài để tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng", tuy nhiên ông Obonosov không tiết lộ chi tiết về các đối tác của KTRV.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31 Mod2 và Su-30 sẽ là "cặp đôi hoàn hảo" trong các nhiệm vụ chế áp điện tử.

Nói về các đặc điểm của hai biến thể tên lửa mới, ông Obonosov nhấn mạnh tới sự vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài, về tầm bắn, tốc độ, trọng lượng đầu đạn, và các tham số khác.

Kh-31PD là tên lửa siêu thanh chống radar, dùng đêt tiêu diệt các đài radar tên lửa phòng không, tên lửa có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới. Hiện tại, Nga mới chỉ trang bị tên lửa này cho máy bay tiêm kích bom Su-34. Ngoài ra, Kh-31PD còn dự kiến sẽ được sử dụng trên tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Theo công bố của Nga, có nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD, trong đó có cả Su-30MK2 của Việt Nam.

Trong điều kiện tác chiến hiện đại ngày nay, với các hệ thống radar tiên tiến, đối phương gây nhiễu điện tử mạnh thì việc mua và trang bị các tên lửa chống radar Kh-31 Mod2 mới để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không của đối phương sẽ là một phương khả thi đối với các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga


Việt Nam sẽ mua từ 4-6 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 hoặc S-400 nếu được phép xuất khẩu. Thông tin trên được Giám đốc CAST (Nga) tiết lộ.


Sau triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Lima tổ chức tại đảo Langkawi ở Malaysia từ ngày 6-10/12/2011, ông Ruslan Pukhov giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, tiết lộ. Trung tâm này có sự liên kết chặt chẽ với công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Ruslan Pukhov

Theo ông này, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua sắm các trang bị khí tài hiện đại chủ yếu từ Nga. Trọng tâm của việc mua sắm là tăng cường sức mạnh cho không quân và hải quân.

Trong lĩnh vực phòng không không quân, năm 2005 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1, cùng với đó là hợp đồng nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M. Mua hệ thống radar phòng không hiện đại từ Nga và Belarus.

Lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam được biên chế tới 10 trung đoàn tên lửa phòng không hỗn hợp trang bị các loại tên lửa đối không SA-2 và S-125 Pechora 2M, 4 trung đoàn tên lửa đối không 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) và một trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tên lửa phòng không tầm thấp vác vai như Strela-2, Strela-3, Igla-1 và Igla-S, cùng với một số hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp di động Strela-1, Strela-10, bên cạnh đó còn có hàng ngàn khẩu pháo phòng không các loại 37, 57mm tạo nên thế trận phòng không nhiều tầng nhiều lớp.

Hiện tại, Việt Nam có trong biên chế một số lượng lớn các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao từ những năm 1980. Về cơ bản những hệ thống này đã lỗi thời, song với những nâng cấp gần đây vẫn duy trì được sức mạnh chiến đấu chống lại những cuộc tập kích đường không quy mô lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU2 và S-400 là những hệ thống tên lửa đối không mà Việt Nam có thể mua trong thời gian tới.

Năm 2011, Hải quân Việt Nam đã nhận 2 tàu khu trục có trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Palma và đã quyết định đặt hàng thêm 2 chiếc nữa.

Về mặt lý thuyết, trong thập kỷ tới Việt Nam có thể mua thêm từ 4-6 hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300PMU2 Favorit hoặc S-400 Triumf trong trường hợp hệ thống này được phép xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ mua thêm một số hệ thống tên lửa đối không tầm thấp hiện đại như Tor-M2E(SA-15 Gauntlet) hệ thống pháo tích hợp tên lửa đối không Pantsir-S1(SA-22 Greyhound), tuy nhiên số lượng mua sẽ không lớn.

Nền kinh tế Việt Nam tuy có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua song vẫn còn nhiều khó khăn. "Điều này làm hạn chế việc mua số lượng lớn các hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga, song đó cũng là một cơ hội để chúng ta có thể dành những hợp đồng nâng cấp các hệ thống sẵn có", ông Ruslan Pukhov nhận xét. Ông này đưa ra ví dụ là hệ thống tên lửa đối không 2K12 Kub. Việc hiện đại hóa hệ thống, trang bị tên lửa 9M317E sẽ mang lại một sức mạnh vượt trội cho hệ thống này trong khi vẫn đảm bảo được vấn đề tiết kiệm ngân sách.

"Tuy không mua ào ạt số lượng lớn, song Việt Nam lại là một bạn hàng tin cậy và ổn định của Nga, tương lai Việt Nam có thể chuyển sang đóng mới các tàu chiến lớn hơn do Nga chế tạo, những tàu chiến này có thể được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung mang lại năng lực tác chiến hải đối không mới cho Hải quân Việt Nam", ông Pukhov nói.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam



Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.


Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý cho phòng không tầm thấp đến trung của các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế như Việt Nam.

Hệ thống S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) vốn là hệ thống tên lửa đối không được sản xuất dưới thời Liên Xô, nhằm bổ sung cho tên lửa đối không SA-2. Hệ thống tầm bắn hiệu quả từ 3,5-30km, tầm cao hiệu quả từ 100-18000 m, được trang bị đầu đạn phân mảnh với hơn 4.500 mảnh nhỏ.

SA-3 được điều khiển dựa vào radar cảnh giới và bám bắt mục tiêu P-15 Flat Face, tầm hoạt động 250km, radar điều khiển hỏa lực SNR-125 tầm hoạt động 110km, radar đo độ cao PRV-11, với độ cao tối đa đo được là 32km.

SA-3 được trang bị bệ phóng bán cố định với 4 tên lửa/bệ, tuy nhiên, hệ thống có thời gian triển khai và thu hồi khá chậm khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

http://nghiadx.blogspot.com
Pechora -2M được trang bị trên khung gầm xe tải với khả năng cơ động cao. Ảnh: Ausairpower


Bước vào thập niên 1980, SA-3 trở nên lạc hậu và không còn đáp ứng được các điều kiện chiến tranh hiện đại. Hệ thống radar với máy tính điều khiển analogue dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh, bên cạnh đó, bệ phóng bán cố định trở thành thành mồi ngon cho tên lửa đối phương.

Tại Nga, SA-3 đã được thay thế bằng các hệ thống phòng không hiện đại khác như SA-11, S-300PMU1/2, S-400… Tuy nhiên, đây vẫn là hệ thống tên lửa đối không chủ lực của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ai Cập, Việt Nam, Ấn Độ, Syria, Triều Tiên, Cuba và Iraq.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Sự lựa chọn hợp lý

Nhận thấy được vai trò của tên lửa SA-3 đối với các quốc gia nói trên, Nga quyết định giới thiệu chương trình nâng cấp.

So với các biến thể trước đó, Pechora-2M, biến thể nâng cấp mạnh nhất, đã khắc phục được gần hết các nhược điểm cố hữu, nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu hệ thống, đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Trong điều kiện ngân sách quốc phòng Việt Nam còn eo hẹp, việc lựa chọn gói nâng cấp Pechora-2M là sự lựa chọn hợp lý trong việc đảm bảo khả năng phòng không của đất nước trong tình hình mới. Theo công bố, gói nâng cấp Pechora lên chuẩn Pechora-2M có kinh phí dự kiến là 150 triệu USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đối không Pechora-2M khai hỏa Ảnh: Ausairpower


Đặc điểm kỹ chiến thuật của Pechora-2M

Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương.

Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật số và bổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%.

Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao.

Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực.

http://nghiadx.blogspot.com
Radar SNR-125 Low Blow nâng cấp cung cấp kênh dẫn hướng tân công 2 mục tiêu cùng lúc Ảnh:Ausairpower


Ở Pechora-2M, buồng chỉ huy được trang bị màn hình LCD đa chức năng thay cho các đồng hồ số của biến thể cũ, hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu như độ cao, tốc độ, góc phương vị, tọa độ mục tiêu và quản lý giao diện vũ khí. Khả năng gắn kết giữa các khẩu đội được nâng cao nhờ hệ thống liên lạc vệ tinh mới.

Một khẩu đội Pechora-2M được trang bị 8 xe phóng có khả năng quản lý 16 mục tiêu trên không. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính, căn cứ quân sự trước cuộc tấn công đường không của máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và cả máy bay tàng hình.

Cùng với hệ thống chiến đấu, Nga còn cung cấp hệ thống mô phỏng đào tạo cho phép kíp trắc thủ thực hiện các bài tập mô phỏng không chiến từ đơn giản đến phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng thành thạo trang thiết bị, giảm thời gian sử dụng trực tiếp đến thiết bị, qua đó hạn chế các hỏng hóc trong quá trình huấn luyện, nâng cao tuổi thọ cho hệ thống.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang